Giáo án các môn lớp 2 - Tuần số 23

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần số 23

 BÁC SĨ SÓI

I. Mục tiêu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trôi chảy, lưu loát từng đoạn, toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.

- Hiểu các từ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.

- Hiểu nội dung truyện: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.

*HSKG trả lời được câu hỏi 4.

3.Kĩ năng sống: Ra quyết định. Ứng phó với căng thẳng

II. Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

 

doc 13 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần số 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011
Tập đọc Đ67, 68
 Bác sĩ Sói
I. Mục tiêu: 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy, lưu loát từng đoạn, toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu các từ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.
- Hiểu nội dung truyện: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
*HSKG trả lời được câu hỏi 4.
3.Kĩ năng sống: Ra quyết định. Ứng phú với căng thẳng 
II. Chuẩn bị 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III.Các hoạt động dạy học 
	Tiết 1.
A. Kiểm tra bài cũ 
- 2 học sinh đọc bài “Cò và Cuốc” và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
B. Bài mới . 
1. Giới thiệu chủ điểm và tên bài.
2. Luyện đọc.
a) Giáo viên đọc mẫu.
b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Học sinh đọc nối tiếp câu -> phát hiện từ khó -> luyện đọc từ khó.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn trước lớp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc một số câu dài.
- Học sinh đọc chú giải
Giáo viên giảng thêm:
+Thèm rỏ rãi: nghĩ đến miếng ăn ngon thèm đến nỗi nước bọt trong miệng ứa ra.
+ Nhón chân: hơi nhấc cao gót chỉ có đầu ngón chân chạm đất.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh đoạn 1 và 2.
	Tiết 2.
3. Tìm hiểu bài.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm (đọc thầm và trả lời 5 câu hỏi trong sách giáo khoa). 
- Hướng dẫn học sinh trả lời từng câu hỏi -> Giáo viên và học sinh cùng nhận xét 
+ Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
+ Sói làm gì để lừa Ngựa?
+ Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào?
+ Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.
- Hướng dẫn học sinh chọn tên khác cho truyện.
4. Luyện đọc lại.
- Tổ chức cho học sinh đọc phân vai.
C. Củng cố, dặn dò 
	- Qua câu chuyện, ta học được ngựa điều gì?(ra quyết định kịp thời, bình tĩnh để ứng phó với nguy hiểm bất ngờ xảy ra.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.Đọc lại bài nhiều lần để chuẩn bị tốt cho tiết kể chuyện lần sau.
 ----------------------------------------------------------------------------------
Toán Đ111
 Số bị chia- số chia - thương.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết được số bị chi, số chia, thương.
- Biết cách tìm kết quả của phép chia.
II.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ(5’) 
- Vài học sinh đọc lại bảng chia 2.
B. Bài mới (30’). 
 1) Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia.
- Giáo viên nêu phép tính: 6 : 2 = 
yêu cầu học sinh tính kết quả của phép tính và đọc.
- Giáo viên chỉ vào từng số trong phép chia trên và giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia.
- Vài học sinh nhắc lại.
- Học sinh tự nêu ví dụ một phép chia và nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia ấy.
2) Thực hành.
Bài 1. 
- Học sinh thực hiện chia nhẩm và nối tiếp nhau đọc bài làm.
Bài 2. 
- Học sinh tự làm bài vào vở và nêu nhận xét.
- ở mỗi cặp tính ta dựa vào kết quả của phép nhân để tìm nhanh kết quả phép chia.
HSKG lầm hết số bài tập có trong tiết học.
C. Củng cố, dặn dò (5’)
- Cho HS lấy ví dụ về phép, chỉ ra tên gọi thành phần của phép chia.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Tự nhiên và xã hội Đ23
Ôn tập: Xã hội
I. Mục tiêu: 
Học sinh biết:
- Kể những kiến thức đã học về chủ đề Xã hội.
- Kể với bạn về gia đình, trường học và cuộc sống xung quanh.
- Yêu quý gia đình, trường học và nơi mình ở.
- Có ý thức giữ cho môi trường sạch đẹp.
II. Chuẩn bị 
- Tranh ảnh sưu tầm về chủ đề Xã hội.
III. Các hoạt động dạy học 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn dưới hình thức hái hoa dân chủ.
Nội dung câu hỏi:
+ Kể những việc làm thường ngày của các thành viên trong gia đình bạn.
+ Kể tên các đồ dùng trong gia đình bạn, phân loại chúng thành 4 nhóm : đồ gỗ, đồ sứ, đồ thuỷ tinh và đồ nhựa.
+ Chọn một trong các đồ dùng có trong gia đình bạn nói về cách sử dụng và bảo quản nó.
+ Kể về ngôi trường của bạn.
+ Kể về công việc của các thành viên trong gia đình bạn.
+ Bạn nên làm gì và không nên làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh trường học.
+ Kể tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông mà bạn biết.
+ Kể tên các nghề chính của người dân nơi địa phương bạn.
C- Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên nhận xét và khen ngợi những học sinh có ý thức học tốt.
- Nhắc học sinh về nhà xem lại các bài đã học ở chủ đề Xã hội.
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011
Toán Đ112
 Bảng chia 3
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Lập được bảng chia 3.
- Nhớ được bảng chia 3.
- Biết giải bài toán có 1 phép chia( Trong bảng chia 3).
II. Chuẩn bị 
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ(5’) 
- Vài học sinh đọc lại bảng nhân 3.
- 1 học sinh nhắc lại cách lập bảng chia 2.
B. Bài mới(30’) . 
1. Giới thiệu phép chia 3.
+ Nhắc lại phép nhân 3.
- Với 4 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn -> yêu cầu học sinh viết phép nhân tương ứng.
	3 x 4 = 12
+ Có tất cả 12 chấm tròn, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
- Học sinh trả lời và tự viết phép chia tương ứng:
	12 :3 = 4
+ nhận xét : Từ phép nhân 3 x 4 = 12 ta có phép chia 12 : 3 = 4
2. Lập bảng chia 3
- Hướng dẫn học sinh dựa vào bảng nhân 3 để lập bảng chia 3.
- Tổ chức cho học sinh học thuộc bảng chia 3 dưới nhiều hình thức.
3. Thực hành.
Bài 1. Tính nhẩm.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả của phép chia.
Bài 2.
- Học sinh tự đọc đề và tóm tắt -> trình bày bài giải vào vở.
*HSKG làm hết số bài có trong tiết học.
C- Củng cố, dặn dò(5’)
- HS đọc lại bảng chia 3. 
- Nhắc học sinh học thuộc bảng chia 3
- Chuẩn bị tiết sau.
Chính tả Đ45
Tập chép: Bác sĩ Sói
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác, trình bày đúng nội dung tóm tắt truyện “ Bác sĩ Sói”
- Làm đúng các bài tập phân biệt: l/ n
II. Chuẩn bị 
- Bảng phụ viết sẵn bài chính tả.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ(5’) 
- Học sinh tìm và viết ba tiếng bắt đầu bằng: r/ gi/ d.
B. Bài mới(30’) . 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn tập chép.
- Học sinh đọc bài chép trên bảng phụ.
nhận xét : Nêu các tên riêng có trong đoạn chép.
	 Lời của Sói được đặt trong dấu câu gì?
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó.
- Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở.
- Giáo viên chấm bài, chữa lỗi.
3. Làm bài tập chính tả.
- học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài -> tổ chức cho học sinh chữa bài và chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò (5’)
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà tự chữa lỗi ( nếu có).
Kể chuyện Đ23
Bác sĩ Sói
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào trí nhớ và tranh, học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- HSKG Biết phân vai, dựng lại câu chuyện .
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Ra quyết định. Ứng phú với căng thẳng 
II. Chuẩn bị 
 	4 Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ(5’) 
- 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” và nêu lời khuyên của câu chuyện.
B. Bài mới(30’) . 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
a) Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện.
- 1 học sinh đọc yêu cầu - cả lớp quan sát từng tranh minh hoạ.
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt các sự việc vẽ trong tranh.
- Học sinh nhìn tranh kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
- Thi kể giữa các nhóm.
b) Phân vai dựng lại câu chuyện(đối với hs khỏ giỏi).
- Học sinh tập dựng lại câu chuyện trong tổ.
- Tổ chức thi giữa các tổ.
C. Củng cố, dặn dò (5’)
	Em học được gỡ qua cõu chuyện này?
- Giáo viên nhận xét chung giờ học.
- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Thư tư ngày 9 tháng 2 năm 2011
Âm nhạc Đ23
Học hát : Bài Chú chim nhỏ dễ thương
(Nhạc Pháp- Lời Hoàng Anh)
I. Mục tiêu :
Bieỏt haựt theo giai ủieọu vaứ lụứi ca .
II. Đồ dùng dạy học :
Nhạc cụ quen dùng.
III. Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi chú
1. HĐ1. Học bài hát : Chú chim nhỏ dễ thương.
2. HĐ2. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV cho HS hát bài Hoa lá mùa xuân.
- GV giới thiệu bài hát : Chú chim nhỏ dễ thương là bài hát của trẻ em Pháp tác giả Hoàng Anh đã viết sang lời Việt.
- GV hát mẫu.
- Đọc lời ca.
- HD hát từng câu, cả bài.
- HD hát kết hợp vận động phụ hoạ tại chỗ.
- Nhận xét tuyên dương.
- HS hát 2 lần.
- HS nghe.
- HS đọc lời ca.
- HS tập hát từng câu, cả bài.
- Hát + vận động phụ hoạ.
22/
8/
---------------------------------------------------------------------------
Đạo đứcĐ23
Bài 10: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại(tiết 1)
I. Mục tiêu: giúp học sinh hiểu
 - Nờu được một số yờu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; núi năng rừ ràng, lễ phộp, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
 - Biết xử lớ một số tỡnh huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
 - Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
KNS: - Kĩ năng núi lời yờu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khỏc.
 - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tụn trọng người khỏc.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.Bài cũ(5’):
- Kể tình huống và lời nói chứng tỏ em đã biết nói lời yêu cầu đề nghị.
- Nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp có ích lợi gì.
B.Dạy bài mới(30’):
1) Hoạt động 1: Thảo luận
Mục tiêu: Giúp học sinh biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự.
Tiến hành: 
- Đọc phân vai bài tập 1: Hai nhóm
- Đàm thoại:
+ Khi chuông điện thoại reo, bạn Vinh đã làm gì?
+ Khi nghe Vinh nói xong, Nam đã làm gì?
+ Em học được điều gì qua đoạn hội thoại vừa rồi?
- Trong bài đọc phân vai, bạn nào thể hiện lời nhân vật đúng nhất?
* Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự, nói năng từ tốn nhẹ nhàng, câu nói rõ ràng ngắn gọn và đủ ý.
2) Hoạt động 2: Sắp xếp đoạn hội thoại
Mục tiêu: Học sinh biết sắp xếp các câu hội thoại một cách hợp lý.
Tiến hành: 
- Giáo viên nêu yêu cầu: Đây là đoạn hội thoại nói trên điện thoại. Các câu văn độc lập với nhau, cần sắp xếp lại cho phù hợp. 
- Giáo viên phát cho học sinh từng câu đã viết sẵn. Học sinh đọc câu của mình.
- Giáo viên gọi một nhóm học sinh có nội dnng các câu cầm trên tay phù hợp với nhau tạo thành đoạn hội thoại có ý nghĩa, cho học sinh quay mặt vào nhau. Các em quan sát các câu hội thoại và tự sắp xếp vị trí đứng để tạo thành đoạn hội thoại có ý n ...  thiệu bài.
2. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS khá đọc, đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu.
- HS nối tiếp đọc từng câu.
- Tìm phát âm tiếng khó.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
Đ1 : 3 dòng đầu ; Đ2 : Nội quy.
- HS đọc từng đoạn, phát hiện cách đọc.
- GV hỏi nghĩa 1 số từ cuối SGK.
- Đọc từng đoạn trong nhóm, thi đọc từng đoạn trước lớp.
3. HD tìm hiểu bài.
GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời, nhận xét chốt ý đúng.
- Câu 1(sgk) : Nội quy đảo khí có 4 điều.
- Câu 2 (sgk) : GV cho HS từng bàn điểm danh theo số thứ tự từ 1 đến 4. HS phát biểu, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Câu 3 (sgk) : Khỉ nâu khoái chí vì bản nội quy này bảo vệ loài khỉ, yêu cầu mọi người giữ sạch đẹp hòn đảo nơi khỉ sinh sống.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
HS1 : Đóng vai người dẫn chuyện.
HS2 : Vai cậu bé (Giải thích, phân trần).
HS3 : Đóng vai bác bảo vệ giải thích cho cậu bé.
4. Luyện đọc lại.
- 2, 3 cặp HS thi đọc bài (theo vai).
- Cả lớp và HS bình xét chọn người đọc tốt.
5. Củng cố, dặn dò.
- GV giới thiệu nội quy của nhà trường cho 1 HS đọc.
- Dặn về nhà đọc ghi nhớ để nói lại 4, 5 điều nội quy để nói trong tiết học sau.
Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2011
 Toán Đ114
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh học thuộc bảng chia 3. Rèn kỹ năng vận dụng bảng chia đã học.
Biết giải bài toán có 1 phép chia
II.Các hoạt động dạy học 
A.Baì cũ: (5’)
Kiểm tra bảng chi 2,3.
B.Bài mới( 35’)
1. Giáo viên giới thiệu bài và hướng dẫn học sinh làm bài tập, chữa bài
Bài 1.
Học sinh tự tính nhẩm rồi ghi kết quả vào vở.
Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình -> nhận xét và giúp học sinh sửa sai.
Bài 2. 
Học sinh tự tính nhẩm theo từng cặp -> rút ra nhận xét.
KL: nếu lấy tích chia cho thừa số này thì đựơc thừa số kia.
Bài 4.
 Học sinh tự đọc đề -> tìm cách giải -> trình bày bài giải vào vở.
*HSKG làm hết số bài tập có trong tiết. GV KT và sửa chữa.
2. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc học sinh về nhà xem lại bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu Đ 23
Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi : Như thế nào ?
I. Mục tiêu :
1. Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp.
2. Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Như thế nào ?
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ ghi BT1.
III. Các hoạt động dạy học :
A.Bài cũ(5’)
HS chữa bài 2,3 tiết trước. Lớp nhận xét, sửa chữa
B.Bài mới(35’)
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập và chữa bài.
Bài 1.
- 1 HS đọc y/c.
- GV treo bảng tranh ảnh 16 loài thú có tên trong bài.
- HS làm VBT.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2 (M).
- 1 HS đọc y/c, cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm nhẩm BT, từng cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3 (M).
- Từng cặp HS trao đổi, đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn ND bài, cả lớp nhận xát chốt lời giải đúng.
KL : Qua BT3 chúng ta đã biết đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò :
- Thi tìm nhanh các từ ngữ về các loài thú mà em biết.
- Dặn về nhà tìm thêm các con vật trong rừng qua hỏi bố, mẹ người thân.
 Tập viếtĐ23
Chữ hoa: T
I.Mục tiêu:
- Nhân vật chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Ngày hội đua voi ở tây nguyên.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n, ươt/ươc.
II. Chuẩn bị 
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2(b), VBT
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ(5’) 
- Học sinh viết bảng con: ẩm ướt, bắt trước, béo mượt.
B. Bài mới(30’) . 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn nghe-viết.
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả, 2, 3 học sinh đọc lại.
? Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào.
? Tìm câu tả đàn voi vào hội.
- Học sinh nhận xét: những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?
- Học sinh luyện viết từ khó vào bảng con.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
- Chấm - chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2(b).
- Học sinh làm vở bài tập - 1 học sinh lên bảng.
- Học sinh đọc bài làm - nhận xét - Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò(5’) 
- Nhận xét tiết học - Nhắc học sinh về nhà viết 2,3 lần những chữ còn viết sai lỗi chính tả trong bài.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2011
Toán Đ115
Tìm một thừa số của phép nhân
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia.
- Biết cách tìm một thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b, a x x = b.(với a,b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết gải bài toán có 1 phép tính chia trong bảng chia 2.
II. Chuẩn bị 
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn.
III.Các hoạt động dạy học 
1. Nhắc lại mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia(5’).
- Với 3 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn - > học sinh tự lập phép nhân:
- Từ phép nhân: 2 x 3 = 6 -> học sinh lập 2 phép chia tương ứng:
	 6 : 2 = 3 6 : 3 = 2
=> Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Vài học sinh nhắc lại.
2. Giới thiệu cách tìm thừa số chưa biết(15’).
- Giáo viên nêu phép nhân: X x 2 =8.
- Học sinh nêu tên gọi và thành phần của phép nhân.
- Từ phép nhân: X x 2 = 8 -> học sinh lập phép chia: Muốn tìm thừa số x ta lấy 8 chia cho thưà số thứ 2.
- Học sinh viết và tính vào bảng con.
- Giáo viên hướng dẫn cách trình bày:
X x 2 = 8
 X = 8 : 2
 X = 4
- Học sinh tự làm ví dụ sau: 3 x X = 15 -> nêu nhận xét.
KL: Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
3. Thực hành(15’).
Bài 1: 
HS đọc đề bài, 
Lớp làm bài vào vở, 1 hs lên bảng chữa bài.
Nhận xét, sửa chữa
Bài 2: 
HS đọc y/c đề bài, đọc mẫu
Học sinh làm theo mẫu - nhắc lại kết luận
1 hs lên bảng chữa, lớp nhận xét
Bài 4: Học sinh tự tóm tắt bài toán rồi trình bày bài giải vào vở.
- Học sinh đọc bài làm - nhận xét - sửa chữa.
*HS KG lầm hết số bài có ở trong tiết học.
4. Củng cố, dặn dò(5’) 
- Học sinh nhắc lại kết luận.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
Thủ côngĐ23
ôn tập chỦ ĐỀ - Phối hợp gấp, cắt, dán, hình
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Đánh giá kiến thức kĩ năng của hs qua sản phẩm là 1 trong những sản phẩm gấp, cắt, dán đã học.
- Thực hành gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học.
II, Đồ dùng dạy học:
Hình mẫu của bài 7, 8, 9, 10, 11, 12
III, Hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức, kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (2’)
2- Hướng dẫn HS luyện tập: (30’)
GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: ‘’Em hãy gấp, cắt, dán 1 trong những sản phẩm đã học”
Gv cho hs tự chọn nội dung đã học như gấp, cắt, dán... đã học
Gv cho hs quan sát mẫu – giúp hs thực hành sản phẩm
* Trưng bày sản phẩm:
- HS trưng bày sản phẩm của mình.
- Cả lớp quan sát và bình chọn bạn có sản phẩm đẹp.
Gv đánh giá sản phẩm của hs theo 2 mức:
+ Hoàn thành 
+ Chưa hoàn thành.
3- Củng cố – dặn dò: (2’)
- GV cùng HS củng cố bài, GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà và chuẩn bị giờ sau: Ôn tập tiếp.
 ------------------------------------------------------------------------------------
Chính tảĐ46
Nghe Viết : Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu: 
- Nhân vật chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Ngày hội đua voi ở tây nguyên.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n, ươt/ươc.
II. Chuẩn bị 
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2(b), VBT
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ(5’) 
- Học sinh viết bảng con: ẩm ướt, bắt trước, béo mượt.
B. Bài mới(30’) . 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn nghe-viết.
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả, 2, 3 học sinh đọc lại.
? Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào.
? Tìm câu tả đàn voi vào hội.
- Học sinh nhận xét: những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?
- Học sinh luyện viết từ khó vào bảng con.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
- Chấm - chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2(b).
- Học sinh làm vở bài tập - 1 học sinh lên bảng.
- Học sinh đọc bài làm - nhận xét - Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò(5’) 
- Nhận xét tiết học - Nhắc học sinh về nhà viết 2,3 lần những chữ còn viết sai lỗi chính tả trong bài.
-------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn Đ23
Đáp lời khẳng định. Viết nội quy.
I. Mục tiêu:
Biết đáp lại lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thái độ lịch sự.
Biết đọc và viết lại 2,3 điều trong nội quy của trường.
Giao tiếp: ứng xử văn húa. Lắng nghe tớch cực 
II. Chuẩn bị 
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2(a)
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ(5’) 
Giáo viên nêu hai tình huống cần nói lời xin lỗi , học sinh đáp lại.
B. Bài mới(30’) . 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập và chữa bài.
Bài 1. - Giáo viên nêu yêu cầu -> Hướng dẫn học sinh quan sát tranh -> đọc lời các nhân vật trong tranh.
+ Bài tập thực hiện nội dung trao đổi giữa ai với ai?
Từng cặp học sinh đóng vai thực hành hỏi đáp theo lời các nhân vật.
Lớp nhận xét, bổ xung.
Bài 2. 
- Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh hươu sao .
- Học sinh đọc nội dung bài tập 2(a) -> vài cặp học sinh thực hanh hỏi - đáp.
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét -> chọn ra những cặp học sinh nói và đáp lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thái độ giao tiếp lịch sự.
Bài 3. 
- Giáo viên giúp học sinh nắm nội dung bài tập.
- Giáo viên giới thiệu bản nội quy của nhà trường -> 2 học sinh đọc bản nội quy.
- Học sinh tự chọn và chép vào vở.
- Vài học sinh đọc bài làm.
C. Củng cố, dặn dò(5’) 
- GV nhắc lại kt cần ghi nhớ. Vận dụng ứng xử cú văn hoỏ với những người xung quanh.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể Đ23
SINH HOẠT LỚP .
I. Yờu cầu:
Nhận xột ưu khuyết điểm tuần 23
Nờu kế hoạch tuần 24
II. Chuẩn bị:
1 số tiết mục văn nghệ
1 số cõu chuyện hay mang tớnh giỏo dục
III. Lờn lớp:
1. Sinh hoạt văn nghệ 5 phỳt
2. Lớp trưởng nhận xột
3. GV đỏnh giỏ
a. Nề nếp
b. Học tập:
Kế hoạch tuần 23
Thi đua giành nhiều điểm cao
Ngoan ngoón võng lời thầy cụ
Tham gia cỏc hoạt động của trường, lớp
Kí duyệt của ban giám hiệu
Ngày.. tháng .. năm 2011
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23dasuamoi.doc