Giáo án các môn lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 4

Giáo án các môn lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 4

THKT TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC:NGƯỜI MẸ

I/ Mục đích yêu cầu:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã đã.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.

Giáo dục Hs biết thương yêu cha mẹ.

II/ Chuẩn bị:

III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

2. Bài cũ: Quạt cho bà ngủ.

 - GV gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “ Quạt cho bà ngủ ” và trả lời các câu hỏi:

 + Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?

+ Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?

 + Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?

- Gv nhận xét.

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 04 – 09 – 2012 THKT TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC:NGƯỜI MẸ
I/ Mục đích yêu cầu:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã đã..
- Hiểu nội dung câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
Giáo dục Hs biết thương yêu cha mẹ.
II/ Chuẩn bị:
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Quạt cho bà ngủ.
	- GV gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “ Quạt cho bà ngủ ” và trả lời các câu hỏi:
	+ Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
+ Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
 + Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
Đoạn 1: Giọng đọc hồi hộp, thể hiện tâm trạng hoản hốt của ngưới mẹ.
Đoạn 2 và 3: Giọng đọc thiết tha, thể hiện sự sẵn lòng hy sinh của người mẹ.
Đoạn 4: Đọc chậm rãi từng câu.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời 4 Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện.
Gv nhắc nhở Hs nghỉ hới đúng, giọng phù hợp với nội dung.
Gv mời Hs giải thích từ mới: mấy đêm ròng, thiếp đi, lã chã, khẩn khoản.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Gv theo dõi Hs, hướng dẫn Hs đọc đúng.
- Gv cho Hs các nhóm thi đọc. Lớp chia thành 4 nhóm.
* Hoạt động 2: Luyện đọc lại, củng cố.
- - GV đọc lại đoạn 4.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm( mỗi nhóm 3 Hs) theo các vai(người dẫn truyện, Thần Chết, bà mẹ). Hs đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng lời các nhân vật.
- Những chỗ cần nghỉ hơi, nhấn giọng.
Thấy bà, / Thần chết ngạc nhiên / hỏi: //
Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?//.
Bà trả lời: //
Vì tôi là mẹ, // Hãy trả con cho tôi. // 
- Gv phân nhóm , mỗi nhóm gồm 6 Hs . Các em tự phân vai đọc lại truyện.
- Gv nhận xét , công bố bạn nào đọc hay nhất.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
Hs giải nghĩa từ.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn..
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
Hai nhóm thi đọc truyện theo vai.
Hs nhận xét.
Các nhóm tiến hành đọc theo vai của mình.
Hs nhận xét.
5. Củng cố – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài:Ông ngoại
 THKT TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
 I/ Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: 
- Biết làm tính cộng trừ các số có ba chữ số, tính nhân chia trong bảng đã học.
-Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị )
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính cộng, trừ, nhân chia chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ.* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4.
- Nhận xét ghi điểm.- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.Giới thiệu bài – ghi tựa.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs cách đặt tính dọc, cách tìm thưà số, số bị chia
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1 a):
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. Hai Hs lên bảng làm, nêu cách tính.
 - Gv nhận xét, chốt lại:
 a) 426 + 137 = 563 ;261 + 350 = 611 ; 368 + 41 = 409
 b) 533 - 204 = 329 ; 617 – 471 = 146 ; 590 – 76 = 514
c) 76 + 58 = 134 ; 326 – 286 = 40 ; 748 – 63 = 685
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu cuả đề bài. 
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, cách tìm số bị chia.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài. 3 hs lên bảng làm
- Gv nhận xét, chốt lại bài đúng. 
 X x 5 = 40 X : 4 = 5 x – 4 = 6
 X = 40 :5 X = 5 x 4 x = 6 + 4
 X = 4. X = 20. x = 10
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4. 
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết cách tính giá trị biểu thức, củng cố về cách giải toán hơn kém.
 Bài 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv yêu cầu Hs làm bài. Hai Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét:
5 x 4 + 117 = 20 + 117 b) 200 :2 – 75 =100 – 75
 = 137. = 25
Bài 4:- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
+ Muốn biết ngày thứ hai sửa được nhiều hơn ngày thứ nhất bao nhiêu mét đường ta làm thế nào? 
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 Số ø ngày thứ hai sửa được nhiều hơn ngày thứ nhất là:
 100 – 75 = 25 (m)
 Đáp số: 25m.
* Hoạt động 3: Làm bài 5.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết kẻ hình theo mẫu.
