Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 27 - Phạm Thị Minh Hoa

Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 27 - Phạm Thị Minh Hoa

Tiết 2 : TẬP ĐỌC

Dù sao trái đất vẫn quay

I.Mục đích yêu cầu

1.Đọc lưu trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn nói với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã từng dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học

II.Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ sách giáo khoa

III.Các hoạt động dạy - học

A.Kiểm tra bài cũ (2 - 3 phút)

- HS đọc

B.Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài (1 - 2 phút)

2. Luyện đọc đúng (10 - 12 phút)

a.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc mẫu toàn bài (1 HS khá đọc bài) - Cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.

- Bài chia làm mấy đoạn ? ( 3 đoạn ) Đoạn 1: Từ đầu đến Chúa trời. Đoạn 2:Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi. Đoạn 3: đoạn còn lại.

 

doc 23 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần thứ 27 - Phạm Thị Minh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 : sinh hoạt tập thể 
Chào cờ
_______________________________________________
Tiết 2 : Tập đọc
Dù sao trái đất vẫn quay
I.Mục đích yêu cầu
1.Đọc lưu trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn nói với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã từng dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ sách giáo khoa
III.Các hoạt động dạy - học
A.Kiểm tra bài cũ (2 - 3 phút) 
- HS đọc 
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài (1 - 2 phút) 
2. Luyện đọc đúng (10 - 12 phút)
a.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc mẫu toàn bài (1 HS khá đọc bài) - Cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn ? ( 3 đoạn ) Đoạn 1: Từ đầu đến Chúa trời. Đoạn 2:Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi. Đoạn 3: đoạn còn lại.
- HS đọc nối đoạn ( 1 - 2 lần ) 
- Luyện đọc theo đoạn:
*Đoạn 1- Đọc đúng: Cô-péc- ních
- Giải nghĩa : Cô-péc- ních, tà thuyết
- Nhà thiên văn học là người như thế nào? 
- Hướng dẫn đọc đoạn 1:Cả đoạn đọc trôi chảy ngắt nghỉ đúng ở câu dài.
*Đoạn 2
- Đọc đúng: Câu đầu tiên ngắt sau tiếng “mới” đọc đúng Ga-li -lê
- Nêu nghĩa từ: “thiên văn học”, “Ga-li-lê”
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 : Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ theo dấu câu 
* Đoạn 3: 
- Em hiểu chân lí là gì? 
- HD đọc: đọc rõ ràng, mạch lạc
*HS đọc theo nhóm đôi ( lần lợt các đoạn ) 
- HD đọc toàn bài: :Đọc trôi chảy rõ ràng đọc đúng các từ khó và các câu dài.
- G đọc mẫu toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 - 12 phút)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1: 
- Nêu ý kiến chung của còn người xưa kia về Trái đất?
*Câu 1: ý kiến của Cô- péc- ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
GV: Giảng tranh về sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời cho HS thấy rõ ý kiến của Cô- péc- ních.
- Y.c HS đọc thầm đoạn 2,3 và câu hỏi 2, 3: 
*Câu 2: Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì?
 Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
*Câu 3 Lòng dũng cảm của Cô- péc- ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào?
- Bài tập đọc này giúp em hiểu ra điều gì?
 à Nội dung bài. 
-Là trung tâm của vũ trụ, đúng yên một chỗ.
-Trái đất là hành tinh quay quanh mặt trời...
- Ông viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng của Cô- péc- ních. Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược lại những lời phán bảo của chúa trời.
- Hai nhà khoa học đã dám đối lập vơi quan điểm của giáo hội mặc dù biết làm như vậy sẽ nguy hại đến tính mạng . Ga-li-lê đã trải qua năm tháng tù đày
...Các nhà khoa học dũng cảm , kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm (10 - 12 phút )
* Đ1 HD đọc: Giọng kể rõ ràng chậm rãi nhấn giọng ở các từ:trung tâm, đứng yên, bác bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo.
* Đ2:HD đọc : Giọng đọc thong thả, nhấn giọng “lập tức”, “cổ vũ”
* Đ3: HD đọc: Đọc đúng giọng bực tức của Ga-li-lê , nhấn giọng “tội phạm , buộc phải thế, nói to, vẫn quay,thắng ,giản dị
*HD đọc cả bài : Toàn bài đọc giọng kể, chậm rãi, nhấn giọng từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ của 2 nhà khoa học
