Môn: TOÁN
Tiết 136 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 Bài 3.
- KNS: Tư duy sáng tạo; tư duy logic; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học:
Thứ hai, ngày 19 tháng 3 năm 2012 Môn: TOÁN Tiết 136 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 Bài 3. - KNS: Tư duy sáng tạo; tư duy logic; quản lý thời gian; hợp tác. II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra việc thực hiện bài tập ở nhà và sự chuẩn bị cho tiết học của HS. - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: - Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng ôn lại một số đặc điểm của các hình đã học, sau đó áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, công thức tính diện tích hình thoi để giải toán. HĐ 2. Hướng dẫu luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS đọc lại từng câu, nhìn vào hình bên cạnh sau đó ghi đúng hoặc sai vào ô vuông. - Gọi HS nêu kết quả. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS đọc lại từng câu, nhìn vào hình bên cạnh sau đó ghi đúng hoặc sai vào ô vuông. - Gọi HS nêu kết quả. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Muốn biết hình nào có diện tích lớn nhất ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào SGK. - Gọi HS nêu kết quả. Bài 4: Khuyến khích HS khá, giỏi. - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS lên bảng giải. - Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà học thuộc các công thức tính diện tích, chu vi hình chữ nhật, hình vuông, diện tích hình bình hành. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát đầu giờ. - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Tự làm bài vào SGK. - a. Đ; b. Đ; c. Đ; d. S - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Tự làm bài vào SGK. - a. S; b. Đ; c. Đ; d. Đ - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Ta tính diện tích của từng hình, sau đó so sánh số đo diện tích của các hình (với đơn vị đo là xăng-ti-mét) và chọn số đo lớn nhất. - Làm bài vào SGK. - Hình có diện tích lớn nhất là hình vuông 25cm2 - 1 HS đọc đề bài. - Tự làm bài. Nửa chu vi hình chữ nhật là: 56 : 2 = 28 (m) Chiều rộng hình chữ nhật là: 28 - 18 = 10 (m) Diện tích hình chữ nhật là: 18 x 10 = 180 (m2) Đáp số: 180m2 - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, thực hiện Môn: TIẾNG VIỆT Bài: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1) I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/15 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/ phút). II. Đồ dùng dạy-học: - 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu (11 phiếu ghi tên các bài tập đọc, 6 phiếu ghi tên các bài TĐ-HTL. - Một số bảng nhóm kẻ bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra chuẩn bị cho tiết học của HS. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Trong tuần 28, các em sẽ ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn TV từ tuần 19 đến tuần 27. HĐ 2. Kiểm tra TĐ và HTL. - Gọi HS lên bắt thăm chọn bài sau đó về chỗ xem lại bài khoảng 2 phút. - Gọi HS lên đọc trong SGK theo yêu cầu trong phiếu - Hỏi HS về nội dung đoạn vừa đọc. - Nhận xét, cho điểm. HĐ 3. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Trong chủ điểm Người ta là hoa đất có những bài tập đọc nào là truyện kể? - Nhắc nhở: Các em chỉ tóm tắt các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất. (phát phiếu cho một số HS). - Gọi HS dán phiếu và trình bày. - Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà đọc lại các bài đã ôn tập. Xem lại các bài học về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?). - Nhận xét tiết học. - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - HS lên bắt thăm, chuẩn bị. - Lần lượt lên đọc bài trước lớp. - Suy nghĩ trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. - Lắng nghe, tự làm bài vào vở. - Dán phiếu trình bày kết quả. - Nhận xét, điều chỉnh, bổ sung. - Lắng nghe, thực hiện. Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 28 Bài: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1) I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới học sinh). - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật giao thông. - KNS: Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật; Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông. II. Đồ dùng dạy-học: - Một số biển báo giao thông - Đồ dùng hóa tranh để chơi đóng vai III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể. 2. Kiểm tra: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/38. - Nếu ở gần nơi em ở có cụ già sống cô đơn, không nơi nương tựa, em sẽ làm gì? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Trong những năm gần đầy tình hình tai nạn giao thông đã trở nên nghiêm trọng. Vậy tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông? Chúng ta cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HĐ 2. Trao đổi thông tin - Gọi HS đọc thông tin SGK/40. - Gọi HS đọc 3 câu hỏi cuối bài. - Các em hãy thảo luận nhóm 6 các câu hỏi sau: + Nhóm 1,3: Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? + Nhóm 2,4: Tại sao xảy ra tai nạn giao thông? + Nhóm 5,6: Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? - Cùng HS nhận xét, đánh giá. Kết luận: Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả tổn thất về người và của. Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai, nhưng chủ yếu là do con người. Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật Giao thông . HĐ 3. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Yêu cầu HS quan sát các tranh SGK/41. - Các em hãy thảo luận nhóm 4 quan sát các tranh trong SGK để trả lời các câu hỏi: + Nội dung bức tranh nói về điều gì? + Những việc làm đó đã đúng theo Luật Giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông? Kết luận: Những việc làm trong các tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1,5,6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông. HĐ 4. Liên hệ bản thân. BT2 SGK/42 - Gọi HS đọc BT2. - Các em hãy thảo luận nhóm đôi dự đoán xem điều gì có thể sẽ xảy ra trong các tình huống trên? a. Một nhóm HS đáng đá bóng giữa lòng đường b. Hai bạn đang ngồi chơi trên đường tàu hỏa c. Hai người đang phơi rơm rạ trên đường quốc lộ. d. Một nhóm thiếu niên đang đứng xem cổ vũ cho đám thanh niên đua xe trái phép. đ. Học sinh tan trường đang tụ tập dưới lòng đường trước cổng trường. e. Để trâu bò đi lung tung trên đường quốc lộ. g. Đò qua sông chở quá số người qui định. Kết luận: Các việc làm trong các tình huống của BT2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tình mạng con người. Để tránh các tai nạn giao thông có thể xảy ra, mọi người đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các Luật lệ giao thông ở mọi lúc, mọi nơi. Thực hiện Luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ minh và bảo vệ mọi người. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/40. 4. Củng cố, dặn dò: - Vận động mọi người thực hiện an toàn giao thông. Về nhà tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng trả lời trả lời và nêu cách xử lí tình huống. - Lắng nghe và điều chỉnh hành vi, thái độ. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc to trước lớp - 1 HS đọc. - Chia nhóm 6 thảo luận. Đại diện trình bày: + Để lại rất nhiều hậu quả: bị các chấn thương có thể bị tàn tật suốt đời, gây cho gia đình và xã hội nhiều gánh nặng; thậm chí có những tai nạn gây chết người làm cho nhiều gia đình mất con, mất cha, mất mẹ... + Vì không chấp hành luật lệ giao thông, uống rượu khi lái xe, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm... + Trước hết là phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ về an toàn giao thông. sau đó vận động mọi người xung quanh cùng tham gia giao thông an toàn... - Cùng GV nhận xét đánh giá. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Quan sát, nhận xét. - Chia nhóm 4 làm việc. Trình bày: + Tranh 1: Thể hiện việc thực hiện đúng luật giao thông. Vì các bạn đạp xe đúng lề đường bên phải, chỉ chở một người. + Tranh 2: Một chiếc xe chở rất nhiều, việc làm này sai luật giao thông, vì xe chạy quá nhanh lại chở nhiều. Nên chạy chậm lại và chở người và đồ đúng qui định. + Tranh 3: Có nhiều trâu bò, động vật đi lại trên đường, việc làm này sai luật giao thông. Không nên để trâu bò, động vật đi lại trên đường, ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đi lại. + Tranh 4: Thực hiện sai Luật giao thông. Vì đây là đường ngược chiều, xe đạp không được đi vào, sẽ gây tai nạn. + Tranh 5: Thực hiện đúng luật giao thông. Vì mọi người đều nghiêm túc thực hiện theo tín hiệu của các biển báo giao thông và đội nón bảo hiểm. + Tranh 6: Thực hiện đúng luật giao thông. Vì mọi người đều đứng cách xa khi xe lửa chạy qua. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 1 HS đọc to trước lớp. - Thảo luận nhóm đôi. Trình bày: a. Có thể xảy ra tai nạn cho mình và cho người khác. b. Có thể xảy ra tai nạn nếu xe lửa chạy với tốc độ nhanh 2 bạn không chạy khỏi đường tảu hỏa. c. Có thể xảy ra tai nạn cho người khác (vì rơm rạ rất trơn) cũng có thể xảy ra tai nạn cho mình nếu xe chạy nhanh không vào lề kịp. d. Có thể xảy ra tai nạn cho mình nếu các xe đâm vào nhau và văng ra lề. d. Rất nguy hiểm, có thể xảy ra tai nạn vì là nơi có nhiều xe qua lại. e. Có thể xảy ra ta ... i. - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài trong nhóm đôi, sau đó nêu cách giải và trình bày bài giải. - Cùng HS nhận xét, kết luận bài giải đúng Bài 3: - Gọi HS đọc đề toán. - Tổng của hai số là bao nhiêu? - Tỉ của hai số là bao nhiêu? - Yêu cầu HS tự giải vào vở. - Chấm một số bài, Yêu cầu HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. - Nhận xét Bài 4: Khuyến khích HS khá giỏi. - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV vẽ sơ đồ lên bảng. - Yêu cầu HS suy nghĩ, đặt đề toán (phát phiếu cho 2 nhóm). - Chọn một vài bài để cùng cả lớp phân tích, nhận xét. - Yêu cầu HS tự giải bài toán mà mình đặt. - Cùng HS nhận xét bài làm của bạn. 4. Củng cố, dặn dò: - Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm sao? - Bài sau: Luyện tập chung - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc đề bài. + Vẽ sơ đồ. + Tìm tổng số phần bằng nhau. + Tìm độ dài mỗi đoạn. - 1 HS lên bảng giải, cả lớp tự làm bài Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 1 = 4 (phần) Đoạn thứ nhất dài là: 28 : 4 x 3 = 21 (m) Đoạn thứ hai dài là: 28 - 21 = 7 (m) Đáp số: Đoạn 1: 21m; đoạn 2: 7m - 1 HS đọc đề bài. - Làm bài trong nhóm đôi. - Nêu cách giải: Vẽ sơ đồ; tìm tổng số phần bằng nhau; tìm số bạn trai, số bạn gái. Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3 (phần) Số bạn trai là: 12 : 3 = 4 (bạn) Số bạn gái là: 12 - 4 = 8 (bạn) Đáp số: 4 bạn trai; 8 bạn gái. - Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung. - 1 HS đọc đề toán. - Là 72. - Vì giảm số lớn đi 5 lần thì được số nhỏ nên số lớn gấp 5 lần số nhỏ (số nhỏ bằng số lớn). - Tự làm bài, 1 HS lên bảng giải. Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé. Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 1 = 6 (phần) SB là: 72 : 6 = 12 SL là: 72 - 12 = 60 Đáp số: SL: 60; SB: 12 - Đổi vở cho nhau để kiểm tra. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Quan sát. - Suy nghĩ, tự đặt đề toán, sau đó lần lượt đọc trước lớp. Hai thùng đựng 180 lít dầu. Biết số lít dầu ở thùng thứ nhất bằng số lít dầu ở thùng thứ hai. Tính số lít dầu có trong mỗi thùng. - Phân tích, nhận xét. - HS tự làm bài, sau đó một vài HS lên giải trước lớp. - Nhận xét, điều chỉnh, bổ sung. - 1 HS trả lời Môn: KĨ THUẬT Tiết 28 Bài: LẮP CÁI ĐU (Tiết 2) I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được cái đu theo mẫu. - Với HS khéo tay: Lắp được cái đu theo mẫu. Đu lắp được tương đối chắc chắn. Ghế đu dao động nhẹ nhàng. - KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; tự phục vụ; hợp tác. II. Đồ dùng dạy-học: - Mẫu cái đu đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Hãy nêu qui trình lắp cái đu? - Lắp cái đu có mấy bước. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các tiếp tục thực hành lắp cái đu. HĐ 2. HS thực hành lắp cái đu. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Trước khi thực hành, các em nhớ quan sát kĩ các hình trong SGK cùng nhớ nội dung của từng chi tiết lắp ghép cái đu đúng kĩ thuật. HĐ 2. HD HS chọn chi tiết lắp ghép cái đu. - Yêu cầu HS lấy bộ lắp ghép chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK để lắp cái đu. - Theo dõi, giúp đỡ HS chọn đúng, đủ chi tiết. HĐ 3. Lắp từng bộ phận - Trong khi lắp cái đu các em cần chú ý điều gì ? - Lưu ý các em về quy trình lắp ghép, nhất là các chi tiết phụ như: vòng hãm, HĐ 4. Lắp cái đu. - Các em quan sát hình 1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu. - Khi lắp xong, các em kiểm tra kĩ về chi tiết, sự dao động của ghế đu.. - Theo dõi, quan sát giúp đỡ, hỗ trợ HS còn lúng túng. HĐ 5. Đánh giá sản phẩm - Yêu cầu HS lắp xong lên trình bày sản phẩm. - Yêu cầu HS đánh giá sản phẩm thực hành. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. - Yêu cầu HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp. 4. Củng cố, dặn dò: - Nếu các em lắp ghế đu không đúng qui trình, đúng kĩ thuật thì sản phẩm sẽ thế nào? - Vì thế các em phải rèn cho mình tính làm việc cẩn thận và theo qui trình mới đạt kết quả tốt. - Tập lắp ráp cái đu ở nhà. Chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe, điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, thực hiện. - Lấy các chi tiết trong bộ lắp ghép. - Vị trí các chi tiết, lắp từng bộ phận sau đó ráp các bộ phận, - Lắng nghe, ghi nhớ. - Quan sát, thực hành. - Kiểm tra sự dao động của ghế đu. - Trưng bày sản phẩm. - 1 HS nêu tiêu chuẩn đánh giá: + Lắp cái đu đúng mẫu và theo đúng qui trình. + Đu lắp tương đối chắc chắn, không bị xộc xệch. + Ghế đu dao động nhẹ nhàng. - HS đánh giá sản phầm của mình và của bạn. - Sẽ bị xộc xệch và không dao động được. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe và thực hiện. Môn: ĐỊA LÝ Tiết 28 Bài: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung. - Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, - HS khá giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng nhiều lúa, mía và muối; khí hậu nóng, có nguồn nước ven biển. - KNS: Tìm kiếm và xử ký thông tin; hợp tác; ra quyết định; xác định giá trị bản thân. II. Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ dân cư Việt Nam. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: - Treo lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung, gọi HS lên đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung và chỉ trên lược đồ. - Dải đồng bằng duyên hải miền trung có đặc điểm gì? Nêu đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về con người vùng đồng bằng duyên hải miền Trung. HĐ 2. HDHS trìm hiểu thông tin: Dân cư tập trung khá đông đúc - Giới thiệu: ĐBDH miền Trung tuy nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc, phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và thành phố duyên hải - (chỉ trên bản đồ) - Mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày - Các em quan sát lược đồ và so sánh: + Lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường Sơn. + Lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng ĐBBB và ĐBNB. - Gọi HS đọc mục 1 SGK/138 - Người dân ở ĐBDH miền Trung là những dân tộc nào? - Các em quan sát hình 1,2 SGK/138, thảo luận nhóm đôi nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh. Kết luận: Đây là trang phục truyền thống của các dân tộc. Tuy nhiên, hàng ngày để tiện cho sinh hoạt và sản xuất, người dân thường mặc áo sơ mi và quần dài. HĐ 3. Hoạt động sản xuất của người dân. - Các em hãy quan sát các hình trong SGK/139 và đọc ghi chú dưới mỗi hình. - Dựa vào các hình ảnh nói về hoạt động sản xuất của người dân ĐBDH miền Trung, các em hãy cho biết, người dân ở đây sinh sống bằng những ngành nghề gì? - GV ghi lên bảng vào 4 cột. - Cũng dựa vào các hoạt động sản xuất trong hình, các em hãy lên bảng điền vào cột thích hợp. - Gọi 2 HS đọc lại kết quả trên bảng - Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng Giải thích: Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước, làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn Nghề làm muối (diêm dân) là một nghề rất đặc trưng của người dân ĐBDH miền Trung, Để làm muối người dân đưa nước biển vào ruộng cát, phơi nước biển cho bay bớt hơi nước còn lại nước biển mặn (gọi là nước chạt), sau đó dẫn vào ruộng bằng phẳng (láng xi măng) để nước chạt bốc hơi nước tiếp, còn lại muối đọng trên ruộng và được vun thành từng đống như trong ảnh. Các em thấy đấy nghề làm muối rất là vất vả. - Chuyển: Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung mà các em đã tìm hiểu đa số thuộc ngành nông-ngư nghiệp. Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này? các em cùng tìm hiểu tiếp - Gọi HS đọc bảng SGK/140. - Các em hãy thảo luận nhóm đôi và cho biết vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại ĐBDH miền Trung? - Gọi HS lên ghi tên 4 hoạt động sản xuất phổ biến của người dân. Kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác. Nghề chính của họ là nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/140. - Giải thích vì sao người dân ở ĐBDH miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối? - Về nhà sưu tầm các ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBDHMT. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe, điều chỉnh, bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Quan sát, lắng nghe. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. + Số người ở vùng ven biển miền Trung nhiều hơn so với ở vùng núi Trường Sơn. + Số người ở vùng ven biển miền Trung ít hơn ở vùng ĐBBB và ĐBNB. - 1 HS đọc to trước lớp. - Kinh, Chăm và một số dân tộc ít người khác. - Người Chăm: mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu. + Người Kinh: mặc áo dài cổ cao. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 6 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp. - Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, làm muối, - 1 HS đọc lại. - 4 HS lên bảng thực hiện: + Trồng trọt: trồng lúa, mía, ngô, + Chăn nuôi: gia súc (bò), + Nuôi, đánh bắt thủy sản: đánh bắt cá, nuôi tôm, + Ngành khác: làm muối, - 2 HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, điều chỉnh. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Từng cặp HS thay phiên nhau trình bày lần lượt từng ngành sản xuất (không đọc theo SGK) và điều kiện để sản xuất từng ngành. - Vì nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để giúp họ hoạt động sản xuất được dễ dàng, đem lại cho họ cuộc sống ổn định. - Trồng lúa; trồng mía, lạc; làm muối; nuôi, đánh bắt thuỷ sản. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Vài HS đọc to trước lớp. - Vì nơi đây có đất pha cát, khí hậu nóng, nước biển mặn thích hợp cho việc trồng mía, lạc và làm muối. - Lắng nghe, thực hiện.
Tài liệu đính kèm: