Giáo án các môn lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 3

Giáo án các môn lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 3

LUYỆN ĐỌC :CHIẾC ÁO LEN

I/ Mục đích yêu cầu:

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương quan tâm đến nhau.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Đọc trôi chảy cả bài.

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai.

- Biết ngắt hơi sau các dấu chấn, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.

c) Thái độ:

 - Giáo dục cho Hs anh em trong gia đình phải biết thương yêu nhau.

 

docx 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 28 – 08 – 2012 THKT TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC :CHIẾC ÁO LEN
I/ Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện. 
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương quan tâm đến nhau.
Kỹ năng: Rèn Hs
Đọc trôi chảy cả bài.
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai.
Biết ngắt hơi sau các dấu chấn, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
Thái độ: 
 - Giáo dục cho Hs anh em trong gia đình phải biết thương yêu nhau.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học.
 Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cô giáo Tí hon
- Gv mời 2 Hs đọc bài “ Cô giáo tí họn” và hỏi.
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Những cử chỉ nào của “ cô giáo” Bé làm em thích thú.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:	Giới thiệu bài – ghi tựa: Chiếc áo len.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu nắm được cách đọc và đọc đúng các từ khó, câu khó.
Gv đọc mẫu bài văn.
Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Giọng Lan nũng nịu. Giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục. Giọng mẹ: lúc bối rối, khi cảm động, âu yếm.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv nhắc nhở Hs nghỉ hới đúng, giọng phù hợp với nội dung.
Gv mời Hs giải thích từ mới: bối rối, thì thào.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Gv theo dõi Hs, hướng dẫn Hs đọc đúng.
* Hoạt động 2: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài học, qua việc các em sắm vai từng nhân vật.
- GV chia Hs ra thành các 3 nhóm. Mỗi nhóm 4 Hs đọc theo cách phân vai.
- Gv nhận xét nhóm đọc hay nhất.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
Hs giải nghĩa từ.
Hs đặt câu với mỗi từ đó.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Hai nhóm tiếp nốùi nhau đọc ĐT đoạn 1 và 4.
Hai Hs tiếp nối nhau đọc đoạn 3, 4.
.PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
2 Hs tiếp nối nhau đọc toàn bài.
Ba nhóm thi đọc truyện theo vai.
Hs nhận xét.
5. Củng cố – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài:Quạt cho bà ngủ.
Nhận xét bài học.
Ngày dạy 29 – 08 – 2012 THKT TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I/ Mục đích yêu cầu:
a) Kiến thức: -Củng cố biểu tượng về đường gấp khúc , hình vuông , hình chữ nhật , hình tam giác 
 -Hs tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
b) Kỹ năng: Rèn Hs khả năng cộng ba số, nhận biết các hình, vẽ hình..
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ.* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 1, 3
- Nhận xét ghi điểm.- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2
- Mục tiêu: Giúp Hs biết tính độ dài hình gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình chữ nhật.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1 a):
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
+ Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng, đó là những đoạn thẳng nào? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng?
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
 42 + 26 + 34 = 102 (cm)
 Đáp số 102 cm.
 -Yêu cầu Hs đọc bài 1b).
+ Hãy nêu cách tính chu vit hình?
+ Hình tam giác MNP có mấy cạnh, đó là những cạnh nào? Hãy nêu độ dài từng cạnh.
- GV yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài.
-Gv nhận xét, chốt lại:
 Chu vi hình tam giác MNP:
 26+34+42=102 (cm)
 Đáp số: 102 cm.
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu cuả đề bài:
 A B
 D C
- Gv yêu cầu Hs nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó tính chu vi hình chữ nhật ABCD.
- Gv nhận xét, chốt lại bài đúng. 
 Chu vi hình tứ giác ABCD là:
 3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm).
 Đáp số 10 cm.
Hoạt động 2: Làm bài 3. 
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết tìm đúng các hình vuông, hình tam giác.
 Bài 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình, Gv hướng dẫn đánh số thứ tự cho từng phần hình.
- Gv yêu cầu Hs làm bài.
- Gv nhận xét:
 + Có 12hình tam giác.
 + Có 7hình tứ giác.
* Hoạt động 3: Làm bài 4.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết kẻ thêm một đoạn thẳng vào các hình.
Bài 4: - Gv mời Hs đọc đề bài.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò : Ai nhanh hơn. 
Yêu cầu: vẽ nhanh, đúng.
+ Nhóm 1 làm bài 4a)
+ Nhóm 2 làm bài 4 b).
- Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Luyện tập, thực hành, gợi mở, hỏi đáp.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Ta tính tổng độ dài của đường gấp khúc đó.
Gồm có 3 đoạn thẳng: AB, BC, CD.AB=42cm,BC=26cm,CD=34cm
Học sinh tự giải vào VBT.
1 Hs lên bảng làm bài.
Cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
 Chu vi của một hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó.
Có ba cạnh: MN, NP, PM. MN=34cm,NP=42cm,PM=26cm
Hs tự giải vào VBT.
Một Hs lên bảng làm bài
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs làm vào VBT.
Một Hs lên bảng sửa bài.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs đếm số hình tam giác và hình tứ giác có trong hình vẽ và gọi tên theo đánh số.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Từng nhóm tiến hành thi đua làm bài.
Hs nhận xét.
5.Củng cố – dặn dò.
Tập làm lại bài.
 -Chuẩn bị bài: Ôn tập về giải toán.
Nhận xét tiết học.
Ngày dạy 31 – 08 – 2012 THKT TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC:QUẠT CHO BÀ NGỦ
I/ Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu tình cảm thương, hiếu thảo của bạn nhỏtrong bài thơ đối với bà. 
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới giải nghĩa ở sau bài học: thiu thiu.
b) Kỹ năng:	
 - Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai. 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. 
 Bảng phụ viết những khổ thơ luyện đọc và học thuộc lòng.
	* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Chiếc áo len.
	- GV gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại theo lời kể của Lan trong câu chuyện “ Chiếc áo len”.
	- Qua câu cuyện em hiểu điều gì?
 - GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng bài thơ, ngắt hơi đúng, giọng đọc tự nhiên
Gv đọc bài thơ.
Giọng đọc dịu dàng, tình cảm.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng dòng thơ.
 - Gv yêu cầu lần lược từng em đọc tiếp nối đến hết bài thơ.
- Gv gọi Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Gv nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi trong các khổ thơ sau:.
Ơi / chích choè ơi! // Hoa cam, / hoa khế/
Chim đừng hót nữa, / Chính lặng trong vườn, /
Bà em ốm rồi, / Bà mơ tay cháu /
Lặng / cho bà nghu û// Quạt / đầy hương thơm //
- Gv yêu cầu Hs giải nghĩ các từ mới : thiu thiu. 
- Gv cho Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng tại lớp.
- Gv xoá dần từ dòng , từng khổ thơ.
- Gv chia lớp thành 2 tổ thi đua đọc thuộc lòng bài thơ
- Gv nhận xét đội thắng cuộc.
- Gv mời từ 2 đến 3 em đọc thuộc lòng cả bài thơ 
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hs đọc từng dòng thơ.
Hs đọc tiếp nối mỗi em đọc 2 dòng thơ.
Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
Hs tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
Hs giải nghĩa. Đặt câu với từ đó.
Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Bốn nhóm đọc tiếp nối 4 khổ thơ.
Cả lớp đọc ĐT cả bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs đọc thuộc tại lớp từng khổ thơ.
Mỗi tổ cử 4 Hs tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.Hs nhận xét.
Hs đại diện đọc thuộc cả bài thơ.
Củng cố – dặn dò.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài :Người mẹ.
Nhận xét tiết học.
THKT TOÁN
TOÁN:XEM ĐỒNG HỒ(tt) (VBT tr18)
I/ Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đến 12. Biết đọc giờ theo hai cách (hơn kém.)
- Củng cố biểu tượng về thời điểm.
b) Kĩõ năng: Biết đọc giờ hơn kém.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Xem đồng hồ.
- Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4
- Nhận xét ghi điểm.- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cách xem đồng hồ chính xác.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv cho 2 Hs ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm đôi.
+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
+ 6 giờ 50 phút còn được gọi là mấy giờ?
+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút trong đồng hồ A?
- Sau đó từng nhóm lên trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại:
A: 6 giờ 50 phút hay 7 giờ kém 10 phút ; B:2 giờ 35 phút hay 3 giờ kém 25 phút; C: 5 giờ 40 phút hay 6 giờ kém 20 phút.
D:3 giờ 45phút hay 4 giờ kém 15 phút ; E: 12 giờ 50 phút hay 1 giờ kém 10 phút ; G: 8 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút.
Bài 2:- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv chia Hs ra thành 4 nhóm: tổ chức thi vẽ kim phút đồng hồ nhanh .
- Gv phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ.
- Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. 
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết cách đọc đúng giờ.
 Bài 3:
- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv yêu cầu Hs quan sát đồng hồ A, nêu số giờ và số phút tương ứng.
+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
+ Tìm câu nêu đúng cách đọc giờ của đồng hồ A
- Tương tự Hs làm các bài còn lại vào VBT.
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
A:4 giờ 10 phút ; B: 3 giờ 15 phút; C: 2 giờ 20 phút.
D: 8 giờ kém15 phút; E :10 giờ kém 10 phút ; G: 1 giờ kém 5 phút.
Bài 4:
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv chia Hs ra các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 Hs .
+ Hs 1: Đọc phần câu hỏi.
+ Hs 2: Đọc giờ ghi trên câu hỏi và trả lời.
+ Hs 3: Quay kim đồng hồ
- Hết mỗi bức tranh Hs lại đổi vị trí cho nhau.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 4: Làm bài 4.
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại việc xem tranh để trả lời đúng giờ.
- Gv chia Hs thành 2 nhóm. Chơi trò “Ai trả lời đúng”.
- Gv hỏi đưa ra câu hỏi:
+ Em thức dậy vào mấy giờ?
+ Em đi học vào mấy giờ?
+ Mấy giờ em nghỉ trưa?
+ Em đi học về mấy giờ?
- Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
6 giờ 50 phút.
7 giờ kém 10 phút
Vị trí kim giờ chỉ qua số 6 và gần số 7, kim phút chỉ ở số 10.
Từng nhóm lên trình bày .Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thi vẽ kim phút trong nhóm
Hs thi quay kim đồng hồ.
Hs nhận xét.
PP: Thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
4 giờ 10 phút 
Câu a.
Hs làm vào VBT.
5 Hs lên bảng làm .Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lần lược các nhóm thực hiện.
Vài nhóm lên thực hành trước lớp. Hs nx
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Đại diện các nhóm lên thi.
Hs nhận xét.
5. Củng cố- dặn dò.
Tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
HĐTT
Họat động làm sạch đẹp trường lớp
I/ Mục tiêu : 
-Giúp học sinh biết làm sạch trường lớp, thi đua trong học tập
-HS biết thực hiện làm vệ sinh trường lớp an toàn
-Giáo dục HS ý thức vệ sinh trường lớp
II/ Chuẩn bị: 
III/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:Hát 
2.Kiểm tra:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động : Vệ sinh trường, lớp 
- Phát động phong trào thi đua học tốt, làm nhiều việc tốt mừng thầy giáo, cô giáo
- GV hướng dẫn học sinh vệ sinh trường, lớp 
=> Giáo dục học sinh ý thức tham gia các hoạt động vệ sinh trường, lớp
- Phát động phong trào thi đua học tốt, làm nhiều việc tốt mừng thầy giáo, cô giáo
- Phân công theo dõi
HS vệ sinh trường, lớp theo tổ
- HS nêu từng việc làm cụ thể
- HS theo dõi
4. Củng cố, dặn dò: Ý thức vệ sinh hàng ngày. Về nhà thực hiện những điều đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 3 chieu.docx