Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 14

Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 14

GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11

I.Mục tiêu.

 -HS biết cch nhn nhẩm số cĩ hai chữ số với số 11.

-Có kỹ năng thực hiện nhân số co hai chữ số với số 11 và giải tốn.BTCKT 1.3.BT2 dành choHS K-G.

-Tính cẩn thận, chính xc.

II. Đồ dùng dạy học :

GV: Thước kẻ 1 m.

III. Hoạt động dạy học :

1-On định .

2-Kiểm tra.

356 x 18 ; 176 x 36 ; 68 x 12

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 23 – 11 – 2011 Thực hành kiến thức Toán 
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I.Mục tiêu.
 -HS biết cách nhân nhẩm số cĩ hai chữ số với số 11.
-Cĩ kỹ năng thực hiện nhân số co hai chữ số với số 11 và giải tốn.BTCKT 1.3.BT2 dành choHS K-G.
-Tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Thước kẻ 1 m.
III. Hoạt động dạy học : 
1-Oån định .
2-Kiểm tra.
356 x 18 ; 176 x 36 ; 68 x 12
3-Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+Hoạt động 1: Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10. 
Cho HS tính 27 x 11 
Sau đó nêu cách tính nhẩm: viết số 9 (là tổng của 2 và7) xen giữa hai chữ số của 2 và7 .
Hoạt động 2: Trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10. 
Cho HS tính 48 x 11 
Rút ra cách nhân nhẩm. 
4 cộng 8 bằng 12 
Viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, được 248.
Thêm 1 vào 4 của 428, được 526. 
Chú ý : trường hợp tổng của hai số bằng 10 giống như trên. 
+Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. 
34 x 11 95 x 11 = 
82 x 11 
Bài 2: Khi tìm x nên cho HS nhân nhẩm với 11. 
Dành cho HS K-G.
Gọi HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
Bài 3: GV cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. 
.Hỗ trợ HS yếu cách giải.
* Chú ý cho Hs cách giải thứ 2:
Tìm tổng số hàng của hai khối ( vì mỗi hàng đều bằng 11HS)
=> Tính cẩn thận- chính xác.
Bài 4: GV cho HS đọc đề bài. Cho các nhóm HS trao đổi để rút ra câu b đúng. 
Cho cả lớp đặt tính và tính : 27 x 11 = ?.
HS đặt tính được kết quả : 27 x 11 = 297.
HS nhận xét kết quả 297 với số 27 nhằm rút ra kết luận:Để cĩ 297 ta đã viết số ( là tổng của 2 và) xen giữa hai số 2 và 7.
VD : 48 x 11 tương tự.
Từ đĩ rút ra cách tính nhân nhẩm đúng : 4 cộng 8 bằng 12 viết 2 xen giữa 4 và 8 được 428 thêm 1 vào 4 của 428 ta được 528.
+Bài tập 1: HS tính nhẩm, nhận xét.
34 x 11 = 374 95 x 11 = 1045
82 x 11 = 902
a) X: 11= 25 b) X : 11= 78
 X= 25x 11 X=78 x11
 X = 275 X= 858
Bài 3.Tĩm tắt giải vào vở.
Giải:
Số Hs khối lớp 4 là.
11 x 17 = 187 ( HS)
Số HS khối lốp 5 là .
11 x 15 = 165 ( HS)
Số HS cả hai khối là 
187 + 165 = 352 (HS ) 
Đáp số : 352 Học sinh.
Bài 4: HS đọc yêu cầu, thảo luận nhĩm đơi rút ra kết luận : c- đúng.
Phòng họp A ít hơn phòng họp B 6 người.
4-Củng cố .
Tính 165 x 11 456 x11
5-Dặn dò- nhận xét.
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “Nhân với số có ba chữ số” Làm bài tập chuẩn bị 1.2
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 24 – 11 – 2011 Thực hành kiến thức Toán 
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I.Mục tiêu.
-Học sinh biết cách nhân với số co ba chữ số.
