Giáo án các môn khối 4 - Tuần 32 năm 2014

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 32 năm 2014

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.

- Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ:

GV: Kế hoạch bài học - SGK

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

HS: Bài cũ - bài mới

 

doc 30 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 32 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai, ngày 14 tháng 4 năm 2014
TẬP ĐỌC (Tiết 63)
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
 (Trần Đức Tiến)
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
- Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch bài học - SGK
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS: Bài cũ - bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:4’ “Con chuồn chuồn nước”
 * Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
 Ngày xửa, ngày xưa ở một vương quốc nọ buồn chán khinh khủng chỉ vì dân cư ở đó không ai biết cười? Điều gì đã xảy ra ở vương quốc đó? Nhà vua đã làm gì để vương quốc mình tràn ngập tiếng cười? Bài đọc Vương quốc nụ cười hôm nay chúng ta học sẽ cho các em biết điều đó.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
HĐ1: Luyện đọc. 8’
GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu  môn cười cợt.
+ Đoạn 2: Tiếp theo  học không vào.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: 
- GV giải nghĩa một số từ khó:
- GV đọc diễn cảm cả bài.
 Cần đọc với giọng chậm rãi ở Đ1 + 2. Đọc nhanh hơn ở Đ3 háo hức hi vọng. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ sau: buồn chán, kinh khủng, không muốn hót, chưa nở đã tàn, ngựa hí, sỏi đá lạo xạo 
HĐ2: Tìm hiểu bài:14’
* Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
* Vì sao ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
*Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình 
hình?
* Kết quả viên đại thầnh đi học như thế nào ?
* Điều gì bất ngờ đã xảy ra?
* Nhà vua có thái độ thế nào khi nghe tin đó?
- GV: Để biết điều gì sẽ xảy ra, các em sẽ được học ở tuần 33.
HĐ3: Đọc diễn cảm:5’
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn văn tiêu biểu trong bài: đoạn 2.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 5’
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Nêu ý nghĩa bài học?
5. Dặn dò: 1’
+ HS học bài và Chuẩn bị bài “Hai bài thơ của Bác”
+ Nhận xét tiết học
*Mặt hồ trải rộng mênh mông  cao vút.
+ HS đọc bài học
- HS lắng nghe.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi:
* Những chi tiết là: “Mặt trời không muốn dậy  trên mái nhà”.
* Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
* Vua cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười.
- HS đọc thầm đoạn 2.
* Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắn hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài, không khí triều đình ảo não.
- HS đọc thầm đoạn 3.
* Viên thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
* Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
- HS đọc toàn bài.
+ Luyện đọc theo phân vai nhóm đôi
- 4 HS đọc theo phân vai: người dẫn chuyện, viết đại thần, viên thị vệ, đức vua.
+ Bình chọn người đọc hay.
 Ý nghĩa: Câu chuyện giúp ta hiểu được một điều: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
TOÁN (Tiết 156)
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số).
- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.
- Biết so sánh số tự nhiên.
* Bài 1 (dòng 1, 2), bài 2, bài 4 (cột 1)
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:4’
- GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 5.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:1’
- Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên.
 b.Hướng dẫn ôn tập
HĐ1: Cả lớp: 24’
 Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
+ Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 4- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Để so sánh hai biểu thức với nhau trước hết chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
+ Nhận xét, ghi điểm.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- Đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
2057 x 13 = 26741 7368 : 24 = 307
428 x 125 = 53500 13498 : 32 = 421 dư 26
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a). 40 Í x = 1400 b). x : 13 = 205
 x = 1400 : 40 x = 205 Í 13
 x = 35 x = 2665
a) x là thừa số chưa biết trong phép nhân, muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
b) x là số bị chia chưa biết trong phép chia. Muốn tìm số bị chia chưa biết trong phép chia ta lấy thương nhân với số chia.
- Chúng ta phải tính giá trị biểu thức, sau đó so sánh các giá trị với nhau để chọn dấu so sánh phù hợp.
 - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở
13500 = 135 Í 100 
26 Í 11 > 280 
320 : (16 Í 2) = 320 : 16 : 2
ĐẠO ĐỨC (Tiết 32)
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Học sinh biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Học sinh có thái độ bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Một số tranh, ảnh về thiên nhiên (rừng, thú rừng, sông, biển)
HS: Bài cũ – bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:1’
2. Bài cũ: 5’
+ GV gọi học sinh lên bảng đọc ghi nhớ 
+ Nhận xét.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 1’
“Bảo vệ” GV ghi đề.
b.Tìm hiểu bài:
HĐ1:Nhóm: 20’
+ Gv phát tranh ảnh và thông tin yêu cầu HS hảo luận theo câu hỏi.
+ Em hãy kể tên các tài nguyền thiên nhiên mà em biết?
+ Tài nguyên thiên nhiên mang lại ích lợi gì cho con người?
+ Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
GV củng cố 3 câu hỏi trên và kết luận
HĐ2: Cá nhân: 5’
+ Em đã làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
3.Củng cố - Dặn dò: 3’
GV củng cố nội dung bài học.
Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hoặc của địa phương.
Nhận xét tiết học. 
+ Học sinh lên bảng đọc ghi nhớ bài học trước 
+ HS xem ảnh, đọc thông tin.
+ Từng nhóm thảo luận câu hỏi.
+ Từng nhóm lên trình bày.
+ Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
+ Mỏ than, khoáng sản, mỏ dầu, mở quặng kim loại,
- Mang lại lợi ích cho cuộc sống con người (khai thác dầu mỏ, than đá,Phục vụ công nghiệp, đời sống con người, dùng sức nước chạy máy phát điện; sử dụng ánh nắng môi trường để cung cấp năng lượng trong sinh hoạt,)
+ Hiện nay tài nguyên TN đang bị cạn kiệt .. để bảo vệ tài nguyên TN chúng ta cần phải sử dụng một cách hợp lí và tiết kiệm.
+ HS tự nêu những việc mình làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Thứ ba, ngày 15 tháng 4 năm 2014
KHOA HỌC (Tiết 63)
ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. MỤC TIÊU: 
Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng.
II. CHUẨN BỊ: 
- HS sưu tầm tranh (ảnh) về các loài động vật.
- Hình minh họa trang 126, 127 SGK (phóng to).
- Giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động:1’
2.Kiểm tra bài cũ: 4’
+ Động vật cần gì để sống?
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Bài mới:
Kiểm tra việc chuẩn bị tranh, ảnh của HS.
+ Thức ăn của động vật là gì?
a. Giới thiệu bài:2’
Để biết xem mỗi loài động vật có nhu cầu về thức ăn như thế nào, chúng ta cùng học bài hôm nay.
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Thức ăn của động vật:20’
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
- Yêu cầu: Mỗi thành viên trong nhóm hãy nói nhanh tên con vật mà mình sưu tầm và loại thức ăn của nó. Sau đó cả nhóm cùng trao đổi, thảo luận để chia các con vật đã sưu tầm được thành các nhóm theo thức ăn của chúng.
GV hướng dẫn các HS dán tranh theo nhóm.
 + Nhóm ăn cỏ, lá cây.
 + Nhóm ăn thịt.
 + Nhóm ăn hạt.
 + Nhóm ăn côn trùng, sâu bọ.
 + Nhóm ăn tạp.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều tranh, ảnh về động vật, phân loại động vật theo nhóm thức ăn đúng, trình bày đẹp mắt, nói rõ ràng, dễ hiểu.
- Yêu cầu: Hãy nói tên, loại thức ăn của từng con vật trong các hình minh họa trong SGK.
+ Mỗi con vật có một nhu cầu về thức ăn khác nhau. Theo em, tại sao người ta lại gọi một số loài động vật là động vật ăn tạp?
 + Em biết những loài động vật nào ăn tạp?
- Giảng: Phần lớn thời gian sống của động vật giành cho việc kiếm ăn. Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn sâu bọ, có loài ăn tạp.
Hoạt động 2: Trò chơi: Đố bạn con gì? 10’
- GV phổ biến cách chơi:
+ GV dán vào lưng HS 1 con vật mà không cho HS đó biết, sau đó yêu cầu HS quay lưng lại cho các bạn xem con vật của mình.
+ HS chơi có nhiệm vụ đoán xem con vật mình đang mang là con gì.
+ HS chơi được hỏi các bạn dưới lớp 5 câu về đặc điểm của con vật.
+ HS dưới lớp chỉ trả lời đúng / sai.
+ Tìm được con vật sẽ nhận một tràng pháo tay.
- Cho HS chơi thử:
Ví dụ: HS đeo con vật là con hổ, hỏi:
+ Con vật này có 4 chân phải không? – Đúng.
+ Con vật này có sừng phải không? – Sai.
+ Con vật này ăn thịt tất cả các loài động vật khác có phải không? – Đúng.
+ Đấy là con hổ – Đúng. (Cả lớp vỗ tay khen bạn).
- Cho HS chơi theo nhóm.
- Cho HS xung phong chới trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi các em đã nhớ những đặc điểm của con vật, thức ăn của chúng.
4.Củng cố - Dặn dò: 3’
Động vật ăn gì để sống?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát
+ Động vật can thức ăn, nước uống, ánh sáng và không khỉ để sống và phát triển bình thường.
+ HS đọc bài học.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
+ Thức ăn của động vật là: lá cây, cỏ, thịt con vật khác, hạt dẻ, kiến, sâu, 
- Lắng nghe.
- Tổ trưởng điều khiển hoạt động của nhóm dưới sự chỉ đạo của GV.
- Đại diện các nhóm lên trình bày: Kể tên các con vật mà nhóm mình đã sưu tầm được theo nhóm thức ăn của nó.
- Lắng nghe.
+ Hình 1: Con hươu, thức ăn của nó là lá cây.
+ Hình 2: Con bò,  ... 
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ: 
- Hình minh họa trang 128 SGK (phóng to).
- Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật viết sẵn vào bảng phụ.
- Giấy A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 4’
+ Động vật thường ăn những loại thức ăn gì để sống?
 + Vì sao một số loài động vật lại gọi là động vật ăn tạp? 
- Nhận xé, ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:1’
“Trao đổi chất ”. GV ghi đề.
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Trong quá trình sống động vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?20’
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 128, SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết.
 Gợi ý: Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật và những yếu tố cần thiết cho đời sống của động vật mà hình vẽ còn thiếu.
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.
+ Những yếu tố nào động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống?
 + Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống?
 + Quá trình trên được gọi là gì?
+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở động vật?
- GV: Thực vật có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình là do lá cây có diệp lục. Động vật giống con người là chúng có cơ quan tiêu hoá, hô hấp riêng nên trong quá trình sống chúng lấy từ môi trường khí ô- xi, thức ăn, nước uống và thải ra chất thừa, cặn bã, nước tiểu, khí các- bô- níc. Đó là quá trình trao đổi chất giữa động vật với môi trường.
Hoạt động 2:Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật: 10’
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4 HS.
- Phát giấy cho từng nhóm.
- Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. GV giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc, dễ hiểu.
4.Củng cố - Dặn dò: 3’
- Hỏi: Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở động vật?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
.
- Hs hát
- Động vật thường ăn cỏ, ăn thịt, ăn sâu bọ, để sống.
- Động vật ăn cả động vật và thực vật gọi là động vật ăn tạp.
1. Quá trình trao đổi chất ở ĐV:
- 2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói với nhau nghe.
- Ví dụ về câu trả lời:
Hình vẽ trên vẽ 4 loài động vật và các loại thức ăn của chúng: bò ăn cỏ, nai ăn cỏ, hổ ăn bò, vịt ăn các loài động vật nhỏ dưới nước. Các loài động vật trên đều có thức ăn, nước uống, ánh sáng, không khí.
- Trao đồi và trả lời:
+ Để duy trì sự sống, động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô- xi có trong không khí.
+ Trong quá trình sống, động vật thường xuyên thải ra môi trường khí các- bô- níc, phân, nước tiểu.
+ Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở động vật.
+ Quá trình trao đổi chất ở động vật là quá trình động vật lấy thức ăn, nước uống, khí ô- xi từ môi trường và thải ra môi trường các chất cặn bã, khí các- bô- níc, phân, nước tiểu.
- Lắng nghe.
- Hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
- Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật, sau đó trình bày sự trao đổi chất ở động vật theo sơ đồ nhóm mình vẽ.
- Đại diện của 4 nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS trả lời
Thứ sáu, ngày 18 tháng 4 năm 2014
TẬP LÀM VĂN (Tiết 64)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập (BT1); bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả con vật yêu thích (BT2, BT3).
II. CHUẨN BỊ:
GV: kế hoạch dạy học - SGK
- Một vài tờ giấy khổ rộng.
HS: Bài cũ- bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:4’
- Kiểm tra 2 hS.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
“Luyện tập xây dựng” GV ghi đề.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1.
+ Yêu cầu HS nêu mở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng, không mở rộng
+ Tìm kết bài và mở bài trong bài văn?
+ Đoạn văn trên giống nhau cách mở bài và kết bài nào mà em biết?
+ Em có thể chọn những câu nào trong bài văn để: Mở bài theo cách trực tiếp? Kết bài theo cách không mở rộng?
HĐ2: Cá nhân: 16’
Bài tập 2,3:
- GV giao việc: Các em đã viết 2 đoạn văn tả hình dáng bên ngoài và tả hoạt động của con vật. Đó chính là 2 đoạn văn thuộc phần thân bài. Bây giờ các em có nhiệm vụ viết mở bài theo cách gián tiếp và kết bài mở rộng cho đoạn thân bài đó.
 - Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và khen những HS viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:3’
- Dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh bài văn vào vở, chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra ở tiết sau.
- GV nhận xét tiết học.
- HS1: Đọc đoạn văn tả ngoại hình của con vật đã quan sát.
- HS2: Đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật ở tiết TLV trước.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc lại cách viết mở bài trực tiếp, gián tiếp. Cách kết bài mở rộng, không mở rộng.
- HS đọc thầm lại đoạn văn Chim công múa rồi làm bài.
a. - Đoạn mở bài trong đoạn văn: 2 câu đầu “Mùa xuân  công múa”
- Đoạn kết bài: Câu cuối “Quả không ngoa  rừng xanh”
 b. - Cách mở bài trên giống cách mở bài gián tiếp đã học.
 - Cách kết bài giống cách kết bài mở rộng đã học.
c. Để mở bài theo kiểu trực tiếp có thể chọn câu: “Mùa xuân là mùa công múa” (bỏ đi từ cũng).
 - Để kết bài theo kiểu không mở rộng, có thể chọn câu: “Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp” (bỏ câu kết bài Quả không ngoa khi).
+ HS đọc yêu cầu BT2.
- HS viết vào VBT.
+ HS đọc bài viết.
- Lớp nhận xét.
TOÁN (Tiết 160)
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được cộng, trừ phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
* Bài 1, bài 2, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch dạy học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:4’
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 5.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:1’
- Trong tiết học này các em sẽ cùng ôn tập về phép cộng, phép trừ phân số.
 b.Hướng dẫn ôn tập:
HĐ1: Cả lớp: 16’
 Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
+ GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Tính
- Cho HS tự làm bài và chữa bài. 
Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài. 
 - Yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
- GV tổng kết giờ học
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS theo dõi bài chữa của GV và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
 + x = 1 - x = x – = 
 x = 1 – x = - x = + 
 x = x = x = 
ĐỊA LÝ (Tiết 32)
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
* Học sinh khá, giỏi: 
- Biết Biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta.
- Biết vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta: kho muối vô tận, nhiều hải sản, khoáng sản quí, điều hòa khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuộn lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch dạy học - SGK
- BĐ Địa lí tự nhiên VN.
- Tranh, ảnh về biển, đảo VN.
HS: Bài cũ – bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 4’
 - Vì sao ĐN lại thu hút nhiều khách du lịch?
GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 1’
“Biển, đảo và quần đảo”Ghi tựa
 b.Tìm hiểu bài: 
Hoạt động1: Cá nhân hoặc từng cặp: 15’
 GV cho HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi trong mục 1, SGK: 
+ Cho biết Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
+ Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ.
+ Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta.
 Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ trả lời các câu hỏi sau: 
+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
- GV cho HS trình bày kết quả. 
- GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
 *Hoạt động2: Cả lớp: 6’ 
- GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
+ Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
+ Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất?
 * Hoạt động3: Nhóm: 10’
 Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận các câu hỏi sau: 
- Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những đảo lớn nào?
- Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
 GV cho HS thảo luận và trình bày kết quả. GV nhận xét và cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp về giá trị kinh tế và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta.
4.Củng cố- Dặn dò: 3’ 
- Cho HS đọc bài học trong SGK.
- Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
+ Đà Nẵng có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước, có bảo tàng Chăm
+ HS đọc bài học
- HS nhận xét, bổ sung.
1.Vùng biển Việt Nam: 
- HS quan sát và trả lời.
+ Phía đông và phía nam
+ HS lên bảng chỉ.
HS thảo luận cặp đôi và chỉ cho nhau xem.
+ Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bọ phận của Biển Đông, phía bắc có vịnh Bắc Bộ, phía nam có vinh Thái Lan,
+ Là kho muối vo tận, cung cấp nhiều khoáng sản, hải sản
 2.Đảo và quần đảo: 
+ Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. Nơi tập trung nhiều đảo gọi quần đảo.
+ Vùng biển phía bắc có vịnh Bắc Bộ, nới có nhiều đảo nhất nước ta.
+ Quần đảo Hoàng Sa (Đà nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà).
 + Trên đảo có chim yến làm tổ. Tổ yến là món ăn quý hiếm, bổ dưỡng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 32.doc