Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 25 (chi tiết)

Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 25 (chi tiết)

Bài: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

I. Mục tiêu:

- Ở tiết học này, HS:

- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.

- Bài tập cần làm: Bài 1; 3.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Vẽ hình trong SGK lên bảng phụ

 

doc 44 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 25 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn:1.3.2013
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 4 tháng 3 năm 2013
Tiết 1. TOÁN 
	Bài: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu:
- Ở tiết học này, HS:
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 3.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Vẽ hình trong SGK lên bảng phụ
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
HĐ 2. HD tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS thực hiện vào nháp: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 5m, chiều rộng là 3m. (1 HS lên bảng tính) 
- Các em tính tiếp diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng . 
- Để tính diện tích của hình chữ nhật trên ta phải làm như thế nào? 
HĐ 3. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số.
a. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ. 
- Chúng ta sẽ đi tìm kết quả của phép nhân trên qua hình vẽ sau: (đưa bảng phụ đã vẽ hình).
- Có hình vuông, mỗi cạnh dài 1m. Vậy hình vuông có diện tích là bao nhiêu? 
 - Chia hình vuông có diện tích 1 mét vuông thành 15 ô bằng nhau thì mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu mét vuông? 
- Hình chữ nhật được tô màu gồm bao nhiêu ô?
- Vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần mét vuông? 
b. Phát hiện quy tắc nhân hai phân số.
- Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật bằng đồ dùng trực quan hãy cho biết 
- 8 là gì của hình chữ nhật mà ta phải tính diện tích? 
- 15 là gì của hình vuông? 
- Ta có phép nhân sau: (ghi bảng và gọi HS lên tính kết quả).
- Dựa vào ví dụ trên bạn nào cho biết: Muốn nhân hai phân số tà làm như thế nào? 
Kết luận: Ghi nhớ SGK/132. 
HĐ 4. Thực hành:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở, 2 em lên bảng thực hiện.
- Nhận xét, sửa sai. 
Bài 2: Khuyến khích HSKG.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HD mẫu câu a, các câu còn lại yêu cầu HS tự làm bài (gọi 2 HS lên bảng thực hiện). 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở (1 HS lên bảng lớp thực hiện). 
- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng
4. Củng cố, dặn dò:
- Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào? 
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát tập thể.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Thực hiện vào nháp: 5 x 3 = 15 (m2) 
- Ta thực hiện phép nhân 
- Diện tích hình vuông là 1m2.
- Mỗi ô có diện tích là: 2
- Được tô màu 8 ô.
- Bằng m2 
- 2
- Số ô của hình chữ nhật (4x2).
- Số ô của hình vuông (5x3) 
- Ta lấy tử số nhân với tử số, lấy mẫu số nhân với mẫu số. 
- Vài HS đọc lại. 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 
a. 
- rút gọn trước rồi tính: 
a. 
b. 
c. 
- Lắng nghe và sửa sai (nếu có).
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Tự làm bài:
 Diện tích hình chữ nhật là:
 (m2)
 Đáp số: m2
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Thực hiện theo gợi ý, HD của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số 
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: TẬP ĐỌC 
	Bài: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
I. Mục tiêu:
- Ở tiết học này, HS:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt r lời nhn vật, ph hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK).
- KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; Ra quyết định; Ứng phó, thương lượng; Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và nêu nội dung bài. 
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
- Tuần này, chúng ta học chủ điểm gì?
HĐ2. HD luyện đọc.
- Gọi 1 HS khá, giỏi đọc cả bài.
- Gợi ý HS chia đoạn.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài lần 1.
- HDHS đọc đúng: vạm vỡ, trắng bệch, loạn óc, rút soạt dao ra. 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài lần 2.
- HDHS giải nghĩa các từ khó trong bài. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
HĐ 3. HD tìm hiểu bài:
- Tính hung hãn của tên chúa tàu thể hiện qua chi tiết nào? 
- Nêu ý chính đoạn 1?
- Lời nói cử chỉ của bác sĩ cho thấy ông là người ntn?
