Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 27 năm 2012

Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 27 năm 2012

TẬP ĐỌC

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY!

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô -péc-ních, Ga - li-lê. Biết đọc với

giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh, vẽ minh họa bài TĐ SGK.

 

doc 20 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần học 27 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 	Thứ hai ngày tháng 03 năm 2012
TẬP ĐỌC 
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY!
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô -péc-ních, Ga - li-lê. Biết đọc với
giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh, vẽ minh họa bài TĐ SGK.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2-3 hs đọc bài Ga-vơ- rốt ngoài chiến lũy và trả lời câu hỏi trong SGK. 
 - Nhận xét -ghi điểm từng hs.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc cả bài.
- Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- GV sửa lỗi phát âm đúng tên riêng Cô –péc-ních, Ga –li-lê. HD ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.- GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ? 
+ Ga-li-lê viết sách đề làm gì ?Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông ?
+ Lòng dũng cảm của Cô–péc-ních và Ga–li–lê thể hiện ở chỗ nào ?
+ Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ? 
- HS nêu ý chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học, nêu ý nghĩa của bài 
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại cho người thân câu chuyện trên.
-2-3 hs đọc bài và trả lời câu hỏi SGK 
- Quan sát và lắng nghe. 
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
-1 HS đọc thành tiếng.
-3 nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi 1.
+ HS trả lời –lớp bổ sung nhận xét 
+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các và sao phải quay xung quanh nó. Cô–péc–ních đã chứng minh ngược lại 
+ Ông viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô- péc –ních .
+ Và cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội.
+Hai nhà khoa học đã dám nói ngược với lời phán của Chúa Trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ .
-Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
+3 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc.
- 2-3 HS đọc thành tiếng.
-HS luyện đọc theo cặp.
- 3-5 HS thi đọc diễn cảm.
TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu.
- Rút gọn được phân số .
- Nhận biết được phân số bvăng nhau .
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số 
II. Chuẩn bị. Bảng phụ ghi các bài tập
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra.
Yêu cầu làm bài sau:
Biết lớp 4B có 24 học sinh nữ. Số học sinh này chiến số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 4B có bao nhiêu học sinh ?
Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu: Để rèn kĩ năng tính với các phân số và giải toán có lời văn. Tiết toán hôm nay ta học bài.....
b. Hướng dẫn các bài tập:
Bài 1 :yêu cầu làm bài vào vở.
Rút gọn phân số và tìm các phân số bằng nhau.
Gọi hs chữa bài cả lớp nhận xét.
Thống nhất kết quả đúng.
Bài 2: Gọi hs đọc đề
Y/c hs tóm tắt bài toán.
Bài 3 : Gọi hs đọc đề
Gv vẽ sơ đồ minh họa lên bảng hướng dẫn hs giải bài.
Nhận xét và ghi điểm. 
Bài 4: Gọi hs đọc đề.
Gv hướng dẫn cách giải.
Yêu cầu làm vào vở.
Gọi hs chữa bài.
3. Củng cố dặn dò.
Yêu cầu nêu lại nội dung củng cố.
Vềlàm bài và chuẩn bị bài để kiểm tra.
Nhận xét tiết học.
 Giải:
Số học sinh lớp 4 B là: 
24 : = 32( học sinh)
LUYỆN TẬP CHUNG
Cá nhân làm bài vào vở .
1 em lên bảng làm.
Hs giải vào vở 1 em lên bảng giải .
Đổi chéo vở kiểm tra kết quả của nhau.
 Giải
3 tổ chiếm số phần hs trong lớp là.
 3 : 4 = ( Cả lớp)
3 tổ có số học sinh là.
 32 x = 24 ( em)
 Đáp số : 24 em
1 em đọc đề cả lớp tìm hiểu đề bài.
Cả lớp làm vào vở ,1 em làm vào bảng phụ.
 Giải
Quãng đường anh Hải đã đi là.
 15 x = 10 ( km)
Anh Hải còn phải đi tiếp số km là.
 15 - 10 = 5 ( km)
 Đáp số: 5 km
1 em đọc đề . Cả lớp làm vào vở.
 Giải
Lần sau lấy số xăng là.
 32850 : 3 = 10950 (l)
Trong kho lúc đầu có là.
 32850+ 10950 + 56200 = 100000 (lít)
 Đáp số: 100000 lít 
Lịch sử
THÀNH THỊ Ở THẾ KỶ XVI – XVII- CÓ GT
I. Mục tiêu: 
 - Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cả buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,)
 - Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển nền kinh tế, đặt biệt là thương mại.
II. Chuẩn bị:- Bản đồ Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.KTBC :
+ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào ?
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : 
 - GV trình bày khái niệm thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
