Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 26

Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 26

TUẦN 26

 Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013

Tập đọc

Tiết 51: THẮNG BIỂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.

2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả âm thanh, hình ảnh cơn bão biển và sức mạnh, tinh thần quyết tâm của con người.

3. Thái độ: Tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Hình ảnh minh họa SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài: HDHS quan sát và nhận xét tranh SGK.

 

doc 24 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
	Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
Tập đọc
Tiết 51: THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả âm thanh, hình ảnh cơn bão biển và sức mạnh, tinh thần quyết tâm của con người.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình ảnh minh họa SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: HDHS quan sát và nhận xét tranh SGK.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Luyện đọc
- YCHS đọc toàn bài và chia đoạn.
- HD giọng đọc chung cả bài. 
- YCHS đọc nối tiếp đoạn.
- Sửa lỗi phát âm, HDHS hiểu nghĩa từ mới và cách ngắt nghỉ ở câu văn dài.
- YCHS đọc đoạn trong nhóm.
- GV đọc mẫu toàn bài.
* HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài
- YCHS đọc toàn bài, trả lời câu hỏi
+ Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ? 
+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển ? 
+ Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào? 
+ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả ở đoạn 1 và 2 ?
+ Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ? 
+ Những hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ? 
+ Tác giả ca ngợi con người chiến thắng thiên tai với tấm lòng và ý chí như thế nào?
- Cùng HS thống nhất rút ra nội dung bài.
*ND: Bài ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
* HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- YCHS đọc toàn bài.
- HDHS thể hiện giọng đọc và luyện đọc diễn cảm.
- YCHS thi đọc diễn cảm.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi SGK
- HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến...nhỏ bé.
+ Đoạn 2: tiếp đến ...chống giữ.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn và các từ chú giải có trong đoạn đọc.
- Đọc trong nhóm, báo cáo kết quả đọc.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm toàn bài, trả lời câu hỏi:
- Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự : + Đoạn 1: Biển đe dọa.
 + Đoạn 2: Biển tấn công.
 + Đoạn 3: Người thắng biển.
- Gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim bé nhỏ.
- Cuộc tấn công của cơn bão biển được miêu tả rất rõ nét, sinh động. Cơn bão có sức phá hủy tưởng không có gì cản nổi: như một đàn cá voi lớn sóng trào qua những cây vẹt cao nhất vụt vào thân đê rào rào. Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: Một bên là biển, gió, một bên là hàng ngàn người...
- Dùng biện pháp so sánh: như con mập đớp con cá chim; như một đoàn cá voi lớn. Biện pháp nhân hóa: biển cá muốn nuốt tươi con đê; gió giận giữ điên cuồng.
- Tạo nên những hình ảnh rõ rét, sinh động, gây nên ấn tượng mạnh mẽ.
- Hơn hai chục thanh niên vác củi vẹt nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Họ ngụp xuống, trồi lên  đám người không sợ chết đã cứu được con đê sống lại.
- Không sợ chết, dũng cảm, đồng lòng quyết tâm giữ đê... 
- 1 HS đọc lại, cả lớp soát bài.
- Lắng nghe, luyện đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài.Chuẩn bị bài Ga - vrốt ngoài chiến lũy.
Toán 
Tiết 126: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Củng cố lại cách chia phân số.
 2. Kỹ năng: Thực hiện được thành thạo phép chia phân số.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp trong giờ học ).
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
Bài 1: Tính rồi rút gọn.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS làm bài vào vở nháp.
- Cùng HS thống nhất kết quả, củng cố cách thực hiện phép chia.
Bài 2 + 3 + 4: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 2,3,4.
- HDHS cách tìm thành phần chưa biết của bài 2, 4.
- YCHS cả lớp làm bài 2 vào vở, HSK,G làm cả bài 3 và bài 4 vào vở nháp.
*CC: cách tìm thừa số và số chia chưa biết.
Bài 3: 
a) ; b) 
Bài 4: Tóm tắt
 S : m2
 h : m
 a : .... m ?
Bài giải
Độ dài cạnh đáy của hình bình hành là:
 : = 1(m)
 Đáp số: 1m.
- Chấm bài, cùng HS nhận xét, đánh giá.
* CC: cách tính diện tích hình bình hành
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở nháp, 2 HSlàm trên bảng lớp.
 a) 
 b) ; 
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 2,3,4.
- HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của bài 2.
- HS nêu cách tính độ dài đáy hình bình hành.
- Cả lớp làm bài 2 vào vở, HSK,G làm cả bài 3 và bài 4.
- 2 HS thực hiện và trình bày ở bảng lớp bài 2.
 × = : = 
 = : = : 
 = = 
- HSK,G nêu miệng kết quả bài 3, 4 GV ghi bảng.
- HSK,G nêu tóm tắt và trình bày bài giải.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài.
Đạo đức
Tiết 26: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO 
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu:
	- Thế nào là hoạt động nhân đạo ?
	- Vì sao cần tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo ?
2. Kỹ năng: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở lớp, trường, địa phương.
3. Thái độ: Biết thông cảm và biết chia sẻ với người gặp khó khăn, hoạn nạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình ảnh SGK, VTB.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: + Tại sao cần giữ gìn các công trình công cộng ?
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
 *HĐ1: Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ?
- Chia lớp thành các nhóm, YCHS đọc thông tin ở SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi 1, 2.
- YC đại diện nhóm trình bày.
*KL: Việc quyên góp ủng hộ, chia sẻ nỗi đau với những người có hoàn cảnh khó khăn đó là một hoạt động nhân đạo.
* HĐ2: Thực hành 
- YCHS làm bài tập 1 theo nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày. 
- Yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
*KL: Việc làm ở tình huống a, c là đúng. Việc làm ở tình huống b là sai.
* HĐ3: Bày tỏ ý kiến 
- HD học sinh làm việc cá nhân.
- Nhận xét, kết luận:
 + Ý kiến: a ; d là đúng.
 + Ý kiến: b, c là sai.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, bày tỏ và trả lời.
4.Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Nhắc nhở HS có tinh thần thực hiện và tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo.
Lịch sử
Tiết 26: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết:
 - Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.
 - Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hóa.
 - Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hòa hợp với nhau.
2. Kỹ năng: Tìm hiểu lịch sử qua sách báo, tranh ảnh 
3. Thái độ: Tôn trọng bản sắc của các dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Lược đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII (SGK), VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: + Nguyên nhân nào xảy ra cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn ?
 + Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra nhằm mục đích gì ?
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu vấn đề từ câu trả lời 2 ở bài cũ để giới thiệu.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Diễn biến cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
- Giới thiệu lược đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII( SGK / 54).
- YCHS đọc SGK (từ đầu đến trù phú), xác định địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam Bộ ngày nay.
- YCHS trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long.
- YC đại diện nhóm trình bày.
*KL: Trước thế kỉ XVI, từ sông Gianh vào phía Nam, dân cư thưa thớt. Cuối thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo, bắt tù binh tiến dần vào phía Nam để khẩn hoang lập làng.
* HĐ2: Kết quả của cuộc khẩn hoang 
 + Cuộc sống chung giữa các tộc người phía Nam đã đem lại kết quả gì ? 
*KL: Kết quả là xây dựng cuộc sống hòa hợp, có nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
- HS quan sát
- Đọc SGK, thực hiện yêu cầu.
- Thảo luận nhóm, hoàn thành bài 1 ở VBT, trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
- Suy nghĩ, trao đổi theo cặp, hoàn thành bài 2 ở VBT.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài theo câu hỏi ở SGK và VBT.
Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
Toán
Tiết 127: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách tính và viết gọn phép tính chia một số tự nhiên cho một phân số
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Mẫu.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp trong phần bài mới )
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài: 
Bài 1: Tính rồi rút gọn.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở nháp.
- Cùng HS nhận xét, thống nhất kết quả.
Bài 2 + 3 + 4: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 2,3,4 và mẫu của bài 2,4.
- YCHS cả lớp làm bài 2 vào vở, HSK,G làm thêm bài 3, 4 vào vở nháp.
- Nhận xét, thống nhất kết quả.
* Muốn chia một số tự nhiên cho một phân số ta làm thế nào?.
Bài 3 : 
a) C1: 
 C2: 
- Cùng cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả. 
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở nháp, 2 HS làm trên bảng lớp
 a) 
 b) 
 c) 
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 2,3,4.
- Cả lớp làm bài 2 vào vở, HSK,G làm thêm bài 3, 4 vào vở nháp, 3 HS lên bảng chữa bài 2.
