Giáo án các môn khối 4 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Mai đình 1

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Mai đình 1

I. Mục tiêu:

- Biết được số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận

- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút và giây.

- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. (BT1,2,3)

- HSKT biết được số ngày của từng tháng trong năm.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ SGK

 

doc 37 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Mai đình 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Chào cờ
(TPT Đội duy trì )
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết được số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận 
- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút và giây. 
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. (BT1,2,3) 
- HSKT biết được số ngày của từng tháng trong năm.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- 1 năm có bao nhiêu tháng? Là những tháng nào?
- Thứ hai tuần này là ngày 27 tháng 5 thì thứ hai tuần sau là ngày nào, tháng nào?
( là mồng 3 tháng 6 )
2. Luyện tập
Bài 1:Viết vào chỗ chấm:
Các tháng có 31 ngày là: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
Các tháng có 30 ngày là: 4, 6, 9, 11.
Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
- GV có thể cho HS tính số ngày trong một tháng bằng bàn tay.
Bài 2: Viết vào chỗ chấm:
Vua Quang Trung qua đời năm 1972. Năm đó thuộc thế kỉ 18, tính đến nay được 212 năm.
- GV hỏi thêm các ví dụ khác như Bác Hồ sinh năm nào? Thế kỉ bao nhiêu?
Bài 3: =?
2 ngày > 40 giờ
10 phút > 1/10 giây
1/2 phút = 30 giây
2giờ 5 phút > 25 phút
1phút 10 giây< 100 giây
3.Củng cố- dặn dò:
- 1 thế kỉ có bao nhiêu năm?
 1/2 thế kỉ =? năm
VN làm bài 2, 3, 4 9 Tr27, 28-SGK)
* Phương pháp: Kiểm tra đánh giá 
- Học sinh lên bảng phát biểu
- HS khác nhận xét.
* Phương pháp: Luyện tập- thực hành
- HS đọc đề
- HS tự làm.HSK giúp đỡ HSKT.
- Chữa miệng
- HS nêu yêu cầu của đề
- HS tự làm
- Chữa miệng
- HS tự làm
- HS làm việc cá nhân
- 2 Hs lên bảng chữa bài.
 HS đọc đề bài.
- Chữa miệng
-HS trả lời
Lịch sử
Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
I .Mục tiêu : 
- Biết đuợc thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938. 
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triềuđại phong kiến phương Bắc ( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán) . 
+ Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý.
+ Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán.
- HSKT biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc.
II. Đồ dùng dạy . học .
-Phiếu học tập của HS .
III. Hoạt động dạy - học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : (4’)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi 
+Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ?
- Nhận xét cho điểm .
2. Bài mới : (29’)
a. Giới thiệu bài : ghi bảng .
b.Tìm hiểu nội dung :
*HĐ 1 .Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta .
- Yêu cầu HS đọc SGK từ Sau khi...người Hán .
+Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương bắc đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta ? 
-Yêu cầu HS thảo luận :
+Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền , về kinh tế , văn hoá trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ ?
-Gọi HS lên trình bày .
- Nhận xét bổ xung .
*HĐ 2. Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc .
+Từ năm 179 TCN đến năm 938 có ? cuộc khởi nghĩa lớn chống lại PK phương Bắc ?
+Mở đầu là cuộc khởi nghĩa nào?
+Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại PK phương Bắc ?
3. Củng cố - dặn dò : (3’)
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
( Giảm câu cuối : Bằng ...hoàn toàn )
- HS học ở nhà giảm câu hỏi 3 (18)
- 2 HS trả lời .
-HS nhận xét bổ xung .
 HS đọc SGK .Trả lời :
+Chia nước thành nhiều quận huyện do người Hán cai quản , bắt dân đi tìm sản vật quí , theo phong tục người Hán , học chữ Hán , sống theo pháp luật người Hán .
-HS thảo luận .HSK giúp đỡ HSKT. 
TCN :Là 1 nước độc lập.
-Kinh tế : Độc lập và tự chủ .
-Văn hoá : Có phong tục tập quán...
+Từ 179 TCN đến năm 938:
-Trở thành quận của PK phương Bắc.
-Kinh tế : Bị phụ thuộc phải cống nạp
-Văn hoá : Theo phong tục của người Hán học chữ Hán , nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc .
- HS đọc SGK .
+ Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn .
+Là khởi nghĩa của hai Bà Trưng .
+Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm , bền chí đánh giặc giữ nước .
- HS đọc , lớp đọc thầm SGK . 
Tập đọc
Những hạt thóc giống.
I. Mục tiêu:
 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. 
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói sự thật ( trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
 - HSKT đọc đúng được văn bản.
 II Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tre Việt Nam .
? Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì của ai ? 
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài 
22. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a. Luyện đọc 
+ GV kết hợp giúp HS hiểu các từ mới và khó trong bài , sửa lỗi phát âm , ngắt nghỉ hơi, giọng đọc cho HS .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
 b. Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm toàn truyện , trả lời câu hỏi : Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ? 
- HS đọc đoạn 1 :
? Nhà vua làm cách nào để chọn được ng]ời trung thực ? 
? Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không ? 
- HS đọc đoạn hai :
? Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì ?
Đến kì phải nộp thóc cho vua , mọi người làm gì ? Chôm làm gì ?
? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
- HS đọc đoạn 3 :
? Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lờinói thật của Chôm ?
- HS đọc doạn cuối bài :
? Theo em vì sao người trung thực lại là người đáng quí ?
2.3. Hướng dần HS đọc diền cảm 
- GV nhắc nhở , hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai .
GVhỏi : Bài tập đọc cho ta biết điều gì ? 
GV ghi đại ý: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực,dũng cảm, dám nói lên sự thật .
3. Củng cố - dặn dò 
? Câu chuyện muốn với em điều gì ? 
- GV nhận xét tiết học . 
- Chuẩn bị bài sau : Gà Trống và Cáo .
- HS đọc, trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
- HS luyện đọc theo cặp.
HSK giúp đỡ HSKT .
- 1,2 HS đọc cả bài .
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn . 
- HS nêu
Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến
I. Mục tiêu
- Biết được: Trẻ em èân phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em. 
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
- HSKT biết bày tỏ ý kiến của bản thân..
II.Đồ dùng dạy- học
- Phấn mầu
- Một số đồ dùng phục vụ cho trò chơi tiểu phẩm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Bài Vượt khó trong học tập
- Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Nêu những gương vượt khó trong học tập mà em biết?
GV chấm điểm.
 2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu và ghi tên bài
Trong các giờ học hàng ngày các con thường phát biểu ý kiến. Trong cuộc sống, chúng ta cũng có rất nhiều ý kiến cần trao đổi với nhau. Bài học hôm nay sẽ nói gì với chúng ta về vấn đề đó?
b. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1: Trò chơi diễn tả mỗi người có quyền có ý kiến riêng về một vấn đề nào đó.
- ý kiến của cả nhóm về đồ vật có giống nhau không?
- GV chia nhóm 4-5 HS
- GV y/c mỗi nhóm lên nhận một đồ vật. Các thành viên trong nhóm sẽ quan sát và nêu ý kiến của mình về đồ vật đó.
- GV chốt lại
=>Các ý kiến có nét giống nhau , có nét khác nhau =>kết luận
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tình huống trong sgk:
GV đưa câu hỏi.
Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
GV giúp HS chốt lại ý chính
Kết luận:
- Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến , mọi người không biết , sẽ đưa ra những quyết định không phù hợp với em.
- Trẻ em có quyền được nêu ý kiến riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Khi nghe ý kiến của bạn cần phải chú ý và tôn trọng.
 Hoạt động 3:Làm BT1
-GV đánh giá, kết luận
Lời giải: 
- Việc làm của bạn Dung là đúng đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng, Khánh là không đúng.
