Giáo án các môn khối 4 - Tuần lễ 10 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn khối 4 - Tuần lễ 10 (chuẩn kiến thức)

TIẾT 19 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

 (TIẾT 1)

I-MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đoc, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

-HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc 75 tiếng/ phút)

 

doc 34 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần lễ 10 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN10
Ngày soạn:13/10/2012
Ngày dạy: Thứ hai : 15/10/2012
 TẬP ĐỌC
TIẾT 19 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
 (TIẾT 1)
I-MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đoc, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 
-HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc 75 tiếng/ phút)
II- CHUẨN BỊ : 
- Phiếu học tập .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Điều ước của vua Mi-đát
-Kể tên các bài tập đọc đã học từ đầu HKI đến nay.
Gv nhận xét.
3-Bài mới
a) Giới thiệu bài: Ôn tập (Tiết 1 )
b) Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
GV tổ chức cho HS lần lượt lên bốc thăm đọc các bài TĐ đã học.
-GV đặt câu hỏi về đoạn, bài HS vừa đọc.
- GV –HS nhận xét .
-GV nhận xét sửa sai, ghi điểm.
Bài tập 2: 
-Những bài Tập đọc như thế nào là truyện kể?
-Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”( Tuần 1,2,3 )
-GV yêu cầu HS đọc lại hai bài này.
- GV phát phiếu học tập cho HS làm bài cá nhân.
-GV nhận xét, chốt nội dung đúng:
HS hát 
-HS kể 
-HS theo dõi, nhắc lại tựa bài.
- HS lần lượt lên bốc thăm
- HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn đoạn theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời
- HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
-Đó là những bài kể về một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
+Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
+Người ăn xin
- HS đọc thầm lại hai bài này
- HS nhận phiếu và làm bài tập theo phiếu.
- HS trình bày kết quả.
- HS khác nhận xét.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
-Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- Người ăn xin
-Tô Hoài 
-Tuốc-ghê-nhép 
- Ca ngợi Dế Mèn biết bênh vực kẻ yếu
-Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin 
- Dế Mèn, 
Nhà Trò, bọn nhện.
-Tôi ( Chú bé ), Ông lão ăn xin
Bài tập 3: 
GV yêu cầu HS tìm nhanh trong hai bài tập đọc trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc .
-GV-HS nhận xét sửa sai đoạn văn có giọng đọc:
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha ,trìu mến 
b) Đoạn văn có giọng đọc giọng đọc thảm thiết
c) ) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe 
-GV cho HS thi đọc diễn cảm các đoạn văn đó
-Gv nhận xét, ghi điểm. 
4-Củng cố, 
-GV nhận xét, yêu cầu những HS đọc chưa đạt hoặc chưa được đọc về luyện đọc để tiết sau kiểm tra tiếp.
-GV giáo dục HS biết bênh vực người yếu, thông cảm, sẻ chia trước nổi bất hạnh của người khác.
5Dặn dò:
Xem lại quy tắc viết hoa để Ôn tập ( tiết 2 )
Nhận xét tiết học .
HS đọc yêu cầu bài tập 3
- HS tìm trong hai bài tập đọc trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc .
 - Là đoạn cuối của truyện Người ăn xin: “ Tôi chẳng biết của ông lão”
-Là đoạn Nhà Trò ( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần I ) kể nổi khổ của mình: “Năm trước ăn thịt em”
- Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần II ): “Tôi thét đi không?”
-HS thi đọc diễn cảm các đoạn văn đó
HS nhắc lại nội dung bài học.
HS theo dõi
CHÍNH TẢ
TIẾT 10: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( Tiết 2)
I-MỤC TIÊU :
 - Nghe -viết đúng bài chính tả( tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng( Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
+ HS kha, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả( tốc độ trên 75 chữ/ 15 phút); hiểu nội dung của bài.
II- CHUẨN BỊ ;
- Bảng phụ 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Ổn định:
2- Bài cũ: Ôn tập ( Tiết 1 )
3- Bài mới
-Gv giới thiệu bài: Ôn tập ( Tiết 2 ) 
* Bài tập 1: GV hướng dẫn HS nghe-viết: Bài : “Lời hứa”
-GV đọc bài Lời hứa 
-GV cho HS đọc lại phần bài viết 
-GV lưu ý HS: 
Chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày các lời thoại với các dấu hai chấm, xuống dòng, gạch ngang đầu dòng; hai chấm mở ngặc kép, đóng ngoặc kép.
-GV cho HS tìm từ khó viết, 
GV ghi bảng và cho HS lần lượt viết vào bảng con.
-GV đọc bài cho HS viết vào vở
-GV đọc lại HS soát bài 
_GV thu bài chấm điểm sửa sai
Bài tập 2: 
GVHDHS lyuện tập
 ? Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả.
 ? Vì sao trời đã tối mà em không về .
?Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để làm gì .
?Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ?
-Bài tập 3:
-GV nhắc HS: Xem lại các kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết Luyện từ &câu tuần 7 ( trang 68 ) và tuần 8 ( trang 78 )
-Phần quy tắc ghi vắn tắt.
-GV cho HS làm vào vở. 
Một vài HS làm trong phiếu học tập.
HS hát
-HS theo dõi, nhắc lại tựa bài.
-HS theo dõi SGK
HS đọc lại phần bài viết 
-HS theo dõi.
-HS thực hiện theo hướng dẫn.
HS viết vào vở.
- HS tự sửa lỗi.
-HS đọc yêu cầu bài tập 2
-Em bé được giao nhiệmvụ làm lính gác kho đạn.
- Vì em bé đã hứa với các bạn không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
- Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của bạn và của cậu bé 
- Không được . Vì các câu trên là do em bé thuật lại.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
-HS lắng nghe.
HS làm vào vở. 
Một vài HS làm trong phiếu học tập.
Các loại tên riêng
Quy tắc viết hoa
VD
1-Tên người, tên địa lý Việt Nam
2-Tên người, tên địa lý nước ngoài 
-Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
-Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu các bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng được ngăn cách bằng gạch nối 
-Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt, viết như cách viết tên riêng Việt Nam.
-Lê Văn Tám, Cần Thơ
Lu-i Pa-xtơ; Xanh Pê-téc-bua; Bạch Cư Dị; Luân Đôn 
4. Củng cố:
-GV giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết và nắm vững quy tắc viết hoa.
 5. Dặn dò -Về học bài chuẩn bị : Ôn tập 
-Nhận xét tiết học.
-HS nắc lại nội dung bài .
- HS lắng nghe và thực hiện.
TIẾT 46 TOÁN
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU : 
-Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
- Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4 (a)
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
Bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật và hình vuông.
- Gọi HS lên bảng vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. 
-Yêu cầu HS hình vuông có cạnh là 4 cm. 
GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Luyện tập.
Thực hành
Bài tập 1:
-HS nêu tên góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình. 
Hình a) A
 M
 B C
Hình b)
 A B
 D C
 Bài tập 2:
-Yêu cầu HS đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. 
GV đính BT, yêu cầu đại diện 2 dãy thi đua.
-Giải thích vì sao AH không phải là đường cao tam giác ABC.
-Vì sao AB là đường cao của tam giác ABC?
Bài tập 3:
-GV phát phiếu các nhóm vẽ
HS vẽ hình vuông với một cạnh có trước. 
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 4a .
a)HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. 
Gv theo dõi
Gv chấm một số bài, nhận xét
- GV nhận xét.
4-Củng cố: 
- GV tổng kết giờ học. Chúng ta vừa ôn những nội dung gì của hình học?
-GV giáo dục HS ham thích học toán.
5 Dặn dò 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học
HS hát, nêu kết quả truy bài đầu giờ.
HS lên bảng làm bài
-HS theo dõi, nhắc lại tựa bài.
- HS nêu yêu cầu bài
-HS làm việc cá nhân
a. Góc vuông: BAC
+ Góc nhọn: ABM; MBC; MCB; AMB, ABC.
+ Góc tù: BMC
+ Góc bẹt: AMC
b. Góc vuông: DAB; DBC; ADC
 + Góc nhọn: ABD; ADB; BDC; BCD
 + Góc tù: ABC.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 4 dãy thi đua làm bài
+AH là đường cao của tam giác ABC S
+AB là đường cao của tam giác ABC Đ 
- HS trả lời : Vì AH không vuông góc với cạnh BC.
-Vì đường thẳng AB là đường hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh đối diện BC của tam giác.
-Tương tự CB cũng là đường cao của tam giác ABC.
HS đọc yêu cầu 
- HS làm vào PHT, trình bày.
 D C
 A 3cm B
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm vào vở. 
A B
D C
-HS trả lời
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC 
Tiết 10: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết2)
I/ Mục tiêu:
Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
*KNS: - Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày.
	 - Kĩ năng bình luận, phê phán việc quản lí thời gian.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mỗi hs có 2 tấm bìa: xanh, đỏ .
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Tiết kiệm thời giờ
- Gọi hs lên bảng trả lời
+ Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời giờ?
+ Em đã tiết kiệm thời giờ như thế nào?
Nhận xét, chấm điểm
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiết hoc hôm nay, các em sẽ tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ và việc làm nào chưa tiết kiệm qua một số tình huống 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ.
- GV sẽ nêu một số tình huống. Sau mỗi tình huống, nếu các em cho là đúng thì giơ thẻ màu xanh, nếu sai thì giơ thẻ màu đỏ
- Nêu lần lượt các tình huống ở BT1 SGK/15
Kết luận: Nếu chúng ta biết sắp xếp thời giờ một cách hợp lí thì chúng ta sẽ làm nhiều việc có ích 
* Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thời giờ
- Gọi hs đọc bài tập 4 SGK/16
- Các em ngồi cùng bàn hãy trao đổi với nhau mình đã sử dụng thời giờ như thế nào cho bạn nghe và ngược lại đồng thời dự kiến thời gian biểu của mình cho thời gian tới
- Gọi vài học sinh nêu trước lớp
- Nhận xét, khen ngợi những hs đã biết tiết kiệm thời giờ
Kết luận: Thời giờ rất qui báu, các em phải biết tiết kiệm thời giờ, sử dụng thời giờ vào việc có ích, không nên lãng phí thời giờ 
*KNS: - Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày.
* Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tư liệu về tiết kiệm thời giờ
- Y/c hs hoạt động nhóm 4 lần lượt giới thiệu các tư liệu mà mình đã chuẩn bị cho cả nhóm cùng nghe, sau đó thảo luận về ý nghĩa của truyện, tấm gương mà bạn vừa trì ... ả lần nhân liền sau.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
HS làm bảng con 
1 số nhân với 0 thì bằng mấy?
Bài tập 3:
a) Cho HS làm vào vở
GV gọi HS nêu cách làm, lưu ý HS trong các dãy phép tính phải làm tính nhân trước, tính cộng, trừ sau.
GV thu chấm, nhận xét .
4-Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & thực hiện phép tính nhân
-GV giáo dục HS - Đặt thừa số này dưới số hạng kia sao cho những chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau. Nhân theo thứ tự phải sang trái.
5Dặn dò 
-Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép nhân
-Nhận xét tiết học.
HS hát
-HS theo dõi, nhắc lại tựa bài.
HS đọc: 
Thừa số thứ nhất là 241 324 có 6 chữ số. Thừa số thứ hai là 2 có một chữ số.
241 324
 2
 482 648
- Đặt thừa số này dưới thừa số kia, sao cho những chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau. Nhân theo thứ tự phải sang trái.
- Kết quả của phép nhân là 428 648. gọi là tích.
-HS nêu. HS so sánh: kết quả của mỗi lần nhân không vượt qua 10, vì vậy khi thực hiện phép tính nhân không cần nhớ.
136 204 4 x 4 = 16, viết 6 nhớ 1
x 4 4 x 0 = 0, thêm 1 bằng 1, 
544 816 viết 1 .
 4 x 2 = 8, viết 8
 4 x 6 = 24, viết 4, nhớ 2
4 x 3 = 12, thêm 2 bằng 14, 
 viết 4, nhớ 1
 4 x 1 = 4, thêm 1 bằng 5, viết 5 Kết quả: 136 204 x 4 = 544 816
-HS theo dõi.
-HS đọc yêu cầu.
- HS cả lớp làm bảng con
x
x
a. 341231 214325
 2 4
 682 462 857300
x
x
b. 102426 410536	
 5 3
 512130 1231608
- 1 số nhân với 0 thì bằng 0.