-Tính được giá trị của biểu thức.Làm được các bài tập 1.3. BT2 dành cho HS K-G.
-Tính cẩn thận, chính 
II.Đồ dùng dạy học.
Thước kẻ 1m.
III.Hoạt động dạy học.
1-Oån định.
2-Kiểm tra.
Nhân nhẩm với số 11: 76 x 11 , 29 x 11 , 82 x 11.
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+Hoạt động 1: Tìm cách tính 154 x 123 
HS có thể làm đúng hoặc sai. 
Hoạt động 2 : Giới thiệu cách đặt tính và tính (GV thực hiện và nêu cách tính.)
 164 x 123 
VD: cho hs đọc yêu cầu VD tìm hiểu bài . Rồi thực hiện tính .
 Cĩ thể tính bằng cách:
164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3.
_ Rút ra nhận xét. Để tính 164 x 123 ta phải thực hiện 3 phép nhân và phép cộng 3 số.
 164
 x
 123
 492
 328
 164
 20172
 .492 là tích riêng thứ nhất.
 .328 là tích riêng thứ hai.
 .164 là tích riêng thứ ba.
Lưu ý : Phải viết tích riêng thứ hai lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ nhất; phải viết tích riêng thứ ba lùi sang trang hai cột so với tích riệng thứ nhất. 
*Hoạt động 2:Luyện tập :Hỗ trợ HS yếu tính nhân.
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu bài.
HS nêu cách thực hiện.
Bài tập 2: Dành cho HS K-G.
a
262
262
263
b
130
131
131
axb
Bài 3: : Hs đọc yêu cầu, tìm hiểu, nhắc lại cách tính diện tích hình vuơng-giải vào vở.
Tính diện tích mảnh vườn hình vuông có cạnh dài 125 m.
=>Tính cẩn thận- chính xác.
HS chú ý theo dõi.
Bài tập 1: HS đặt tính rồi tính .
286 x 321 = 79 608
1163 x 125 = 145 375
3124 x 213 = 665 412
Bài tập 2: HS tính giá trị biểu thức rồi điền vào chỗ trống.
a
262
262
263
b
130
131
131
axb
34060
34322
34453
HS nhắc lại cách tính diện tích hình vuông rồi làm vào vở.
Giải.
Diện tích mảnh vườn hình vuơng là .
125 x 125 = 15 625 ( m2)
Đáp số : 15 625 m2
4-Củng cố .
HS thực hiện 456 x 24 1235 x 65
5-Dặn dò- nhận xét.
Về nhà xem lại bài, làm bài tập 2. 
Chuẩn bị bài “Nhân với số có ba chữ số (tt)”
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Tiếng Việt
MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC 
I.Mục đích – yêu cầu.
-Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
- Bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2),viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
-Cố gắng quyết tâm làm việc.
II Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ có kẻ sẵn các cột a, b ,c theo bài tập 1.
- 4,5 tờ giấy to kẻ sẵn 3 cột : danh từ , động từ, tính từ cho các nhám làm việc theo bài tập 2.
III Hoạt động dạy học.
1-Oån định.
2-Kiểm tra.
- Tìm những từ chỉ mức độ trắng, mức độ đỏ ?
3-Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài tập 1:GV cho HS đọc yêu cầu và HS thảo luận theo nhóm đôi. 
a) Các từ nói về ý chí và nghị lực của con người :
b) Những thử thách đối với ý chí, nghị lực : 
* Bài tập 2 
GV cho HS đặt 2 câu với từ tìm được ở bài tập 1 (một từ nhóm a, một từ nhóm b).
- GV nhận xét chốt lại
* Bài tập 3
GV nhắc HS viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của bài
Có thể kể về một người mà em biết (đọc sách báo, người hàng xóm)
HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn trước lớp. 
GV nhận xét và chốt lại. 
=>Cố gắng quyết tâm làm việc.
-quyết tâm, quyết chí, bền gan, bền chí, kiên nhẫn, kiên trì, kiên tâm, vững tâm.
