I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 4 THỨ 2 Ngày soạn: 13-9 - 2014 Ngày dạy : 15- 9- 2014 TẬP ĐỌC MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I.MỤC TIÊU: - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động: 1’ 2.Kiểm tra bài cũ: 5’ Bài “ Người ăn xin” + Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? - Nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: 1’ + GV giới thiệu bài học và ghi đề. b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài HĐ1: Luyện đọc: 8’ Yêu cầu HS chia đoạn GV ghi từ khó kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn đọc bài. - Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành, thái độ kiên quyết theo di chiếu của vua: nổi tiếng, chính trực, di chiếu, nhất định không nghe, không do dự, ngạc nhiên, hết lòng, hầu hạ, tài ba giúp nước. + GV ghi từ ngữ phần chú giải lên bảng. + GV đọc mẫu. HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’ + Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? + Đoạn 1 kể chuyện gì? + Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? + Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? + Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá? + Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? + Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? GV: Nhân dân ca ngợi những người trung trực như Tô Hiến Thành vì những người như ông bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Họ làm những điều tốt cho dân cho nước. HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 7’ + GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3. + GV đọc mẫu. + Yêu cầu HS đọc phân vài. - Nhận xét, ghi điểm. 3.Củng cố: 5’ + Em học tập được điều gì ở ông Tô Hiến Thành? Nêu ý nghĩa của bài? 4.Dặn dò: 1’ - Dặn HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài “ Tre VN” - Nhận xét tiết học. + Rất muốn cho ông lão ăn xin cái gì đó nên cố gắng tìm túi nọ, tíu kia,.. - Nêu ý nghĩa của bài. + Đoạn 1: Tô Hiến Thành Lý Cao Tông. + Đoạn 2: Phò tá Tô Hiến Thành được. + Đoạn 3: Một hôm Trần Trung Tá. - 3HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự: - HS đọc tư khó. - HS đọc nối tiếp. - HS đọc chú giải. + Luyện đọc theo cặp. - HS nối tiếp đọc toàn bài. - 1 HS đọc thành tiếng. + HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán. + Đoạn 1 kể chuyện thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua. + HS đọc thầm 2 và trả lời câu hỏi: + Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh + Ông tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá. + Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc lại không được ông tiến cử.Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được ông tiến cử. + Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. + Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân. + Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà giúp đỡ, tiến cử Trần Trung Tá. + Luyện đọc phân vai theo nhóm. + Thi đọc diễn cảm. Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi sự chính trực và tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng thời nhà Lý. TOÁN SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I.MỤC TIÊU: Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban dầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. * Bài 1 (cột 1), bài 2 (a, c), bài 3 (a) II.CHUẨN BỊ: GV: Kế hoạch dạy học – SGK HS: Bài cũ – bài mới. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ND- TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: 3p 2.Bài mới: HĐ1:+ So sánh các số tự nhiên: 12p HĐ2: Luyện tập : 20p Viết 5 số tự nhiên: - Đều có 4 chữ số:1,5,9,3 * GV nhận xét ghi điểm. GV giới thiệu bài –Ghi đề. - GV đưa ra từng ví dụ. Yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số nào bé hơn, số nào lớn hơn. + Khi so sánh hai số tự nhiên,căn cứ vào các chữ số của số đó chúng ta có thể rút ra kết luận gì? + Trường hợp hai số có cùng các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó như thế nào với nhau? - GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên. - GV kết luận : càng xa gốc thì số càng lớn. + Xếp thứ tự các số tự nhiên: - GV nêu ví dụ và HD HS cách sắp xếp + Với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại .Vì sao? Bài 1(cột 1):* GV sửa bài yêu cầu HS giải thích cách so sánh của một số cặp số . Bài 2a,c: + Muốn sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? * Gv yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp của mình và nhận xét cho điểm. Bài 3a: HS tự làm, chữa bài - 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vào giấy nháp HS nối tiếp nhau trả lời - HS nêu cách so sánh - HS nêu cách so sánh - Lớp theo dõi - HS vẽ vào vở nháp. - HS nhắc lại kết luận như SGK - 3-5 em nêu. HS làm và chữa bài Tổ chức HS làm theo cặp, 1 cặp làm ở phiếu - HS làm, chữa bài 3.Củng cố, dặn dò: 3p - Khắc sâu lại nội dung bài học. - HS nêu cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên? - Về nhà xem lại các bài tập đã làm. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. THỨ 3 Ngày soạn: 14-9 - 2014 Ngày dạy : 16- 9- 2014 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy). - Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2). II.CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết sẵn ví dụ của Phần nhận xét. Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột và bút dạ. Từ điển (nếu có) hoặc phô tô vài trang (đủ dùng theo nhóm). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ND- TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bàicũ: ( 3-4’) 2.Bài mới HĐ1: Nhận xét (10phút) HĐ2: Luyện tập :(15 phút 3.Củng cố -Dặn dò: (1-2’) + Từ đơn và từ phức khác nhau ở những điểm nào? Lấy ví dụ? Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng . - Giáo viên treo bảng phụ đã ghi ví dụ : - Gọi 1 vài em đọc ví dụ. - Yêu cầu 2 em cùng bàn thảo luận các nội dung sau : +Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành? +Từ phức nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại nhau tạo thành? - Giáo viên lắng nghe, kết luận: * GV giúp HS hiểu thêm các kiểu từ láy * GV kết luận : Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép. Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hay phần vần giống nhau gọi là từ láy. + Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ? - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Yêu cầu HS cho thêm một số ví dụ . - Gọi 2 em đọc đề bài 1 và 2 . - Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 1, và 2 vào vở. - Theo dõi HS làm bài và giúp đỡ những HS yếu. - Gọi HS chữa bài. Bài 2 : Tổ chức trò chơi thi tiếp sức ( chia 3 nhóm) -Yêu cầu HS sửa bài và nêu những thắc mắc nếu có. - Gọi 1 em đọc ghi nhớ trong SGK. - Về học bài, làm bài. Chuẩn bị bài tiếp theo - Lắng nghe. Trả lời - Lắng nghe- nhắc lại đề Quan sát. - 1 vài em đọc ví dụ. - 2 em cùng bàn thực hiện. - Đại diện các nhóm trình bày, mời nhóm khác nêu ý kiến nhận xét. HS nhắc lại: +Từ phức : truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im; do các tiếng :truyện + cổ ; ông+ cha ; đời+ sau tạo thành. + Từ phức: thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ. - 2-3 em nêu lại trước lớp. Theo dõi và lần lượt nhắc lại theo bàn. - 3 em đọc - 2- 3 học sinh đọc, nêu ví dụ. - Từng cá nhân làm bài vào vở. 1 nhóm viết vào bảng lớp. - Đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét. - HS làm thi nối tiếp nhau viết từ lên bảng - Chữa bài công bố kết quả - 1 em đọc ghi nhớ. - Theo dõi, lắng nghe. TOÁN : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Viết và so sánh được các số tự nhiên. - Bước đầu làm quen dạng x < 5, 2 < x < 5 với x là số tự nhiên. * Bài 1, bài 3, bài 4 II.CHUẨN BỊ: - Hình vẽ bài tập 4, vẽ sẵn trên bảng phụ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động: 1’ 2.Kiểm tra bài cũ: 3’ - GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 3. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: 1’ b.Hướng dẫn luyện tập: HĐ1: Cả lớp: 20’ Bài 1: - GV cho HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV viết lên bảng phần a của bài: 859 £ 67 < 859167 và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số điền vào ô trống. - GV: Tại sao lại điền số 0? - GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình. HĐ2: Cá nhân: 13’ Bài 4: Tìm số tự nhiên x, biết. GV hướng dẫn bài mẫu.(SGK) - GV chấm bài và nhận xét. 4.Củng cố- Dặn dò: 3’ - Nêu lại cách so sánh hai số tự nhiên? - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập. Chuẩn bị bài: Yến, tạ, tấn. - 3 HS lên bảng làm bài, - HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn. + HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét. - Điền số 0. - Vì ba chữ số ở lớp nghìn của hai số bằng nhau b.492 037 > 482 037 c.609 608 < 609 609 d.264 309 = 264 309 - Nhận xét và sửa bài. + HS đọc yêu cầu bài tập. HS tự làm vào VBT. b) Các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5 là 3, 4. Vậy x là 3, 4. KỂ CHUYỆN : MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I.MỤC TIÊU: - Nghe- kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể). - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền. II.CHUẨN BỊ: Tranh minh họa truyện trang 40, SGK phóng to. Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: 5’ + Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm th ... Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hay cả âm vần) giống nhau.Đó là từ láy. VD: lào xào, ào ào, - HS đọc yêu cầu bài tập. - Thảo luận cặp đôi và trả lời: + Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp. + Từ bánh rán có nghĩa phân loại. - HS đọc yêu cầu bài tập. - Nhận đồ dùng học tập, làm việc trong nhóm. - Dán bài, nhận xét, bổ sung. - Chữa bài. Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp đường ray, xe đạp, tàu hỏa. ruộng đồng, làng xóm, núi non. - HS đọc yêu cầu bài tập. + HS làm vào VBT. Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần Nhút nhát Lao xao, lạt xạt Rào rào, he hé. TOÁN (T20) GIÂY, THẾ KỈ I. MỤC TIÊU: - Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian : giây, thế kỉ. - Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỉ, xác định được một năm cho trước thuộc thế kỷ nào. - ứng dụng được trong cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Đồng hồ thật, loại có cả 3 kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút. - GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Bài cũ:- Gọi 3 em lên bảng làm bài tập. Điền số thích hợp vào chỗ trống : 6 yến 3kg = g 76kg 8dag = .dag 5tấn 3tạ = .kg - GV nhận xét cho điểm HS. B. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1 Giới thiệu giây và thế kỉ. - GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ - Một giờ bằng bao nhiêu phút? - GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì? - GV: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. - Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây. - GV viết lên bảng : 1phút = 60giây. *- GV: Để tìm những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ. 1 thế kỉ dài bằng 100 năm. + GV hướng dẫn HS cách tính mốc các thế kỉ (cứ 100 năm là 1 thế kỉ) - GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. - GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ thứ mười lăm ghi là XV. - GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 bằng chữ số La Mã. HĐ2 Luyện tập – thực hành. Bài 1 HS làm - Củng cố mối quan hệ giữa phút và giây; thế kỉ và năm. Bài 2: Làm miệng - Lưu ý HS trả lời đầy đủ Bài 3 : - GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép trừ hai điểm thời gian cho nhau. - GV chữa bài cho điểm HS. HĐ 3: Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn HS chưa hoàn thành hết bài về nhà tiếp tục làm những bài còn lại . 3 HS thực hiện - nhận xét - HS quan sát và chỉ theo yêu cầu. - HS nêu. - Kim giây. - HS đọc : 1phút = 60 giây. - HS nghe và nhắc lại. 1 thế kỉ = 100 năm. - HS theo dõi và nhắc lại - HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã. - HS viết : XIX, XX, XXI- 3 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào SGK. - HS làm bài. Sửa bài -HS trả lời miệng - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Nhận xét bài bạn. Chữa bài. HS lắng nghe. KĨ THUẬT KHÂU THƯỜNG I.MỤC TIÊU: - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm. * Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu ít bị dúm. II.CHUẨN BỊ: - Tranh quy trình khâu thường. - Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thườmg. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu kích 20 – 30cm. + Len (hoặc sợi) khác màu với vải. + Kim khâu len (kim khâu cỡ to), thước may, kéo, phấn vạch. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động: 1’ 2.Bài cũ: 3’ Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Bài mới: a)Giới thiệu bài: 1’ Khâu thường. b.Tìm hiểu bài: HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.5’ - GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: Khâu thường còn được gọi là khâu tới và khâu luôn.- GV bổ sung và kết luận đặc điểm của mũi khâu thường: + Đường khâu ở mặt trái và phải giống nhau. + Mũi khâu ở mặt phải và ở mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau. - Vậy thế nào là khâu thường? * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.12’ - GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản. - Đây là bài học đầu tiên về khâu, thêu nên trước khi hướng dẫn khâu thường HS phải biết cách cầm vải, kim, cách lên xuống kim. - Cho HS quan sát H1 và gọi HS nêu cách lên xuống kim. - GV hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý: + Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ.Ngón cái ở trên đè xuống đầu ngón trỏ để kẹp đúng vào đường dấu. + Cầm kim chặt vừa phải, không nên cầm chặt quá hoặc lỏng quá sẽ khó khâu. + Cần giữ an toàn tránh kim đâm vào ngón tay hoặc bạn bên cạnh. - GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác. GV hướng dẫn kỹ thuật khâu thường: - GV treo tranh quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường. - Hướng dẫn HS quan sát H.4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường. - GV hướng dẫn HS đường khâu theo 2cách: + Cách 1: dùng thước kẻ, bút chì vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. + Cách 2: Dùng mũi kim gẩy 1 sợi vải cách mép vải 2cm, rút sợi vải ra khỏi mảnh vải được đường dấu.Dùng bút chì chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. - Hỏi: Nêu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu tiếp theo? - GV hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường. - GV hỏi: khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần làm gì? - GV hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK. - GV lưu ý: + Khâu từ phải sang trái. + Trong khi khâu, tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhip nhàng. + Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu.Không dứt hoặc dùng răng cắn chỉ. - Cho HS đọc ghi nhớ - GV tổ chức HS tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau một ô trên giấy kẻ ô li. 4.Củng cốt- dặn dò: 3’ - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. - Chuẩn bị các dụng cụ vải, kim, len, phấn để học tiết sau. - Chuẩn bị đồ dùng học tập. - HS quan sát sản phẩm. - HS quan sát mặt trái mặt phải của H.3a, H.3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường. - HS đọc phần 1 ghi nhớ. - HS quan sát H.1 SGK nêu cách cầm vải, kim. - HS theo dõi. - HS thực hiện thao tác. - HS quan sát hình 4 - HS đọc phần b mục 2, quan sát H.5a, 5b, 5c (SGK) và trả lời. - HS theo dõi. - HS quan sát Hình 6a, b,c và trả lời câu hỏi. - HS theo dõi. - HS đọc ghi nhớ cuối bài. - HS thực hành. ÔN TOÁN: LUYỆN TÂP I.MUC TIÊU: - Củng cố giúp HS nắm vững cách so sánh hai số tự nhiên, đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng làm đúng bài tập. - Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Củng cố lí thuyết: - Cách so sánh hai số tự nhiên. - Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên. HĐ3: Luyện tập: - HS tự làm các bài ở VBT ( T18) - GV theo dõi giúp đỡ một số HS yếu - Gọi HS chữa bài, củng cố kiến thức Bài 2: Xét theo từng hàng để so sánh cho đúng Bài 3,4: Chỉ khoanh vào số bé nhất hoặc lớn nhất Bài 5: Lưu ý HS cách đổi các số về cùng đơn vị đo. * HS khá, giỏi: Bài 1: Viết 3 số thích hợp vào mỗi dãy số sau: a) 3; 6; 9; 12; 15 ; b) 2; 6; 18; 54; Bài 2:Tìm số thứ tự 17 của dãy số sau: 2; 4; 6; 8; 10;. -GV chữa bài, củng cố cách làm cho HS HĐ4: Củng cố dặn dò: Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học. Học sinh nghe Cả lớp làm vào vở. HS chữa bài, nhận xét HS làm từng bài -nhận xét, nêu đúng cách làm -HS suy nghĩ làm bài Lưu ý khoảng cách của dãy số Lưu ý cách tìm: số đầu+ ( số thứ n-1)x khoảng cách ví dụ : 2 +( 18 - 1) x 2= 36 ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN TẬP LÀM VĂN I.MỤC TIÊU: *Kiến thức: - HS hiểu qua hành động và lời nói của nhân vật biết được tính cách của nhân vật đó. * Kĩ năng: - Tóm tắt nội dung câu chuyện viết được các sự chính để hoàn thành cốt truyện; biết sắp xếp các sự việc chính theo thứ tự để tạo thành cốt truyện. *Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức làm bài và giữ vở sạch. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài: 2. Củng cố kiến thức: + Qua hành động và lời nói của nhân vật biết được điều gì? + Em hiểu thế nào là cốt truyện? Cốt truyện có mấy phần? 3.HD học sinh làm bài tập - Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập ở vở Thực hành ( Tiết 2- Tuần 4) - GV bổ sung, lưu ý: Bài 1: HS đọc lại hành động và lời nói của nhân vật để xác định đúng tính cách của nhân vật. Bài 2: - HS làm tiếp theo mẫu, chú ý viết ngắn gọn tóm tắt sự việc chính để hoàn thành cốt truyện Bài 3: - HS thi đua sắp xếp các sự việc chính theo thứ tự để tạo thành cốt truyện. Chú ý nêu các phần của cốt truyện ? - GV chữa bài, củng cố kiến thức cho HS - Giáo dục đạo đức cho HS 3. Củng cố- Dặn dò: - GV hệ thống kiến thức. - Nhận xét, dặn dò. - ...tính cách của nhân vật - HS nêu - HS làm bài - Chữa bài, nhận xét - HS nêu kết quả, nhận xét - 1HS làm ở phiếu, chữa bài - HS làm theo nhóm đôi - HS nêu - HS lắng nghe SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP I.MỤC TIÊU: - Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân và của chi đội tuần qua. - Nắm được kế hoạch hoạt động trong thời gian tới. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định tổ chức: 2.Sinh hoạt: HĐ1: Ôn lại các bài múa hát: HĐ2: Đánh giá hoạt động tuần qua - Giáo viên yêu cầu chi đội trưởng đánh giá nhận xét và xếp loại thi đua cho cá nhân -Yêu cầu cá nhân học sinh nêu ý kiến - Giáo viên nhận xét chung về các mặt có nhận xét, tuyên dương HĐ3: Kế hoạch hoạt động tuần sau: - Thực hiện có hiệu quả các hoạt động do chi đội, liên đội và nhà trường đề ra. - Đẩy mạnh phong trào Đôi bạn cùng tiến. - Thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Liên đội. + Tiếp tục chăm sóc hoa, vệ sinh trường lớp đảm bảo sạch sẽ. - Học sinh thực hiện. - Lớp phó văn thể chỉ đạo. - Chi đội trưởng nhận xét chung và xếp loại thi đua cho các phân đội. - Học sinh nêu ý kiến của mình. - Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét. - Học sinh lắng nghe kế hoạch tuần sau.
Tài liệu đính kèm: