Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 13

Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 13

I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:

1. Chuyên cần: Lười học bài:Đảm

2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.

 Không tập trung chú ý bài: Đảm

3. Các hoạt động khác:

 HS chơi những trò chơi mạnh bạo

II - KẾ HOẠCH TUẦN 13:

-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

- Tích cực, tự giác học tập

- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả

- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.

- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài

-Soạn tập sách theo thời khóa biểu.

-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp

- Các em có đầy đủ dụng cụ học tập

- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi

- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình

- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS

- Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.

- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.

- Tập thể dục giữa giờ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng.

-Trực nhật lớp sạch sẽ

-Rửa tay sạch sẽ trước khi vào học.

- Không ăn quà vặt, uống nước chín

- Để xe đạp ngay ngắn đúng nơi quy định.

- Thực hiện tốt an toàn giao thông

 

doc 26 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T/N
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
14/11/2011
Sáng
SHDC
13
TĐ
25
Người tìm đường lên các vì sao 
T
61
Nhân với số 11.
KH
25
Nước bị ô nhiễm 
Chiều
TD
KT 
AN
Ba
15/11/2011
CT
13
Người tìm đường lên các vì sao.
T
62
Nhân với số có ba chữ số 
LT&C
25
MRVT: Ý chí - Nghị lực 
ĐL
13
Người ddân ở đồng bằng Bắc Bộ. 
Chiều
TH
TH
THKT T
34
Luyện tập: Nhân nhẩm số có hai chữ số với số 11 
Tư
16/11/2011
Sáng
TĐ
26
Văn hay chữ tốt .
T
63
Nhân với số có ba chữ số (tt) 
TLV
25
Trả bài viết
THKT T
35
Luyện tập: Nhân với số có ba chữ số
Chiều
MT
THKT TV
44
Ôn tập làm văn : Kể chuyện .
HĐTT
13
Năm
17/11/2011
Sáng
LT&C
26
Câu hỏi dấu chấm hỏi 
T
64
Luyện tập 
KC 
13
Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia 
LS
13
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2.
Chiều
AV
ĐĐ
13
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ (tt)
THKT T
Ôn tập 
Sáu
18/11/2011
Sáng
TLV
26
Ôn tập văn kể chuyện 
AV
T
65
Luyện tập chung 
TD
Chiều
THKT TV
45
Luyện viết chính tả: văn hay chữ tốt. 	
KH
26
Nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm 
SHL
13
TKT 13
TUẦN 13
Ngày dạy 14 – 11 – 2011 SINH HOẠT DƯỚI CỜ (Tiết 13)
I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài:Đảm
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.
 Không tập trung chú ý bài: Đảm
3. Các hoạt động khác: 
 HS chơi những trò chơi mạnh bạo
II - KẾ HOẠCH TUẦN 13:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Soạn tập sách theo thời khóa biểu.
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp
- Các em có đầy đủ dụng cụ học tập 
- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
- Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng.
-Trực nhật lớp sạch sẽ
-Rửa tay sạch sẽ trước khi vào học.
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Để xe đạp ngay ngắn đúng nơi quy định.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Tập đọc ( Tiết 25)
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I.Mục đích – yêu cầu.
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Đọc đúng tên riêng nước ngoài; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện
- HS hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ơn-cốp-xki nhờ khổ cơng nghiên cứu, kiên trì đã thực hiện thành cơng mơ ước tìm đường lên các vì sao.
- Học tập đức tính kiên trì.
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học : 
1- Ổn định .
2- Kiểm tra.
- Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?
- Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng?
3- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV đọc mẫu chia đoạn:
+Đoạn 1: Bốn dòng đầu.
+Đoạn 2: Bảy dòng tiếp.
+Đoạn 3: Sáu dòng tiếp theo
+Đoạn 4: Ba dòng còn laị
-Khí cầu: Dụng cụ hình cầu, chứa khí nhẹ và bay lên được.
-Sa hồng: Vua nước Nga .
-Tâm niệm: Thường xuyên nghĩ tới và tự nhắc mình ghi nhớ làm theo.
- GV đọc diễn cảm bài văn 
*Tìm hiểu bài:
- Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
- Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
- Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công?
=>Học tập đức tính kiên trì .
+Em hãy đặt tên khác cho truyện.
Thảo luận nhóm:
+Ý nghĩa? 
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Từ nhỏtrăm lần.”
- GV đọc mẫu.
-HS đọc 2-3 lượt.
-HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
-HS luyện đọc theo cặp.
-Một, hai HS đọc bài.
-Mơ ước được bay lên bầu trời.
-Sống kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao.
-Vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước
-Quyết tâm chinh phục các vì sao, Từ mơ ước bay lên bầu trời. Từ mơ ước biết bay như chim..
*Câu chuyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ơn-cốp-xki nhờ khổ cơng nghiên cứu, kiên trì đã thực hiện thành cơng mơ ước tìm đường lên các vì sao.
-HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
*Một vài HS thi đọc diễn cảm.
4- Củng cố: Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì?
5- Dặn dò:
- Về nhà luyện đọc bài. Đọc trước bài “Văn hay chữ tốt”. Trả lời câu hỏi chuẩn bị 1.2
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN (TIẾT 61)
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. Mục tiêu.
- HS biết cách nhân nhẩm số cĩ hai chữ số với số 11.
- HS giỏi BT2,4
- Tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Thước kẻ 1 m.
III. Hoạt động dạy học : 
1- Ổn định .
2- Kiểm tra.
356 x 18 ; 176 x 36 ; 68 x 12
3- Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10. 
- Cho HS tính 27 x 11 
- Sau đó nêu cách tính nhẩm: viết số 9 (là tổng của 2 và7) xen giữa hai chữ số của 2 và7 .
Hoạt động 2: Trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10. 
- Cho HS tính 48 x 11 
- Rút ra cách nhân nhẩm. 
- 4 cộng 8 bằng 12 
- Viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, được 248.
- Thêm 1 vào 4 của 428, được 526. 
Chú ý : trường hợp tổng của hai số bằng 10 giống như trên. 
Bài 1:Tính nhẩm (làm mình)
. 34 x 11 95 x 11 
 82 x 11 
**Bài 2: Tìm x (làm nháp). 
a)x:11=25 b)x:11=78
Bài 3: GV cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. 
=> Tính cẩn thận- chính xác.
*Bài 4: GV cho HS đọc đề bài. Cho các nhóm HS trao đổi để rút ra câu b đúng. 
-Cho cả lớp đặt tính và tính : 27 x 11 = ?.
-HS đặt tính được kết quả: 27 x 11 = 297.
-HS nhận xét kết quả 297 với số 27 nhằm rút ra kết luận: Để cĩ 297 ta đã viết số ( là tổng của 2 và 7) xen giữa hai số 2 và 7.
VD : 48 x 11 tương tự.
Từ đĩ rút ra cách tính nhân nhẩm đúng: 4 cộng 8 bằng 12 viết 2 xen giữa 4 và 8 đđược 428 thêm 1 vào 4 của 428 ta được 528.
Bài 1:
34 x 11 = 374 95 x 11 = 1045
82 x 11 = 902
**Bài 2: 
a)x:11=25 b)x:11=78
 x=25x11 x=78x11 
 x=275 x=858
Bài 3:
Giải:
Số Hs khối lớp 4 là.
11 x 17 = 187 ( HS)
Số HS khối lốp 5 là.
11 x 15 = 165 ( HS)
Số HS cả hai khối là 
187 + 165 = 352 (HS ) 
Đáp số: 352 Học sinh.
*Bài 4:
-HS đọc yêu cầu, thảo luận nhĩm đơi rút ra kết luận : c- đúng.
4- Củng cố .
Tính 165 x 11 ; 456 x11
5- Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài “Nhân với số có ba chữ số”. Làm bài tập chuẩn bị 1.2
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC (TIẾT 25) 
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 
I. Mục tiêu.
- Nêu đặc đđiểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
+Nước sạch: trong suốt không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.
+Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
- GD giữ gìn nguồn nước sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học.
GV:Phễu, bông gòn
HS:Mỗi tổ một chai nước sông, ao, hồ; một chai nước giếng hoặc nước máy, hai chai không. 
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định .
2- Kiểm tra.
-Nước có vai trò trong cuộc sống như thế nào?
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên 
- Chia nhóm và kiểm tra dụng cụ các nhóm mang theo dùng để quan sát và thí nghiệm. Yêu cầu HS đọc mục Quan sát và Thực hành trang 52 để biết cách làm.
- Nhận xét các nhóm.
Kết luận:
- Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dúng rồi thường bị nhiễm bẩn nhiều đất, cát, đặc biệt là nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẩn đục.(nước hồ ao có nhiều loại tảo sinh sống nên thường có màu xanh)
- Nước mưa giữa trời, nước giếng, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, bụi nên thường trong.
Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch 
- Cho các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm.
Kết luận:
Như mục “Bạn cần biết” trang 53 .
=>GD giữ gìn nguồn nước sạch sẽ.
-Làm thí nghiệm và quan sát.
-Cả nhóm thống nhất chai nào là nước sông, chai nào là nước giếng, và dán nhãn cho mỗi chai.
-Cả nhóm đưa ra cách giải thích .
-Tiến hành thí nghiệm lọc nước theo nhóm. 
-Sau khi thí nghiệm, nhận ra 2 miếng bông có chất bẩn khác nhau và đưa ra nhận xét: nước sông, hồ ao có chứa nhiều chất bẩn như rong, rêu, đất cát; nước mưa giữa trời, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, bụi.
-Thảo luận đưa ra các tiêu chuẩn một cách chủ quan. Ghi lại kết quả theo bảng sau:
Tiêu chuẩn đánh giá 
Nước bị ơ nhiễm 
Nước sạch
1. Màu 
Cĩ màu vẩn đục 
Khơng màu trong suốt 
2.Mùi 
Cĩ mùi hơi 
Khơng mùi 
3.Vị 
Khơng vị 
4. Sinh vật 
Nhiều quá mức cho phép
Khơng hoặc ít khơng đủ gây hại 
4- Củng cố. Thế nào gọi là nước bị ô nhiễm? T ... ø, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- HS Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định .
2- Kiểm tra.
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha me ? Điếu gì sẽ xảy ra nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?
3- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Đóng vai ( Bài tập 3 )
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1, một nửa số nhóm thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2 . 
- Phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu . 
 -> Kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau .
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi ( Bài tập 4 )
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Khen những hS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn .
Hoạt động 3: HS trình bày, giới thiệu các tư liệu sưu tầm được ( Bài tập 5,6 )
=> Kết luận: Ông bà cha mẹ đã có công lao sinh thành , nuôi dạy chúng ta nên người .
- Con nháu phải có bổn phân 5hiếu thảo với ông bà , cha mẹ .
-HS trả lời .
-Các nhóm thảo luận đóng vai .
- Các nhóm lên đóng vai .
- Thảo luận nhóm nhận xét về cách ứng xử .
- HS thảo luận theo nhóm đôi .
- Một vài HS trính bày . 
- Trình bày bằng các hình thức sinh động : đơn ca, tốp ca, đọc, ngâm . .
4- Củng cố.
Vì sao ta phải hiểu thảo với ông bà cha mẹ?
5- Dặn dò- nhận xét.
-Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị : Biết ơn thầy giáo, cô giáo. Vì sao ta phải biết ơn thầy giáo cô giáo?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 18 – 11 – 2011 TẬP LÀM VĂN (TIẾT 26)
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN.
I.Mục đích – yêu cầu.
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện; kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
- Mạnh dạn và tự tin.
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Bảng phụ ghi tĩm tắt một một kiến thức về văn kể chuyện.
III. Hoạt động dạy học :
1- Oån định.
2- Kiểm tra: Thế nào là văn kể chuyện?
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1: GV cho HS thực hành làm miệng.
- Gọi HS đọc 3 đề bài.(ghi sẵn ở bảng phụ)
- GV nêu yêu cầu” Trong 3 đề trên thì đề nào thuộc loại văn kể chuyện ? Vì sao?
- Cả lớp, GV nhận xét.
Bài 2: Gọi HS đọc nội dung đề bài.
- GV yêu cầu HS chọn đề bài theo tổ và lập dàn ý theo chuyện đó.
- Cho HS kể cho nhau nghe câu chuyện mà tổ mình chọn.
- Gọi HS kể trước lớp .
- Cả lớp nhận xét về cách kể của bạn.
Bài 3: GV nêu yêu cầu đề bài
- Cho HS trao đổi theo từng tổ về: nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện và cách mở bài, kết bài.
- Gọi lần lượt đại diện của từng tổ nhắc lại tên câu chuyện mà tổ vừa kể, trả lời câu hỏi SGK
- GV nhận xét chung và cho HS quan sát và đọc lại bảng tóm tắt dàn bài chung văn kể chuyện.
=> Mạnh dạn tự tin.
a/Đề thuộc loại văn kể chuyện: Đề bài số 2: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.
b/ Đề 2 là văn kể chuyện( khác với đề 1 và ). Khi làm đề bài này phải kể câu chuyện cĩ nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩanhân vật à một tấm gương rèn luyện thâ thể.
-2 HS dọc to
-HS chọn đề bài .
-HS kể cho nhau nghe
-Đại diện từng tổ kể.
1-Văn kể chuyện: Kể lại Một chuổi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay nhiều nhân vật,có ý nghĩa.
2-Nhân vật: Là người, con vật, vật được nhân hoá, có hình dáng, hành, lời nói ý nghĩ thể hiện được tính cách.
3-Bố cục: Có mở bài, thân bài và kết luận, mở bài trực tiếp hay gián tiếp, kết bài tự nhiên hay mở rộng.
4- Củng cố:
Nêu cấu tạo bài văn kể chuyện.
5- Dặn dò- nhận xét.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “ Thế nào là miêu tả?”. Đọc bài nhận xét làm bài tập chuẩn bị.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN (TIẾT 65)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu.
- Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, diện tích.
- Thực hiện được phép nhân với số cĩ ba chữ số
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
- Tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ .
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định.
2- Kiểm tra: 306 x 278; 396 x 405; 7986 x 24
3 -Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1: GV cho HS tự làm rồi chữa bài
- HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng, đo diện tích.
Bài 2: HS làm đặt tính ở bảng con.
Bài 3: GV cho HS nháp
*Bài 4: GV cho HS đọc yêu cầu bài tự làm rồi chữa bài
- Chú ý cho HS hai cách giải bài toán.
*Bài 5: GV cho HS tự làm rồi chữa bài. 
- Khi chữa bài GV cho HS nêu bằng lời cách tính diện tích hình vuông. 
=> Tính cẩn thận- chính xác.
*HS đọc yêu cầu, làm miệng.
10kg=1yến; 50kg=5 yến; 80kg= 8yến.
100kg= 1tạ; 300kg= 3 tạ;1200kg=12 tạ
1000kg= 1 tấn; 8000kg= 8 tấn; 15000kg= 15 tấn.
10 tạ=1tấn; 30tạ= 3 tấn; 200tạ= 20 tấn.
100cm2 = 1 dm2 ; 800 cm2 = 8 dm2 ; 17000cm2 = 17 dm2 
900dm2 = 9m2 ; 1000dm 2 = 10 m2 
Bài 2:	
286 x 235 = 62 980; *324 x 250 = 81 000
475 x 205 = 97 375 ; *309 x 207 = 63 963
45 x 12 + 8 = 540 + 8 = 458.
*45 x (12+8) = 45 x 20 = 900.
 Bài 3: HS tính bằng cách thuận tiện nhất.
a)2 x39 x5 =(2 x5) x 39= 10 x 39 = 390
b)302 x16 + 302 x4 = 302x (16+4) = 302 x 20 = 6 040.
c)769 x 58 - 769 x 75 = 769x (85-75) 
= 769 x 10 = 7 690.
*HS tĩm tắt giải vào vở.
Cách 1: 1 giờ 15 phút = 75 phút 
Mỗi phút hai vịi nước cùng chảy vào bể.
25+15 = 40 (lít ).
Sau 1 giờ 15 phút hai vịi nước cùng chảy vào bể.
40 x 75 = 3 000 (lít)
Đáp số : 3 000 lít 
Cách 2: 1 giờ 15 phút = 75 phút 
Số lít nước vịi thứ nhất chảy trong 1 giờ15 phút.
25 x 75 = 1 875 (lít)
Số lít nước vịi thứ hai chảy trong 1 giời 15 phút. 25 x 15 x 75 = 1125 (lít)
Sau 1 giờ 15 phút hai vịi nước cùng chảy vào bể. 1 875 + 1 125 = 3 000 (lít)
Đáp số : 3 000 lít nước.
*Bài 5: HS tự làm rồi chữa bài. a. S=a x a
b. Với a= 25 m thì S= 25 x 25 = 625(m2)
4- Củng cố: Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào ?
5- Dặn dò- nhận xét.
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài “ Chia một số cho một tổng”. Đọc ví dụ làm bài tập chuẩn bị 1.2..
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC (TIẾT 26)
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 
I. Mục tiêu.
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nước
- Nêu được tác hại của việc sử dụng ngườn nước bị ô nhiễm đối với su71`c khỏe con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
- Giữ gìn nguồn nước sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học.
-Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định.
2- Kiểm tra.
- Thế nào là nước bị ô nhiễm?
- Dựa vào những tiêu chuẩn nào để ta đánh giá nước có bị ô nhiễm hay không?
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
- Yêu cầu HS quan sát các hình từ hình 1 đến hình 8 trang 54 và 55.
- Hình nào cho biết nước sông/ hồ/ kênh rạch bị ô nhiễm? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
- Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn là gì?
- Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây bẩn là gì?
- Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây bẩn là gì?
- Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn là gì?
- Ở địa phương em, nước có bị ô nhiễm không? Nguyên nhân gây ô nhiễm là gì?
- Cho HS hỏi và trả lời nhau dựa vào các hình, hướng dẫn các nhóm.
- Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước .
- Chia nhóm cho các nhóm thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
=> Giữ gìn môi trường nước sạch sẽ 
-Quan sát hình trong sách.
-Trả lời: Hình 1 và 4, do nước và chất thải người dân xả trực tiếp xuống.
-Trả lời: Hình 2 do ống dẫn rò rỉ và chất bẩn xâm nhập.
-Hình 3 do đắm tàu chở dầu.
-Hình 7, 8 do khí thải nhà máy.
-Hình 5, 6, 8 do phân bón, thuốc trừ sâu và chất thải các nhà máy.
-Trả lời.
-Hỏi và trả lời theo cặp.
-Thảo luận và trình bày dựa vào mục “Bạn cần biết”
-Nguồn nước bị ơ nhiễm là nơi các loại vi sinh vật sống, phát triển lan truyền các loại bệnh dịch tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan, đau mắt hột cĩ tới 85% các bệnh là do sửng dụng nguồn nước bị ơ nhiễm.
4- Củng cố.
- Ở địa phương em nước bị ô nhiễm ra sao? Tác hại như thế nào?
5- Dặn dò- nhận xét.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “ Một số cách làm sạch nước”
- Nêu một số cách làm sạch nước gia đình và địa phưong em thực hiện?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 13.doc