Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 20 năm 2013

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 20 năm 2013

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc.

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).

-Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

- HS khá ,giỏi bước đầu biết đọc biểu cảm 1 đoạn trong bài .

 B. Kể Chuyện.

 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện .

 - HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

 

doc 18 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 20 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
 Thứ hai ngày 7 tháng 01 năm 2013
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc.
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
-Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
- HS khá ,giỏi bước đầu biết đọc biểu cảm 1 đoạn trong bài .
 B. Kể Chuyện.
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện .
 - HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, kể chuyện.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
A. Bài cũ: 5’
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại bài Báo cáo kết quả của tháng thi đua “ “ noi gương chú bộ đội “ trả lời câu hỏi.
B. Bài mới: 70’
 1. Giới thiệu bài: 
 2.Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- Giáo viên đọc toàn bài 1 lượt. Chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, xúc động, nhấn giọng từ.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luỵên phát âm từ khó dễ lẫn.
- Hướng dẫn học sinh đọc và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài sau đó theo dõi học sinh đọc bài và chỉnh sữa lỗi ngắt giọng cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ mới trong bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc cả bài trước lớp.
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Học sinh đọc thầm đoạn 1:Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
- 1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
- Vì sao nghe ông nói: “ Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại “ ?
- Thái độ của các bạn sau đó như thế nào ?
-Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 3
- Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
- Một học sinh đọc đoạn 4 - Cả lớp đọc thầm.
- Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc dân nhỏ tuổi ?
TIẾT 2
4. Luyện đọc lại bài
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 trong bài, sau đó yêu cầu học sinh đọc lại đúng đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh đọc theo vai
* Nhận xét, ghi điểm
KỂ CHUYỆN
1. Xác định yêu cầu
2. Kể mẫu
- Giáo viên gọi học sinh kể mẫu
* Nhận xét phần kể chuyện của học sinh.
3. Kể trong nhóm
- Yêu cầu học sinh chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp
- Gọi học sinh tiếp nối kể lại câu chuyện. Sau đó gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai.
* Nhận xét, ghi điểm.
C. Củng cố - dặn dò: 5’
- Qua câu chuyện này các em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi ?
* Dặn: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.* Bài sau: Chú ở bên Bác Hồ
2 HS lên bảng trả lời
-Học sinh đọc lại đề bài
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm: Trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về.
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu.
- Học sinh lần lượt từng học sinh đọc 1 đoạn trong nhóm.
- HS đọc chú giải sgk.
- Truyện có 3 nhân vật: Trung đoàn trưởng, Lượm, Mừng và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn. Cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về sống với gia đình. Vì cuộc sống ở chiến khu thời gian còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến khu.
- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết ở lại.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói sống chết với chiến khu, không muốn kẻ chiến khu về ở với tụi Tây, tụi Việt gian.