Bài 5: - Gv mời Hs đọc đề bài.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò : Ai vẽ nhanh, đẹp. 
Yêu cầu: vẽ nhanh, đúng theo mẫu.
- Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Luyện tập, thực hành, gợi mở, hỏi đáp.
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Học sinh tự giải vào VBT.
2 Hs lên bảng làm bài.
Cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nhắc lại.
3 Hs lên bảng làm bài
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm vào VBT
Hai hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Ngày thứ hai sửa được nhiều hơn ngày thứ nhất bao nhiêu mét đường ?
Ta phải lấy số mét đường ngày thứ hai trừ ngày thứ nhất..
Hs làm bài. 1 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Từng nhóm tiến hành thi đua làm bài.
Hs nhận xét.
Củng cố – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài: Kiểm tra 1 tiết.
Nhận xét tiết học.
Nhận xét bài học.
Ngày dạy 06 – 09 – 2012 THKT TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN:NGƯỜI MẸ
I/ Mục đích yêu cầu:
B. Kể Chuyện.
 - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
 - Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai.
 - Biết nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. 	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
1Khởi động: Hát.
2Bài cũ: Quạt cho bà ngủ.
	- GV gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “ Quạt cho bà ngủ ” và trả lời các câu hỏi:
	+ bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
 + Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
 + Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
- Gv nhận xét.
3Giới thiệu và nêu vấn đề:	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: dựa vào phần phần phân vai Hs có thể kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện.
- Gv hướng dẫn cho Hs, chuyện có 6 vai: người dẫn truyện, bà mẹ, Thần đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết.
- Gv mời Hs thi dựng lại câu chuyện theo vai
- Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Thực hành, trò chơi.
Hs tự lập nhóm và phân vai.
Hs tiến hành kể trình tự câu chuyện theo vai.
Hs nhận xét.
5. Củng cố – dặn dò.
Về luyện kể lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài:Ông ngoại
Nhận xét bài học.
Ngày dạy 07 – 09 – 2012 THKTTOÁN
BẢNG NHÂN 6 
I/ Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: 
- Thành lập bảng nhân 6 và bước đầu học thuộc lòng bảng nhân này.
- Áp dụng bảng nhân 6 để giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
b) Kĩ năng: Học thuộc bảng nhân 6.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 6 hình tròn. Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 6.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
.Khởi động: Hát.
Bài cũ: Kiểm tra
- Nhận xét bài kiểm tra.
Giới thiệu và nêu vấn đề.Giới thiệu bài – ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cách tính nhẩm, giải toán có lời văn.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu 2 Hs ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- Gv nhận xét.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi. Gv hỏi:
+ Có tất cả mấy túi có 6kg táo?
+ Mỗi túi có bao nhiêu kg táo?
+ Để biết 3 túi có tất cả bao nhiêu kg táo ta làm thế nào?
- Gv yêu cầu cả lớp tóm tắt và làm bài vào vở, 1 Hs làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
Số kg táo 3 túi có tất cả là:
 6 x 3 = 18 (kg)
 Đáp số : 18 kg táo.
* Hoạt động 3: Làm bài 3
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết điền các chữ số thích hợp vào ô trống.
 Bài 3:
- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
+ Số đầu tiên trong dãy là số nào?
+ Tiếp sau số 0 là số naò?
+ 0 cộng mấy thì bằng 6?
+ Tiếp theo số 6 là số naò?
+ Em làm như thế nào để tìm được số 12?
- Gv chia Hs thành 2 nhóm cho các em thi đua nhau điền số vào ô trống.
- Tương tự Hs làm các bài còn lại vào VBT.
- Gv chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc: Các số thứ tự cần điền là:
0 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh tự giải.
Vài em đọc kết quả.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Có tất cả 3 túi
Mỗi túi có 6kg táo
Ta tính tích 6 x 3.
Hs làm bài.
Một Hs lên bảng làm.
PP: Thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Số 0
Số 6
0 cộng 6 bằng 6
Số 12.
Con lấy 6 + 6.
Hai nhóm thi làm bài.
Đại diện 2 nhóm lên điền số vào.
Hs nhận xét.
Hs sửa vào VBT .
5. Củng cố – dặn dò.
Học thuộc bảng nhân 6.
 -Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Ngày dạy 11 – 09 – 2012 THKT TIẾNG VIỆT
TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH-ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?
I/ Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: 
-Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
-Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp.
-Đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs hiểu rõ về gia đình.
II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ viết BT2.* HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv đọc 2 Hs làm BT1 và BT3.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.:Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
. Bài tập 3: 
- Gv mời một Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 Hs làm mẫu.
- Gv cho Hs trao đổi theo từng cặp.
- Gv nhận xét nhanh các câu Hs vừa đặt.
 - Gv chốt lại :
Câu a) : Tuấn là anh của Lan. / Tuấn là người anh biết nhường nhịn em. / Tuấn là đứa con ngoan . / Tuấn là đứa con hiếu thảo
Câu b) Bạn nhỏ là cô bé rất ngoan. / Bạn nhỏ là một cô bé rất hiếu thảo. / Bạn nhỏ là đứa cháu rất thương bà.
Câu c) Bà mẹ là người rất yêu thương con. / Bà mẹ là người dám làm tất cả vì con. / Bà mẹ là người sẵn sàng hi sinh thân mình vì con 
Câu d) Sẻ non là người bạn tốt. / Chú sẻ là người bạn quý của bé Thơ và cây bằng lăng. / Sẻ non là người bạn rất đáng yêu 
-Gv chấm một số vở của hs ,nhận xét.
Một Hs đọc yêu cầu bài.Cả lớp đọc thầm. 1 hs làm mẫu.
Hs trao đổi theo nhóm.
Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Cả lớp làm vào VBT.
Củng cố – dặn dò.
Nhắc Hs ghi nhớ những điều đã học.
Chuẩn bị bài :So sánh.
Nhận xét tiết học.
THKT TOÁN
LUYỆN TẬP 
I/ Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: 
- Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Củng cố tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
b) Kĩõ năng: Tính toán thành thạo, chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, VBT.* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Bảng nhân 6.
- Gọi 2 học sinh lên đọc bảng nhân 6.
- Nhận xét ghi điểm.- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cách tính nhẩm, tính giá biểu thức.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv cho các em nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép nhân trong bài 1a).
- Gv yêu cầu cả lớp làm phần a) vào VBT.
- y/cHs tiếp tục đọc phần b)
- Gv nhận xét
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.4 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại. 
6 x 4 + 30 = 24 +30 b)6 x 8 - 18 = 48 - 18
 = 54 = 30
c)6 x 7 + 22 = 42 + 22 c)6 x 10 – 25 = 60 - 25
 = 64. =35
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết cách đọc đúng giờ.
 Bài 3:- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tóm tắt bài toán và làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Số học sinh 5 nhóm có là :
 6 x 5 = 30 (học sinh)
 Đáp số :30 học sinh.
Bài 4:- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv chia Hs làm 2 nhóm. Gv cho Hs chơi trò “ Ai điền nhanh”
+ Nhóm 1: Làm câu a)
+ Nhóm 2: Làm câu b).
- Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
 18; 24 ; 30; 36 ; 42 ; 48 ; 54 ; 60.
15 ; 20 ; 25 ; 30 ; 35 ; 40 ; 45 ; 50.
* Hoạt động 3: Làm bài 5.
- Mục tiêu: Giúp Hs nối các điểm tạo hình.
- Gv chia Hs thành 2 nhóm. Chơi trò “Ai vẽ hình nhanh”.
- Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
12Hs nối tiếp nhau đọc kết quả từng phép tính trước lớp.
Hs làm bài vào VBT.
4 Hs lên bảng làm phần b). Hs cả lớp làm vào VBT.Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài tập. 4Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm vào VBT.
Một Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs các nhóm lần lượt lên điền các số vào chỗ chấm.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
-Hs các nhóm tập vẽ nối các điểm.
Đại diện các nhóm lên thi.
Hs nhận xét.
5. Củng cố – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài: Nhân số có hai chữ số vơí số có một chữ số (không nhớ).
Nhận xét tiết học.
HĐTT
BÀI 1: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ, hs nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn.
 2.Kỹ năng: phân biệt được các loại đường bộ vá biết cách đi trên các con đường đó một cách an toàn.
 3.Thái độ: Thực hiện đúng qui định về giao thông đường bộ.
II.CHUẨN BỊ: 
GV:Bàn đồ GTĐB Việt Nam, tranh ảnh đường phố, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, dụng cụ trò chơi "Ai nhanh ai đúng "
HS: sưu tầm tranh ảnh về các loại đường.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV giới thiệu về môn học ATGT 
3.Bài mới: Hôm nay chúng ta học ATGT bài "Giao thông đường bộ "
 - GV ghi tựa 
+Hoạt động 1: Giới thiệu các loại đường bộ.
GV kết luận: Hệ thống . làng xã,dường đô thị.
+Hoạt động 2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ.
- ATGT cho những con đường đó?
-Tại sao đường quốc lộ,có đủ điếu kiện nói trên lại xảy ra tai nạn giao thông ?
GV kết luận: Những điều kiện . qua đường, có đèn chiếu sáng.
+Hoạt động 3: Qui định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ.
4.Củng cố - Dặn dò:
-Về nhà học bài – chuẩn bị bài ATGT tiếp theo.
Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe 
-HS nhắc 
-HS nêu 
 Tranh 1: Giới thiệu trên đường quốc lộ.
 Tranh 2: Giới thiệu trên đường phố. 
 Tranh 3: Giới thiệu trên đường tỉnh.
 Tranh 4: Giới thiệu trên đường xa.
-HS nêu nhận xét từng bức tranh 
-..mặt đường phẳng, .........rộng là điều kiện để đi lại được an toàn.
-.đường quốc lộ  hay xảy ra tai nạn.
-Phải đi chậm,  đi cùng chiều.
-..người đi bộ phải đi sát lề đường  đi bộ qua đường, có biển chỉ dẫn người đi bộ qua đường)
-Giao thông đường bộ.
-.đường quốc lộ, đường tỉnh.đường huyện.đường làng xã, đường đô thị.
-..HS nêu ở SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 chieu.doc