Giáo án các môn khối 4 - Tuần 6

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 6

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ:

Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to nếu có điều kiện)

Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 26 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
THỨ 2 Ngày soạn: 27-9 - 2014
 Ngày dạy : 29- 9- 2014
TẬP ĐỌC: NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY- CA
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Bài “Gà trống và Cáo” 
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống?
+ Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?
- Bổ sung nếu cần. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
- Treo bức tranh minh họa và hỏi: Bức tranh này vẽ cảnh gì?
- Tại sao cậu bé An- đrây- ca này lại ngồi khóc? Cậu ân hận về điều gì chăng? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 HĐ1: Luyện đọc: 8’
+ Đoạn 1: An- đrây- ca đến mang về nhà. 
+ Đoạn 2: Bước vào phòng  đến ít năm nữa. 
- GV ghi từ khó. Kết hợp sửa lỗi phát âm hướng dẫn HS cách đọc bài. 
+ GV ghi từ ngữ phần chú giải lên bảng
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
* Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, yếu ớt. Lời mẹ đọc với giọng thông cảm, an ủi, dịu dàng. Ý nghĩ của An- đrây- ca đọc với giọng buồn day dứt. 
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: nhanh nhẹn, hoảng hốt, khóc nấc, oà khóc, nức nở, an ủi, tự dằn vặt, 
HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’
+ Khi câu chuyện xảy ra An- đrây- ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An- đrây- ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+ An- đrây- ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Cậu bé An- đrây- ca mải chơi nên mua thuốc về nhà muộn. Chuyện gì sẽ xảy ra với cậu và gia đình, các em đoán thử xem. 
+ Chuyện gì xảy ra khi An- đrây- ca mua thuốc về nhà?
+ An- đrây- ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An- đrây- ca là một cậu bé như thế nào?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 5’
+ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: Bước vào phòngkhỏi nhà”
+ Theo dõi, uốn nắn. 
- Nhận xét, cho điểm học sinh. 
4. Củng cố: 5’
+ Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên cho câu truyện là gì?
- GV giáo dục HS: khi bố, mẹ sai bảo việc gì chúng ta cần làm ngay để khỏi phải ân hận. 
Nêu ý nghĩa bài học?
5. Dặn dò: 1’
- Về luyện đọc lại bài. Chuẩn bị bài: “Chị em tôi” 
+ Hát. 
+ Cáo đon đỏ mời chào Gà xuống đất để báo cho Gà biết: Từ nay muôn loài đã kết thân
+ HS nêu ý nghĩa bài học. 
- Nhận xét, chấm điểm. 
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia. 
- Lắng nghe. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS đọc từ khó. 
- HS đọc nối tiếp lần 2. 
- HS đọc phần chú giải. 
+ Luyện đọc theo cặp. 
+ Đọc thầm đoạn 1 và trả lời. 
+ An- đrây- ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng. 
+ An- đrây- ca nhanh nhẹn đi ngay. 
+ An- đrây- ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà. 
Ý 1: An- đrây- ca mải chơi quên lời mẹ dặn. 
+ Đọc thầm đoạn 2 và trả lời. 
+ An- đrây- ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời. 
+ An- đrây- ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc chậm màông chết. 
+ An- đrây- ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An- đrây- ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình. 
+ An- đrây- ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất / An- đrây- ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình. / An- đrây- ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình. 
Ý2: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca. 
+ HS đọc toàn bài. 
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp
- Bình chọn người đọc hay. 
+ Chú bé trung thực/ Chú bé giàu tình cảm/ Tự trách mình/.. 
Ý nghĩa: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiệm khắc với lỗi lầm của mình. 
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. 
* Bài 1, bài 2
II. CHUẨN BỊ: 
- Các biểu đồ trong bài học. 
- HS: Bài cũ – bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học. 
 b. Hướng dẫn luyện tập: 
HĐ: Cả lớp: 35’
 Bài 1: Biểu đồ dưới đây nói về số vải hoa
+ Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. 
- Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sao? Vì sao?
- Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai? Vì sao?
- Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai? Vì sao?
- Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét?
- Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư?
- Nêu ý kiến của em về ý thứ năm?
Bài 2
- GV yêu cầu HS qua sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gi? 
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- Tháng 7, 8, 9 có bào nhiêu ngày mưa?
- Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa?
- GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- So sánh ưu & khuyết điểm của hai loại biểu đồ?
- GV chốt lại: 
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS nghe giới thiệu. 
- HS đọc đề bài
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9. 
- HS dùng bút chì làm vào SGK, sau đó báo cáo kết quả. 
- Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng. 
- Đúng vì: 100m x 4 = 400m
- Đúng, vì: tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m, tuần 3 bán 400m, tuần 4 bán 200m. So sánh ta có: 400m > 300m > 200m. 
- Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 300m – 200m = 100m vải hoa. 
- Điền đúng. 
- Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m vải hoa. 
- Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004. 
- Tháng 7, 8, 9. 
+ Tháng 7 có 18 ngày mưa, tháng 8 có 15 ngày mưa, tháng 9 có 3 ngày mưa. 
+ Trung bình mỗi thàng có; (18+ 15+ 3): 3 = 12 ngày mưa. 
- HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét. 
Biểu đồ tranh: dễ nhìn, khó thực hiện (do phải vẽ hình), chỉ làm với số lượng nội dung ít
Biểu đồ cột: dễ thực hiện, chính xác, có thể làm với số lượng nội dung nhiều
THỨ 3 Ngày soạn: 28-9 - 2014
 Ngày dạy : 30- 9- 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng (ND Ghi nhớ). 
- Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được qui tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng qui tắc đó vào thực tế (BT2). 
II. CHUẨN BỊ: 
Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long), tranh, ảnh vua Lê Lợi. 
Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng và bút dạ. 
Bài tập 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ “ Danh từ”
+ Danh từ là gì? Cho ví dụ. 
+ Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm ở bài tập 1.. 
- Bổ sung nếu cần. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Tại sao có danh từ viết hoa, có danh từ lại không viết hoa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. 
 b. Tìm hiểu bài: 
 Bài 1: 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ đúng. 
 Bài 2: 
- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. 
- Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng. 
 Bài 3: 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa. 
+ Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ. 
+ Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì?
c. Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. 
4. Luyện tập- thực hành: 
Bài 1: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng
- Nhận xét, khen những HS hiểu bài. 
 Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
+ Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm. 
4. Củng cố- dặn dò: 3’
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
- Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài.
- Hát 
- Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng)
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. 
- Nhận xét, chấm điểm. 
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- Thảo luận, tìm từ. 
a/ sông b/. Cửu Long
c/. vua d/. Lê Lợi
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Thảo luận cặp đôi. 
+ Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. 
+ Cửu Long: Tiên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long. 
+ Vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến. 
+ Lê Lợi: tên riêng của vị vua mở đầu nhà hậu Lê. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Thảo luận cặp đôi. 
- Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa. 
- Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến: vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi viết hoa. 
+ Danh từ chung là tên của một loại vật: sông, núi, vua, chúa, quan, cô giáo, học sinh, 
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật: sông Đà, sông Thu Bồn, núi Thái Sơn, cô Lan, bạn Hoa, .. 
+ Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. 
- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng. 
- 2 HS đọc thành tiếng. 
+ HS tự làm v ...  quan sát. 
- May cổ tay, cổ áo, túi đựng, áo gối, 
- HS quan sát hình và nêu. 
- Vạch dấu đường khâu trên mặt trái của mảnh vải thứ nhất.... 
- HS thực hiện thao tác. 
+ Khâu hai mép vải thực hiện ở mặt trái vải.
+ Khâu lại mũi bằng cách lùi lại 1 mũi và xuống kim. Nút chỉ ở mặt trái đường khâu bằng cách lật vải
- HS thực hiện. 
- HS nhận xét. 
- HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. 
- HS thực hiện. 
ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU:
- Củng cố để HS nắm chắc bảng đơn vị đo khối lượng- Giây- Thế kỉ và luyện tập giải toán tìm số trung bình cộng.
- Vận dụng cách chuyển đổi các đơn vị đo và giải toán đúng.
- Giáo dục cho các em ý thức tự giác học tập.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Củng cố lý thuyết
-HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng (theo 2 chiều)
-Mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng
-Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
HĐ2: Luyện tập:
-GV yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài.
-GV chữa bài, nhận xét, củng cố kiến thức
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3 kg 50 g = g 3 tấn 20 kg = kg
2 phút 30 giây= giây Nửa thế kỉ = năm
7tấn 50 kg =  yến ¼ phút =  giây
 Bài 2:Tính: 
5252g - 676 g = 5 giờ x 3=
6565 kg : 5 = 3579 dag+ 78 dag =
Bài 3: Khối lớp 4 của trường có 2 lớp. Lớp 4A có 26 em. Lớp 4B có ít hơn lớp 4A là 6 em. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu em?
*BD HS khá, giỏi: 
Bài 1: Sắp xếp các số đo khối lượng sau : 3 kg 412 g; 4 kg 50hg; 5 kg 51 dag; 20 hg 50 g theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 2: Một cửa hàng bán trong 3 ngày. Ngày đầu bán được 68kg ngô, ngày thứ hai bán được hơn ngày đầu 15 kg ngô nhưng kém ngày thứ ba 5 kg. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg ngô?
- Gọi HS chữa bài, củng cố kiến thức
HĐ3:Củng cố dặn dò: 
Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học
Học sinh nêu
-HS tự làm bài vào vở- chữa bài, nhận xét
-Lưu ý kĩ năng chuyển đổi
 vị
-Chú ý tính đúng, có kèm theo tên đơn
-Luyện kĩ năng giải toán tìm trung bình cộng
-Đổi đưa về cùng đơn vị đo, sau đó so sánh và sắp xếp theo thứ tự
Lưu ý HS: ngày thứ hai bán được hơn ngày đầu 15kg nhưng kém ngày thứ ba 5kg.Theo em hiểu như thế nào?
TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1). 
- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2). 
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK (phóng to từng tranh nếu có điều kiện). 
Bảng lớp kẻ sẵn các cột: 
Đoạn
Hành động của nhân vật
Lời nói của nhân vật
Ngoại hình nhân vật
Lưỡi rìu
Vàng, bạc, sắt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Muốn kể câu truyện hay, hấp dẫn phải có từng đoạn truyện hay gộp thành. Bài học hôm nay giúp các em xây dựng những đoạn văn kể chuyện hay, hấp dẫn. 
 b. Hướng dẫn làm bài tập: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
 Bài 1: Dựa vào tranh 
- Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên bảng. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi: 
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
GV: Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. 
- Gọi HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. 
- GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. 
- Nhận xét, khen những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. 
Bài 2: Phát triển ý
- Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. 
- GV hướng dẫn làm mẫu tranh 1. 
+ Anh chành tiều phu làm gì?
+ Khi đó chành trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
- Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời. 
Ví dụ: Có một chàng tiều phu nghèo đang đốn củi thì lưỡi rìu bị tuột khỏi cán, văng xuống sông. Chàng chán nản nói.. ”
 HĐ2: Nhóm: 20’
- Sau khi HS phát biểu. GV dán bảng các ý chính về đoạn văn. 
- HS hát. 
- Lắng nghe. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. 
+ Truyện có 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (ông tiên). 
+ Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. 
+ Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. 
- Lắng nghe. 
- 6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh. 
- HS kể cốt truyện. 
 - 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng. 
- Lắng nghe. 
- Quan sát, đọc thầm. 
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông. 
+ Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây. ”
+ Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu. 
+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng. 
- HS kể đoạn 1. 
- Nhận xét lời kể của bạn. 
+ HS thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn KC. 
- HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh 2, 3, 4, 5, 6 suy nghĩ, tìm ý cho đoạn văn. 
- HS phát biểu ý về từng tranh
Đoạn
Nhân vật làm gì?
Nhân vật nói gì?
Ngoại hình 
nhân vật
Lưỡi rìu vàng. Bạc, sắt
2
Cụ già hiện lên
Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai. Chàng chắp tay cảm ơn. 
Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ. 
3
Cụ già vớt dưới sông lên một lưỡi rìu, đưa cho chàng trai, chàng trai ngồi trên bờ xua tay. 
Cụ bảo: “Lưỡi rìu của con đây”, chàng trai nói: “Đây không phải rìu của con. ”
Chàng trai vẻ mặt thật thà. 
Lưỡi rìu vàng sáng loá
4
Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ hai. Chàng trai vẫn xua tay. 
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này của con chứ?”. Chàng trai đáp: “Lưỡi rìu này cũng không phải của con”. 
Lưỡi rìu bạc sáng lấp lánh
5
Cụ già vớy lên lưỡi rìu thứ ba, chỉ tay vào lưỡi rìu. Chàng trai giơ hai tay lên trời. 
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con không?” chàng trai mừng rỡ: “ Đây mới đúng là rìu của con”
Chàng trai vẻ mặt hớn hở. 
Lưỡi rìu sắt
6
Cụ già tặng chàng trai cả 3 lưỡi rìu. Chàng chắp tay tạ ơn. 
Cụ khen: “Con là người trung thực, thật thà. Ta tặng con cả ba lưỡi rìu”. Chàng trai mừng rỡ nói: “Cháu cảm ơn cụ”. 
Cụ già vẻ hài lòng. Chàng trai vẻ mặt vui sướng. 
- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn. 
- GV có thể tổ chức cho nhiều lượt HS thi kể tuỳ thuộc vào thời gian. 
- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể. 
- Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện. 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
4. Củng cố- dặn dò: 3’
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS; 
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn. 
- 2 đến 3 HS kể toàn chuyện. 
1 HS nêu. 
ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP 
 I.MỤC TIÊU:
- Củng cố cách thực hiện phép cộng, phép trừ (Biết thử lại để kiểm tra kết quả)
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng làm đúng các bài tập.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu bài: 
HĐ2: Luyện tập:
- HS tự làm bài ở vở BTT( T. 37)
- GV theo dõi giúp đỡ một số HS yếu
-HS chữa bài nhận xét, GV bổ sung, củng cố kiến thức.
* HS giỏi:
 Mẹ có 3 đàn gà, đàn gà thứ nhất có 62 con; đàn gà thứ 2 nhiều hơn đàn gà thứ nhất 17 con; đàn gà thứ ba ít hơn đàn gà thứ hai 12 con. Hỏi trung bình mẹ nuôi mỗi đàn gà có bao nhiêu con?
- GV yêu cầu HS chữa bài-nhận xét
HĐ3.Củng cố dặn dò: 
Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
Học sinh nghe 
Cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài, nhận xét
HS làm bài
HS nêu cách làm
-HS xác định dạng toán -làm bài
ÔN TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 I. MỤC TIÊU:
-Củng cố mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực- Tự trọng.
- Xác định đúng danh từ có trong đoạn văn.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu bài: 
HĐ2: HD học sinh làm bài tập
Bài 1: Xếp các từ trong ngoặc vào 2 nhóm: thẳng thắn, thật thà, gian dối, lừa dối, ngay thẳng, dối trá, gian lận, lừa đảo, chân thật, chính trực.
a) Từ gần nghĩa với trung thực
b) Từ trái nghĩa với trung thực
Bài 2:Tìm 2 danh từ cho mỗi nhóm dưới đây:
- Danh từ chỉ hiện tượng
- Danh từ chỉ khái niệm
- Danh từ chỉ người
- Danh từ chỉ vật
- Danh từ chỉ đơn vị
* BD HSG: 
Bài 3: Tìm danh từ chung, danh từ riêng có trong đoạn văn sau:
Núi/ Sam/ thuộc/ làng /Vĩnh Tế. Làng /có/ miếu/Bà Chúa/ có/ làng /Thoại Ngọc Hầu/- người /đã /đào/ con/ kênh/ Vĩnh Tế./
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm
-Chấm một số bài – Hướng dẫn học sinh chữa bài 
- GV nhận xét, củng cố kiến thức
HĐ4: Củng cố –Dặn dò
- GV nhận xét - hệ thống kiến thức
-HS làm bài tập vào vở
Lưu ý hiểu nghĩa các từ để xếp đúng vào 2 nhóm
- HS tự tìm đúng danh từ, chú ý DT chỉ khái niệm
DTC: núi, làng, miếu, lăng
DTR: Vĩnh Tế, Sam, Bà chúa, Thoại Ngọc Hầu
- HS chữa bài - nhận xét
SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
 I.MỤC TIÊU:
 - Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân và của chi đội tuần qua.
 - Nắm được kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Ôn lại các bài múa hát:
HĐ2: Đánh giá hoạt động tuần qua
- Giáo viên yêu cầu chi đội trưởng đánh giá nhận xét và xếp loại thi đua cho cá nhân 
-Yêu cầu cá nhân học sinh nêu ý kiến
- Giáo viên nhận xét chung về các mặt có nhận xét, tuyên dương.
Lưu ý nhắc nhở số HS đi học chậm môn Tiếng Anh sáng thứ 4.
HĐ3: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động do chi đội, liên đội và nhà trường đề ra.
- Đẩy mạnh phong trào Đôi bạn cùng tiến.
- Tiếp tục tập bài hát múa mới.
- Thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Liên đội.
+ Tiếp tục chăm sóc hoa, vệ sinh trường lớp đảm bảo sạch sẽ.
- Học sinh thực hiện.
- Lớp phó văn thể chỉ đạo.
- Chi đội trưởng nhận xét chung và xếp loại thi đua cho các phân đội.
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe kế hoạch tuần sau.
HẾT TUẦN 6

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 6.doc