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hi sinh vì tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ. Ông hứa sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em.
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.
- Học sinh luyện đọc lại đúng đoạn văn.
- 2 nhóm đọc bài theo vai
- Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể theo cặp
- Một số HS kể.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
- HS nêu nội dung bài.
HSTB
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 TOÁN 
 ĐIỂM Ở GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG.
I. Mục tiêu: Giúp HS :
	- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.
- HS làm được bài tập 1, bài 2 .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Gọi 2 học sinh làm bài 3 và 6/97 SGK.
+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới: 33’
a). Hoạt động 1: giới thiệu điểm ở giữa.
Mục tiêu: HS biết được thế nào là điểm giữa.
Cách tiến hành
 A O B
+ Nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng, theo thứ tự trên. O là điểm ở giữa hai điểm A & B.
+ Hoạt động 2: Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
b)Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
 3cm 3 cm
 A M B
+ Gv nhấn mạnh: Hai điều kiện để M là trung điểm của đoan AB.
- M là điểm ở giữa hai điểm A & B.
- AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm).
- Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
c) Thực hành:
Bài 1. HS nêu yêu cầu. 
- Cho HS nêu miệng. GV nhận xét. 
Bài 2.
+ Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời. Yêu cầu học sinh nêu lý do sai đúng?
C. Củng cố và dặn dò: 2’
+ Giáo viên gọi học sinh nhắc lại nội dung của bài mẫu 1 và 2 SGK trang 98.
+ Một điểm như thế nào gọi là điểm ở giữa?
+ Một điểm như thế nào gọi là trung điểm?
+ Nhận xét, đánh giá tiết học.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Vài học sinh nhắc lại: “O là điểm ở giữa hai điểm A và B, A ở bên trái điển O; B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng”.
+ Vài học sinh nhắc lại:
 “M là trung điểm của đoạn A & B, với điều kiện M là điểm ở giữa A & B, đồng thời đoạn thẳng AM = MB”
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu SGK.
a) ba điểm thẳng hàng là : A,M,B ; M,O,N ; C,N,D.
b) - M là điểm ở giữa hai điểm A & B.
 - N là điểm ở giữa hai điểm C & D.
 - O là điểm ở giữa hai điểm M & N.
+ Kết quả:
Câu a và e đúng.
Câu b, c, d là câu sai
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 CHÍNH TẢ (Nghe – viết) 
 Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi..
-Làm đúng BT (2) a/ b .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Giáo viên (hoặc 1 HS) đọc các từ ngữ sau cho lớp viết: biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp...
B. Bài mới: 33’
a. Giới thiệu bài mới.
b. H.dẫn học sinh nghe – viết:
* Hướng dẫn Học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn chính tả.
+ Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì?
+ Lời bài hát trong đoạn văn được viết như thế nào?
- Luyện viết từ khó: bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ.
- Giáo viên nhận xét
* Giáo viên đọc cho học sinh viết.
- Giáo viên nhắc tư thế ngồi viết...
* Chấm, chữa bài.
Giáo viên chấm nhanh 5 à 7 bài.
c. Hướng dẫn học sinh làm BT:
- Bài 2: Giáo viên chọn câu a hoặc câu b.
+ Câu a:
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày bài.
- Giáo viên nhấn xét & chốt lại lời giải đúng (câu đố 1: sấm và sét; câu đố 2: sông).
C. Củng cố – dặn dò: 2’
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà làm BT 2b.
- Về nhà các em nhớ luyện viết những từ còn hay viết sai.
- 3 Học sinh viết trên bảng lớp – cả lớp viết vào giấy nháp.
- Học sinh lắng nghe.
-1 Học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Nói lên tinh tần quyết tâm chiến đấu, không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân.
- Được đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2 ô li.
- Học sinh viết từ khó vào bảng con.
- Học sinh viết bài.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu của câu a.
- Học sinh quan sát tranh trong SGK.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 1 vài học sinh trình bày bài làm.
- Lớp nhận xét, chép lời giải đúng vào vở.
 Thứ ba ngày 8 tháng 01 năm 2013
 TOÁN : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:	Giúp HS :
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- HS làm được bài tập 1,bài 2 .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Gọi 2 HS nêu miệng bài tập 3/98.
+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới: 33’
Bài 1. 
+ Giáo viên cho học sinh thực hành theo bài 1a sách GK (yêu cầu học sinh biết xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước, Nếu đọan thẳng AM bằng một nửa đoạn thẳng AB thì M là “trung điểm” của đoạn thẳng AB).
+ Bài 1b. Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề và thực hành đo và xác định trung điểm của đoạn thẳng CD
Bài 2. 
+ Cho mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy hình chữ nhật rồi làm như phần thực hành của sách giáo khoa.
+ Giáo viên theo dõi và ghi điểm cho học sinh làm nhanh và chính xác nhất.
C. Củng cố & dặn dò: 2’
+ Cho học sinh thực hành bằng sợi dây hoặc xác định trung điểm của một thước kẻ có vạch cm và cho biết trước độ dài của đọan thẳng cần tìm trung điểm. Ví dụ: 8 cm, 14 cm, 20 cm ...
+ Nhận xét và đánh giá tiết học.
+ Chuẩn bị bài So sánh các số đến 10000( trang 100)
+ 2 HS trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
+ Học sinh dùng thước đo cm, đo đoạn thẳng AB, AM và nhận xét AM = AB, nên điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
+ Học sinh dùng thước đo cm đo đoạn thẳng CD, sau đó lấy độ dài của đoạn thẳng CD chia cho 2, rồi xác định Trung điểm của đoạn thẳng CD tương tự như bài mẫu 1a.
+ Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh thực hiện hoặc trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
 TẬP LÀM VĂN 
 BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG.
I/ Mục tiêu :
Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng qua dựa vào bài tập đọc đã học ( BT1 ); viết lại một phần nội dung báo cáo trên ( về học tập hoặc về lao động )
 không yêu cầu làm BT2
II/ Chuẩn bị : 
- Mẫu báo cáo .
III. Hoạt động dạy học :  ... ữ số ta làm thế nào?
- Gọi nhiều học sinh nhắc lại .
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời 2 em lên thực hiện trên bảng.
- Gọi 1 số HS nêu cách tính.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: b - Gọi GV đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi 2HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
Bài 4: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT, quan sát hình vẽ rồi trả lời miệng.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố - Dặn dò: 2’
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- lớp theo dõi, nhận xét.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Quan sát lên bảng để nắm về cách đặt tính và tính các số trong phạm vi 10000 
- Một học sinh thực hiện : 3526 
 + 2759
 6285
- Nhắc lại cách cộng hai số có 4 chữ số.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Hai em lên bảng thực hiện, Cả lớp nhận xét bổ sung.
+
+
+
+
 5341 7915 4507 8425
 1488 1346 2568 618 
 6829 9261 7075 9043
- Đặt tính rồi tính.
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- Đổi chéo vở để KT. 
- 2HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung. 
- 2 em đọc bài toán, lớp theo dõi.
- Phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vở .
- Một bạn lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung.
- Một em đọc đề bài 4 .
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung,
Trung điểm của cạnh AB là điểm M ; Trung điểm của cạnh BC là điểm N ; Trung điểm của cạnh CD là điểm P ; Trung điểm của cạnh AD là điểm Q.
- 1HS lên điền vào ô trống.
 Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2012
 TN&XH: 
 ÔN TẬP: XÃ HỘI 
I. Mục tiêu:	Giúp HS:
 - Kể tên một số kiến thức về xã hội đã học.
 -Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Nội dung bài dạy, tranh ảnh liên quan đến bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
* Tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên tổ chức theo 2 phương án.
Phương án 1: 	
+ Giáo viên sưu tầm những thông tin (mẩu chuyện, bài báo, tranh ảnh ) về một trong những điều kiện ăn, ở vệ sinh của gia đình, trường học, công cộng trước kia và hiện nay.
- Bước 1.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh sinh hoạt nhóm. Mỗi nhóm học sinh trình bày trên tờ A0 những tranh ảnh và có ghi chú thích nội dung tranh.
+ Mỗi nhóm sẽ trình bày về một nội dung mà mình đã sưu tầm được.
- Bước 2.
Các nhóm thảo luận, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh.
Giáo viên khen ngợi những cá nhân, nhóm có sản phẩm đẹp, có ý nghĩa.
Phương án 2:
+ Giáo viên có thể cho học sinh sử dụng vở bài tập viết lên bảng (câu hỏi). Vở BT/51.
+ Giáo viên đọc.
+ Hoạt động nhóm.
+ Giáo viên thu một vài vở chấm nhận xét.
+ Giáo viên kết luận, tuyên dương.
Trò chơi: Chuyền hộp.
+ Giáo viên soạn 1 số hệ thống câu hỏi liên quan đến chủ đề xã hội.
+ Mỗi câu được viết vào 1 tờ giấy nhỏ gấp tư và để trong hộp giấy nhỏ.
z
+ Câu hỏi được trả lời sẽ bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Chốt nội dung yêu cầu của chương Xã hội.
+ Nhận xét tiết học.
+ Giáo viên dặn dò xem lại bài ôn.
+ Chuẩn bị bài Chương Tự nhiên. Bài 40.
+ Học sinh chuẩn bị sắp xếp lại các tranh ảnh, tin, mẩu chuyện, báo  theo nội dung bài học.
+ Tổ 1: hoạt động nông nghiệp.
+ Tổ 2: hoạt động công nghiệp.
+ Tổ 3: hoạt động thương mại.
+ Tổ 4: hoạt động về thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.
+ Các tổ thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Tổ nào thực hiện xong trước lần lượt lên đính trên bảng lớp. Cử đại diện lên đọc phần ghi chú thích nội dung từng tranh.
+ Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi để nhóm trình bày, trả lời.
+ Học sinh mở vở BT TNXH/51.
+ Học sinh đọc lại câu hỏi BT1.
+ Học sinh thảo luận điền vào vở BT/51.
+ Đại diện nhóm phát biểu mỗi nhóm 1 yêu cầu.
+ Các nhóm khác bổ sung.
+ Học sinh vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt 1 câu hỏi bất kỳ trong hộp để trả lời.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TN&XH: THỰC VẬT
I.Mục tiêu : 
- Biết được cây đều có rễ , thân , lá , hoa, quả .
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật .
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân , re, ã lá , hoa , quả của một số cây .
II/ Chuẩn bị : 
- Các hình 76, 77 SGK.Giấy A4, bút màu .
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
1/ Kiểm tra bài cũ :
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
-GV nhận xét .
2/ Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa .
*Hoạt động 1 : Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên .
MỤC TIÊU :Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh .
-Nhận ra được sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên 
-Cách tiến hành :
Bước 1: . -Gv cho HS các nhóm quan sát cây cối ở khu vực được phân công .
-Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả .
-GV nhận xét các nhóm .
-Bước 2 :Hoạt động theo nhóm ngoài thiên nhiên .
-Nhóm trưởng điều khiển làm việc theo trình tự . 
-Chỉ vào từng cây và nói tên các cây cối có trong khu vực nhóm được phân công .
-Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây 
-Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của từng cây .
-Bước 3: Làm việc cả lớp .
-GV yêu cầu cả lớp tập hợp và lần lượt đến từng khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình .
-GV cho HS quan sát cây trong sách giáo khoa và nêu tên các cây trong hình .
* Gv chốt ý. : Xung quanh ta có rất nhiều cây . Chúng có hình dạng kích thước khác nhau .Mỗi cây thường có rễ , thân , lá , hoa và quả .
*Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân .
-MỤC TIÊU : Biết vẽ và tô màu một số cây
-Tiến hành : -Bước 1 :GV yêu cầu HS lấy giấy ra vẽvà tô màu một hoặc vài cây mà em biết .
-GV yêu cầu HS trình bày trước lớp , HS tự giới thiệu cây của mình .
3/ Củng cố - dặn dò: 
-Cây gồm có những bộ phận nào ?.
-Về chuẩn bị bài 41.-GV nhận xét tiết học .
-HS lắng nghe.
-HS nhắc tựa bài .
-HS quan sát theo nhóm .
-Vài HS nêu nhận xét lớp nghe nhận xét 
-Các nhóm thảo luận báo cáo kết quả các nhóm khác nghe nhận xét ..
-HS lắng nghe .
-Các nhóm thảo luận ghi ra giấy .
-Các nhóm nghe nhận xét .mở SGK để quan sát hình trả lời .
-Vài HS nêu .
-HS lắng nghe .
-Lớp lắng nghe .
-HS trả lời .
-Lớp lắng nghe .
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đạo đức: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,
-Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- HS khá , giỏi biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Nội dung bài dạy, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
Hoạt động 1: Viết thư kết bạn.
Mục tiêu: HS thể hiện được tình thân ái, đoàn kết khi viết thư kết bạn cùng nhau.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu học sinh trình bày các bức thư đã chuẩn bị từ trước.
+ Lắng nghe, uốn nắn câu, chữ, nhận xét nội dung thư và kết luận: Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè Quốc tế.
Hoạt động 2: Những việc em cần làm.
Mục tiêu: HS biết được những việc mình cần làm để thể hiện sự đoàn kết với thiếu nhi thế giới.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu học sinh làm bài trong phiếu bài tập.
Phiếu bài tập.
 Điền chữ Đ vào ¨ trước hành động em cho là đúng, Chữ S vào ¨ trước hành động em cho là sai.
1. ¨ Tò mò đi theo, trêu chọc bạn nhỏ là người nước ngoài.
2. ¨ Ủng hộ quần áo, sách vở giúp các bạn nhỏ nghèo CuBa.
3. ¨ Không tiếp xúc với trẻ em nước ngoài.
4. ¨ Giới thiệu về đất nước với các bạn nhỏ nước ngoài đến thăm Việt Nam.
5. ¨ Các bạn nhỏ nước ngoài ở rất xa, không thể ủng hộ các bạn.
6. ¨ Giúp đỡ 1 bạn nhỏ nước ngoài đến Việt Nam, giúp chỉ đường, nói chuyện ...
+ Yêu cầu học sinh chia thành đội Xanh, Đỏ). Mỗi đội cử 6 học sinh tham gia trò chơi tiếp sức lên điền kết quả làm bài tập.
+ Kết luận: Chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài. Như thế mới thể hiện tình đoàn kết, hữu nghi giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.
Hoạt động 3: Giới thiệu những bài hát, bài thơ của thiếu nhi thế giới và Việt Nam.
+ Giới thệu với học sinh bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên), Trái đất này là của chúng minh (Định Hải). Yêu cầu học sinh chia thành 2 tổ hát những bài hát này.
+ Giới thệu bài thơ của Trần Đăng Khoa bài: Gửi bản Chi lê.
+ Nhận xét và kết thúc tiết dạy.
+ 5à6 học sinh trình bày.
+ Các học sinh khác bổ sung hoặc nhận xét về nội dung. 
+ Học sinh làm bài trong phiếu bài tập của mình.
à Sai.
à Đúng.
à Sai.
à Đúng.
à Sai.
à Đúng.
+ Các đội cử 6 bạn lên lần lượt điền kết quả vào bài tập.
+ Các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Sinh hoạt lớp
Tuần 20
I.môc tiªu:
- Đánh giá công tác tuần 20. Nêu phương hướng tuần 21.
- Giáo dục HS mạnh dạn, tự tin. 
II.néi dung sinh ho¹t:
* Lớp trưởng tiến hành điều khiển cho các bạn sinh hoạt.
- Các bạn đi học đúng giờ, đầy đủ sách vở trước khi đến lớp hăng say phát biểu xây dựng bài, vệ sinh trường lớp sạch đẹp ngay từ đầu năm mới.
- Đến lớp chưa chú ý nghe giảng, ngồi học hay nói chuyện riêng : 
- Đề nghị tuyên dương , nhắc nhở .
GV Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
- Đi học đều đúng giờ ngay từ ngày đầu học kỳ 2
- Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu
2. Tồn tại:
- Trực nhật một số buổi làm vệ sinh chưa sạch 
- Chữ viết một số em chưa đẹp.
- Một số em cßn chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài.
- Chưa tập trung học tập còn nói chuyện riêng trong lớp học.
III. Kế hoạch tuần 21
-Phát huy ưu điểm khắc phục khuyết điểm trên
-Thực hiện đúng nội quy trường lớp. Vệ sinh trường lớp,vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
-Trong lớp chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu. Ở nhà luyện đọc nhiều, viết bài, làm bài đầy đủ ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 20.doc