 - GV treo bản đồ và yêu cầu HS xác định vàị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
 *Hoạt động nhóm:
 - GV yêu cầu vài HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII .
 - GV nhận xét.
 *Hoạt động cá nhân :
 + Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII.
 + Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế ( nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp ) nước ta thời đó như thế nào ?
 - GV nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò:
 - Cảnh buôn bán tấp nập ở các đô thị nói lên tình trạng kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
-Việc xuất hiện các đô thị ở thế kỉ XVI- XVII đã đánh dấu một bước phát triển mới của đất nước ta. Việc buôn bán với nước ngoài đã xuất hiện. Đây chính là sự biểu hiện của sự phát triển kinh tế của VN từ thế kỉ XVI-XVII.
 - Về học bài và chuẩn bị trước bài
- HS trả lời.
- HS cả lớp bổ sung.
THÀNH THỊ Ở THẾ KỶ XVI - XVII
- HS nhận xét và chọn bạn mô tả hay nhất.
- HS cả lớp thảo luận và trả lời :Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- 2 HS đọc bài.
- HS nêu: chứng tỏ nền kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Buôn bán với nước ngoài đã xuất hiện. Nhiều thương nhân ở nước ngoài đã có quan hệ buôn bán với nước ta.
- HS cả lớp.
Địa lí:
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu: 
 - Học xong bài này, HS biết: giải thích được dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất (đất canh tác, nguồn nước sông, biển).
 	- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp.
 	- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở ĐB duyên hải miền Trung.
II. Chuẩn bị: - Bản đồ dân cư VN.
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC: 
+ Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐB duyên hải miền Trung.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới
 1.Dân cư tập trung khá đông đúc
 *Hoạt động cả lớp
 - GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung, phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và TP ở duyên hải. GV chỉ trên bản đồ cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày. Nếu so sánh với ĐB Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng.
2.Hoạt động sản xuất của người dân 
 *Hoạt động cả lớp:
 - GV yêu cầu một số HS đọc, ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất .
 - GV ghi sẵn trên bảng bốn cột và yêu cầu 4 HS lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS quan sát. 
- GV cho HS thi “Ai nhanh hơn”: cho 4 HS lên bảng thi điền vào các cột xem ai điền nhanh , điền đúng. Gv nhận xét, tuyên dương.
 +Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này ?
 - GV đề nghị HS đọc bảng: Tên ngành sản xuất và một số điều kiện cần thiết để sản xuất, sau đó yêu cầu HS 4 nhóm thay phiên nhau trình bày lần lượt từng ngành sản xuất (không đọc theo SGK) và điều kiện để sản xuất từng ngành.
3.Củng cố - Dặn dò 
 - Nhắc lại nội dung bài học.
 -Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
- Quan sát BĐ phân bố dân cư VN, HS so sánh và nhận xét được ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn
- HS quan sát và trả lời.
- HS: phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao; còn phụ nữ Chăm mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
- HS đọc và nói tên các hoạt động sản xuất 
-Trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất. 
-HS thi điền.
- Cho 2 HS đọc lại kết quả làm việc của các bạn và nhận xét.
Trồng trọt: - Mía, lúa
Chăn nuôi: - Gia súc
Nuôi trồng đánh bắt thủy sản: -Tôm, cá
Ngành khác: - Muối
CHÍNH TẢ: (Nhớ – viết) 
 Bài thơ về tiểu đội xe không kính .
I. Mục tiêu.
- Nhớ - viết đúng bài CT ; trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a, hoặc (3) a.
II. Chuẩn bị.
- Bảng phụ ghi các bài tập, bài viết. Các tranh vẽ bài tập bài 3
III. Hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm tra.
Yêu cầu viết bảng các từ viết sai nhiều như:
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn chính tả 
Đọc thuộc mẫu bài viết gồm ba khổ thơ cuối của bài.
Yêu cầu đọc lại và hỏi:
- Bài viết có mấy khổ thơ mỗi khổ được viết như thế nào?
Yêu cầu thảo luận tìm chữ khó.
Yêu cầu luyện viết bảng các chữ khó.
Nhận xét sửa sai.
c.Viết bài.
- Yêu cầu đọc thuộc lòng bài viết lần hai.
- Yêu cầu rền kĩ năng nhớ viết và phân biệt âm vàần, tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu đổi vở sửa lỗi, báo cáo lỗi.
d.Hướng dẫn bài tập:
Bài 2a: Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu.
Yêu cầu nêu bài mẫu.
Bài 3a: Nêu cách ghép.
-Yêu cầu cá nhân đọc ghép các tiếng và đoạn văn để có nghĩa.
- Nhận xét ghi điểm.
Treo tranh vẽ, yêu cầu quan sát và nêu nội dung đoạn văn.
3. Củng cố dặn dò.
Yêu cầu viết chữ sai
Qua bài chính tả hôm nay các em cần luyện kĩ năng nhớ và phân biệt các âm, vần v ... ị ra báo tường.
- Kĩ năng: Giúp HS thể hiện lòng biết ơn thông qua những bài văn, bài thơ.
- Thái độ: Giáo dục HS sự kính trọng, quý mến mẹ và cô giáo- hai người mẹ hiền, người phụ nữ Việt Nam, tự hào về truyền thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
Nêu yêu cầu để HS chuẩn bị ra báo tường về ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
 III. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị nội dung, hình thức để hướng dẫn HS thực hiện.
 IV. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động của GV
HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Chỉ có một trên đời- Nhạc và lời: Trương Quang Lục.
HĐ2: GV nêu yêu cầu để HS chuẩn bị các bài thơ, bài văn có nội dung ca ngợi công lao của người mẹ, cô giáo, thể hiện niềm tự hào về truyền thống Đoàn ta.
* Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát.
- HS các tổ thảo luận đưa ra các nhiệm vụ và chuẩn bị tham gia vào buổi ra báo tường diễn ra vào tuần 3.
V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt:
- Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác.
- Phấn đấu thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
Thứ 6 ngày 9 tháng 3 năm 2012
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nói. 
 - Tính được diện tích hình thoi. 
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: Diện tích hình thoi
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét
2.Bài mới 
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS vàận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thoi 
- Yêu cầu HS củng cố kĩ năng tính nhân các số tự nhiên
- GV kết luận
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trước khi làm
Bài 4
-Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trước khi làm
-Giúp HS nhận dạng hình các đặc điểm của hình thoi
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Làm bài tập còn lại trong SGK
- HS sửa bài
- HS nhận xét
- HS tự làm bài
- HS đọc kết quả bài làm
Bài 1.
a/ Diện tích hình thoi là:
 = 114 (cm2)
b/ Đổi 30cm = 3dm 
 (hoặc7dm=70cm)
 = 1050 (cm2)
-HS nhận xét
Bài 2. Giaûi
Độ dài hai đường chéo lần lượt là ::
2 x 2 = 4 (cm)
3 x 2 = 6 (cm)
Diện tích hình thoi là
 = 12 (cm2)
 Đáp số: 12 cm2
Bài 3
-HS giải
 Diện tích miếng kính là :
 (14 x10 ): 2 = 70 (c)
 Đáp số : 70 c
Bài 4.
- HS đọc kĩ đề bài
- HS xem hình SGK
- HS thực hành trên giấy
+ 4 cạnh đều bằng nhau.
+ 2 đường chéo vuông góc với nhau.
Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
 - HS biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối ( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,  ). Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài văn theo sự hướng dẫn của GV.
 - HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động. 
 - Biết tham gia sữa lỗi chung; biết sữa lỗi theo yêu cầu của thầy cô.
 II. Chuẩn bị:
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
 a. Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích yêu cầu bài học 
 b.Hướng dẫn nhận xét về kết quả bài làm 
 - GV viết đề bài lên bảng 
 - Gọi HS nhắc lại 
 - Nêu nhận xét 
 - GV nêu một số ưu điểm bài viết cuả Hs 
 Xác định đúng đề bài ( tả cây cối), kiểu bài 
(miêu tả) ; bố cục ; ý, diễn ý, sự sáng tạo ; chính tả hình thức trình bày bài văn, 
 - GV nêu những HS viết đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động, có sự liên kết giữa các phần mở bài, kết bài hay 
+ Những thiếu sót hạn chế. Nêu một vài VÀD cụ thể, tránh nêu tên Hs.
+ Thông báo điểm số cụ thể 
- Gv trả bài cho Hs
1.HD HS chữa bài .
 + Đọc lời nhận xét của GV. Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài.
+ Viết những lỗi vào phiếu học tập trong bài làm theo từng loại 
+ Đổi bài làm, đổi phiếu bạn bên cạnh để soát lỗi. Soát lại những việc sửa lỗi.
- GV theo dõi kiểm tra hs làm việc 
2. HD chữa lỗi chung :
+ GV dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
3. HD HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay 
- GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay (hoặc ngoài lớp sưu tầm được)
4 . Củng cố dăn dò :
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc lại đề bài 
- HS lớp theo dõi lắng nghe 
- HS lắng nghe 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo vàiên 
- lỗi chinh tả, từ, câu, diễn đạt, ý và sửa lỗi .
+ Một số HS lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp. HS trao đổi bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu ( nếu sai). HS chép bài vào vở.
- HS theo dõi 
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. Rút kinh nghiệm cho mình. Mỗi HS chọn một đoạn trong bài làm của mình, viết lại theo cách hay hơn.
- Trao đổi thảo luận, rút kinh nghiệm.
Khoa học:
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
 I. Mục tiêu: 
	- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
 II. Chuẩn bị: 
 - GV: Hình vẽ trong SGK trang 108, 109.
 - HS: HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? 
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Giới thiệu bài :	
Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
1. Kể tên 3 cây và 3 con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc nóng mà bạn biết.
2. Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào?
a) Sa mạc. b) Nhiệt đới. 
c) Ôn đới d) Hàn đới.
3. Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây lá rụng về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào?
4. Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào?
5. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu nào?
6. 1 số động vật có vàú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
7. Động vật có và sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
8. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng.
9. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi.
10. Nêu bàiện pháp chống nóng và chống rét cho con người.
- Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật?
*Hoạt động 2: - Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
Sự tạo thành gió.
Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
Sự hình thành mưa, tuyết, băng.
Sự chuyển thể của nước.
4. Tổng kết – Dặn dò :
- Chuẩn bị: “ Ôn tập”.- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu
- HS có thể kể tên các con vật bất kì miễn là chúng sống được ở xứ lạnh hoặc xứ nóng.
	Đáp án:
- c) Ôn đới
- Nhiệt đới.
- Sa mạc và hàn đới
- 00c
- Âm 30oc
- Tưới cây che giàn.
- Ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ.
- Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát.
- Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió
- Mỗi loài sinh vật có nhu câu về nhiệt khác nhau.
- Nhiệt tác động lên mọi sinh vật 1 cách mạnh mẽ, nhiệt độ có thể là dấu hiệu quan trọng báo rằng sinh vật đó sống hay chết.
- Trái Dất trở nên lạnh giá.
- Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ chẳng có mưa và không có tuyết, sẽ chắng có sự sống.
ĐẠO ĐỨC
 Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tt).
I.Mục tiêu.
- Nêu được vài dụ về hoạt động nhân đạo.
- thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp ở trường và cộng đồng.
II.Chuẩn bị.
 	 - Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)
III Hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 4- SGK/39)
 - GV nêu yêu cầu bài tập.
 Những việc làm nào sau là nhân đạo?
 - GV kết luận:
 + b, c, e là việc làm nhân đạo.
 +a, d không phải là hoạt động nhân đạo.
*Hoạt động 2: 
Xử lí tình huống (Bài tập 2- SGK/38- 39)
 - GV chia 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống.
Nhóm 1:a/. Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.
Nhóm 2 : b/. Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.
 - GV kết luận:
 + Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn) ,quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn có xe và có nhu cầu  ),
 + Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (BT5-SGK)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 - GV kết luận:Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
Kết luận chung :
 -GV gọi HS đọc mục “Ghi nhớ” –SGK/38.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS thảo luận nhóm đôi.
 Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
a/. Uống nước ngọt để lấy thưởng.
b/. Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
c/. Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
d/. Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
e/. Hiến máu tại các bệnh vàiện.
-Các nhóm thảo luận.
-Theo từng nội dung GV Y/C.
- Đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu điều tra theo mẫu.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
Sinh hoạt tuần 27
I. Yêu cầu: 
 - Đánh giá các hoạt động tuần, phổ biến các hoạt động tuần.
 - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
II. Hoạt động dạy - học: 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Kiểm tra :
- Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
- Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần.
1. Đánh giá hoạt động tuần qua
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành.
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
2. Phổ bàiến kế hoạch tuần 28
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới: 
+ Về học tập.
+ Về lao động.
+ Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo vàiên nhận xét đánh giá tiết học.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt. 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
- Ghi nhớ những gì giáo viên 
dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 tuan 27 Huu Tuan(1).doc