Giáo án các môn khối 4 - Tuần 33 năm 2014

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 33 năm 2014

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).

- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 30 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 912Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 33 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014
TẬP ĐỌC (Tiết 65)
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (tiết 2)
 (Trần Đức Tiến)
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).
- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:4’
*Bài thơ “Ngắm trăng” sáng tác trong hoàn cảnh nào?
* Bài thơ nói lên tính cách gì của Bác?
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
“Vương quốc vắng”. GV ghi đề. 
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
HĐ1: Luyện đọc. 8’
GV hoặc HS đọc rồi HD chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đ1: Từ Cả triều đình  ta trọng thưởng.
+ Đ2: Tiếp theo  đứt giải rút ạ.
+ Đ3: Còn lại.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: 
- GV giải nghĩa một số từ khó:
 - GV đọc diễn cảm cả bài.
- Cần đọc với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng. Biết đọc phân biệt lời nhân vật.
HĐ2:Tìm hiểu bài:14’
* Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
* Vì sao những chuyện ấy buồn cười?
* Bí mật của tiếng cười là gì?
* Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
HĐ3: Đọc diễn cảm:5’
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 2.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 5’
* Câu chuyện muốn nói với các em điều 
gì?
5. Dặn dò: 1’
- HS học bài và Chuẩn bị bài “Con chim chiền chiện”
- Nhận xét tiết học.
- HS1 đọc thuộc bài Ngắm trăng.
* Bài thơ sáng tác khi Bác đang bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch tại Quảng Tây, Trung Quốc.
- HS2 đọc thuộc bài Không đề.
* Bài thơ cho biết Bác là người luôn ung dung, lạc quan, bình dị.
- HS lắng nghe.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Cả lớp đọc thầm đoạn 1,2
* Ở xung quanh cậu bé nhà vua quên lau miệng, túi áo quan ngự uyển căng phồng một quả táo đang cắn dở, cậu bị đứt giải rút.
* Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên.
* Là nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẩn, bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ lạc quan.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
* Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh. Hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa 
- HS đọc toàn bài.
+ Luyện đọc phân vai theo nhóm.
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn người đọc hay.
Ý nghĩa: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi
TOÁN (Tiết 161)
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tt)
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được nhân, chia phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
* Bài 1, bài 2, bài 4 (a)
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch bài học - SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:4’
- GV gọi HS lên bảng làm bài 5.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:1’
- Trong giờ học này chúng ta sẽ ôn tập về phép nhân và phép chia phân số.
 b.Hướng dẫn ôn tập:
HĐ1: Cả lớp:24’
 Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
+ Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Tìm x:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
HĐ2: Cá nhân: 7’
 Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
 - GV kiểm tra vở của một số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập, lên bảng làm.
4 x 
+ Nhận xét, bổ sung.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 Í x = : x = x: = 22 
 x = : x = : x = 22 Í 
 x = x = x = 14 
- 1 HS đọc trước lớp.
- Làm vào VBT.
Giải:
a. Chu vi tờ giấy hình vuông là: (m)
 Diện tích tờ giấy hình vuông là: (m2)
 Đáp số: a. 8/5m ; 4/25 m2
ĐẠO ĐỨC ĐỊA PHƯƠNG (Tiết 33)
 THỰC HIỆN LUẬT GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nắm được một số điều trong luật giao thông.
- Giữ gìn an toàn cho mình khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
GV:Tài liệu về giao thông - giáo án
HS: bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 2’
“Thực hiện”. GV ghi đề.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Nhóm: 18’
GV cho HS hoạt động theo nhóm.
+ Khi đi đến ngã ba, ngã tư gặp đèn tín hiệu giao thông, em hãy nêu tín hiệu của từng loại đèn ?
+ Khi đi trên đường phố, muốn sang đường, em phải làm gì?
+ Khi đi xe đạp, người điều khiển được phép chở mấy người trên xe?
GV nhận xét, khen.
HĐ2: Cả lớp: 10’
+ Nêu những nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ?
+ GV chốt ý:
2. Củng cố: 3’
GV củng cố nội dung bài học.
3. Dặn dò: 2’
+ HS học bài và Chuẩn bị bài “Danh cho địa phương”
+ Nhận xét tiết học.
- HS làm việv theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời câu hỏi.
+ Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi, đèn vàng chuẩn bị.
+ Khi trên đường phố, muốn sang đường phải đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
+ Khi đi xe đạp, người điều khiển được phép chở một người trên xe.
Báo cáo kết quả.
Nhận xét, bổ sung.
+ Đá bóng trên vỉa hè; đi xe đạp hàng hai, hàng ba; đi xe đánh võng; đi quá tốc độ; đi không đúng làn đường qui định; uống rượu say lại điều khiển xe máy,
Thứ ba, ngày 22 tháng 4 năm 2014
KHOA HỌC (Tiết 65)
QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: 
Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
II. CHUẨN BỊ: 
- Hình minh hoạ trang 130, SGK (phóng to).
- Hình minh họa trang 131, SGK phôtô theo nhóm.
- Giấy A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
+ Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. Sau đó trình bày theo sơ đồ.
+ Thế nào là sự trao đổi chất ở động vật?
- Nhận xét, ghi điểm.
 3.Bài mới:
 + Thức ăn của thực vật là gì?
 + Thức ăn của động vật là gì?
 a.Giới thiệu bài: 1’
 Thực vật sống là nhờ chất hữu cơ tổng hợp được rễ hút từ lớp đất trồng lên và lá quang hợp. Động vật sống được là nhờ nguồn thức ăn từ thực vật hay thịt của các loài động vật khác. Thực vật và động vật có các mối quan hệ với nhau về nguồn thức ăn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b. Tìm hiểu bài:
 HĐ1: Mối quan hệ giữa thực vật và các yếu tố vô sinh trong tự nhiên: 15’
- Cho HS quan sát hình trang 130, SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi sau:
 + Hãy mô tả những gì em biết trong hình vẽ.
- Gọi HS trình bày.
+ Ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ?
- GV vừa chỉ vào hình minh hoạ và giảng:
Hình vẽ này thể hiện mối quan hệ về thức ăn của thực vật giữa các yếu tố vô sinh là nước, khí các- bô- níc để tạo ra các yếu tố hữu sinh là các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm,  Mũi tên xuất phát từ khí các- bô- níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các- bô- níc được cây ngô hấp thụ qua lá. Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
+ ”Thức ăn” của cây ngô là gì?
 + Từ những “thức ăn” đó, cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?
 + Theo em, thế nào là yếu tố vô sinh, thế nào là yếu tố hữu sinh? Cho ví dụ?
- Kết luận: Thực vật không có cơ quan tiêu hoá riêng nhưng chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các- bô- níc để tạo thành các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm để nuôi chính thực vật. 
- GV: Các em đã biết, thực vật cũng chính là nguồn thức ăn vô cùng quan trọng của một số loài động vật. Mối quan hệ này như thế nào? Chúng thức ăn cùng tìm hiểu ở hoạt động 2.
Hoạt động2:Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật: 11’
+ Thức ăn của châu chấu là gì?
+ Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì?
 + Thức ăn của ếch là gì?
 + Giữa châu chấu và ếch có mối quan hệ gì?
+ Giữa lá ngô, châu chấu và ếch có quan hệ gì?
**Mối quan hệ giữa cây ngô, châu chấu và ếch gọi là mối quan hệ thức ăn, sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- Phát hình minh họa trang 131, SGK cho từng nhóm. Sau đó yêu cầu HS vẽ mũi tên để chỉ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét phần sơ đồ của nhóm và trình bày của đại diện.
- Kết luận: Vẽ sơ đồ bằng chữ lên bảng.
Cây ngô Châu chấu Ếch 
- Cây ngô, châu chấu, ếch đều là các sinh vật. Đây chính là quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
 HĐ3:Trò chơi: “Ai nhanh nhất” 5’ 
 GV tổ chức cho HS thi vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. (Khuyến khích HS vẽ sơ đồ chứ không viết) sau đó tô màu cho đẹp.
- Gọi các nhóm lên trình bày: 1 HS cầm tranh vẽ sơ đồ cho cả lớp quan sát, 1 HS trình bày mối quan hệ thức ăn.
- Nhận xét về sơ đồ của từng nhóm: Đúng, đẹp, trình bày lưu loát, khoa học. GV có thể gợi ý HS vẽ các mối quan hệ thức ăn sau:
4.Củng cố- Dặn dò: 3’
- Hỏi: Mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên diễn ra như thế nào?
- Dặn HS về nhà vẽ tiếp các mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS lên vẽ sơ đồ. 
- Động vật lấy từ môi trường thức ăn, nước uống và thải ra các chất cặn bã, khí các - bô- níc, nước tiểu,
+ Thức ăn của thực vật là nước, khí các- bô- níc, các chất khoáng hoà tan trong đất.
+ Thức ăn của động vật là thực vật hoặc động vật.
- Lắng nghe.
1. Mối quan hệ giữa thực vật và các yếu tố vô sinh trong tự nhiên
- HS quan sát, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hình vẽ trên thể hiện sự hấp thụ “thức ăn” của cây ngô dưới năng lượng của ánh sáng Mặt Trời, cây ngô hấp thụ khí các- bô- níc, nước, các chất khoáng hoà tan trong đất.
+ Chiều mũi tên chỉ vào lá cho biết cây hấp thụ khí các- bô- níc qua lá, chiều mũi tên chỉ vào rễ cho biết cây hấp thụ nước, các chất khoáng qua rễ.
- Quan sát, lắng nghe.
+ Là khí các- bô- níc, nước, các chất khoáng, ánh sáng.
+ Tạo ra chất bột đường, chất đạm để nuôi cây.
+ Yếu tố vô ...  cỏ.
+ Quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ.
- Lắng nghe.
\
+ Chất khoáng do phân bò phân hủy để nuôi cỏ là yếu tố vô sinh, cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
- Quan sát, lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Câu trả lời đúng là:
+ Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn.
+ Thể hiện mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên.
+ Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này được rễ cỏ hút để nuôi cây.
- 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung 
Ư
- Quan sát, lắng nghe.
+ Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác.
+ Từ thực vật.
- Lắng nghe.
+ HS trả lời.
Thứ sáu, ngày 25 tháng 4 năm 2014
TẬP LÀM VĂN (Tiết 66)
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU:
Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền (Bt1); bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi (BT2).
* GV có thể hướng dẫn HS điền vào một loại giấy tờ đơn giản, quen thuộc ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ:
- VBT Tiếng Việt 4, tập 2 hoặc mẫu Thư chuyển tiền 
- Phô tô to hơn trong SGK và phát cho mỗi HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
- Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ hiểu được Thư chuyển tiền cần có những yêu cầu gì? Điền những nội dung cần thiết vào chỗ trống trong Thư chuyển tiền như thế nào?
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp:30’
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- GV giao việc: Các em đọc kĩ cả hai mặt của mẫu Thư chuyển tiền, sau đó điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết.
- GV giải nghĩa những chữ viết tắt cần thiết.
+ Nhật ấn: dấu ấn trong ngày của bưu điện.
+ Căn cước: giấy chứng minh thư.
+ Người làm chứng: người chứng nhận về việc đã nhận đủ tiền.
- GV hướng dẫn cách điền vào mẫu thư:
+ Mặt trước tờ mẫu cần điền:
 ­ Ghi rõ ngày, tháng, năm gửi tiền.
 ­ Ghi rõ họ tên mẹ em (người gửi tiền).
 ­ Ghi bằng chữ số tiền gửi.
 ­ Họ tên, địa chỉ của bà (người nhận tiền)
 ­ Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em nhớ viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
+ Mặt sau cần điền:
 ­ Em thay mẹ viết thư ngắn, gọn vào phần riêng để viết thư à đưa mẹ kí tên.
 ­ Các phần còn lại các em không phải viết.
- Cho HS khá giỏi làm mẫu.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét và khen những HS điền đúng, đẹp.
HĐ2:Cá nhân: 5’
* Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu BT.
+ Khi nhận tiền kèm theo bức thư chuyển tiền này, người nhận cần viết gì vào thư để trả lại bưu điện?
- GV nhận xét và chốt lại: 
3. Củng cố, dặn dò:3’
- Nhắc HS ghi nhớ cách điền vào Thư chuyển tiền.
- GV nhận xét tiết học.
- HS đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc mặt trước mặt sau của thư chuyển tiền. Lớp lắng nghe.
- 1 HS làm mẫu.
- Cả lớp làm bài vào mẫu Thư chuyển tiền của mình.
- Một số HS đọc trước lớp nội dung mình đã điền.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
+ Người nhận tiền phải viết:
 ­ Số CMND của mình.
 ­ Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi mình đang ở.
 ­ Kiểm tra số tiền nhận được.
 ­ Kí nhận đã nhận đủ số tiền gửi đến vào ngày, tháng, năm nào, tại đâu?
- Lớp nhận xét.
TOÁN (Tiết 165)
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG( tt)
I. MỤC TIÊU:
- Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian.
- Thực hiện được phép tính với số đo thời gian.
* Bài 1, bài 2, bài 4
II. CHUẨN BỊ:
GV: kế hoạch dạy học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1 Khởi động: 1’
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:1’
- Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về đại lượng đo thời gian và giải các bài toán có liên quan đến các đơn vị đo thời gian.
 b.Hướng dẫn ôn tập: 
HĐ1: Cả lớp:20’
 Bài 1 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả đổi đơn vị của mình trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2:
- Gọi HS lên làm bài làm trước lớp để chữa bài.
+ Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Cá nhân: 15’
 Bài 4
- Yêu cầu HS đọc bảng thống kê một số hoạt động của bạn Hà.
+ Hà ăn sáng trong bao nhiêu phút ?
+ Buổi sáng Hà ở trường trong bao lâu ?
- Nhận xét câu trả lời của HS, có thể dùng mặt đồng hồ quay được các kim và cho HS kể về các hoạt động của bạn Hà, hoặc của em. Vừa kể vừa quay kim đồng hồ đến giờ chỉ hoạt động đó.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe. 