HS nêu yêu cầu bài
HS làm bài vào vở
a. 321475 + 423507 x 2 = 321475 + 847014
 = 1168489
843 275 - 123 568 x 5 = 843 275 – 617 840
 = 225 435
HS tự làm bài
- Đặt thừa số này dưới số hạng kia, sao cho những chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau. Nhân theo thứ tự phải sang trái.
-Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 10: 
Luyện từ và câu
Kiểm tra : ĐỌC - HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
( Thời gian làm bài 30 phút )
Ngày dạy: Thứ sáu : 19/10/2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 20: 
Tên bài : KIỂM TRA : CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN
Thời lượng 1 tiết, 40 phút
ĐỊA LÍ
TIẾT 10: THÀNH PHỐ ĐÀ ĐẠT
I.MỤC TIÊU:
- Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ VN
- Nêu được vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt : Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có khí hậu quanh năm mát mẻ
- Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành 1 thành phố du lịch và nghỉ mát
- Giải thích được vì sao Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh
* HS khá, giỏi: 
+ Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
+ Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên cao- khí hậu mát mẻ, trong lành- trồng nhiều loài hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch.
II.CHUẨN BỊ:
SGK; Bản đồ tự nhiên Việt Nam.Tranh ảnh về Đà Lạt.
Phiếu luyện tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2-Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Sông ở Tây Nguyên có tiềm năng gì? Vì sao?
Mô tả hai loại rừng: rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp ở Tây Nguyên?
GV nhận xét
 3-Bài mới
Giới thiệu bài: Thành phố Đà Lạt 
Hoạt động1: Thành phố nổi tiếng về rừng thông và khai thác nước.
-GV treo bảng lược đồ các cao nguyên(H1) bài 5.
- Thành phố Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
- Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét?
- Với độ cao đó1500m, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
- Quan sát hình 1, 2 rồi đánh dấu bằng bút chì địa điểm ghi ở hình vào lược đồ hình 3.
- Tìm vị trí của Hồ Xuân Hương và thác Cam Ly trên lược (đồ H3)?
- Mô tả cảnh đẹp ở Hồ Xuân Hương và Thác Cam Ly?
-Tại sao có thể nói thành phố Đà Lạt nổi tiếng về rừng thông và thác nước?
-Kể tên một số thác nước đẹp ở Đà Lạt.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV giải thích thêm: Nhìn chung càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi khoảng 5 đến 6 độ C. Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, người ta thường đi nghỉ mát ở vùng núi. Đà Lạt ở độ cao 1500 m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ. Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không có gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc.
Hoạt động 2: Đà Lạt- thành phố du lịch và nghỉ mát.
- GV yêu cầu làm việc theo nhóm.
- Gv giao việc
- Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
- Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Hoa quả cà rau xanh ở Đà Lạt.
- Yêu cầu đọc mục 4 SGK
- Rau và hoa ở Đà Lạt được trồng như thế nào?
- Vì sao ở Đà Lạt lại thích hợp trồng được nhiều loại hoa, trái & rau xanh xứ lạnh?( Dành HS khá giỏi ) 
- Kể tên một số loại hoa, quả & rau xanh ở Đà Lạt?
- Hoa, rau,quả của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- Xác lập mối quan hệ địa lý giữa địa hình với khí hậu ,giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .( Dành HS khá giỏi )
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4-Củng cố:
- Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển trở thành thành phố, du lịch, nghỉ mát?
-GV giáo dục HS tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
5-Dặn dò :-Chuẩn bị bài: Ôn tập
- Gv nhận xét tiết học
HS hát
HS trả lời
HS khác nhận xét.
HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
-HS quan sát và nêu.
Dựa vào lược đồ Tây Nguyên, tranh ảnh, mục 1 trang 93 & kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi.
-Cao Nguyên Lâm Viên.
- Ở độ cao 1500m so với mực nước biển.
-Khí hậu Đà Lạt mát mẻ quanh năm.
-HS làm việc theo cặp đôi
- HS tìm trên bảng đồ.
- HS chỉ và mô tả: Hồ Xuân Hương là hồ đẹp nhất năm ở trung tâm thành phố Đà Lạt, rộng khoảng 5 km2 , có hình mảnh trăng lưỡi liềm.