- Cặp câu nào cho thấy cuộc đối đầu giữa bác sĩ với tên cướp?
- Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển?
- Nội dung bài ?
HĐ 4. HD đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gọi 3 HS đọc theo cách phân vai. 
- Yc HS lắng nghe, theo dõi tìm giọng đọc toàn bài và các từ cần nhấn giọng. 
- HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai.
+ GV đọc mẫu. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 3.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung chính của bài ? 
- Giáo dục: Cần noi gương hành động dũng cảm của bác sĩ Ly.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, chú ý đọc đúng giọng của từng nhân vật. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên đọc và nêu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. 
- Những người quả cảm.
- HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. 
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
-3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu...bài ca man rợ.
+ Đoạn 2: Tiếp theo...phiên toà sắp tới
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1.
- Luyện đọc cá nhân.
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài lần 2.
- Đọc chú giải trong SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài. 
- Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im,..chực đâm bác sĩ Ly. 
* Ý 1:Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển.
- .nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn,dũng cảm
- Một đằng thì đức độ hiền từ một đằng thì .thú dữ nhốt chuồng.
* Ý 2: Cuộc đối đầu căng thẳng giữa bác sĩ Ly với tên cướp biển.
Ý 3: Tên cướp biển bị bác sĩ Ly khuất phục ?
ND : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- 3 HS đọc theo phân vai (người dẫn chuyện, tên cướp, bác sĩ Ly). 
- Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến của câu chuyện. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ hung dữ của tên cướp, vẻ oai nghiêm của bác sĩ: cao lớn, vạm vỡ, sạm như gạch nung, chém dọc, trắng bệch, loạn óc, man rợ, nổi tiếng nhân từ, ê a, đạp tay, quát, nín thít, trừng mắt, câm mồm, điềm tĩnh, phải, tống anh, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, dõng dạc, quả quyết, cất dao, quyết, treo cổ, đức độ, hiền từ, nghiêm nghị, nanh ác, hung hăng, gườm gườm, cúi gằm mặt, ngồi xuống, làu bàu, im như thóc. 
+ Đọc giọng phân biệt lời các nhân vật: lời tên cướp cục cằn, hung tợn; lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh.
- Lắng nghe và dọc thầm theo.
- Luyện đọc trong nhóm 3.
- Vài nhóm thi đọc trước lớp. 
- Lắng nghe và bình chọn.
- Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Tiết 4: CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
 KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
I. Mục tiêu:
- Ở tiết học này, HS:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2a/ b.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a/b.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Gọi 1 HS đọc BT2a tiết trước, gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp. 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. 
HĐ 2.HD HS nghe-viết:
- GV đọc mẫu đoạn văn cần viết chính tả trong bài Khuất phục tên cướp biển.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, phát hiện và nêu những từ ngữ khó, dễ viết sai trong bài.
- HD HS phân tích và lần lượt viết vào nháp, 3 HS lên bảng viết: rút soạt dao ra, dõng dạc, nghiêm nghị, nhốt chuồng. 
- Gọi HS đọc lại các từ khó viết, dễ lẫn.
- Trong khi viết chính tả các em cần chú ý điều gì? 
- Lưu ý HS về: tư thế ngồi viết, quy tắc viết hoa, cách trình bày, 
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. 
- Đọc cho HS soát lại bài.
-Chấm bài, yêu cầu HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
- Nhận xét chung.
HĐ 3. HD HS làm bài tập chính tả.
Bài 2a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn: Ở từng chỗ trống, các em lần lượt thử điền từng từ có âm cho sẵn sao cho tạo ra từ, câu có nội dung thích hợp. Sau đó nêu nội dung của đoạn văn
- Dán 2 tờ phiếu viết nội dung bài tập, mời đại diện 2 dãy lên bảng thi tiếp sức. 
- Cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc (điền từ hợp nội dung, đúng chính tả, phát âm đúng).
4. Củng cố, dặn dò:
- Các em ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa luyện viết trong bài. Học thuộc câu đố. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát tập thể.
