Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 30

Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 30

ÔN TẬP AI NGHĨ RA CHỮ SỐ 1.2.3.4.

I. Mục tiêu.

-Nghe viết đúng chính tả; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.

- Viết đúng các từ khó trong bài.

-Viết rõ ràng - sạch đẹp.

II. Đồ dùng dạy học.

GV: Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học.

1- Ổn định.

2- Kiểm tra.

-HS viết: đột ngột, ướt.

 3- Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 27 – 03 – 2012 Thực hành kiến thức Tiếng Việt
ÔN TẬP AI NGHĨ RA CHỮ SỐ 1.2.3.4..
I. Mục tiêu.
-Nghe viết đúng chính tả; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
- Viết đúng các từ khó trong bài.
-Viết rõ ràng - sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định.
2- Kiểm tra.
-HS viết: đột ngột, ướt.
 3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
-Bài văn nói điều gì?
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: 
.nghĩ ra : chú ý nghĩ # nghỉ.
.bảng thiên văn: bản # bảng.
.rộng rãi: chú ý vần ai, dấu ngã.
GD: Viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
-GV đọc bài HS viết, soát lỗi.
- Thu bài, chấm bài, nhận xét.
- HS lắng nghe.
-HS đọc thầm bài.
- Giải thích các chữ số 1.2.3.4 không phải do nguời A- rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn người Aán - Độ khi sang Bát- đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn các chữ số Aán Độ 1.2.3.4
- HS viết bảng con: A- rập, Bát – đa, Ấn Độ, bảng thiên văn, nghĩ ra.
HS nghe, viết chính tả vào vở. 
HS dò bài soát lỗi.
Châu, chầu, chấu, chậu: Cái chậu rửa mặt này rất tốt. 
4-Củng cố : HS viết : A-rập, Bát- đa.
5-Dặn dò: Về nhà viết lại từ sai trong bài.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
- Ôn các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
 -Tính cẩn thận- chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
Thước kẻ, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
3-Bài mới . 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+Bài tập 1: Tính (làm bảng con)
a)+	
b)- 	
c)x 
 d):
e)+:
+Bài tập 2:
Tính diện tích hình bình hành có chiều cao 10 cm, đáy 18 cm. 
=> Tính cẩn thận- chính xác.
+Bài tập 1: 
a)+=+==	
b)-=-= ; 
 c)x===
 d):=x==	
e) +:=+= + ==
+Bài tập 2: 
Diện tích hình bình hành: 
18 x 10 = 180(cm2)
Đáp số : 180 cm2
4-Củng cố :
- HS nêu cách tính diện tích hình bình hành.
5-Dặn dò: 
Về nhà xem lại bài.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Toán
Ôn tỉ lệ bản đồ
I. Mục tiêu.
-HS ôn tập ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là khoảng cách thu nhỏ so với độ dài thực tế.
-Tìm được tỉ lệ bản đồ từ bản đồ và khoảng cách thực tế.
- GD: Cẩn thận- chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
 GV: Bản đồ Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định .	
2-Kiểm tra.
HS nêu cách tính cộng hai phân số, trừ hai phân số, nhân chi các phân số .
3-Bài mới .	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV đưa Bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, 
Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết gì? 
Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
 1cm x 10 000 000 = 10 000 000cm hay 100 km.
+Bài tập 1: GV cho HS đọc yêu cầu.
Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000 độ dài 1mm, 1cm, 1dm trên bản đồ tương ứng với độ dài thật bao nhiêu?
+Bài tập 2:
Tỉ lệ bản đồ 
1 :1000
1:400
1:20 000
1:700
Độ dài thu nhỏ 
1m
1dm
1mm
1m
Độ dài thật 
.m
.dm
..mm
.m
=> cẩn thận- chính xác.
HS quan sát bản đồ, đọc tỉ lệ bản đồ
1 : 500 000; 1 : 10 000 000
Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần.
- Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là:
 1cm x 10 000 000 = 10 000 000cm hay 100 km.
+Bài tập 1: HS nêu yêu cầu, làm miệng.
Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 độ dài 1mm tương ứng với độ dài thật 1000 mm. 
+Bài tập 2: HS viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Tỉ lệ bản đồ 
1 :1000
1:400
1:20 000
1:700
Độ dài thu nhỏ 
1m
1dm
1mm
1m
Độ dài thật 
1000m
400dm
20 000mm
700m
 4- Củng cố : 
Tỉ lệ bản đồ 1 : 500 cho biết ý nghĩa gì ?
5-Dặn dò: 
Về nhà xem lại bài, Chuẩn bị bài tập 1.2 "Ứng dụng tỉ lệ bản đồ "
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 28 – 03 – 2012 Thực hành kiến thức Toán 
ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ 
I. Mục tiêu .
- Ôn tập một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
- HS biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ bằng cách lấy độ dài thực tế chia cho mẫu số tỉ lệ bản đồ.
-Tính cẩn thận- chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
 Gv: Thước kẻ
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định .
2-Kiểm tra: Nêu ý nghĩa : 1 : 500 trên bản đồ .
3-Bài mới .
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài toán, giải vào vở.
Tóm tắt:
Độ dài thật: 15km
Tỉ lệ: 1: 100000
Độ dài thu nhỏ:  cm?
=>Tính cẩn thận- chính xác.
Tỉ lệ bản đồ 
1:10 000
1: 5000
1: 20 000
Độ dài thật 
2km
20m
2km
Độ dài trên bản đồ 
20cm
4mm
1dm
+Bài tập 2: HS đọc bài toán, tìm hiểu làm vào vở 
15 km = 1500 000 (cm)
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là .
1500 000 : 100 000 = 15 (cm)
Đáp số : 15 cm.
4-Củng cố:
Nêu ý nghĩa 1 : 5000 trên bản đồ .
5-Dặn dò:
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài tập1.2 Thực hành .
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hành kiến thức Tiếng Việt
Ôn tập Câu cảm 
I. Mục tiêu .
 -Ôn tập cấu tạo và tác dụng của câu cảm là dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói .
- Biết chuyển câu kể thành câu cảm, bước đầu biết đặt câu cảm theo tình huống cho trước, nêu được cảm xúc được bọc lộ qua câu cảm.
-Sử dụng đúng câu cảm trong hoàn cảnh giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ .
III. Hoạt động dạy học.
1-Ổn định .
2-Kiểm tra:
 -Thế nào là du lịch ?
3-Bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS	
Bài tập 1: Chuyển câu kể thành câu cảm. 
VD : Con mèo bắt chuột giỏi.
 Trời rét.
Bạn giang học giỏi.
Bài tập 2: 
Câu a: Trời, cậu giỏi quá!
Bài tập 3: Đặt câu cảm.
GD: Đặt câu chính xác.
.+Bài tập 1: HS đọc yêu cầu, làm vào vở .
-Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
-Chà, trời rét thật !
-Chà, bạn Giang học giỏi ghê !
+Bài tập 2: 
Trời, cậu giỏi thật !
 Bạn thật là tuyệt ! 
Bạn giỏi quá ! 
Bạn siêu quá !
Bài 3:
Ôi, bạn Nam đến kìa ! 
Ồ, bạn Nam thông minh quá ! 
Trời, thật là kinh khủng ! 
4- Củng cố 
Câu cảm dùng để làm gì ? cho ví dụ .
5-Dặn dò:
-Chuẩn bị câu 1.2" Thêm trạng ngữ cho câu"
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
ÔN TẬP GIÁO DỤC NHA KHOA
I. Mục tiêu
- Ôn kiến thức đã học về giáo dục nha khoa
- Giáo dục hs chải răng đúng phương pháp
II. Đồ dùng dạy học.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định:
2- Kiểm tra:
- Nêu các bước chải răng?
3- Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành vệ sinh răng miệng đúng phương pháp 
- Giới thiệu hàm răng: Hàm trên và ham dưới
- Các mặt răng: Mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai
* Phương pháp chải răng
-Chải hàm trên trước, hàm dưới sau. Chải bên trái trước, bên phải sau. Mỗi đoạn chải từ 6-10 lần
- Chải mặt ngoài và các mặt trong: Ép nhẹ lông, vừa rung vừa di xuống hay lên mặt nhai của răng
-Chải mặt trong các răng phía trước: Đặt bàn chải theo chiều thẳng đứng , lông bàn chải hơi nghiêng so với mặt răng hơi ép nhẹ lông bàn chải vừa rung vừa di xuống bờ cắn các răng 
-Chải mặt nhai với động tác tới lui
* Thực hành
GV dùng mô hình răng và bàn chải thực hành chải răng cho HS xem
=> Giáo dục HS ý thức vệ sinh răng miệng đúng phương pháp
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại phương pháp chải răng 
- HS thực hành chải răng bằng mô hình răng 
- HS vệ sinh theo tổ
4.Củng cố: 
- Chải răng như thế nào là đúng phương pháp?
5.Dặn dò:
 Xem lại các bài về giáo dục nha khoa.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 29 – 03 – 2012 Thực hành kiến thức Toán
Ôn tập: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số.
I. Mục tiêu
- Ôn giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
-Rèn kỹ năng giải toán, trình bày bài giả về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
-Tính cẩn thận- chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Thước kẻ, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định:
2- Kiểm tra:
- Nêu cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hai số đó.
3- Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1: Viết số hoặc tỉ số vào chỗ chấm:
Tóm tắt:
Số bé: 
 35 	 
Số lớn:	
Bài 2:
Tóm tắt:
Số lớn: 
 63 	 
Số bé:	
Bài 3:
Tóm tắt: kg?
Gạo tẻ: 
 49 kg 	 
Số nếp:	
 kg?
-Tổng của hai số bằng: 35
Số bé được biểu thị là 3 phần bằng nhau.
Số lớn được biểu thị là 4 phần như thế.
Tỉ số của số bé và số lớn là 
Tổng số phần bằng nhau là 7 phần.
Bài 2:
-Tổng của hai số bằng: 63
Số bé được biểu thị là 4 phần bằng nhau.
Số lớn được biểu thị là 5 phần như thế.
Tỉ số của số bé và số lớn là 
Tổng số phần bằng nhau là 9 phần.
Bài 3: 
Tổng số phần bằng nhau: 5+ 2= 7 (phần)
Số kg gạo tẻ: 49: 7x 5= 35 (kg)
Số kg gạo nếp: 49- 35= 14 (kg)
 Đáp số: Gạo tẻ: 35kg; gạo nếp:14 kg
4.Củng cố: 
- Nêu cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hai số đó.
5.Dặn dò:
 Xem lại cách giải dạng toán trên.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 30 – 03 – 2012 Thực hành kiến thức Tiếng Việt
Ôn tập câu khiến
I. Mục tiêu:
-Nhận biết được câu khiến và tìm câu khiến trong bài.
-Đặt được câu khiến.
GD: dùng từ đặt câu chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Gạch chân 7 câu khiến trong các chuổi câu sau.
2.Nêu cách tạo câu khiến?
3. Hãy tưởng tượng tình huống và đặt một số câu khiến sau:
a)Trần Quốc Toản nói với Ô Mã Nhi lúc giáp mặt.
b) Cậu bé Ga- rốp- phi xin lỗi cụ già bị thương.
c)Cụ già bị thương an ủi cậu bé khi cậu bé khóc.
d)Em Truyền nói với người bị nạn.
Mau xuống ngựa chịu trói đi!
Cứu ông tôi với!
Nói mau!
Cậu thú nhận đi.
Nhưng cậu vẫn phải làm bổn phận!
Đừng sợ.
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
a)Trần Quốc Toản nói với Ô Mã Nhi lúc giáp mặt.
Ô Mã Nhi đầu hàng đi!
b) Cậu bé Ga- rốp- phi xin lỗi cụ già bị thương.
Cụ hãy tha lỗi cho cháu nhé!
c)Cụ già bị thương an ủi cậu bé.
Cháu hãy nín đi, đừng khóc nữa.
d)Em Truyền nói với người bị nạn.
Mọi người hãy cố lên.
4. Củng cố:
 Có mấy cách tạo câu khiến?
5. Dặn dò: 
Xem lại cách đặt câu khiến.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc