Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy số 27 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy số 27 (chuẩn kiến thức)

Tập đọc

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học.( trả lời được các CH trong SGK)

 + HS giải nghĩa một số từ khó trong bài.

- Giáo dục HS chịu khó tìm tòi và lòng ham thích khám phá khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng viết đoạn " Chưa đầy một TK.vẫn quay"

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy số 27 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23 / 2 / 2013 TUẦN 27 
Ngày giảng: Thứ ngày / / 2013 
Tập đọc
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học.( trả lời được các CH trong SGK)
 + HS giải nghĩa một số từ khó trong bài.
- Giáo dục HS chịu khó tìm tòi và lòng ham thích khám phá khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng viết đoạn " Chưa đầy một TK....vẫn quay"
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ: 4 HS đọc truyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy theo cách phân vai, trả lời các câu hỏi trong SGK
 2. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài “Dù sao trái đất vẫn quay”
*)Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc: 
- 1 HS đọc cả bài
- Bài chia làm mấy đoạn? 
- GV nhận xét, kết luận : 3 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu.. của Chúa trời: Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
+ Đoạn 2: Tiếp theo.gần bảy chục tuổi : Ga-li-lê bị xét xử.
+ Đoạn 3: Còn lại: Ga-li-lê bảo vệ chân lý.
GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng các tên riêng Cô-péc-ních, Ga-li-lê;
- GV hướng dẫn Hs đọc từng đoạn 
+ GV cho HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài
 - GV nhận xét
 + GV đọc diễn cảm toàn bài 
 b) Tìm hiểu bài
- GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi:
+ Ý kiến của Cô-péc-ních có gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
 + Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?
 + Em hãy nêu nội dung chính của bài?
 - GV chốt ý chính: 
*)Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 - Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau 3 đoạn văn. 
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn " chưa đầy...vẫn quay".
3. Củng cố - Dặn dò
 - GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài? 
 - Về nhà luyện đọc lại câu chuyện và chuẩn bị bài Chim sẻ.
- GV nhận xét tiết học
- HS đọc và trả lời câu hỏi
HS đọc đồng thanh, 3 Hs đọc lại
- Học sinh đọc tiếp nối 2 lượt
 Hs nhận xét
- HS lắng nghe.
- Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó..Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là hành tinh quay chung quanh mặt trời.
- Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng k/học của Cô-péc-ních.
 - Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời
- Hai nhà khoa học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điêm của Giáo hội lúc bấy giờ 
- HS nêu
*) Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học.
- 3 HS ñoïc tieáp noái
- 2 vaø thi ñoïc dieãn caûm
- HS trả lời 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
 - Biết rút gọn được phân số.
 + Nhận biết được phân số bằng nhau.
 - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
 - Giáo dục tính cẩn thận, tự giác khi làm bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu HS làm bài 
* Tính :
 a. 
 b. 
 - GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1
 - GV hướng dẫn HS làm bài
Bài 2 
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS kiểm tra bài
Bài 3
 - Gọi HS đọc yêu cầu của đề
 - Yêu cầu HS làm bài
 - GV đọc từng câu hỏi cho HS làm bài.
 - Nhận xét bài làm của HS
Bài 4 :
 - Gọi HS đọc yêu cầu của đề
 - GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm lời giải bài toán ơ
4. Củng cố , dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau .Hình thoi
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng làm , lớp làm vào nháp.
Bài 1
a/
b/
Bài 2 
a. 3 tổ chiếm số HS của lớp
b. 3 tổ có số HS là:
 32 x = 24 (HS)
	Giải
Anh Hải đi được đoạn đường dài là:
15 x = 10 (km)
Quãng đường anh Hải còn phải đi dài là:
15 – 10 = 5 (km)
 Đáp số : 5 km
Bài giải
Lần sau lấy ra số lít xăng là:
32850 : 3= 10950 (l )
Cả hai lần lấy ra số lít xăng là:
32850 + 10950 = 43800 (l)
Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:
56200 + 43800 = 100000 (l)
 Đáp số: 100000 l
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
- Chọn được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về lòng dũng cảm .
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
* GD kĩ năng sống: Giao tiếp: trình bày suy nghĩ , ý tưởng. T ự nhận thức đánh giá. Ra quyết định: Tìm kiếm các lựa chọn. Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
I. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh hoạ trong SGK
- Dàn ý của bài kể chuyện 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : (5')
GV mời 1 HS kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về lòng dũng cảm .
2. Bài mới : Giới thiệu- Ghi đề 
a/Hoạt động 1 : (10') Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
 - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu đề tài câu chuyện mình chọn kể 
b/Hoạt động 2 (20') Thực hành kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
- Tổ chức làm việc theo cặp
- GV nhận xét 
3. Củng cố,dặn dò : (2') 
- Về kể lại câu chuyện cho ba mẹ nghe .
- Chuẩn bị bài sau : Đôi cánh của Ngựa Trắng 
- Nhận xét chung tiết học
- 1 HS kế
*Chọn được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về lòng dũng cảm 
- Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em đã nghe đã đọc 
 - HS nêu : Ví dụ Tôi muốn kể về lòng dũng cảm đuổi bắt cướp ,bảo vệ dân của chú công an ở thôn tôi tuần qua ..
*Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thực hành kể theo cặp 
- Vài HS thi kể trước lớp –Trao đổi vơí các bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện 
- Lớp nhận xét bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất và kể hay nhất .
.
Ngày soạn: 26 / 2 / 2013 
Ngày giảng: Thứ ngày / / 2013 
TOÁN
HÌNH THOI
I. MỤC TIÊU 
- Giúp HS :
 + Nhận biết hình thoi và 1 số đặc điểm của hình thoi
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, củng cố kĩ năng nhận dạng hình.
 + Phân biệt được hình thoi và 1 số hình đã học.
- Giáo dục tính cẩn thận, tự giác khi làm bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình thoi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 Hs lên bảng làm
Tính: a/ ; b/ 
- Gv cùng HS nhận xét
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Giới thiệu hình thoi
 - GV cùng lắp ghép mô hình hình vuông.
 - GV dùng mô hình HS vừa lắp ghép để vẽø hình vuông lên bảng và giấy, vở.
 - GV giới thiệu hình mới gọi là hình thoi.
 - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK, nhận ra những hoa văn (họa tiết) hình thoi sau đó HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình thoi ABCD trong SGK và trên bảng.
c. Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi
 - Yêu cầu HS quan sát hình thoi ABCD trên bảng, sau đó đặt câu hỏi giúp HS tìm được các đặc điểm của hình thoi.
 . Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD
 - Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài các cạnh hình thoi.
 + Độ dài các cạnh hình thoi như thế nào với nhau?
 - GV kết luận về đặc điểm hình thoi như SGK
d. Thực hành : 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
 - GV yêu cầu HS quan sát hình và TL.
 + Hình nào là hình thoi?
 + Hình nào không phải là hình thoi?
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
 - GV vẽ hình thoi ABCD lên bảngviết đề bài lên bảng .
 - GV nêu : Nối A với C ta được đường chéo AC của hình thoi ABCD.
 Nối B với D ta được đường chéo BD của hình thoi
 - Gọi điểm giao nhau của đường chéo AC và BD là O.
 - Yêu cầu HS hãy dùng êke kiểm tra xem 2 đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không?
 - Yêu cầu HS dùng thước có vạch chia Mi – li – mét để kiểm tra xem 2 đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung diểm của mỗi hình không?
 - GV kết luận đặc điểm : Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Bài 3
 - Cho HS đọc đề bài , sau đó tổ chức cho HS cắt hình thoi để xếp thành ngôi sao như bên.
 - GV tổng kết tuyên dương các HS cắt nhanh, đẹp.
4. Củng cố , dặn dò:
 - Về chuẩn bị bài Diện tích hình thoi
 - Nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng làm , lớp làm vào nháp.
- HS cả lớp thực hành lắp ghép hình vuông.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS quan sát, làm theo mẫu và nhận xét
- Cho vài HS nhắc lại .
AB // CD
BC // AD.
- HS thực hành đo độ dài
- Bằng nhau.
- Hình 1, 3 là hình thoi
- Hình 2, 4, 5 khơng phải là hình thoi
- HS quan sát
- HS quan sát thao tác GV, sau đó nêu lại.
- Hình thoi ABCD có hai đường chéo là AC và BD
- Vuông góc với nhau
- HS cắt và gấp hình thoi SGK tình bày.
Luyện từ và câu:
CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được cấu tạo ,tác dụng của câu khiến.
 - Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
- Giáo dục HS biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 ( Phần nhận xét)
- Bốn băng giấy mỗi băng viết một đoạn văn ở BT1( Phần luyện tập)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:	
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 	
2. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Câu khiến”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm nội dung bài
*Phần nhận xét: 
Bài tập 1,2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT1,2
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT3
- Cho HS thực hiện theo yêu cầu BT 
- GV nhận xét từng câu, rút ra kết luận
* Phần ghi nhớ:
Hoạt động 3: Phần luỵên tập
Bài tập1: 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc nội dung yêu cầu bài tập 1 
- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh
- HS trình bày
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV phát giấy cho HS -giao việc.
- Các nhóm làm vào giấy
- Các nhóm lên trình bày kết quả
- GV nhận xét
 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS ghi nhớ nội dung bài học -
viết vào vở 5 câu khiến
- 1 HS đọc yêu cầu của BT1,2
Cả lớp theo dõi SGK
- HS phát biểu.- Lớp nhận xét
- HS lên bảng tiếp nối ghi mỗi HS một câu văn
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
- Một HS lấy 1 ví du minh họa nội dung ghi nhớ
- Cả lớp theo dõi SGK
- HS suy nghĩ trao đổi. 
- HS phát biểu- lớp nhận xét
- HS theo dõi SGK
- HS suy nghĩ, viết nhanh vào giấy 
- Đại diện các nhóm trình bày - Cả lớp nhận xét 
Chính tả (Nhớ- viết): ... với diễn biến câu chuyện.
b) Tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc đoạn 1 và gợi ý các em trả lời các câu hỏi:
? Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?
?Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi ?
? Ý đoạn 1 nói lên điều gì?
- HS đọc đoạn 2,3 
? Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
? Ý đoạn 2,3 nói lên điều gì?
- HS đọc đoạn 4,5 
? Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
? Ý đoạn 4,5 nói lên điều gì?
? Em hãy nêu ý nghĩ của bài? 
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Gv đọc mẫu đoạn 1 
- GV hướng dẫn HS cả lơp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn truyện. " Bỗng....đất" 
- GV kết luận
3. Củng cố - Dặn dò
- GV hỏi HS về ý nghĩa của bài là gì? 
- Dặn HS về nhà luyện đọc diễn cảm bài văn; kể lại câu chuyện cho người thân
+ Về nhà học và chuẩn bị bài ôn tập
- GV nhận xét tiết học.
- Hs đọc thầm
- HS trả lời.
- Học sinh đọc tiếp nối 2 - 3 lượt
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
 - Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến đến gần sẻ non.
- Đột nhiên, 1 con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó phải dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm gió phải ngần ngại.
*) Ý 1: Sự xuất hiện của con chim sẻ nhỏ.
- Con sẻ già lao xuống như 1 hòn đá rơi trước mõm con chó; lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết.
*)Ý 2: Sẻ già dũng cảm cứu sẻ con.
- Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người cũng phải cảm phục.
*)Ý 3: Sự kính phục của tác giả trước hành động dũng cảm của sẻ già.
*)Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi hành động dũng cảm xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
- 3 thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét
Tập làm văn:
MIÊU TẢ CÂY CỐI
( Làm bài viết)
I. MỤC TIÊU:
 - Viết được hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK( hoặc đề giáo viên chọn) bài viết đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.
- Có ý thức tự giác trong khi viết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Tranh, ảnh một số cây cối trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ: 2 HS đọc mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả.
 2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Miêu tả cây cối” làm bài viết
Hoạt động 2: ra đề
Bốn dề kiểm tra ở tiết TLV ( trg.92) là những đề gợi ý. GV có thể dùng 4 đề này. Cũng có thể dựa vào các đề gợi ý, ra đề khác cho HS. Khi ra đề, cần chú ý những điểm sau:
- Nêu ra ít nhất 3 đề để HS lựa chọn được 1 đề bài tả một cái cây gần gũi., mình ưa thích.