Hoạt động 4: Làm bài tập 2
- Bày tỏ ý kiến.
-GV phổ biến HS cách bày tỏ tháI độ qua tấm bìa màu.
- GV nêu từng ý kiến trong bài tập 2.
+ Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành.
+ Màuĩanh: Biểu lộ thái độ phản đối.
+ Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự.
GV kết luận.
KL: Các ý kiến a, b, c, d là đúng, ý kiến (đ) vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh gia đình, của đất nước mới cần thực hiện được.
Tự liên hệ bản thân.
( HS phát biểu tự do)
 3. Củng cố, dặn dò
Nhắc HS chuẩn bị cho tiểu phẩm của tiết sau “ Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”.
- GV nhận xét tiết học và dặn dò.
*Phương pháp: Kiểm tra- đánh giá.
HS lên bảng trả lời câu hỏi.
HS khác nhận xét .
*Phương pháp: Giảng giải
-HS mở SGK
*Phương pháp: Luyện tập- Thực hành
- HS thảo luận 
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
- Thảo luận nhóm theo gợi ý SGK. HSK giúp đỡ HSKT
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ.
 - HS làm việc nhóm đôi.
 - HS thảo luận
 - Đại diện các nhóm báo cáo
 - Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 -HS nhận xét 
 -HS biểu lộ thái độ bằng cách giơ tấm bìa màu và giải thích.
- HS tự liên hệ bản thân.
HS nêu lại nội dung bài học.
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Toán
Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu:
- Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. - HS biết cách tìm số trung bình cộng của 2,3,4 số.( Bt1,2)
- HSKT biết tìm trung bình cộng của 2 số. 
II. Đồ dùng dạy học
- Phấn màu, SGK
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
Chữa bài 4 (28- SGK)
1/3 phút = 20 giây
1/4 phút = 15 giây
Bạn Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn số giây là: 20 – 15 = 5 ( giây)
 Đáp số: 5 giây
GV nhận xét , đánh giá
2. Bài mới
1: Bài toán 1: GV chép bài toán lên bảng
Ta rót vào can thứ nhất 6 lít dầu, rót vào can thứ hai 4 lít dầu. 
Hỏi: Nếu rót số dầu đó vào hai can bằng nhau th ... K.
Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
Tại sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật?
Nêu ích lợi của muối i-ốt?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
 Hằng ngày chúng ta cần ăn nhiều rau, quả chín và sử dụng thực phẩm sạch, an toàn. Vì sao phải như vậy? Bài học hôm nay sẽ giúp các con giải thích được điều đó. 
* Kiểm tra- đánh giá
- 2 HS trả lời.
HS nhận xét.
* Trực tiếp
-HS mở SGK trang 20.
2.2. Khai thác bài:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín
* Mục tiêu: HS biết giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hằng ngày.
*Cách tiến hành
Các loại rau và quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào trong một tháng, đối với người lớn?
+ Cả rau và quả chín đều cần được ăn đủ với số lượng nhiều hơn nhóm thức ăn chứa chất đạm, chất béo.
Kể tên một số loại rau, quả các con vẫn ăn hằng ngày.
Nêu ích lợi của việc ăn rau, quả.
- GV nhận xét, kết luận.
*Kết luận: Nên ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón
*Vấn đáp
- HS xem lại sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối và nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn
* Mục tiêu: Giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an toàn.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi theo nhóm đôi.
-Theo bạn, thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
- GV chốt lại.
+Thực phẩm được coi là sạch và an toàn cần được nuôi trồng theo quy trình hợp vệ sinh.
+ Các khâu thu hoạch, chuyên chở, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.
+ Thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng.
+ Không ôi thiu.
+ Không nhiễm hoá chất.
+ Không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ người sử dụng.
Hoạt động 3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
* Mục tiêu: Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
*Cách tiến hành:
Phiếu thảo luận( Trang sau)
GV nhận xét, kết luận
* Thảo luận nhóm, vấn đáp.
- Đại diện nhóm trình bày. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
*Thảo luận nhóm
HS thảo luận theo nhóm 4.HSK giúp đỡ HSKT.
Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS..
- 2 HS đọc ghi nhớ
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I.Mục tiêu.
HS có những hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện( ND Ghi nhớ)
Biết vận dụng những hiểu biết ban đầu về đoạn văn để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
HSKT viết được đoạn văn ngắn..
II. Đồ dùng dạy học
- 4,5 tờ giấy phóng to 2 để HS làm bài tập 1 , 2, 3( nhận xét)
- Giấy, bút dạ để nghi kết quả làm việc nhóm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
Đọc lại cốt truyện đã hoàn thành trong tiết học trước.
GV đánh giá
2. Bài mới
2.1Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tên bài mới lên bảng.
Sau khi đã luyện tập xây dựng cốt truyện, các em sẽ học về đoạn văn để có những hiểu biết ban đầu về các phần của đoạn văn, các dấu hiệu và hình thức, nội dung của đoạn văn kể chuyện. Từ đó, các em sẽ biết vận dụng những hiểu biết ban đầu về đoạn văn để tập tạo dựng đoạn văn kể chuyện.
2.2.Phần nhận xét
BT 1
Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống.Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
GV chốt lại và ghi bảng.
 SV 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch đợc nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
SV 2: Chú bé Chôm dốc lòng chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm.
SV 3: Chôm dám tâu vua sự thật trớc sự ngạc nhiên của mọi ngời.
SV 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm, vua đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
SV 1 - Đoạn 1
SV 2 - Đoạn 2
SV 3 - Đoạn 3
SV 4 - Đoạn 4
BT 2. 
Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn?
GV chốt lại
Chỗ mở đầu là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô.
Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
(Có khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn.)
BT3.
Từ 2 bài tập trên, hãy rút ra nhận xét:
a)Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
b)Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
a)Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện.
b)Hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng.
2.3. Ghi nhớ
SGK(54)
 Luyện tập
Ba đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên, trong đó 2 đoạn đã hoàn chỉnh, 1 đoạn mới chỉ có phần mở đầuvà phần kết thúc.Hãy viết tiếp phần còn thiếu.
GV lưu ý: Bài văn nói về một em bé vừa hiếu thảo vừa thật thà, trung thực. Em lo thiếu tiền mua thuốc cho mẹ nhưng vẫn thật thà trả lại đồ của người khác đánh rơi.
GV đánh giá
VD: Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi đã mở sẵn cô thoáng thấy những tờ giấy bạc, một chiếc cối con giã trầu... Phía trớc, bóng một bà cụ đang đi. Cô đoán chắc đó là tay nải của cụ. Cô nghĩ tội nghiệp, bà cụ mất chiếc tay nải này buồn và tiếc lắm. Cô bèn rảo bớc đuổi theo cụ, vừa đi vừa gọi: Cụ ơi, dừng lại đã. Có cái tay nải cụ đánh rơi. 
 Bà cụ lập tức quay lại , cười hiền hậu...
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
*/ Phương pháp Kiểm tra- Đánh giá
- 2 HS đọc bài làm của mình 
- HS nhận xét, 
*/ Phương pháp trực quan, thuyết trình.
- HS mở SGK
Phương pháp vấn đáp, gợi mở
- 1 HS đọc yêu cầu nhận xét 1 .
Cả lớp đọc thầm truyện Những hạt thóc giống
- Từng cặp HS trao đổi, làm việc trên phiếu GV phát.
Đại diện HS trả lời 
HS nhận xét, bổ sung
- 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp làm việc cá nhân, dùng bút chì gạch dưới những câu mở đầu và kết thúc của mỗi đoạn.
- 1 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu
- HS trao đổi để rút ra nhận xét.
-1HS đọc ghi nhớ
- Cả lớp đọc thầm
Phương pháp luyện tập, thực hành
- 2 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm
- HS làm việc cá nhân: Suy nghĩ và tưởng tượng để viết tiếp phần thân đoạn còn thiếu. HSKT viết bài dưới sự hướng dẫn của GV.
- Nhiều HS đọc bài làm của mình.
- Lớp nhận xét, 
- HS về nhà viết lại bài vào vở.
Địa lí
Trung du Bắc Bộ
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc diểm tiêu biểu về địa hình của vùng trung du Bắc Bộ;Vùng đồi với đỉnh tròn ,sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp
- Nêu được một số hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ :
 	+Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du . 
+Trồng rừng được đẩy mạnh. 
 - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ:che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
- HSKT nêu được một đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
- Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ .
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
. Kiểm tra bài cũ(5 phút) : ? Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn ?
2. Dạy bài mới 
2.1. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải (10 phút)
* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 
- GV hình thành cho HS biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ như sau : 
- Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng ? 
- Các đồi ở đây như thế nào ? 
- Mô tả sơ lược vùng trung du ?
- Nêu những nét riêng biệt về vùng trung du Bắc Bộ ?
- Gọi một vài HS trả lời .
- GV nhận xét .
.
2.2. Chè và cây ăn quả ở trung du . (10 phút)
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
sau : 
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ? 
+ Hình 1, 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thài Nguyên và Bắc Giang ? 
+ Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ?
+ Em biết gì về chè Thái nguyên ?
+ Chè ở đây được trồng để làm gì ? 
+ Trong những năm gần đây , ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì ? 
+ Quan sát hình 3 và nêu qui trình chế biến chè ? 
- GV nhận xét .
2.3. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp (10 phút)
* Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
+ Vì sao ở trung du Bắc Bộ lại có những khu đất trống đồi trọc ? 
+ Để khắc phục tình trạng này , người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ? 
+| Dựa vào bảng số liệu , nhận xét về diện tích trồng rừng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây ? 
- GV liên hệ với thực tế để giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây. 
4. Củng cố , dăn dò (3 phút)
- GVnhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Một số dân tộc ở Tây Nguyên .
HS trả lời
HS nhận xét.
- HS đọc mục 1 trong SGK, quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi
HS lên bảng chỉ bản đồ hành chính Việt Nam treo tường các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang - đây là những tỉnh có vùng đồi trung du
Bước 1 : 
HS dựa vào kêng chữ và kênh hình ở mục 2, thảo luận theo gợi ý. HSK giúp đỡ HSKT.
Bước 2 : 
 - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả 
- HS quan sát tranh ảnh đồi trọc.
- HS trả lời câu hỏi.
Sinh hoạt 
Kiểm điểm nề nếp tuần 5
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Chuẩn bị: Sổ ghi chép của lớp trưởng, tổ trưởng
 III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Kiểm điểm
 GV yêu cầu lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua. 
2. Các ý kiến đóng góp của học sinh trong lớp.
3.Phương hướng tuần 6:
GV phát động phong trào thi đua trong tuần tới.
*Tổ chỳc cho hs chơi trũ chơi:
 Trũ chơi thi hỏt.
 Chia lớp làm 2 đội;Nờn tỡm bài hỏt núi về cỏc loài hoa.Đội nào tim nhiều nhất là thắng cuộc.
 Tuyờn dương đội thắng cuộc.
 Nhận xột tiết học.
. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua. 
* Ưu điểm:
-Học sinh đi học điều
-Đa số học sinh cú ý thức học tõp, tớch cực tham gia xõy đựng bài.
-Cỏc tổ làm tốt việc trực nhật .
-Cỏc em cú ý giữ gỡn vệ sinh trường lớp.
+Tồn tại:
- Bờn cạnh 1 số em quờn đem vở
- Hiện tượng núi chuyện trong giờ học .
- HS phát biểu ý kiến về phần nhận xét của lớp trưởng.
- Các tổ trưởng bổ sung thêm nếu nhận xét của lớp trưởng con thiếu.
- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Hỏt bài :Em yờu hũa bỡnh.
Hai đội cựng chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4.doc