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc một phép đổi. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
1 giờ = 60 phút 1 năm = 12 tháng
1 phút = 60 giây 1 thế kỉ = 100 năm
1 giờ = 3600 giây 1năm không nhuận=365 ngày
 1 năm nhuận = 366 ngày
+ HS lên bảng làm bài tập.
 5 giờ = 300 phút 3 giờ 15 phút = 195 phút
 420 giây = 7 phút 1/12 giờ = 5 phút
4 phút = 240 giây 3 phút 25 giây = 205 giây
2 giờ = 7200 giây 5 thế kỉ = 500 năm
12 thế kỉ = 1200 năm 2000 năm = 20 thế kỉ
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
+ Thời gian Hà ăn sáng là:
7 giờ – 6 giờ 30 phút = 30 phút
+ Thời gian Hà ở trường buổi sáng là:
11 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ
ĐỊA LÍ (Tiết 33)
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số hoạt động khai táhc nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển,):
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Phát triển du lịch.
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
* Học sinh khá, giỏi: 
- Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
II. CHUẨN BỊ:
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp VN.
- Tranh, ảnh về khai thác dầu khí; Khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:1’ 
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Hãy mô tả vùng biển nước ta.
- Nêu vai trò của biển, đảo và các quần đảo đối với nước ta?
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:1’
“Khai thác khoáng sản”. Ghi tựa
 b.Tìm hiểu bài: 
 GV hỏi: Biển nước ta có những tài nguyên nào? Chúng ta đã khai thác và sử dụng như thế nào?
*Hoạt động1: Theo từng cặp: 14’
- Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh trả lới các câu hỏi sau:
+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì?
+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển VN? Ở đâu? Dùng để làm gì?
+ Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
- GV cho HS trình bày kết quả trước lớp. GV nhận xét: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
*Hoạt động2: Nhóm: 16’
- GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK thảo luận theo gợi ý:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
- GV cho các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản.
- GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta. Có thể cho HS kể những loại hải sản mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
4.Củng cố - Dặn dò:3’ 
- GV cho HS đọc bài trong khung.
- Theo em, nguồn hải sản có vô tận không?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên đó?
- Về xem lại bài và chuẩn bị tiết sau “Tìm hiểu địa phương”.
- Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị.
- Vùng biển nước ta có diện tích rộng
- Là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hoà khí hậu
- HS trả lời.
 1.Khai thác khoáng sản :
+ Là dầu mỏ và khí đốt
+ Khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh ở ven biển Khánh Hoà, sản xuất muối
+ HS chỉ trên bản đồ.
2.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản :
- HS thảo luận nhóm.
+ Báo cáo kết quả.
* Có hàng nghìn loại cá: cá thu, cá song, cá nhụ, cá hồng,Có hàng chục loại tôm: tôm hùm, tôm he,Có nhiều loại hải sản khác: hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương,
* Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra khắp vùng biển từ Bắc tới Nam.Vùng ven biển từ Quảng Ngãi tới Kiên Giang là nới đánh bắt nhiều hải sản nhất
* Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn nuôi các laọi cá, tôm và các hải sản khác như đồi mồi, ngọc trai,
+ HS quan sát hình (t.153) và nêu
- HS trình bày kết quả.
- HS cả lớp.
ĐỊA LÍ (Tiết 34)
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Oân lại các kiến thức của học kì II.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Đề cương ôn tập theo tổ khối trưởng
	HS: Trả lời các câu hỏi trong đề cương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động 1
- GV nêu những bài cần ôn tập
Bài: 21; 24; 25; 
2. Hoạt động 2
GV nêu câu hỏi
 Bài 21
+ Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố HCM?
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Nêu dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hóa, khoa học lớn?
+ Kể tên một số trường Đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở TP HCM?
Bài 24
Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung?
Bài 25
Nêu các nghề trồng trọt, chăn nuôi và các ngành khác? 
3. Hoạt động 3:
GV cho HS ôn lại 
 Củng cố
GV nhắc lại một số nội dung đã ôn
 Dặn dò
Xem lại bài và chuẩn bị ôn tiếp các bài: 26,27,29
HS mở sgk
HS trả lời
+ Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, 
+ Nơi nay tập trung các ngành công nghiệp, hoạt động thong mại cũng rất phát triển với nhiều chợ và siêu thị lớn, có sân bay quốc tế Tân Sân Nhất và cảng Sài Gòn lớn vào bậc nhất nước ta.
+ Có nhiều viện nghiên cứu, trường đaih học, có nhiều rạp hát, rạp chiếu phim, có nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn
+ Trường đại học luật, đại học sư phạm, khu vui chơi giải trí, Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên
Có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm phá, mùa hạ thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão.
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng đánh bắt thủy sản
Ngành khác
- Mía
- Lúa
- Gia súc
- Tôm
- Cá
- Muối
HS ôn lại những bài đã ôn

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 33.doc