- 1 HS đọc, 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. 
- Lắng nghe và bổ sung (nếu có).
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. 
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Lần lượt nêu: dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, nghiêm nghị, gườm gườm, nhốt chuồng...
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 2 HS đọc to trước lớp. 
- Nghe, viết, kiểm tra. 
- Lắng nghe và thực hiện.
- HS nghe - viết chính tả. 
- Soát lại bài. 
- Đổi vở cho nhau để kiểm tra.
- Lắng gnhe và sửa sai (nếu có).
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe, thực hiện. 
- 6 HS lên bảng thực hiện. 
- Nhận xét, bình chọn. 
a, không gian,bao giờ, dãi dầu, đứng gió, rõ ràng, khu rừng.
- Lắng gnhe và thực hiện.
Hoạt động ngoài giờ:
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Tiết 6:Toán 
ÔN TẬP
I . Mục tiêu
- Ôn lại kt cộng trừ phân số cho hs
II. Lên lớp
Bài 1: Tính
A.
a. 	Ta có:
b)
 c)
 d, 
B.
a) ; 
b) ; 
Bài 2: Rút gọn các phân số:
; ; 
Tiết 7, 8 Tiếng Việt: 
ÔN TẬP
I.Mục tiêu
- HS ôn tập đọc, đọc lại các bài đã học. 
II. Lên lớp
1. GV hướng dẫn HS đọc các bài đã học và kết hợp trả lời các câu hỏi cuối bài.
- HS đọc cá nhân.GV quan sát sửa sai, sửa ngọng cho HS
- HS đọc thi theo nhóm- nhận xét đánh giá
2. Cho học sinh rèn viết
- Viết bài trong vở rèn chữ. GV quan sát uốn nắn từng em
- GV thu bài chấm – n ... hăm sóc rau, hoa. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Cuốc, xẻng, đồ dùng trồng rau, hoa.
III. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1. Nêu tác dụng của việc tưới nước cho rau, hoa? 
2. Tỉa cây, làm cỏ cho rau, hoa nhằm mục đích gì? 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1.Giới thiệu bài: Các em đã biết mục đích, cách tiến hành các thao tác tưới nước, làm cỏ, tỉa cây cho rau, hoa. Tiết học hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em biết mục đích và cách tiến hành vun xới đất đồng thời cho các em thực hành các biện pháp chăm sóc rau, hoa. 
HĐ 2. Vun xới đất cho rau, hoa.
- Cho HS quan sát đất trên luống, trong chậu rau, hoa.
- Nêu những biểu hiện của đất ở trên luống hoặc trong chậu? 
- Nguyên nhân làm cho đất bị khô, không tơi xốp? 
- Tại sao phải xới đất? 
- Nêu tác dụng của vun gốc? 
Kết luận: Ta phải vun xới đất để làm cho đất tơi xốp, đảm bảo đủ không khí cho cây. 
- Các em quan sát hình 3 SGK nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất? 
- Làm mẫu cách vun, xới đất.
- Nhắc nhở: Các em nhớ khi xới cố gắng không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát. Kết hợp xới đất và vun gốc, xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây. 
HĐ 3. HS thực hành chăm sóc rau, hoa.
- Chăm sóc cây rau, hoa bao gồm những công việc nào? 
- Nêu mục đích các công việc chăm sóc rau, hoa? 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/65.
- Kiểm tra sự chuẩn bị lao động của HS.
- Giao nhiệm vụ thực hành. 
- Quan sát, uốn nắn những sai sót của HS và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh khi làm xong.
HĐ 4. Đánh giá kết quả học tập.
- Yêu cầu HS tự đánh giá công việc thực hành.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Khi thực hiện các công việc chăm sóc rau, hoa các em cần chú ý điều gì? 
- Tại sao phải thường xuyên tưới nước, làm cỏ và vun xới đất cho rau, hoa? 
- Về nhà thực hành các công việc chăm sóc rau, hoa đúng kĩ thuật. 