 a) 3: b) 4 : 
 c) 5 : 
- 2 HSK,G chữa bài 3 trên bảng.
- HSK,G nêu miệng kết quả bài 4.
 * : = 
 Vậy gấp 4 lần 
 * : = 
 Vậy gấp 3 lần 
 * : = 
 Vậy gấp 2 lần 
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài. 
 _____________________________________
	Luyện từ và câu
Tiết 51: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ: AI LÀ GÌ ? 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì ? Tìm được câu kể đó trong đoạn văn, nắm được tác dụng của mỗi câu và xác định được CN – VN.
2. Kỹ năng: Viết được một đoạn văn c ... ghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Giúp HS hiểu mẫu.
M: Từ cùng nghĩa: can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, bạo gan, ....
M: Từ trái nghĩa: hèn nhát, nhút nhát, hèn mạt, bạc nhược, nhu nhược
- YCHS dựa vào mẫu làm bài vào vở bài tập.
- Cùng HS cả lớp theo dõi, nhận xét.	
Bài 2: Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc câu.
- Cùng cả lớp theo dõi, nhận xét .
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.
- HD HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS suy nghĩ làm bài.
- YCHS lên bảng điền từ.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt ý kiến đúng:
 Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
 Khí thế dũng mãnh.
 Hi sinh anh dũng.
Bài 4: Trong các thành ngữ sau đâu, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? (SGK trang 83).
- HD HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS đọc các thành ngữ.
- YCHS làm bài.
- YC HS trình bày kết quả.
- Chốt kết quả đúng: 
 Vào sinh ra tử
 Gan vàng dạ sắt.
Bài 5 :Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4.
- HD HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Làm bài theo mẫu, báo cáo kết quả.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài và nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào VBT.
- Theo dõi, nhận xét
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Làm bài cá nhân vào VBT.
- 2 HS thực hiện ở bảng lớp.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Làm bài cá nhân.
- Nêu miệng kết quả.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài. 
Thể dục
Tiết 52: BÀI 52
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay. Tung và bắt bóng theo nhóm 2 người, 3 người.
 	- Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
2. Kỹ năng: - Thực hiện được động tác tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay. Biết cách dùng sức tung bóng đi và lựa chọn vị trí để đón bắt bóng.
 - Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, hăng say tập luyện ở lớp, ở nhà.
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập luyện. 
- Phương tiện: 1 còi, bóng, dây nhảy.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- YCHS khởi động.
B. Phần cơ bản:
a) Ôn tập bài thể dục phát triển chung.
- GV nêu yêu cầu.
- Chia tổ tập luyện.
- GV quan sát, sửa sai giữa các lần tập.
b) Tung bóng, bắt bóng
- GV thực hiện việc tung bóng và bắt bóng cho HS quan sát.
- HDHS cách sử dụng sức để tung bóng và lựa chọn vị trí để đón, bắt bóng.
c) Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- GVHDHS thực hiện cách so dây, chao dây, quay dây và tư thế bật nhảy. 
- YCHS thực hành theo nhóm.
C. Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
- Cán sự điều khiển.
- Đứng vỗ tay hát.
- Xoay các khớp cổ tay cổ chân.
- Chạy tại chỗ.
- Tổ trưởng điều khiển, cả lớp tập luyện
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo nhóm.
- Thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh. 
- Nêu nội dung chính của bài.
- Tập lại các động tác đã học.
Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013
Toán
Tiết 130: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thực hiện các phép tính với phân số.
2. Kỹ năng: Làm được các phép tính phân số, giải toán có lời văn.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ học)
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
Bài 1 + 2: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập1, 2.
- YCHS cả lớp làm bài 1 vào SGK, HSK,G làm cả bài 2.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài 1: + c là phép tính đúng.
 + a, b, d là phép tính sai.
Bài 3: Tính.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS cả lớp làm ýa, ýc vào vở nháp, HSK,G làm cả bài.
- Nhận xét, cùng HS thống nhất kết quả.
Bài 4 + 5:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS cả lớp làm bài 4 vào vở, 1 HS thực hiện và trình bày trên bảng lớp. HSK,G làm cả bài 4 và bài 5.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt bài giải đúng:
Bài 4: Tóm tắt
 Lần 1: Chảy bể.
 Lần 2: Chảy bể.
 Còn :. phần bể chưa đầy ?
Bài giải
 Số phần bể đã có nước là:
 + = (bể)
 Số phần bể còn lại chưa có nước là:
1 - = (bể)
 Đáp số: bể. 
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập1, 2.
- Cả lớp làm bài 1 vào vở nháp, HSK, G làm cả bài 2, 3 HS nêu kết quả bài 1.
- 2 HSK,G làm trên bảng bài 2.
Bài 2 :
 a) b) 
c) 
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS cả lớp làm ý a, c vào vở nháp, HSK, G làm cả bài, 3 HS làm trên bảng lớp.
b) 
c) 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS cả lớp làm bài 4 vào vở, 1 HS thực hiện và trình bày ở bảng lớp. HSK,G làm cả bài 4 và bài 5.
- HSK,G nêu miệng bài 5.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài. 
Tập làm văn
Tiết 52: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Luyện tập tổng hợp, viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối tuần tự theo các bước.
2. Kỹ năng: Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài, đoạn thân bài và đoạn kết bài.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh ảnh một số loài cây, hoa, cây ăn quả, cây bóng mát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc lại đoạn kết bài mở rộng đã viết ở giờ trước.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu đề bài 
* Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em thích).
- HDHS đọc, hiểu đề bài.
- Giúp HS nắm chắc yêu cầu của đề bài.
- HDHS quan sát một số tranh ảnh đã chuẩn bị.
- YCHS phát biểu.
- YCHS đọc gợi ý trong SGK.
- YCHS viết nhanh dàn ý trước khi làm bài.
* HĐ2: Luyện tập 
- Yêu cầu học sinh viết bài.
- Gọi học sinh đọc bài.
- Nhận xét, đánh giá những bài viết tốt.
- HS đọc, hiểu yêu cầu đề bài.
- Lắng nghe, xác định yêu cầu. 
- Quan sát, nêu ý kiến.
- Đọc gợi ý SGK.
- Viết dàn ý vào vở.
- Viết bài vào vở bài tập.
- HS đọc bài viết của mình.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về hoàn chỉnh bài văn, chuẩn bị cho bài sau.
Khoa học
Tiết 52: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết được vật dẫn nhiệt, vật dẫn nhiệt kém. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
2. Kỹ năng: Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: - Giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế lại thay đổi khi đo các nhiệt độ khác nhau ?
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu vấn đề từ bài cũ để giới thiệu.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1:Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém.
- HDHS quan sát các hình thí nghiệm trong SGK theo nhóm và trả lời các câu hỏi ở SGK trang 104.
- YC HS trình bày
- Giúp học sinh giải thích thêm:
+ Các kim loại: đồng, nhôm,dẫn nhiệt tốt, được gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt.
+ Gỗ, nhựa,dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt.
+ Trời rét ta chạm tay vào ghế sắt tay đã truyền nhiệt cho ghế sắt, tay ta cảm giác lạnh; với ghế gỗ, ghế nhựa cũng như vậy, do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh.
* HĐ2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí.
- HDHS đọc phần đối thoại (H3 SGK).
- YCHS tiến hành làm thí nghiệm (SGK).
- YCHS trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận: Nước trong cốc thứ hai nóng hơn vì bên trong cốc chứa nhiều không khí. Không khí dẫn nhiệt kém nên sẽ giữ nước trong cốc nóng lâu hơn.
* HĐ3: Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt.
- Chia lớp thành các nhóm.
- YC các nhóm lần lượt kể tên, nêu chất liệu và vật cách nhiệt hay dẫn nhiệt, nêu công dụng và việc giữ gìn đồ.
 VD: Không nên nhảy lên chăn bông.
- Quan sát thí nghiệm theo HD và trả lời câu hỏi:
- Trình bày kết quả.
- Lắng nghe, giải thích.
- Hoàn thành bài 2 ở VBT.
- 3 HS đọc.
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Trình bày kết quả thí nghiệm nêu kết luận.
- Hoàn thành bài 3 ở VBT.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu 
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN 26
1. Hạnh kiểm:
 	- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép.
 	- Trong lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
 	- Không có hiện tượng vi phạm đạo đức xảy ra.
2. Học tập:
 	- Các em đã chuẩn bị đầy đủ sách, vở và đồ dùng học tập.
 	- Trong lớp chú ý nghe giảng.
 	- Học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ.
 	- Cần nhắc nhở một số em ý thức học tập còn yếu: Đông, Khánh, Sơn
3. Thể dục vệ sinh:
 	- Thể dục: tương đối đều.
 	- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.
 	- Vệ sinh khu vực sạch sẽ.
4. Hoạt động khác:
	- Tích cực tập luyện nghi thức đội, thi đua lập thành tích chào mừng ngày 26/3.
 - Tham gia đầy dủ các hoạt động của Đội và nhà trường.
- HĐNGLL lên lớp đầy đủ, nhiệt tình.
- Biết giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong lớp.
5. Phương hướng tuần sau:
	- Tích cực ôn tập chuẩn bị thi giữa kì II.
 - GDHS thực hiện ATGT, phòng chống tội phạm, phòng chống cháy nổ, phòng chống đuối nước....
 - Phòng chống bệnh giao mùa.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 26 lop 4 van.doc