-Một dòng nước đổ vào hồ ở phía Bắc. Một dòng suối từ hồ chảy ra phía Nam. Cả hai dòng suối đều mang tên Cam Ly. Đây là cảnh đẹp nổi tiếng ở Đà Lạt.
-Vì ở đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm. Thông phủ kín sườn đồi, sườn núi, toả hương mát.
-Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp nổi tiếng như thác Cam Ly, Pơ-ren, 
-HS theo dõi
-Thảo luận nhóm
Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 & mục 2, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
- Khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh quan tự nhiên đẹp: rừng thông, vườn hoa,thác nước, chùa chiền,.
- Nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gon.
HS trình bày tranh ảnh về Đà Lạt mà mình sưu tầm được
- HS đọc yêu cầu
HS Hoạt động nhóm
-Quan sát tranh ảnh về hoa, trái, rau xanh của Đà Lạt, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
-trồng quanh năm, có diện tích rộng.
-.có khí hậu mát mẻ quanh năm.
- Lan, Cẩm tú cầu, Hồng, mi mô da, bông cải. Ơt, dâu, cà chua,
- Hs tự kể thêm.
- Chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu, cung cấp cho nhiều nơi, có ở Miền Trung, Nam Bộ.
- Cao nguyên là một vùng đất cao nên có khí hậu luôn mát mẻ ,trong lành – Vì vậy trồng được nhiều loài hoa , quả rau xứ lạnh phục vụ nhu cầu cho con người .Ngoài ra Đà Lạt còn là nơi phát triển du lịch phục vụ nhu cầu cho con người . 
-HS trả lời
- HS lắng nghe và thực hiện.
TOÁN
TIẾT 50: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
A. MỤC TIÊU
 - Nhận biếtđược tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Bước đầu vận dụng được tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
 - Bài tập cần làm: Bài 1;Bài 2 (a,b)
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ
GV nhận xét và cho điểm
3. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm nay các em sẽ được làm quen với tính chất giao hoán của phép nhân
* Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu HS so sánh 2 biểu thức nầy với nhau.
 b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
GV treo lên bảng số đã chuẩn bị ở bảng phụ.
GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
GV hãy so sánh giá trị của biêu thức a x b với giá tị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8 
Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7 ?
Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4 ?
Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ?
-Ta có thể viết a x b = b x a
-Em có nhận xét gì về các thừa số trong 2 tích a x b và b x a ?
-Khi đổi chổ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào ?
-Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không ?
Vậy khi ta đổi chổ các thừa số trong 1 tích thì tích đó như thế nào ?
* Luyện tập thực hành
Bài 1 :
GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x ¨ và yêu cầu 
Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ?
Bài 3 :
-GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
GV viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức nầy 
GV hỏi : em đã làm thế nào để tìm được 4 x 2145 = ( 2100 + 45 ) x 4 ?
GV yêu cầu HS làm tiếp bài, khuyến khích 
GV nhận xét và cho điểm HS
4. Củng cố, Dặn dò
GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và quy tắt của tính chất giao hoán của phép nhân.
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau .
Hát vui
 HS lên bảng làm bài tập 4 tiết 49
So sánh giá trị các cặp phép nhân có thừa số giống nhau
 Vậy 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau
- tiếp tục làm tương tự với 1 số cặp phép nhân khác, 4 x 3và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 =32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng.
-HS điền số thích hợp vào ¨
-HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau
- HS tự làm bài
HS áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau
HS giải thích vì sao các biểu thức c = g và e = b
HS kém thì GV gợi ý :
Ta có a x ¨ = a, thử thay a bằng số cụ thể VD a x 2 thì 2 x ¨ = 2, ta điền 1 vào ¨, a = 6 thì 6 x ¨ = 6, ta cũng điền 1 vào ¨, .... Vậy ¨ là số nào ?
Ta có a x ¨ = 0, thử thay a bằng số cụ thể VD a x 9 thì 9 x ¨ = 0, ta điền số 0 vào ¨, a = 8 thì 8 x ¨ = 0, vậy ta điền 0 vào ¨,.... Vậy số nào nhân với mọi số tự nhiên đều cho kết quả là 0Với.
Phong Phú,ngày.tháng..năm 2012
TỔ KHỐI DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 10 KNS tich hop Pho.doc