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS trả lời câu hỏi: 
1. Cung cấp nước, giúp cho hạt nảy mầm, hòa tan các chât dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi.
2. Giúp cho cây đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. 
- Quan sát, nhận xét. 
- Đất khô, đất ẩm, tơi xốp, 
- Do đất bị dí chặt do mưa và tưới nước liên tục lâu ngày không được xới lên, đất khô do không tưới nước. 
- Làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí.
- Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triển mạnh.
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Dùng cuốc hoặc dầm xới, vừa thực hiện xới đất vừa vun đất vào gốc cây. 
- Quan sát, ghi nhớ.
- Ghi nhớ, thực hiện. 
- tỉa cây, tưới nước, làm cỏ, vun xới
- Tỉa cây, làm cỏ giúp cho cây đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng, tưới nước giúp cho cây hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất, vun xới làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí. 
- Vài HS đọc to trước lớp. 
- Nhóm trưởng báo cáo.
- Thực hành trong nhóm. 
- HS thu dọn dụng cụ, cỏ dại và vệ sinh dụng cụ, chân ta khi làm xong. 
- HS đánh giá theo các tiêu chuẩn:
+ Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
+ Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật.
+ Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian qui định. 
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Khi tưới nước phải tưới đều, không để nước đọng; khi tỉa cây chỉ nhổ cây cong queo, gầy yếu; khi làm cỏ nên nhổ nhẹ nhàng; khi xới đất phải xới nhẹ và không nên vun đất quá cao. 
- Để cung cấp cho cây đủ các điều kiện giúp cây phát triển tốt và cho năng suất cao. 
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 5: LỊCH SỬ
 	Bài: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH 
I. Mục tiêu:
- Ở tiết học này, HS:
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.
 - Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài và Đàng trong.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ VN TK XVI – XVII.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: Sau gần 100 năm cai trị đất nước, triều Hậu Lê đã có nhiều công lao trong việc củng cố và phát triển nền tự chủ của đất nước. Tuy nhiên, bước sang thế kỉ XVI, triều đình Hậu Lê đi vào giai đoạn suy tàn, các thế lực PK họ Mạc, họ Trịnh , họ Nguyễn nổi dậy tranh nhau giành quyền lợi gây ra chiến tranh liên miên, đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này. 
HĐ 2. HD tìm hiểu sự suy sụp của triều Hậu Lê.
- Các em hãy đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu TK XVI? 
Kết luận: Từ đầu TK XVI triều đình nhà Hậu Lê bắt đầu suy sụp, vua không ra vua, vua Lê Uy Mục thì ăn chơi xa xỉ, cờ bạc, gái đẹp, thích các trò giết người, còn vua Lê Tương Dực thì thích hưởng lạc, không lo triều chính. Trước sự suy sụp của nhà Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê. 
HĐ 3. Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam-Bắc triều.
-Gọi HS đọc SGk đoạn từ năm 1527chấm dứt.
- Các em cho thầy biết Mạc Đăng Dung là ai? 
- Các em hãy đọc thầm lại đoạn bạn vừa đọc, thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
1. Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?
2. Nam Triều là triều đình của dòng họ phong kiến nào? Ra đời như thế nào? 
3. Vì sao có chiến tranh Nam-Bắc triều?
4. Chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và kết quả như thế nào? 
Kết luận: Sau khi Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh Nam-Bắc triều chấm dứt, đất nước ta có được thu về một mối hay không ? Các em cùng tìm hiểu tiếp.
HĐ 4. Chiến tranh Trịnh-Nguyễn
- Gọi HS đọc SGK từ “Tưởng giang sơnChúa Trịnh”. 
- Các em hãy đọc thầm lại đoạn vừa đọc, thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:
1. Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh-Nguyễn?
2. Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh-Nguyễn?
3. Nêu kết quả của chiến tranh Trịnh-Nguyễn? 
- Gọi HS lên bảng chỉ trên lược đồ giới tuyến phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài. 
Kết luận: Hơn 200 năm, các thế lực PK đánh nhau chia cắt đất nước ta thành 2 miền Nam-Bắc, trước tình cảnh đó, đời sống của nhân dân như thế nào? Các em cùng tìm hiểu tiếp.
HĐ 5. Hậu quả của chiến tranh Trịnh-nguyễn.
- Gọi HS đọc đoạn cuối SGK/55
- Chiến tranh Nam triều và Bắc triều, cũng như chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
- Cuộc xung đột giữa các tập đoàn PK đã gây ra những hậu quả gì? 
Kết luận: Bài học SGK/55.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Do đâu mà vào đầu TK XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt? 
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hợp tác cùng GV.
-Lắng nghe và điều chỉnh. 
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Đọc thầm SGK, sau đó nối tiếp nhau trả lời:
+ Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm.
+ Bắt nhân dân xây thêm nhiều cung điện.
+ Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là “vua quỷ”, gọi vua Lê Tương Dực là “vua lợn”. 
+ Quan lại trong triều đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- 1 HS đọc to trước lớp. 
- Mạc Đăng Dung là một quan võ dưới triều Hậu Lê. 
- Thảo luận nhóm 4, đại diện trả lời:
1. Năm 1527, lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung đã cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, sử cũ gọi là Bắc Triều (ở phía bắc). 
2. Nam triều là triều đình của họ Lê. Năm 1533, một quan võ của họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hóa. 
3. Hai thế lực phong kiến Nam triều và Bắc triều giành quyền lực với nhau gây nên cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều.
4. Chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài hơn 50 năm, đến năm 1592 khi Nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới kết thúc. 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- 1 HS đọc to trước lớp. 
-Thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày:
1. Khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính đã đẩy con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá, Quảng Nam. Hai thế lực phong kiến Trịnh-Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn.
2. Trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh Nguyễn đánh nhau bảy lần, vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt.
3. Hai họ lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra. Đàng Trong từ sông Gianh trở vào làm cho đất nước bị chia cắt hơn 200 năm.
- 1 HS lên bảng chỉ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Vì tranh giành quyền lực, các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau. 
- Hậu quả là đất nước bị chia cắt. Đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau. Vợ phải xa chồng, con không thấy bố, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ. 
- Vài HS đọc to trước lớp. 
- Do chính quyền nhà Lê suy yếu, các tập đoàn PK xâu xé nhau tranh giành ngai vàng. 
- Lắng nghe và thực hiện.
 SINH HOẠT LỚP
tuaàn 25
I.MUÏC TIEÂU:
 - Giuùp HS töï quaûn lôùp hoïc, baùo caùo sô keát caùc hoaït ñoäng cuûa lôùp.
 - Thöïc hieän chuû ñieåm ÔÛ SGK “ - Naém baét keá hoaïch tuaàn 26”
II.Tieán haønh:
A.Sinh hoaït lôùp:
 1.Toå chöùc: Lôùp tröôûng ñieàu khieån
 2.Baùo caùo sô keát caùc hoaït ñoäng:
 a.Lôùp phoù hoïc taäp baùo caùo KQ hoïc taäp cuûa lôùp trong tuaàn 25
 - Neâu öu ñieåm-khuyeát ñieåm.
 b.Lôùp phoù boaù caùo tình hình neà neáp taùc phong cuûa lôùp.
 *YÙ kieán cuûa taäp theå:
 3.Nhaän xeùt cuûa GVCN lôùp:
 - Neâu öu ñieåm, khuyeát ñieåm
 - Tuyeân döông nhöõng em coù thaønh tích xuaát saéc.
 - Tuyeân döông caùc em coù thaønh tích xuaát saéc vaø nhöõng em cã coá gaéng. Nhaéc nhôû nhöõng em chöa coá gaéng hoïc taäp, chöa nghieâm tuùc thöïc hieän neà neáp.
4.Keá hoaït tuaàn 26:
 - Nhöõng HS yeáu tham gia buoåi hoïc phuï ñaïo.
 - Chuaån bò baøi môùi vaø oân laïi kieán thöùc cũ.
 - Lao ñoâïng veä sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25TRANG.doc