- GV đọc mẫu lần 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn mà em thích - Yêu cầu HS đọc cả bài
5. Củng cố (3 - 5 phút ) 
- Nêu nội dung của bài?
- Về đọc bài tốt và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 : Toán 131
Luyện tập chung 
I.Mục đích yêu cầu:
 1.KT : Giúp HS rèn kĩ năng : 
- Thực hiện các phép tính với phân số
- Giải bài toán có lời văn.
2.KN : Vận dụng KT để làm BT.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) 
Bảng con : Tính x 
2.Hoạt động 2Thực hành, luyện tập (28 - 30 phút)
* Dự kiến sai lầm: 
- Nhầm lẫn khi thực hiện phép cộng , trừ ở bài 1
- Kĩ năng tính toán ở bài 3, 4 còn lúng túng 
*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức: Rút gọn phân số, tìm phân số bằng nhau.
+ Tại sao em biết phân số bằng phân số ?
*Bài 2 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Cách tìm phân số của một số
GV : Hướng dẫn HS lập phân số rồi tìm phân số của một số
*Bài 3 Làm nháp - Chữa miệng
- Kiến thức: Cách tìm phân số của một số
+ Muốn tìm độ dài còn lại của quãng đường ta cần biết gì ?
@Bài 4 Làm nháp- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Cách tìm phân số của một số
+ Để tìm số xăng lúc đầu trong kho có, phải tìm được gì?( Số xăng hai lần lấy, cộng với số xăng còn lại trong kho)
3.Hoạt động 3 Củng cố dặn dò (3 - 5 phút)
- Nêu cách cộng, trừ , nhân , chia phân số ?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................_________________________________________________________
Tiết 4 : Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I.Mục tiêu
- HS chọn 1 câu chuyện về lòng dũng cảm của mình đã chứng kiến hoặc tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện .Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
- Lời kể tự nhiên, chân thực, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ 
- Biết lắng nghe, nhận xét đúng lời kể của bạn
II.Các kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Tự nhận thức, đánh giá.
- Ra quyết định : tìm kiếm các lựa chọn.
- Làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm.
III.Các phơng pháp
- Trải nghiệm.
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Thảo luận cặp đôi - chia sẻ.
- Đóng vai.
IV.Các hoạt động dạy học 
A.KTBC ( 2’- 3’)
- Yêu cầu HS kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc nói về lòng dũng cảm - 2 HS kể - Lớp nhận xét
- KT lại sự chuẩn bị của HS
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài ( 1’-2’) 
2.Phân tích đề( 6’- 8’) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Đề bài thuộc kiểu bài nào?
+ Nội dung truyện là gì?
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 1,2
- Yêu cầu HSnói về đề tài câu chuyện mình chọn kể
- GV nhận xét, tuyên dương HS
3.HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ( 22’-24’)
- Treo bảng phụ ghi sẵn gợi ý 3,4
- Yêu cầu HS kể cho nhau nghe, trao đổi ý nghĩa truyện
- Gọi HS kể trước lớp
- GV giao nhiệm vụ cho HS nghe, nhận xét
- GV nhận xét cho điểm
+ Việc làm của bạn có thể hiện lòng dũng cảm chưa?
 4.Củng cố - Dặn dò
- Bình chọn bạn nào có câu chuyện hay nhất?
- Bình chọn bạn kể hay nhất
- Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
-1- 2 HS đọc to - Lớp đọc thầm
- Kể chuyện được chứng kiến tham gia
-Truyện về lòng dũng cảm
- Đọc thầm ,kết hợp theo dõi các tranh minh hoạ gợi ý SGK
-1 dãy HS nêu trước lớp
- HS khác nhận xét
- Kể nhóm đôi cho nhau nghe
- 4- 6 HS kể chuyện của mình 
HS nghe nhận xét giọng kể, ND truyện nét mặt, điệu bộ, cử chỉ..
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 : Thể dục
Bài 53 : Nhảy dây, di chuyển tung bắt bóng 
Trò chơi : Dẫn bóng
I.Mục tiêu
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau, di chuyển tung và bắt bóng. YC thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi: “Dẫn bóng” YC biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động khéo léo, nhanh nhẹn.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
- Sân tập.
- Còi, dụng cụ phục vụ trò chơi.
III.Nội dung giảng dạy
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A. Phần mở đầu:
1.Nhận xét
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
2.Khởi động:
- Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai để khởi động.
- Chạy nhẹ nhành thành một hàng doc theo vòng tròn.
- Ôn các động tác tay chân lườn bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
B. Phần cơ bản:
 1.Bài tập RLTTCB.
+Ôn di chuyển tung và bắt bóng.
- GV nêu động tác, GV làm mẫu.-GV quan sát sửa các hoạt động sai cho HS.
+Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ và cá nhân thi đua tập tốt.
2.Trò chơi: Dẫn bóng.
- GV nêu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi, luật chơi
+GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình nhanh nhẹn.
C. Phần kết thúc:
- GV nhận xét tiết học.
-GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5[ 8 phút
20[22 phút
8[ 10phút
3[ 5 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- Một số HS làm mẫu lại- Cả lớp quan sát
- HS tập đồng loạt với đội hình hàng dọc. Tập dưới hình thức thi đua xem tổ nào có nhiều người tung và bắt bóng giỏi.
- HS tập cá nhân theo tổ. 
-HS tập hợp theo đội hình chơi.
-1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
-HS tập một số động tác hồi tĩnh
_________________________________________________________
Tiết 2 : Toán 132
Kiểm tra định kì 
I.Mục tiêu
- Kiểm tra kết quả học tập của HS về :
- Phân số các phép tính về phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm phân số của một số, tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
II.Đề bài
1.Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
a. , , b., , 
2.So sánh các phân số sau với 1.
, 
3.Tính 
a. b. c. d.
4.Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 20m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó.
III.Biểu điểm
Bài 1 : 2 điểm
Bài 2 : 1 điểm
Bài 3 : 4 điểm
Bài 4 : 3 điểm
_________________________________________________________
Tiết 3 : Mĩ thuật 
Vẽ theo mẫu : Vẽ cây
(Đồng chí Thuỳ dạy)
_________________________________________________________
Tiết 4 : Chính tả (nhớ viết) 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I.Mục đích yêu cầu
- Nhớ viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Biết cách trình bày thể thơ tự do và trình bày khổ thơ
- Tiếp tục viết tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn. 
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học
 A.Kiểm tra (2 - 3 phút) 
Học sinh viết : lo lắng, hạt nắng, lung linh
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài (1- 2 phút )
2.Hướng dẫn chính tả (10 - 12 phút )
- GV đọc mẫu. Cả lớp đọc thầm
- Tập viết chữ ghi tiếng khó
- Yêu cầu HS đọc từng từ rồi phân tích tiếng 
- Phân tích tiếng “xoa” trong cụm từ “xoa mắt đắng”
- Đọc phân tích tiếng sa
- Đọc phân tích tiếng ùa
Phân tích tiếng ướt trong từ ướt áo
- Đọc phân tích tiếng xối
- Đọc phân tích tiếng “lùa”
- Đọc phân tích từ “suốt” 
- Yêu cầu HS đọc lại các từ vừa phân tích
- Xoá bảng đọc cho HS viết bảng con
HS đọc, phân tích,viết bảng con
- x -oa - ngang
- s + a + ngang
 ... ..................................................
_________________________________________________________
Tiết 6 : Luyện từ và câu
Cách đặt câu khiến
I.Mục tiêu
- HS nắm được cách đặt câu khiến các tình huống khác nhau
- Nói đúng câu khiến với giọng điệu phù hợp
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn 3 cách đặt câu theo yêu cầu nhận xét
III.Các hoạt động dạy học
A.KTBC
- Hãy đặt 1 câu khiến
- Câu khiến nêu nội dung gì? Khi viết câu khiến chú ý điều gì?
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: (1’-2’)
2.Hình thành khái niệm ( 8’-10’)
- Đọc thầm ND và nhận xét 
- Nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm mẫu 1 câu theo cách thứ nhất
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình
- Nhận xét
Chốt: Muốn đặt câu khiến ta có thể dùng những cách nào?
Chốt ghi nhớ SGK/93
3. Luyện tập (15’-17’)
Bài 1
 - Yêu cầu HS đọc mẫu 
- Yêu cầu HS làm bài VBT
- Yêu cầu HS đọc bài làm
Chốt kết quả đúng
+ Em vận dụng cách nào để đặt câu cầu khiến
Bài 2
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm ghi KQ VBT
- Yêu cầu HS đọc bài làm
- Nhận xét
 Bài 3,4 
- Yêu cầu HS làm bài 3 vào vở
- Y.c HS thảo luận nhóm theo yêu cầu bài 4
- Yêu cầu HS trình bày bài làm
-Nhận xét bài làm
Chốt lời giải đúng
 4.Củng cố - Dặn dò (2’- 4’)
- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập
-Lớp đọc thầm
-1 HS nêu 
- 1 HS khá làm mẫu 
- HS làm bài
- Theo dãy -Nhận xét
- 4 cách ( Vài HS nêu)
- HS đọc ghi nhớ dãy
- Đọc thầm - Nêu yêu cầu
- HS đọc mẫu
- HS làm bài
- HS đọc bài làm
- Vài HS nêu
- Đọc thầm - Nêu yêu cầu BT
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS đọc bài - Nhận xét
- Đọc thầm - Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS nêu bài làm - Nhận xét
- 2 HS đọc
_________________________________________________________
Tiết 7 : Khoa học 
Nhiệt cần cho sự sống
I.Mục tiêu: HS biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
II.Đồ dùng dạy- học
- Các hình vẽ SGK.
- Một số đồ dùng làm thí nghiệm.
III.Các hoạt động dạy- học
1.Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ(3 - 4 phút)
- Bạn có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày?
 +GV giới thiệu bài:
2.Hoạt động2:Trò chơi Ai nhanh Ai đúng? (8 - 10 phút) 
+MT: -Nêu VD chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
 +Bước1:.Tổ chức.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
+Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi.
+GV lần lượt đưa ra các câu hỏi:
+Bước 3: Chuẩn bị.
 +Bước 4: Tiến hành .
- GV lần lượt đặt câu hỏi điều khiển cuộc chơi.
+ Bước 5: Đánh giá tổng kết.
+ GV kết luận như mục bạn cần biết SGK trang 108.
3.Hoạt động 2: Thảo luận. (10 - 12 phút)
+MT: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
*Cách tiến hành:
+ GV nêu câu hỏi: 
- Điều gì xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?
+GV kết luận: Mục bạn cần biết SGK trang 109.
4.Củng cố-Dặn dò: (1 - 2 phút)
-Nhắc lạ một số kiến thức của bài học?
+ GV dặn HS đọc thuộc mục bạn cần biết
- HS trả lời.
-HS mở SGK trang 104.
- 3-5 HS làm giám khảo, theo dõi và ghi lại các câu trả lời của các đội.
- Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi.
- Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm, thông báo với các đội.
-HS sử dụng những kiến thức đã học (Sự tạo thành gió, Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, Sự hình thành mưa, tuyết băng, Sự chuyển thể của nước) Để trả lời câu hỏi. 
-HS nhắc lại mục “ bạn cần biết”
_________________________________________________________
Tiết 8 : Thể dục
Bài 54: Môn tự chọn - Trò chơi “dẫn bóng”
I.Mục tiêu:
- Học một số nội dung của môn tự chọn: Tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bố trợ ném bóng. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi: “Dẫn bóng” YC biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động khéo léo, nhanh nhẹn.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
Sân tập.
 Còi, dụng cụ phục vụ trò chơi.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A.Phần mở đầu:
1.Nhận xét:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
2.Khởi động:
B.Phần cơ bản:
1.Môn tự chọn.
a. Đá cầu:
- GV nhắc lại động tác, GV làm mẫu.
- GV quan sát, sửa các sai cho HS.
+ Chia tổ tập luyện.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ và cá nhân thi đua tập tốt.
b.Ném bóng:
- GV hoặc cán sự làm mẫu.
GV điều khiển chuyển đội hình, kết hợp giải thích động tác.
2.Trò chơi: Dẫn bóng.
- GV nêu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi, luật chơi
+ GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C.Phần kết thúc:
- GV nhận xét tiết học.
- GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5[ 8 phút
20[ 22 phút
8[10phút
3[ 5 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai để khởi động.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- HS tập tâng cầu bằng đùi.
- HS tập đồng loạt với đội hình vòng tròn
- Tập theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn.
- Một nhóm HS làm mẫu.
- HS tập theo đội hình như tập tâng cầu.
-HS tập hợp theo đội hình chơi.
-1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
-HS tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 : Toán 135
Luyện tập
I.Mục đích yêu cầu:
1.KT : Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi.
2.KN : Vận dụng KT để làm BT. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) 
Bảng con : Nêu công thức tính diện tích hình thoi?
2.Hoạt động 2: Thực hành, luyện tập (28 - 30 phút)
* Dự kiến sai lầm: 
- Không chuyển đổi về cùng đơn vị đo ở bài 1
- Lúng túng khi tính độ dài 2 đường chéo của hình thoi 
*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức: Tính diện tích hình thoi.
+Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào?
+ Khi tính diện tích hình thoi cần lưu ý điều gì ?
*Bài 2 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Tính diện tích hình thoi
+ Để tính diện tích hình thoi ta cần biết gì?
@Bài 3 Làm nháp - Chữa miệng
- Kiến thức: Đặc điểm hình thoi. Diện tích hình thoi
+ Nêu cách ghép 4 tam giác
+ Hình thoi đó có đường chéo bằng bao nhiêu? Tại sao?
@Bài 4 Làm nháp- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Đặc điểm hình thoi
+ Hình thoi có đặc điểm gì?
3.Hoạt động 3 Củng cố dặn dò (3 - 5 phút)
+ Nêu công thức tính diện tích hình thoi?
+ Muốn tính diện tích hình thoi ta cần biết gì? 
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
_________________________________________________________
Tiết 2 : Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả cây cối
I.Mục tiêu
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được thầy cô giáo chỉ rõ
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, biết tự chữa những lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình
- Nhận thức được cái hay của bài thầy cô khen
ii.đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn lỗi sai điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp
III.Các hoạt động dạy học
1.Nhận xét chung KQ bài làm của HS ( 8 -10’)
- Ghi đề lên bảng .
- Nhận xét
* Ưu điểm: 
+ Xác định đúng đề bài , kiểu bài
+ Bài làm có bố cục rõ ràng
+ Một số bài có sự diễn đạt sáng tạo 
+ Hình thức trình bày tương đối đẹp
+Một số bài viết tốt :
* Khuyết điểm:
+ Nội dung bài làm còn sơ sài (Hậu, Huy, Doanh,..)
+ Hình ảnh miêu tả chưa sinh động Duy, Ngọc Anh,...
+ Một số bài bố cục chưa rõ ràng:
+Chữ viết trình bày chưa sạch đẹp:
- Thông báo số điểm: 
- Trả bài cho HS
2.Hướng dẫn HS chữa bài ( 8-10’)
a. Hướng dẫn HS sửa lỗi
- Yêu cầu HS đọc lời nhận xét
- Yêu cầu HS chữa lỗi vào VBT
- Yêu cầu HS đổi bài làm cho bạn soát lỗi
b. Hướng dẫn chữa lỗi chung (6-8’)
- GV treo bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc câu trên bảng phát hiện lỗi và sửa lỗi
ƯGV chốt cách chữa hợp lý - Yêu cầu HS đọc lại câu đúng
3.Hướng dẫn HS học tập đoạn văn, bài văn hay (7-9’)
- Yêu cầu HS đọc bài văn hay:
- HS chữa lỗi VBT
- HS đổi vở cho nhau
- HS sửa lỗi từng câu
- Trao đổi sửa lỗi
- 2 HS đọc bài chữa
- HS có bài làm tốt đọc bài làm.
- HS thảo luận phát hiện cái hay, cái đẹp
4.Củng cố - Dặn dò ( 2 - 4’)
- Nhận xét tiết học biểu dương HS điểm cao
- Chuẩn bị tiết sau 
Tiết 3 : Ngoại ngữ
Tiếng Anh
(Đồng chí Đồng Thị Hải dạy)
_________________________________________________________
Tiết 4 : Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt tuần 27
I.Mục đích yêu cầu
- Nhận xét hoạt động tuần 27.
- Phương hướng kế hoạch tuần 28.
II.Hoạt động dạy học
1.Tổ trưởng nhận xét từng cá nhân trong tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
3. GV nhận xét chung.
a.Ưu điểm
1.Ưu điểm:
- Có ý thức nuôi lợn siêu trọng giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn của lớp và của trường.
- Tinh thần tự quản có tiến bộ. Nề nếp ra vào lớp ít bị cô giáo nhắc nhở hơn.
- Có ý thức học và làm bài về nhà đầy đủ.
- ít ăn quà vặt, giữ gìn được vệ sinh lớp học
b.Nhược điểm
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học: AN, Sơn, Nhâm,...
- Một số em chưa thật sự tập trung trong giờ học: Vũ, Ngà,...
- Vẫn có 1 số em quên đồ dùng học tập khi đến lớp 
4.Kế hoạch tuần sau:
- Khắc phục những nhược điểm của tuần trước và phát huy các mặt tích cực.
- Ôn tập tốt chuẩn bị khảo sát chất lượng Toán + Tiếng Việt giữa HK II 
- Vừa học vừa ôn các kiến thức trọng tâm để chuẩn bị cho kiểm tra chất lượng giữa kì.
- Kèm cặp những em học yếu để chuẩn bị cho khảo sát giữa kì.
- Tiếp tục thực hiện tốt mọi nề nếp.
- Đôn đốc các em đi học đúng giờ
- Giữ vững nề nếp truy bài và đọc báo đầu giờ
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Mặc đồng phục đúng quy định.
- Tiếp tục đóng góp các khoản còn thiếu.
- Tiếp tục duy trì đọc báo Đội: Thứ 3,5 hàng tuần
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
- Mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27 LOP 4.doc