-khó khăn , gian khổ, gian nan, gian truân, thách thức, gian lao, ghềnh thác, chông gai.
Em cố gắng quyết tâm năm học này sẽ lãnh thưởng.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm, làm bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
Bạch Thái Bưởi là một nhà kinh doanh rất cĩ chí. Ơng đã từng thất bại trên thương trường, cĩ lúc mất trắng tay nhưng ơng vẫn khơng nản chí". Thua keo này, bày keo khác" ơng lại quyết tâm làm lại từ đầu.
4.Củng cố.
Các từ nói về ý chí và nghị lực của con người ?
 Những thử thách đối với ý chí, nghị lực ?
5-Dặn dò- nhận xét. 
- Chuẩn bị : Câu hỏi và dấu chấm hỏi. Đọc bài ví dụ làm bài tập 1.2
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể 
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG – GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG – GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM 
I/ Mục tiêu : 
-Giúp học sinh củng cố một số luật giao thông đường bộ, giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và giới thiệu các em rõ quyền và bổn phận của trẻ em.
-HS biết thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông, ý thức bằng những việc là cụ thể trong việc giữ vệ sinh môi trường, thực hiện đúng quyển và bổn phận trẻ em.
-Giáo dục HS tuân thủ luật giao thông, ý thức bằng những việc là cụ thể trong việc giữ vệ sinh môi trường, thực hiện đúng quyển và bổn phận trẻ em.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định:Hát 
2.Kiểm tra:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1:Ôn tập vể kiến thức ATGT
 -Những nơi mua vé tàu, xe hay ô tô thì nơi đó gọi là gì?
.Đi tàu hoả, máy bay : Đến nhà ga tàu, nhà ga máy bay (thường gọi là sân bay hay sân ga)
.Đi ô tô đến bến xe ô tô khách.
.Đi tàu thuyền: đến cảng hay bến tàu, bến phà, bến đò)
-Xe đỗ bên lề đường thì lên xuống xe phía nào ? Ngồi vào trong xe động tác đầu tiên phải nhớ là gì ? 
-Khi đi ô tô xe khách hay xe đò thì như thế nào để đảm bảo an toàn? 
-Khi đi tàu thuyền ca nô thì như thế nào ? 
=> Thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
HS thực hiện nhận xét điền vào ô đúng hay sai.
-Đi tàu chạy nhảy trên các toa, ngồi ở bậc lên xuống S
-Đi ô tô thò đầu, thò tay qua cửa sổ S
-Đi ô tô buýt không cần bám vịnh vào tay vịnh S	
-Khi đi tàu không được thò tay hay chân xống nước Đ
Giải thích những lý do vì sao sai.
* Hoạt động 2: Giáo dục môi trường
- Vì sao ta phải giữ vệ sinh môi trường?
- Giữ vệ sinh môi trường là trách nhiệm của ai?
=> Giáo dục học sinh ý thức và tuyên truyền mọi người giữ vệ sinh môi trường
* Hoạt động 3: Giáo dục Quyền và bổn phận trẻ em
- Các em có Quyền và bổn phận gì?
=> Giáo dục học sinh thực hiện đúng quyền và bổn phận của mình
Nhà ga, bến tàu, bến xe,
Phía hè đường
Thắt dây an toàn
Bám chắc tay vịnh mi72 bước lên xe, lên xe tìm ghế ngồi, nếu đứng thì phải bám chắc vào tay vịnh xe
Bước vững chắc nên nắm tay người lớn khi đi lên xuống tàu, khi đi thuyền phải vào khoang trong. Thu gọn hành lý và ngồi yên chờ tàu chạy 
Giữ vệ sinh môi trường để có bầu không khí trong lành
Trách nhiệm và ý thức của tất cả nhân loại
- Quyền được sống và học hành, ý kiến... Bổn phận kính trọng, yêu thương ông bà cha mẹ, thầy cô giáo....
4. Củng cố: 
Vì sao khi tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật giao thông đường bộ?
5. Dặn dò: 
 Về nhà thực hiện những điều đã học. Tuyên truyền những người xung quanh thực hiện đúng luật giao thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 24 – 11 – 2011 Thực hành kiến thức Toán 
LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính. Biết công thức tính (bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật.
-Thực hiện được nhân với số có 2-3 chữ số. Làm được các bài tập 1.3.BT 2.4.5HS K-G.. 
-Tính cẩn thận- chính xác.
II.Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ chép sẵn bài tập 4.
III.Hoạt động dạy học.
1-Oån định.
2-Kiểm tra.
Bài cũ: Nhân với số có ba chữ số (tt)
238 x 105 ; 765 x 306 ; 546 x 207 .
3-Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động : Thực hành. Hỗ trợ HS yếu tính nhân.
Bài tập 1:Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con.
Chú ý HS nhắc lại cách nhân với số có ba chữ số.
Bài tập 2:Hỗ trợ HS yếu tính cộng và nhân.
Cả lớp tính xong, GV gợi ý để HS nhận xét.
+ 3 số trong mỗi dãy tính a, b, c là như nhau.
+ Phép tính khác nhau và kết quả khác nhau.
+ Khi tính có thể áp dụng nhân nhẩm với 11.
Dành HS K-G.
Bài tập 3: GV cho HS làm theo cách thuận tiện nhất. 
Bài tập 4:HS K-G.
Bài này có 2 cách giải, HS giải cách nào trước cũng được. 
Tóm tắt:
 1phòng -8 bóng diện.
 1 bóng điện : 3500 đồng .
 32 phòng học:  đồng ? 
=>Giáo dục : Tính cẩn thận, chính xác.
Bài tập 5: HS K-G.
Công thức tính diện tích hình chữ nhật: S= axb (a,b cùng đơn vị đ)
a-tính diện tích biết a=12cm,b=5cm
 a=15m.b=10m.
b-Nếu gấp chiều dài lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên mấy lần?
Bài 1: HS nêu yêu cầu, rồi đặt tính bảng con.
340 x 200 = 68 000
237 x 24 = 5 688
403 x 340 = 137 020
Bài 2: Tính 
95 + 11 x 206 = 95 + 2266 = 2360
65 x 11 + 206 = 1 045 + 206 = 1 25195 x 11 x 206 = 1 045 x 206 = 215 270
Bài 3:HS tính bằng cách thuận tiện nhất.
a- 142 x 2 + 142 x 8 = 142 x (2+8) = 142 x 10 = 1420
b- 49 x 365 - 39 x 365 = (49 - 39) x 365 = 10 x 365 = 3650
c- 4 x 18 x 25 = 4 x 25 x 18 = 100 x 18 = 1800
Bài 4: HS đọc đề bài tìm hiểu tĩm tắt rồi giải vào vở.
Số bĩng đèn 32 phịng học .
32 x 8 = 256 (bĩng đèn)
Số tiền nhà trường cần phải trả.
256 x 3 500 = 986 000 ( đồng )
 Đáp số : 986 000 đồng .
Bài 5: HS thực hành tính.
a-Diện tích hình chữ nhật lần lượt là:
12x5= 60 (cm2) 15x10=150 (cm2)
b- Nếu gấp chiều dài lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên 2 lần.
4-Củng cố 
HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật ?
5-Dặn dò- nhận xét.
Về nhà xem lại bài.Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. Làm bài tập chuẩn bị 1.2
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 25 – 11 – 2011 Thực hành kiến thức Tiếng Việt
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI 
I.Mục đích – yêu cầu.
-Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết dấu hiệu chính để nhận biết chúng(ND ghi nhớ)
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1 mục III) , bước đầu biết đặt được câu hỏi để trao đổi theo nội dung yêu cầu cho trước (BT 2.3) . HS K-G: Đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2-3 nội dung khác nhau.
-Sử dụng đúng dấu hỏi trong văn cảnh phù hợp.
II Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ có viết sẵn một bảng gồm các cột : câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – dấu hiệu theo nội dung các bài tập 1,2 ,3 ( Phần nhận xét ). 
III.Hoạt động dạy học.
1-Oån định.
2-Kiểm tra. Mở rộng vốn từ : Ý chí, nghị lực 
- Nêu một trường hợp sử dụng thành ngữ, tực ngữ ( nói về ý chí , nghị lực ) để nhận xét, khuyên răn. 
3 - Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Phần nhận xét
* Bài tập 1: 
- Viết những câu hỏi có trong bài tập đọc “ Người tìm đường lên những vì sao “
- Viết vào cột câu hỏi :
* Bài tập 2 ,3: HS đọc yêu cầu và trả lời
- GV ghi kết quả vào bảng 
Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Phần luyện tập
* Bài tập 1: 
- Phát phiếu cho từng nhóm trao đổi, thảo luận, ghi lại kết quả. 
- Nhận xét , đi đến lời giải đúng.
T
T
Câu hỏi
Câu hỏi của ai ?
Để hỏi ai ?
Từ nghi vấn
1
Bài : Thưa chuyện với mẹ
2
Bài : Hai bàn tay
* Bài tập 2 :
Nhật xét chốt lại. 
1. Về nhà bà cụ kể lại câu chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cúng ân hận. -> + về nhà bà cụ làm gì ?
+ Vì sao Cao Bá Quát ân hận ? 
+ Chuyện gì đã làm Cao bá Quát vô cùng ân hận ?
* Bài tập 3 : HS tự đặt câu hỏi về mình. 
- Nhận xét đúng sai từng câu .
=>Sử dụng đúng dấu hỏi trong văn cảnh phù hợp.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm, làm bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
+ Vì sao quả bong bóng không có cánh mà vẫn bay được ? 
+ Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thề ?
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1 - Vì sao quả bong bóng không có cánh mà vẫn bay được ?
Xi-ôn-cốp-xki
Tự hỏi mình
- Từ vì sao
- Dấu chấm hỏi
1 - Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thề ?
Một bạn học
Xi-ôn-cốp-xki
- Từ thế nào
- dấu chấm hỏi
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm .
- Các nhóm dán kết quả lên bảng lớp. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
T
T
Câu hỏi
Câu hỏi của ai ?
Để hỏi ai ?
Từ nghi vấn
1
Bài : Thưa chuyện với mẹ
Con vừa bảo gì ? 
Ai xui con thế ?
Mẹ Cương
Mẹ Cương
Cương
Cương
Gì thế ?
2
Bài : Hai bàn tay
Anh có yêu nước không ?
Anh có thể giữ bí mật không ?
Anh có muốn đi với tôi không ?
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền ?
Bác Hồ
Bác Hồ
Bác Hồ
Bác Lê
Bác Lê
Bác Lê
Bác Lê
Bác Hồ
có, không
có, không
có, không
đâu
Bà cụ kể lại cho Cao Bá Quát nghe
Vì chữ xấu nên khơng giải được nỗi oan ức của bà
HS K-G: Tự đặt câu hỏi mình.
- HS trao đổi trong nhóm, chọn 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt, viết các câu hỏi vào phiếu, dán lên bảng. 
- Đại diện nhóm trình bày.
-Tự đặt câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét từng câu.
+Vì sao mình không giải được bài tập này?
+ Mẹ dặn mình hôm nay phải làm gì nhỉ ?
+ Không biết mình để quyển Đô-rê-mon ở đâu ?
+ Mình đã làm bài tập chưa ? 
4- Củng cố.
Thế nào gọi là câu hỏi? Cuối câu hỏi có dấu gì ?
5-Dặn dò- nhận xét.
Về nhà xem lại bài, học bài. Chuẩn bị bài “Luyện tập về câu hỏi” Làm bài tập chuẩn bị 1.2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc