Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 28

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 28

Toán

GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I/ Mục tiêu:

- Hiểu bài toán có một phép trừ :+ Bài toán cho biết những gì? hỏi gì?

 + Trình bày bài giải gồm :câu lời giải, phép tính, đáp số

II/ Chuẩn bị:

 - GV : Bộ đồ dùng dạy toán 1. Tranh vẽ trong SGK.

 - HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.

III /Các hoạt động dạy học.

1/ Bài cũ:

2/ Bài mới:

HĐ1: Giới thiệu giải bài toán và cách trình bày bài giải.

*Hướng dẫn tìm hiểu bài toán.

- H/s q/s tranh và đọc bài toán (HS : đọc).

? Bài toán đã cho biết những gì.(HS trả lời, nhắc lại)

? Bài toán hỏi gì.(HS trả lời , nhắc lại)

- 3 H/s nêu lại tóm tắt bài toán.

 * Hướng dẫn giải bài toán.

? Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm như thế nào. (H/s trả lời, )

- Gv hướng dẫn viết lời giải. GV y/c H/s nêu lại bài giải gồm những gì (H/s: gồm có câu lời giải, phép tính và đáp số).

? Hãy nêu câu lời giải. (H/s nêu: Số g còn lại là). GV nhận xét và ghi lên bản.

- GV hướng dẫn h/s ghi phép tính trừ 9- 3 = 6 ( con gà) dưới lời giải và ghi đáp số dưới phép tính. GV ghi bảng gọi h/s đọc lại bài giải (H/s đọc).

 Bài giải

 Số gà còn lại là:

 9 – 3 = 6 (con gà)

 Đáp số: 6 con gà.

 

doc 18 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28:
Thứ 2 ngày 19 tháng 3 năm 2012
Chào cờ tuần 28
Toán
giải bài toán có lời văn
I/ Mục tiêu:
- Hiểu bài toán có một phép trừ :+ Bài toán cho biết những gì? hỏi gì?
	+ Trình bày bài giải gồm :câu lời giải, phép tính, đáp số 
II/ Chuẩn bị: 
 - GV : Bộ đồ dùng dạy toán 1. Tranh vẽ trong SGK.
	- HS : bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.	 	
III /Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: 	
2/ Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu giải bài toán và cách trình bày bài giải.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài toán.
- H/s q/s tranh và đọc bài toán (HS : đọc).
? Bài toán đã cho biết những gì.(HS trả lời, nhắc lại)
? Bài toán hỏi gì.(HS trả lời , nhắc lại)
- 3 H/s nêu lại tóm tắt bài toán.
	* Hướng dẫn giải bài toán.
? Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm như thế nào. (H/s trả lời, )
- Gv hướng dẫn viết lời giải. GV y/c H/s nêu lại bài giải gồm những gì (H/s: gồm có câu lời giải, phép tính và đáp số).
? Hãy nêu câu lời giải. (H/s nêu: Số g còn lại là). GV nhận xét và ghi lên bản.
GV hướng dẫn h/s ghi phép tính trừ 9- 3 = 6 ( con gà) dưới lời giải và ghi đáp số dưới phép tính. GV ghi bảng gọi h/s đọc lại bài giải (H/s đọc).
 Bài giải
	 Số gà còn lại là:
	9 – 3 = 6 (con gà)
	 Đáp số: 6 con gà.
* HĐ3: Hướng dẫn h/s làm bài tập trong vở BT.
	Bài1: HS đọc bài toán. GV viết tóm tắt lên bảng, Gv hướng dẫn:
? Bài toán đã cho biết những gì. ( H/s: An có 7 viên bi, An cho Bảo 3 viên).
? Bài toán hỏi gì. (Hỏi An còn lại bao nhiêu viên bi).
- H/sinh tự làm bài vào vở BT. Một h/s lên bảng làm bài GV nhận xét.
	Bài2: HS đọc bài toán. (H/sinh đọc).
- GV gọi h/s K,G nhắc lại cách trình bày bài giải. 
- Một h/s G lên bảng trình bày bài giải, ở dưới làm vào giấy nháp. GV và HS chữa bài trên bảng.
HS ghi bài giải đúng vào vở BT.
Bài giải
	Mẹ còn lại số cn lợn là:
	10 – 2 = 8 (con lợn)
	Đáp số: 8 con lợn.
	Bài 3: HS K đọc yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu h/s đọc kỹ đề bài để viết tiếp vào chổ trống, để có bài toán rồi toán tắt và ghi bài giải.
? Đàn gà có mấy con?. ( 16 con).
? Vào chuồng mấy con . (6 con).
- GV hướng dẫn h/s làm. GV gọi một h/s lên bảng làm bài, ở dưới làm vào vở BT. HS và GV nhận xét bài trên bảng. 
 Bài 4: H/d H/s Khá- giỏi làm..
3/ Củng cố, dặn dò. 
? Hãy nêu cách trình bày một bài giải.
 - Dặn h/s về . Xem trước bài 106 
..
 Tập đọc
ngôi nhà
I/ Mục tiêu:
H/s đọc trơn cả bài. đọc đúng các tiếng khó: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, ngõ. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ .
Hiểu ND bài:Tình cảm của em nhỏ với ngôi nhà .
Trả lời được câu hỏi 1 SGK
II/ Đồ dùng dạy học :
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. 
- HS: Đọc bài cũ: Q/S tranh SGK, đọc trước bài Ngôi nhà. 
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: 
2/ Bài mới:
 *HĐ1: HD học sinh luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm bài thơ: giọng chậm rãi, thiết tha, tình cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếng, từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức... .Gọi HS đọc cá nhân cả lớp đọc đồng thanh. GV sữa lỗi cho HS.
- GV giải nghĩa từ: thơm phức...
- Luyện đọc câu: H/s tiếp nối nhau đọctrơn từng dòng thơ theo cách: Gv gọi 1 H/s đầu bàn theo dãy dọc các em tự đứng lên đọc nối tiếp. GV theo dõi và chỉnh sữa cho HS.
- Luyện đọc đoạn, bài: H/s tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Sau đó thi đọc cả bài (cá nhân, bàn). Cả lớp và Gv nhận xét, tính điểm thi đua.
- 1 H/s giỏi đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
 *HĐ2: Ôn các vần yêu, iêu.
a. GV đọc y/c 1 trong SGK ( Đọc những dòng thơ có tiếng yêu): GV yêu cầu HS tìm, đọc và phân tích tiếng có vần yêu. (H/s tìm phân tích. nhắc lại: Em yêu nhà em. Em yêu tiếng chim...).
b.H/s G đọc yêu cầu2 trong SGK.
- GV tổ chức cho cả lớp đồng loạt tìm các tiếng có vần iêu rồi viết vào bảng con. Gv nhận xét chốt kết quả đúng. (Vần iêu: buổi chiều, chiếu phim...)
- H/s G đọc y/c 3 trong SGK, đọc cả mẫu. Học sinh thi nói câu có tiếng chứa vần yêu, iêu,: GV chia lớp thành 3 nhóm, từng cá nhân suy nghĩ đặt câu rồi lần lượt từng H/s trong nhóm nối tiếp nhau nói nhanh câu của mình. Cả lớp và GV nhận xét. (Em rất yêu mến bạn bè/ Em bé rất đáng yêu./ Cô giáo dạy dẽ hiểu...)
Giải lao chuyển Tiết 2
*HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi.
- 1 H/s G đọc 2 khổ thơ đầu. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1 trong SGK. (H/s: Nhìn thấy hàng xóm trước ngx... Nghe thấy tiếng chim đầu hồi lảnh lót. Ngửi thấy mùi dạ lợp trên mái nhà...).
- 2 H/s đọc đoạn thơ cuói của bài. Cả lớp thêo dõi và trả lời câu hỏi 2 trong SGK (H/s: đọc khổ thơ 3 ) . GV nhận xét.
- 2, 3 H/s thi đọc diễn cảm toàn bài thơ. GV nhận xét cho điểm .
 * Học thuộc lòng bài thơ: H/s thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ em thích. Cả lớp và Gv nhận xét, cho điểm.
*HĐ3: Luyện nói (Nói về ngôi nhà em mơ ước).
- 1 H/s G đọc yêu cầu của bài.
- Từng cặp quan sát tranh trao đổi nhanh về ngôi nhà các em mơ ước – Thi nhiều H/s nói ước mơ của mình về ngôi nhà tương lai. Cả lớp và Gv nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét chung tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài thơ và đọc trước bài “Quà của bố”.
..
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
 Chính tả- tập chép
 ngôi nhà 
I/ Mục tiêu:
 H/s chép lại chính xác,trình bày đúng khổ thơ 3 của bài Ngôi nhà trong khoảng 10- 12 phút
 Làm đúng các bài chính tả: điền vần iêu hay yêu, điền chữ c hoặc k .
 Bài tập 2, 3(VBT)
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 3 ( bài Ngôi nhà), ND bài tập 2 và luật chính tả cần ghi nhớ.
- HS: Đồ dùng HT,vở viết,VBT, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy 
1/Bài cũ:- GV gọi 2 H/s lên bảng viết từ : nhiệt huyết, tuyệt đẹp. ở dướiviết bảng con.
 - GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới:*GTB:GV nêu MĐ,Y/c của tiết học.
 *HĐ1: Hướng dẫn tập chép:
 a/HD HS chuẩn bị.
-GV đọc bài chính tả chép trên bảng (1lần). 2-3 HS đọc lại.
 b/Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS nêu các từ dễ viết sai : ( mộc mạc, đất nước...)
-Yêu cầu HS đọc,GV hướng dẫn- HS viết các từ khó vào bảng con.GV nhận xét.
 c/ -HS chép bài vào vở. GV giúp đỡ H/s nhắc H/s viết tên bài vào giữa trang, chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa. HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 d/ Chấm, chữa bài.- GV chấm số bài , nhận xét. 
*HĐ2: HD làm bài tập chính tả.
+Bài tập 2:-1HS nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi. 
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS )
Cả lớp và GVnhận xét, chốt đáp án đúng.( Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu.)
+Bài tập 3: 1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi. GV treo bảng phụ viết nội dung bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm HS chơi trò chơi tiếp sức. Các em nhìn bảng phụ tiếp nối nhau viết nhanh các tiếng cần điền chữ c hay k. Cả lớp làm bài vào VBT. HS viết sau cùng đọc kết quả của nhóm. 
- GV,HS nhận xét,kết luận nhóm thắng cuộc ( HS đọc lại từ đúng: Ông trồng cây cảnh./ Bà kể chuyện./ Chị xâu kim).
 *Quy tắc chính tả (k + i, ê, e).
- GV cả lớp đi đến quy tắc chính tả: Âm đầu cờ đứng trước i, ê, eviết làk (k + i, ê, e) , đứng trước các nguyên âm còn lại, viết làc (c + a, o, ô, u, ư...).
- 3-4 H/s nhắc lại quy tắc chính tả. Nêu ví dụ.
3/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những H/s học tốt, chép bài chính tả đẹp.
- Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li.
..
Tập viết:
tô chữ hoa: h, i, k
I/ Mục tiêu:	 
 - H/s biết tô chữ hoa: H,I, K
 - Viết đúng các vần : uôi, ươi, iêt, uyêt,iêu, yêu, các từ ngữ :hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết, tập 2 mỗi từ ngữ được viết được ít nhất 1 lần 
II/ Đồ dùng dạy học.
- GV: mẫu chữ hoa: H,I , K đặt trong khung chữ. Các vần uôi, ươi; các từ ngữ: nải chuối, tưới cây, iêt, uyêt, yêu, iêu đặt trong khung chữ. 
- HS: Vở TV, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:- GV kiểm tra bài viết ở nhà và chấm một số bài, nhận xét.
2/ Bài mới: GTB (bằng câu hỏi).
 *HĐ1:HD tô chữ hoa H,I.k
- HD HS quan sát và nhận xét chữ H hoa trên bảng phụ. Chữ hoa H gồm mấy nét? ( HS: nêu, nhắc lại).
- GV vừa viết mẫu chữ H lên bảng ,vừa nói lại cách viết.
- HD HS viết trên bảng con,HS tập viết 2,3 lượt(GV giúp đỡ HS) chỉnh sữa lỗi cho HS.
- Chữ I cách làm tương tự.
 *HĐ2:HD viết vần và từ ngữ ứng dụng.
- GT vần và từ ngữ ứng dụng -1 HS G đọc vần và từ ngữ ứng dụng. Cả lớp đọc ĐT.
- H/s nhắc lại cách nối các con chữ.(H/s nêu , nhắc lại)
- GVviết mẫu chữ thẳng trên dòng kẻ. 
 - HD HS viết vào bảng con-HS cả lớp viết 2 lượt (GV giúp đỡ HS )
 *HĐ3 :HD HS viết vào vở TV.
 - GV nêu YC viết đối với các đối tượng HS .
 - GV quan sát giúp đỡ H/s cách ngồi, cách viết cho đúng quy trình. 
 - GV chấm,chữa bài và tuyên dương một số bài viết tốt. 
 3/ Củng cố dặn dò.
 - GV nhận xét chung tiết học. Gọi H/s tìm thêm những tiếng có vần uôi, ươi.
 - Dặn HS về nhà luyện viết phần B trong VTV.
 Tóan
luyện tập
I/ Mục tiêu:
 -Biết giải bài toán có phép trừ ; thực hiện được cộng, trừ không nhớ các số trong phạm vi 20.
II/Chuẩn bị:
 GV: Bảng viết bài tập 3,4.
 HS: Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con. 	 	
III/Các hoạt động dạy học.
1/Bài cũ:- HS lên bảng chữa BT 4 trong vở BT của tiết 105.
 - GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: 
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
	Bài 1: HS đọc đề bài toán. (HS đọc).
- Một h/s giỏi đọc tóm tắt. Cả lớp suy nghĩ điền số thích hợp vào chổ chấm .
- GV ghi tóm tắt đề bài lên bảng. GV hướng dẫn học sinh nêu lời giải và cách giải.
? Muốn biết số cam còn lại là bao nhieu quả làm như thế nào. (phép trừ)
(H/s nhắc lại cách trình bày bài giải). H/s lên bảng làm bài,ở dưới làm vào vở BT.GV q/s giúp đỡ H/s .
- Cả lớp và GV nhận xét.
	Bài 2: H/s nêu y/c bài tập. Gv hướng dẫn tương tự BT 1.
? Qua 2 bài tập trên giúp các em củng cố về những kiến thức gì. (H/s ; giải toán có lời văn).
 Bài 3: H/s nêu y/c bài tập . ( viết số). Gv h/d H/s cách làm, gọi 3 em lên bảng làm , ở dưới làm vào VBT. Cả lớp và GV nhận xét.
? Qua b ài tập này giúp ta cũng cố về những vấn đề gì. (H/s: thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi các số đến 20).
	Bài 4: Hướng dẫn h/s K-G làm.
3/ Củng cố, dặn dò. 
- GV nhắc lại nội dung luyện tập.
- Dặn học sinh về nhà làm BT 4 vào vở BT.
 Thủ công
 bài 20: cắt, dán hình tam giác (tiết1)
I/ Mục tiêu:
- HS biết cách kẻ, cắt và dán được hình tam giác.
- HS cắt, dán được hình tam giác theo 2 cách đường cắt tương đối thẳng hình dán tương đối thẳng 
II/ Chuẩn bị:	
- GV: hình 6 mẫu , giấy thủ công.
- HS: Bút chì, thước kẻ, , một tờ giấy vở họ ... ọc diễn cảm bài văn. 1,2 HS đọc lại cả bài.
- 2-3 nhóm H/s đọc lại bài theo cách phân vai: người dẫn chuyện, người mẹ, cậu bé.
 *HĐ 2: Luyện nói: 
- 1 H/s G đọc y/c của bài, GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 2 H/s, Y/c H/s quan sát tranh thực hành hỏi đáp theo mẫu trong nhóm đôi.. 
- HS các nhóm lên luyện nói trước lớp. H: Bạn có hay làm nũng bố mẹ không?
	 Đ: Mình cũng giống cậu bé trong truyện.
- Nhiều cặp thực hành hỏi - đáp.
- GV nhận xét, cho điểm những nhóm HS nói lưu loát.
 3/ Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương những H/s học tốt.
-Yêu cầu HS về nhà đọc bài đọc trước bài “Đầm sen”.
 Toán 
luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
-Biết lập đề toán, giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn .
II/Chuẩn bị:
	- GV: Bảng viết bài tập 1,2.
- HS: VBT, phấn, bảng con. 	 	
III/Các hoạt động dạy học.
1/Bài cũ: 	- HS lên bảng chữa BT 2 trong sgk của tiết 107.
- GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: 
*Giới thiệu bài (bài cũ).
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
	Bài 1a: HS đọc đề bài toán. (HS K đọc). Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ cấm để có bài toán rồi giải bài toàn đó.
- GV hướng dẫn H/s đém số hoa có trong hàng trên và só hoa ở hàng dưới rồi điền vào chỗ chấm.
- Một h/s giỏi đọc đề bài toán và tóm tắt đã làm hoàn chỉnh. 
- GV ghi tóm tắt lên bảng. GV hướng dẫn học sinh nêu lời giải và cách giải.
? Muốn biết có tất cả bao nhiêu bông hoa ta làm như thế nào. (phép cộng)
(H/s nhắc lại cách trình bày bài giải).2 H/s lên bảng thi làm bài,ở dưới làm vào vở BT.GV q/s giúp đỡ H/s .
- Cả lớp và GV nhận xét bạn thắng cuộc.
	Bài 1b: H/s nêu y/c bài tập. Gv hướng dẫn tương tự BT 1a.
? Qua 2 bài tập trên giúp các em củng cố về những kiến thức gì. (H/s ;Lập đề toán, giải và trình bày bài giải có lời văn).
Bài 2: HS đọc đề bài toán. (HS đọc).
- Một h/s giỏi đọc tóm tắt. Cả lớp suy nghĩ điền số thích hợp vào chổ chấm để hoàn chỉnh tóm tắt trong VBT.
- GV ghi tóm tắt lên bảng. GV hướng dẫn học sinh nêu lời giải và cách giải.
? Muốn biết trong vườn có bao nhiêu cây chanh ta làm như thế nào. (phép cộng)
(H/s K, G nhắc lại cách trình bày bài giải). H/s lên bảng làm bài,ở dưới làm vào vở BT.GV q/s giúp đỡ H/s .
- Cả lớp và GV nhận xét.
 ? Qua tiết học này giúp ta cũng cố về kiến thức gì. (H/s : Rèn kỹ năng lập đề toán, giải toán có lời văn).
3/ Củng cố, dặn dò. 
- GV nhắc lại nội dung tiết luyện tập chung.
 - Dặn học sinh về nhà làm BT 1,2, trong SGK vào vở BT.
. 
Thực hành LV:
Tuần 28
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh luyện viết chữ hoa H, I, K; các vần và từ: uôi, ươi, iêt,tuổi trẻ, nải chuối, tưới cây, tươi tốt, tập viết, , viết được chữ rõ ràng, đẹp, đúng mẫu chữ ở vở thực hành luyện viết.
Rèn tính cẩn thận cho hs khi viết chữ.
II/ Đồ dùng: 
GV: Chữ viết mẫu, vở thực hành lv.
HS: Bảng con, vở lv
III/ Thực hành viết:
 1.Quan sát mẫu:
Cho hs quan sát bài mẫu chữ hoa trên bảng, nhận xét .
Giáo viên hướng dẫn hs đọc bài viết.
Giáo viên hướng dẫn cách viết bài, hs theo dõi.
Cho hs viết bảng con: + Viết chữ hoa, viết vần, từ
Cho hs đọc lại bài viết.
2.Học sinh viết bài vở:
Giáo viên quan sát uốn nắn hs yếu.
GV thu chấm số bài
Nhận xét tuyên dương HS viết đẹp.
 3.Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà luyện viết thêm.
..
Thứ 6 ngày 23 tháng 3 năm 2012
 Chính tả - tập chép
 quà của bố 
I/ Mục tiêu:
- H/s chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 2 của bài Quà của bố. 
- Làm đúng các bài tập chính tả: điền chữ s hay x, điền vần im hay iêm vào chỗ trống.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng chép bài Quà của bố và ND bài tập 2a.
- HS: Đồ dùng HT,vở viết,VBT, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy 
1/Bài cũ: + Gọi hai H/s lên bảng làm bài tập 2b của tiết trước.
 + GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: 
 *GTB:(trực tiếp)
 *HĐ 1: Hướng dẫn HS tập chép.
- GV đọc bài chính tả chép trên bảng (1lần). 2-3 HS đọc lại.
b/Hướng dẫn viết từ khó dẽ viết sai. 
-Cả lớp đọc thầm lại khổ thơ, tìm những tiếng, từ trong dễ viết sai: : (gửi, nghìn thương, chúc...).
-Yêu cầu HS vừa nhẩm vừa đánh vầnvà đọc,GV hướng dẫn- HS viết các từ dễ viết sai vào bảng con.GV nhận xét.
 c/ HS chép khổ thơ vào vở. GV giúp đỡ H/s cách ngồi ,cách cầm bút, những tiếng đầu dòng phải viết hoa.
 d/ Chấm, chữa bài.- GV chấm số bài , nhận xét. 
*HĐ2: HD làm bài tập chính tả (lựa chọn).
+Bài tập 2a:-1HS nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi, GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài. 
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS )
- Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.( HS: xe lu, dòng sông,....)
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li nếu bài viết ở lớp viết chưa đẹp.
 kể chuyện
 bông hoa cúc trắng
I/ Mục tiêu:
- HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 - Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
II/ Đồ dùng dạy –học:
- GV: Tranh minh họa truyện kể trong SGK. Khăn để đóng vai mẹ, và gậy để đóng vai bà... Bảng ghi gợi ý của 4 đoạn của câu chuyện.
- HS: Đồ dùng học tập.
III/ Các hoạt động dạy 
1/ Bài cũ: 
2/ Bài mới: GTB:(trực tiếp)
 *HĐ1: Hướng dẫn HS luyện kể chuyện.
- GV kể chuyện 1-2 lần giọng diễn cảm :
+ Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
+ Kể lần 2-3 kết hợp với tranh minh họa – Giúp HS nhớ và kể lại được câu chuyện theo yêu cầu.
- Chú ý về kỷ thuật kể – Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang lời người mẹ, lời cụ già, lời cô bé.
- Lời người dẫn chuyện: Kể chậm rãi, cảm động.
- Lời cụ già: mệt mõi, yếu ớt.
- Lời cô bé: ngoan ngoãn, lễ phép khi trả lời cụ già...
*HĐ2: Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK , đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
? Tranh 1 vẽ cảnh gì.(H/s: Trong một túp lều, người mẹ ố nằm trên giường...)
? Câu hỏi dưới tranh là gì.(H/s: Người mẹ ốm nói gì với con?).
- Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện kể đoạn 1. (Trình độ HS phải tương đương).
- HS thi kể cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
- HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1).
*HĐ 3: HD học sinh phân vai kể toàn chuyện.
- 1-2 HS kể lại toàn bộ câu truyện.
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, Mỗi nhóm có 3 HS đóng các vai:người dẫn chuyện sang người mẹ, cụ già, và cô bé, thi kể lại toàn câu chuyện. (có dụng cụ để hóa trang)
- GV gọi các nhóm lên thực hành đóng vai các nhân vật được nhóm phân công.
- Các nhóm và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
 HĐ4: Giúp H/s hiểu ý nghĩa truyện.
? Câu truyện này giúp em hiểu ra điều gì. (H/s: Là con phải yêu thương cha mẹ... Bông hoa cúc trắng tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé với mẹ...).
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV hỏi cả lớp: ? Em thích nhân vật nào ? Vì sao.
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện . Chuẩn bị tiết cho tuần sau : “Niềm vui bất ngờ”.
Tự nhiên xã hội
 bài 27: con muỗi
I/ Mục tiêu:
-Nêu một số tác hại của con muỗi
-Chỉ được bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ 
II/ Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về muỗi.
Kĩ năng tự bảo vệ; tìm kiếm các lựa chọn và xác định cách phòng tránh muôixthichs hợp.
kĩ năng làm chủ bản thân:đảm nhiệm trách nhiệm bảo vệ bản thânvà tuyên truyền với gia đìnhcách phòng muõi.
Kĩ năng hợp tác: hợp tác với mọi người cùng phòng trừ muỗi.
III/ Chuẩn bị:	
- GV: Các hình ảnh bài 28 trong SGK. 
- HS : đồ dùng học tập. Một vài lọ cá, lọ đựng bọ gậy...
IV/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ: Nêu ích lợi của việc nuôi gà.
2/ Bài mới:	
* Giới thiệu bài. (bằng tranh).
*HĐ1: Quan sát con muỗi.
Bước 1: GV h/d H/s quan sát tranh ảnh con muôĩ trong SGK, và trả lời câu hỏi :
- Con muỗi to hay nhỏ ( nhỏ). 
- Khi đập muỗi em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm? ( mềm).
- Hãy chỉ vòa đầu, thân, chân, cánh của muỗi.
- Con muỗi dùng vòi để làm gì? (để hút máu).
Bước 2 : GV gọi vài em lên hỏi và trả lời dựa theo các câu hỏi gợi ý trên. Gv và H/s nhận xét.
	GV kết luận: Muỗi là loại sâu bọ nhỏ hơn ruồi, muỗi có đầu, mình ,thân, và cánh....
*HĐ 2:Thảo luận nhóm.
	Bước1:
GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ và giao nhiẹm vụ cho các nhóm như sau: 
- Nhóm 1 và 2 thảo luận các câu hỏi:
? Muỗi thường sống ở đâu.
? Vào lúc nào em nghe thấy tiếng muỗi và hay bị đốt nhất.
- Nhóm 3và 4: ?Bị muỗi đốt có hại gì.
? Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết.
Nhóm 5 và 6 thảo luận câu hỏi:
? Trong SGK trang 59 đã vẽ những cách diệt muỗi nào? Em còn biết cách nào khác.
? Em cần làm gì để khong bị muỗi đốt.
Các nhóm thảo luận , Gv quan sát giúp đỡ các nhóm.
 Bước 2:GV y/c nhóm 1, 2 lên trình bày kết quả.
- Tiếp theo mời đại diện nhóm 3,4 lên trình bày.
- Cuối cùng đại diện nhóm 5,6 lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận: Muốn không bị muỗi đốt ta phải mắc màn..., đậy kín bể, chum đựng nước không cho muỗi đẻ trứng.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV Y/c H/s thả bọ gậy vào lọ cá và quan sát xem điều gì xẽ sảy ra?
- Dặn h/s về làm bài trong vở BT.Xem trước bài 29.
 ..........
Sinh hoạt:
Nhận xét tuần
- Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá,nhận xét về nề nếp học tập trong tuần.
 -VS trường- lớp, VS cá nhân.
 * GV nhận xét hoạt động trong tuần: Vệ sinh lớp. Vệ sinh cá nhân của hs.
 * học tập: có số em còn thiếu sách vở đi học, chưa chăm học,
- Bình xét,xếp loại các tổ trong tuần.
- Phổ biến nội dung tuần tới: + chăm học cuối năm lên lớp 2
 + ĐI học đều và đúng giờ, có đủ đồ dùng học.
 - Tổ chức cho H/s chơi trò chơi “ con Thỏ”.
..
Âm nhạc
Ôn tập bài hát ở tuần 24 và bài:Hoà bình cho bé
 Nghe hát hoặc nghe nhạc
I.Mục tiêu:Biết hát theo giai điệu và đúng lời cacuar bài hát
-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát 
II.Đồ dùng dạy học:
GV nhạc cụ , tập đệm bài hát
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:Kiểm tra đồ dùng của hs
2.Bài mới :Giới thiệu bài:
HĐ1:ôn tập bài quả
Cả lớp ôn tập bài hát 
-Tập hát theo h/t đối đáp :đố và trả lời 
-Tổ chức một vài nhóm biểu diễn trước lớp 
HĐ2:Ôn tập bài hát :hoà bình cho bé
-Hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách hoặc đệm theo tết tấu lời ca 
-Tổ chức cho nhóm HS biểu diễn trước lớp
-GV vỗ tayhoawcj gõ tết tấu lời ca của bài hát cho nhận ra sự giống nhau về tết tấu lời ca các bài hát trong bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGA CHAT T 28.doc