- Ra đề gắn với kiến thức TLV vừa học ví dụ như :
Đề1. Hãy tả một cái cây ở trường gắn với nhiều kỷ niệm của em. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp
Đề2: Hãy tả một cái cây do chính em vun trồng. Chú ý kết bài theo cách mở rộng
Đề 3: Em thích loại hoa nào nhất? Hãy tả loài hoa đó. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp
- GV cho HS làm bài
- Thu và chấm bài
3. Củng cố, dặn dò
 - Về nhà chuẩn bị bài Trả bài văn miêu tả cây cối.
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
- HS chọn đề bài và làm bài vào giấy kiểm tra. 
Ngày soạn: 1 / 3 / 2013 
Ngày giảng: Thứ ngày / / 2013 
TOÁN
LUYỆN TẬP
(Bỏ ý b BT 1 )
I. MỤC TIÊU 
 - Giúp HS :Vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan. 
 - Có ý thức tự giác, chịu khó suy nghĩ trong khi làm bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Mỗi HS chuẩn bị : 
 + 4 miếng bìa hình tam giác vuông kích thước như trong BT 4.
 + 1 tờ giấy hình thoi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
 * Tính diện tích hình thoi biết
 a. Độ dài 2 đường chéo là 4 cm và 7 cm.
 b. Độ dài đường chéo thứ nhất là 2 cm, và đường chéo thứ hai có độ dài bằng độ dài đường chéo thứ nhất.
 - GV nhận xét.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài :
 b. Luyện tập
Bài 1: 
 - Yêu cầu HS làm bài.
 - Gọi HS đọc kết quả bài làm.
Bài 2 : 
 - Yêu cầu HS tự làm
 - GV nhận xét, chữa bài
Bài 3: GV tổ chức cho HS xếp hình, sau đó tính diện tích hình thoi.
- Gv hướng dẫn HS thực hiện
3. Củng cố – dặn dò 
- Về nhà chuẩn bị bài Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
- HS lên bảng làm , lớp làm vào nháp.
Bài giải
a. Diện tích hình thoi là:
19 x 12 : 2 = 114 (cm2)
b. Có 7 dm = 70 cm
Diện tích hình thoi là:
30 x 70 : 2 = 105 (cm2)
Đáp số:a) 114 cm2
 b) 105cm2
Bài giải
 Diện tích của miếng kính là:
 = 70 (cm2)
 Đáp số : 70 cm2
- Các tổ xếp hình sau 2 phút tô nào có nhiều bạn xếp đúng hơn là tổ đó thắng cuộc.
HS xếp được hình như sau :
	A
D	B
 C
Bài giải
Đường chéo AC dài là :
2 + 2 = 4 (cm)
Đường chéo BD dài là :
3 + 3 = 6 (cm)
Diện tích hình thoi là:
 4 x 6 : 2 = 12 (cm2)
 Đáp số : 12 cm2
Luyện từ và câu:
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được cách đặt câu khiến (nội dung Ghi nhớ).
 - Biết chuyển câu kể thành câu khiến(BT1, mục III) bước đầu đặt câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp(BT2), biết đặt câu với từ cho trước( hãy, đi, xin.) theo cách đã học (BT3).
- HSKG: nêu được tình huống có thể dùng câu khiến ( BT4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Bốn băng giấy mỗi băng viết 1 câu văn ở BT 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước.
 2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Cách đặt câu khiến”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài
* Phần nhận xét:
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS biết cách chuyển câu kể thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK(trg 92).
- HS làm bài.
- HS trình bày
- GV nhận xét
* Phần Ghi nhớ:
- HS căn cứ cách làm bài trong phần Nhận xét,tự nêu 4 cách đặt câu khiến
- 2-3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 3: Phần luyện tập
Bài tập 1:
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1
- GV gợi ý và hướng dẫn HS làm
- HS làm bài cá nhân
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả
- GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2,3,4: Thực hiện như BT1
- BT2 : Gọi 1 HS đọc nội dung BT
 + GV cho HS hoạt động nhóm 
- BT3 : Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT
 + Gọi 1 HS lên bảng làm 
- BT4 : GV nêu yêu cầu : Nêu các tình huống có thể dùng các câu khiến đó
3. Củng cố- dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà viết lại 5 câu khiến
- Nhắc HS mỗi em tìm một tin trên báo, mang đến lớp để tập tóm tắt tin trong tiết học sau.Ôn tập
- GV nhaän xeùt tieát hoïc.
- HS theo dõi
- HS làm bài .
- 3 HS lên bảng trình bày, sau đó từng em đọc lại câu khiến với giọng điệu phù hợp.- Cả lớp nhận xét
- HS đọc
- 1 HS đọc- cả lớp theo dõi SGK
- HS làm bài
- HS trình bày- Cả lớp nhận xét
+ HS hoạt động nhóm (mỗi nhóm 1 câu)
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Lớp nhận xét 
+ Lớp làm vào vở bài tập 
- HS hội ý theo cặp và trả lời miệng 
*HS khá, giỏi nêu được tình huống có thể dung câu khiến
- Lớp nhận xét 
Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn hoặc của mình khi đã được thầy, cô giáo chỉ rõ.
 - Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa lỗi GV yêu cầu chữa trong bài viết của mình
 - Nhận thấy được cái hay của bài được GV khen
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Trả bài văn miêu tả cây cối”
Hoạt động 2: GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- GV viết đề bài văn đã kiểm tra lên bảng
- Nhận xét về kết quả làm bài ( ưu, khuyết điểm)
- Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS chữa bài
- Hướng dẫn từng HS chữa lỗi
- Hướng dẫn sửa lỗi chung
- Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay
+ GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp
+ HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình. Mỗi HS chọn đoạn trongbài làm của mình, viết lại theo cách hay hơn.
3. Củng cố,dặn dò
- GV khen ngợi những HS làm việc tốt trong tiết trả bài.
- Yêu cầu một số HS viết bài không đạt hoặc điểm thấp về nhà viết lại bài văn khác nộp lại
- Dặn HS về nhà đọc lại các bài tập đọc và HTL, chuẩn bị lấy điểm đọc trong tuần ôn tập giữa HKII 
- HS làm, cùng bạn trao đổi góp ý cho nhau
- HS trình bày
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 27
I. Mục tiêu:
 - HS tự đánh giá, nhận xét các hoạt động của bản thân và của bạn về các mặt hoạt động trong tuần
- Biết đề xuất ý tưởng xây dựng phương hướng hoạt động cho tuần sau
- Có thái độ tích cực chủ động trong các hoạt động của cả lớp .
II. Chuẩn bị:
- Bản báo cáo tổng kết của lớp trưởng, tổ trưởng
- Bản dự thảo phương hướng tuần 28
 III. Các hoạt động :
Ổn định: Hát 
Tổng kết hoạt động tuần 27
 - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình hoạt động của tổ về các mặt: Học tập Đạo đức, Chuyên cần, Lao động, vệ sinh, Phong trào.
 * Lớp trưởng tổng hợp báo cáo hoạt động tuần 27
 * Cả lớp đóng góp ý kiến bổ sung.
+ GV đánh giá, nhận xét nhắc nhở chung cả lớp 
+ GV tuyên dương các em thực hiện tốt trong tuần, nhắc nhở chung các em vi phạm trong tuần qua.
 3. GV - HS bình chọn HS danh dự trong tuần: HS xuất sắc, HS tiến bộ, Gương người tốt, việc tốt
 4. Xây dựng phương hướng tuần 28
- HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần 
- Đại diện nhóm phát biểu.
* Chủ điểm: Em là đội viên gương mẫu 
a/ Học tập:
- Tiếp tục thực hiện chương trình tuần 28
- Các tổ tích cực truy bài đầu giờ. 
- Vừa học vừa ôn lại kiến thức để chuẩn bị thi GKII
- Tiếp tục duy trì:“Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập
- Thực hiện tốt “Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài”
- Rèn chữ viết (tập 2)
a/ Đạo đức:
- Thực hiện theo 5 điều Bác dạy.
- Rèn luyện tác phong người đội viên gương mẫu.
c/ Chuyên cần: 
- Đi học đúng giờ, tránh nghỉ học không phép.
d/ Lao động, vệ sinh
- Thực hiện theo lịch phân công lao động của trường.
- VS trường lớp và cá nhân sạch sẽ. 
- Chăm sóc cây xanh 
e/ Phong trào:
- Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội	
- Phát động phong trào: hoa điểm 10 chào mừng ngày và 26- 3 
5/ Tổ chức văn nghệ, trò chơi dân gian theo ý thích.
- Nhắc nhở Hs chơi một số trò chơi phù hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 27(3).doc