Giáo án các môn khối 4 - Tuần 31 năm 2014

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 31 năm 2014

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ:

- Ảnh khu đền Ăng- co Vát trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 34 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 31 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai, ngày 7 tháng 4 năm 2014
TẬP ĐỌC (Tiết 61)
ĂNG – CO VÁT
 (Những kì quan thế giới)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ: 
- Ảnh khu đền Ăng- co Vát trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 4’ “Dòng sông mặc áo”
* Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”?
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
 Cam- pu- chia là một đất nước có nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Trong Ăng- co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất. Ăng- co Vát được xây dựng từ bao giờ? Đồ sộ như thế nào? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào bài TĐ Ăng- co Vát.
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
HĐ1: Luyện đọc. 8’
GV hoặc HS đọc rồi HD chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến thế kỉ XII.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến gạch vữa.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: 
- GV giải nghĩa một số từ khó: 
 - GV đọc diễn cảm cả bài.
+ Cần đọc với giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm ngưỡng mộ. Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: tuyệt diệu, gồm 1.500 mét, 398 gian phòng, kì thú, nhẵn bóng, lấn khít 
HĐ2: Tìm hiểu bài: 14’
* Ăng- co Vát được xây dựng ở đâu, từ bao giờ?
* Khu đền chính đồ sộ như thế nào? Với những ngọn tháp lớn.
* Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
* Phong Cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
HĐ3: Đọc diễn cảm: 5’
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 3.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 5’
+ Nêu ý nghĩa bài học?
5. Dặn dò: 1’
- HS học bài và Chuẩn bị bài “Con chuồn chuồn nước”
- Nhận xét tiết học.
* Vì dòng sông thay đổi nhiều màu trong ngày như con người thay màu áo.
+ Nêu ý nghĩa bài học
- HS lắng nghe.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: 
* Ăng- co Vát được xây dựng ở Cam- pu- chia từ đầu thế kỉ thứ mười hai.
- HS đọc thầm đoạn 2.
* Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọc tháp lớn, ba tầng hành lang đơn gần 1.500 mét, có 398 phòng.
* Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
- HS đọc thầm đoạn 3.
*Lúc hoàng hôn, Ăng- co Vát thật huy hoàng  từ các ngách.
- HS đọc toàn bài.
+ Luyện đọc theo nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn người đọc hay.
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia.
TOÁN (Tiết 151)
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU: 
Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
* Bài 1
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch bài học - SGK
HS: Bài cũ – bài mới
+ Chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng có vạch chia xăng- tỉ lệ- mét, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 1’
- Trong giờ thực hành trước các em đã biết cách đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B trong thực tế, giờ thực hành này chúng ta sẽ vẽ các đoạn thẳng thu nhỏ trên bản đồ có tỉ lệ cho trước để biểu thị các đoạn thẳng trong thực tế.
b. Hướng dẫn thực hành: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
1.Hướng dẫn Vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ 
- Nêu ví dụ trong SGK: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1: 400.
 - Để vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định gì?
- Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- Yêu cầu: Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1: 400 dài bao nhiêu cm.
- Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.
- Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1: 400.
3.Thực hành – luyện tập: 
HĐ2; Cá nhân: 20’
 Bài 1 
- Yêu cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước.
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1: 50 (GV có thể chọn tỉ lệ khác cho phù hợp với chiều dài thật của bảng lớp mình).
4.Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV tổng kết giờ học, khen các HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe. 
- HS nghe yêu cầu của ví dụ.
- Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.
- Tính và báo cáo kết quả trước lớp: 
20 m = 2000 cm
Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là: 
2000: 400 = 5 (cm)
- Dài 5 cm.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Chọn điểm A trên giấy.
+ Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước.
+ Tìm vạch chỉ số 5 cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5 cm của thước.
+ Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.
+ HS thực hành.
- HS nêu (có thể là 3 m)
- Tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài bảng lớp và vẽ.
Ví dụ: 
+ Chiều dài bảng là 3 m.
+ Tỉ lệ bản đồ 1: 50
 3 m = 300 cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1: 50 là: 
300: 50 = 6 (cm)
ĐẠO ĐỨC (Tiết 30)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
- Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
(Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành)
* Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch dạy học - SGK
- SGK Đạo đức 4.
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
- Phiếu giao việc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 4’
+ Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?
+ Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
“Bảo vệ môi trường”. GV ghi đề.
b. Hướng dẫn thực hành: 
HĐ1: Tập làm “Nhà tiên tri”: 6’
(Bài tập 2- SGK/44- 45)
- GV chia HS thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết: Điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với con người.
- GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án đúng: 
HĐ2: Bày tỏ ý kiến của em: 5’
(Bài tập 3- SGK/45)
- GV nêu yêu cầu bài tập 3.
 Em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau: (tán thành, hoặc không tán thành)
- GV mời một số HS lên trình bày ý kiến của mình.
- GV kết luận về đáp án đúng: 
HĐ 3: Xử lí tình huống: 5’
(Bài tập 4- SGK/45)
- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
 Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
- GV nhận xét xử lí của từng nhóm và đưa ra những cách xử lí có thể như sau: 
HĐ4: Dự án “Tình nguyện xanh”: 5’
- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: 
òNhóm1: Tìm hiểu về tình hình môi trường, ở xóm / phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.
òNhóm2: Tương tự đối với môi trường trường học.
òNhóm3: Tương tự đối với môi trường lớp học.
- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
ï Kết luận chung: 
- GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.
- GV mời 1 vài em đọc to phần Ghi nhớ (SGK/44)
4.Củng cố - Dặn dò: 3’
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
+ HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Dành cho địa phương”
+ Nhận xét tiết học.
+ Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người: Diện tích đất trồng trọt bị xói moon, thiếu lương thực,
+ HS đọc bài học.
- HS thảo luận và giải quyết.
- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
a/ Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.
b/ Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
c/ Gây ra hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ 
d/ Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.
đ/ Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn)
e/ Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
- HS làm việc theo từng đôi.
- HS thảo luận ý kiến.
a/ Không tán thành
b/ Không tán thành
c/ Tán thành
d/ Tán thành
đ/ Tán thành
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Từng nhóm nhận một nhiệm vụ, thảo luận và tìm cách xử lí.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (có thể bằng đóng vai)
a/ Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.
b/ Đề nghị giảm âm thanh.
c/ Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- Từng nhóm HS thảo luận.
- Từng nhóm HS trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
+ HS đọc bài học.
- HS cả lớp thực hiện.
Thứ ba, ngày 8 tháng 4 năm 2014
KHOA HỌC (Tiết 61)
TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU: 
- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác,
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ: 
- Hình minh hoạ trang 122 SGK.
- Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết vào bảng phụ.
- Giấy A 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 4’
+ Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?
+ Để cây trồng cho năng suất cao hơn, người ta đã tăng lượng không khí nào cho cây?
- Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 1’
Thực vật không có cơ quan tiêu hoá, hô hấp riêng như người và động vật nhưng chúng sống được là nhờ quá trình trao đổi chất với môi trường. Quá trình đó diễn ra như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Tìm hiểu bài: 
 HĐ1: Trong qu ... vào được.
+ Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối.
+ Biết xem động vật cần gì để sống.
+ Cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn.
+ Chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống.
- Lắng nghe.
2. Dự đoán kết quả TN
- HS Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
+ Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định.
+ Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết.
+ Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường.
+ Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì bị ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bịt kín, không khí không thể vào được.
+ Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng.
+ Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng.
- Hs lắng nghe 
- Hs trả lời 
Thứ sáu, ngày 11 tháng 4 năm 2014
TẬP LÀM VĂN (Tiết 62)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN 
MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU: 
Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ viết các câu văn ở BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’ 
2.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật. Tiết học giúp các em biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật; Sử dụng các từ ngữ miêu tả để biết đoạn văn.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
 Bài tập 1: - Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ. Đó là tìm xem bài văn có mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn?
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: 
* Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã viết 3 câu văn của BT2.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: b,a,c
HĐ2: Cá nhân: 16’
 * Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng tranh, ảnh gà trống cho HS quan sát.
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét và khen những HS viết đúng yêu cầu, viết hay.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Yêu cầu HS về nhả sửa lại đoạn văn và viết vào vở.
- Dặn HS về nhà quan sát ngoại hình và hành động của con vật mà mình yêu thích chuẩn bị cho tiết TLV tuần sau.
- GV nhận xét tiết học.
+ Hát.
- HS lần lượt đọc những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS đọc bài Con chuồn chuồn nước (trang 127) + tìm đoạn văn + tìm ý chính của mỗi đoạn.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
 * Bài Con chuồn chuồn nước có 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu  phân vân.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
 * Ý chính của mỗi đoạn.
+ Đoạn 1: Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước là đậu một chỗ.
+ Đoạn 2: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân.
- Một HS lên bảng làm bài.
- HS đọc đoạn văn sau khi đã sắp xếp đúng.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS viết đoạn văn với câu mở đạon cho trước dựa trên gợi ý trong SGK.
- Một số HS lần lượt đọc đoạn văn.
- Lớp nhận xét.
TOÁN (Tiết 155)
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.
* Bài 1 (dòng 1, 2), bài 2, bài 4 (dòng 1), bài 5
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch dạy học – SGK
HS: bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 5.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 1’
- Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về phép cộng và phép trừ các số tự nhiên.
 b.Hướng dẫn ôn tập: 
HĐ1: Cả lớp: 21’
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính, kết quả tính của bạn. 
 Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 4
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Nhắc HS áp dụng tính chất đã học của phép cộng các số tự nhiên để thực hiện tính theo cách thuận tiện.
- GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nói rõ em em đã áp dụng tính chất nào để tính.
HĐ2: Cá nhân: 10’
Bài 5
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng.
4.Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- Đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 a. 6195 + 2785 = 8980 b. 5342 – 4185 =1157
 47836 + 5409 = 53245 29041 – 5987= 23054
 10592 + 79438 = 90030 80200 – 19194 = 61006 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) x + 126 = 480 b) x – 209 = 435
 x = 480 – 126 x = 435 + 209
 x = 354 x = 644
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a). 1268 + 99 + 501
 = 1268 + (99 + 501)
 = 1268 + 600 = 1868
Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
b). 121 + 85 + 115 + 469
 = (121 + 469) + (85 + 115)
 = 590 + 200 = 790
Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để đổi chỗ các số hạng, sau đó áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp. 
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là: 
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là: 
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
- Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
ĐỊA LÝ (Tiết 31)
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
+ Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
- Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ).
* Học sinh khá, giỏi: 
Biết các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác.
II. CHUẨN BỊ:
GV: kế hoạch dạy học - SGK
- Bản đồ hành chính VN.
- Một số ảnh về TP Đà Nẵng.
HS: Bài cũ – bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Tìm vị trí TP Huế trên bản đồ hành chính VN.
- Vì sao Huế được gọi là TP du lịch?
GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 1’
 GV đề nghị HS quan sát lược đồ hình 1 của bài 24 và nêu tên TP ở phía nam của đèo Hải Vân rồi chuyển ý vào bài sau khi HS nêu được tên Đà Nẵng.
 “TP Đà Nẵng”.Ghi tựa
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động1: Nhóm: 
- GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ và nêu được: 
+ Đà Nẵng nằm ở vị trí nào?
+ Giải thích vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung?
+ Nhận xét tàu đõ ở cảng biển Tiên Sa?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài để nêu các đầu mối giao thông có ở Đà Nẵng?
**GV nhận xét và rút ra kết luận: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì TP là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông: đường sắt, bộ, thủy, hàng không.
*Hoạt động2: Nhóm: 
- GV cho các nhóm dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển để trả lời câu hỏi sau:
 + Em hãy kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển.
+ GV yêu cầu HS liên hệ với những kiến thức bài 25 về hoạt động sản xuất của người dân  để nêu được lí do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương, vừa cung cấp cho các tỉnh khác hoặc xuất khẩu.
- GV giải thích: hàng từ nơi khác được đưa đến ĐN chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp và hàng do ĐN làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là nguyên vật liệu, chế biến thủy hải sản.
* Hoạt động3: Cá nhân hoặc từng cặp: 
- GV yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết những nơi nào của ĐN thu hút khách du lịch, những điểm đó thường nằm ở đâu?
- Cho HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm. Đề nghị HS kể thêm những địa điểm khác mà HS biết.
 GV nói ĐN nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. Do ĐN là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách có Bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Chăm.
4.Củng cố- Dặn dò:3’ 
- 2 HS đọc bài trong khung.
- Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này.
- Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Biển, Đảo và Quần đảo”
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ.
- Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp quan sát, trả lời.
1.Đà Nẵng - TP cảng :
- HS quan sát và trả lời.
 + Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN 
 + Đà Nẵng có cảng biển Sa Tiên, cảng sông Hàn gần nhau.
- Tàu lớn hiện đại.
+ tàu biển, tàu sông ( đến cảng biển Sa Tiên, cảng sông Hàn)
+ Ô tô (theo quố lộ 1A đi qua thành phố)
+ Tàu hoả ( có nhà ga xe lửa)
+ Máy bay (có sân bay)
2.Đà Nẵng- Trung tâm công nghiệp :
+ Mặt hành đưa đến: ôtô, máy móc, thiết bọ, hành may mặc, đồ dùng sinh hoạt
+ Một số mặt hành đua đi nơi khác:vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, vải may quần áo, hải sản (đông lạnh, khô)
- HS liên hệ bài 25.
VD: Người dân miền Trung luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân địa phương
3.Đà Nẵng - Địa điểm du lịch :
+ Những bãi tắm (Non Nước, Mĩ Khê, Bãi Nam)và một số chùa chiền năm ở ven biển.
+ HS kể thêm.
- HS đọc.
- HS tìm và trả lời.
- Cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 31.doc