Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 7

Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 7

I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:

1. Chuyên cần: Lười học bài:Đảm

2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.

 Không tập trung chú ý bài: Đảm

3. Các hoạt động khác:

 HS chơi những trò chơi mạnh bạo

II - KẾ HOẠCH TUẦN 8:

-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

- Tích cực, tự giác học tập

- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả

- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.

- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài

-Soạn tập sách theo thời khóa biểu.

-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp

- Các em có đầy đủ dụng cụ học tập

- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi

- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình

- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS

- Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.

- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.

- Tập thể dục giữa giờ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng.

-Trực nhật lớp sạch sẽ

-Rửa tay sạch sẽ trước khi vào học.

- Không ăn quà vặt, uống nước chín

- Để xe đạp ngay ngắn đúng nơi quy định.

- Thực hiện tốt an toàn giao thông

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T/N
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
03/10/2011
Sáng
SHDC
7
TĐ
13
Trung thu độc lập 
T
31
Luyện tập 
KH
13
Phòng bệnh béo phì
Chiều
TD
THKT TV
21
Ôn tập Trung thu độc lập
THKT T
16
Ôn tập phép cộng, phép trừ
Ba
04/10/2011
Sáng
CT
7
Gà trống cà Cáo
T
32
Biểu thức có chứa hai chữ số 
LT&C
13
Cách viết hoa tên người, tên địa lýVN.
ĐL
7
Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
Chiều
KC
7
Lời ước dưới trăng 
THKT TV
22
Ôn viết chính tả Trung thu độc lập
THKT T
17
Ôn về tìm trung bình cộng
Tư
05/10/2011
Sáng
TĐ
14
Ở vương quốc tương lai 
T
33
Tính chất giao hoán của phép cộng. 
TLV
14
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
ĐĐ
7
Tiết kiệm tiền của (T1) 
Chiều
THKT TV
23
Ôn tập cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
THKT T
18
Ôn về đơn vị đo khối lượng
HĐTT
7
Giáo dục ATGT- GD vệ sinh răng miệng – Tìm hiểu...
Năm
06/10/2011
Sáng
LT&C
14
Luyện tập viết tên người, tên địa lý.
T
34
Biểu thức có chứa ba chữ số 
KT 
7
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường(tt)
LS
7
Chiến thắng Bạch đằng năm 938 
Chiều
AV
MT
AN
Sáu
07/10/2011
Sáng
AV
TLV
14
Luyện tập phát triển câu chuyện.
T
35
Tính chất kết hợp của phép cộng 
TD
Chiều
THKT TV
24
Ôn tập luyện tập phát triển câu chuyện
KH
14
Phòng một số bệng lây qua đường tiêu hoá.
SHL
7
SHTK T7
TUẦN 7
Ngày dạy: 03 – 10 – 2011 SINH HOẠT DƯỚI CỜ (Tiết 7)
I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài:Đảm
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.
 Không tập trung chú ý bài: Đảm
3. Các hoạt động khác: 
 HS chơi những trò chơi mạnh bạo
II - KẾ HOẠCH TUẦN 8:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Soạn tập sách theo thời khóa biểu.
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp
- Các em có đầy đủ dụng cụ học tập 
- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
- Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng.
-Trực nhật lớp sạch sẽ
-Rửa tay sạch sẽ trước khi vào học.
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Để xe đạp ngay ngắn đúng nơi quy định.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc (Tiết 13)
 TRUNG THU ĐỘC LẬP
I.Mục đích – yêu cầu.
-Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn phù hợp với nội dung.
-Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. 
-Yêu mến các anh bộ đội.
II.Đồ dùng dạy học. 
 - GV: Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra: 2 HS đọc bài Chị em tôi.
-Cô chị nói dối ba để đi đâu?
-Cô em đã làm gì để cô chị thay đổi?
3- Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
GV đọc toàn bài, chia bài 3 đoạn:
+Đoạn 1: 5 dòng đầu.
+Đoạn 2: Anh nhìn trăng.to lớn, vui tươi.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
+Kết hợp giải nghĩa từ trong phần chú giải và từ ngữ khác .
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
-Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ trong thời điểm nào?
-Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
-Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
-Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
Em mơ ước đất nước ta mai sau như thế nào?
+Ý nghĩa ? 
=>Yêu mến các anh bộ đội.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Anh nhìn trăng vui tươi.”
	- GV đọc mẫu	
-HS theo dõi SGK.
HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
Học sinh đọc phần chú giải.
.Trăng ngàn: trăng chiếu trên vùng núi rừng.
.Nông trường: cơ sở sản xuất lớn về nông nghiệp do nhà nước quản lý.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
-Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
 - Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do (trăng ngàn và gió núi bao la; trăng vằng vặc chiếu khắp thànhphố, làng mạc, núi rừng)
 -Chạy máy phát điện, giữa biển có cờ đỏ sao vàng phấp phới bay, ống khói nhà máy chi chít, đồng lúa bát ngát, nông trường to lớn.
 - Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
 Đã trở thành hiện thực: nhà máy, thuỷ điện, con tàu lớn..
Tình thương yêu các em nhỏ và ước mơ tương lai của các anh chiến sĩ.
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
4- Củng cố:
 Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
5-Dặn dò:
Về nhà luyện đọc bài,chuẩn bị: Ở vương quốc tương lai. Đọc bài, chuẩn bị câu hỏi 1.2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết 31)
 LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu.
-Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
-Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
*Bài 4, 5 HS khá giỏi.
-Tính cẩn thận- chính xác.
II.Đồ dùng dạy học.
Thước kẻ 1m, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học.
1Ổn định.
2-Kiểm tra:
Thực hiện tính: 654123-45213; 987456 – 123456
3-Bài mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Luyện tập: 
Bài 1: Thử lại phép cộng. HS làm vào vở. 
Mẫu: 2416 Thử lại 7580 
 + 5164 2416
 7580 5164
Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số còn lại thì phép tính làm đúng. 
Bài 2: Thử lại phép trừ. Làm tương tự bài tập 1
Mẫu: 6839 Thử lại 6357 
 -482 +482
 6357 6839
Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng. 
Bài 3: Tìm x:
x+ 262= 4848
x- 707= 3535
*Bài 4: HS đọc yêu cầu bài (làm miệng)
*Bài 5: HS nêu số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số và tính hiệu của chúng 
Bài 1: Thử lại phép cộng
b) 35462 Thử lại 630 81
 + 27519 35462
 630 81 27519
 69108 Thử lại 71182
+ 2074 -69108
 71182 2074
Bài 2:
b)Tính rồi thử lại:
4025 Thử lại 3713
- 312 +312 
3713 4025
5901 Thử lại 5263
- 638 + 638
 5263 5901
Bài 3: Tìm x:
a)x+ 262= 4848 b)x- 707= 3535
 x=4848- 262 x=3535+707
 x= 4586 x=4242
*Bài 4: 
Ta có 3143 > 2428. Vậy: Núi Phan–xi–păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh. 
Núi Núi Phan–xi–păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là: 3143 - 2428 = 715 (m).
 Đáp số : 715 m
*Bài 5:
Số lớn nhất có 5 chữ số: 99 999; và số bé nhất có 5 chữ số:10 000.
99 999- 10 000 = 89 999
4.Củng cố: Tính: 267 345+ 31925=?
5.Dặn dò: Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa hai chữ. 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 13)
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ 
I.Mục tiêu.
-Nêu cách phòng bệnh béo phì:
+Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
+Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao 
-Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. 
II.Đồ dùng dạy học.
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
-Nêu cách phòng bệnh suy dinh dưỡng?
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1:Tìm hiểu về bệnh béo phì 
-Chia nhóm và phát phiếu học tập.
+Thế nào là béo phì?
+Tác hại của béo phì?
-Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
Hoạt động 2:Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì 
-Nguyên nhân ngây bệnh béo phì là gì?
-Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
-Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ béo phì?
+Khi đã bị béo phì cần phải làm gì ?
=>Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì.
Hoạt động 3: Đóng vai 
-Tình huống 1: Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu béo phì. Sau khi học xong bài này .Nếu em là bạn Lan sẽ làm gì để giúp em của mình.
-Tình huống 2: Nga cân nặng hơn bạn cùng tuổi của mình cùng chiều cao với bạn, bạn luôn thích ăn những thức ăn ngọt. Theo em là Bạn của Nga em sẽ làm gì giúp bạn.
-Làm việc nhóm, đại diện các nhóm trình bày.
-Một em bé có thể xem là béo phì khi:
+Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20 %.
+Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
+Bị hụt hơi khi gắng sức.
-Tác hại của bệnh béo phì:
+Người béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống.
+Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và lanh lợi trong sinh hoạt.
+Người bị béo phì có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật..
+Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống chủ yếu là cho ăn quá nhiều và ít vận động.
+Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức  ... ẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO ( Năm 938 )
I.Mục tiêu.
- HS kể ngằn gọn được diễn biến trận Bạch Đằng năm 938:
+ Đôi nét về người lãnh đạo, nguyên nhân, những nét chính về diễn biến và ý nghĩa của trân Bạch Đằng.
- Luôn có tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình minh họa
- Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng
III.Hoạt động dạy học.
1-Oån định.
2-Kiểm tra.
- Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại xảy ra?
- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu một vài HS giới thiệu vài nét về con người Ngô Quyền.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu HS đọc SGK.
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở đâu?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến của trận đánh
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp 
GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
=> Luôn có tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc.
.Ngô Quyền là người làng Đường Lâm.
.Ngô Quyền là con rễ của Dương Đình Nghệ.
.Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh tan quân Nam Hán.
-Cửa sông bạch Đằng nằm ở Quảng Ninh.
- Ngô Quyền dựa vào nước thuỷ triều cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm trở.
-Chờ nước lên lệnh cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến vờ thua bỏ chạy, chờ nước thuỷ triều rút quân mai phục hai bên bờ sông đánh trả quyết liệt.
-Kết quả giặc hốt hoảng bỏ chạy thuyền bị vướng cọc thủng- chiếc vướng không tiến không lùi được. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
HS thuật lại diễn biến của trận đánh
Mùa xuân 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
4-Củng cố.
-Nêu diễn biến của trận Bạch Đằng?
5-Dặn dò
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
-Đọc bài, chuẩn bị câu hỏi 1.2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 07 – 10 – 2011 Tập làm văn (Tiết 14)
 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.
I.Mục đích – yêu cầu.
-Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. 
-Ước mơ những điều tốt.
II.Đồ dùng dạy học.
GV: bảng phụ
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
HS đọc một đoạn văn đã viết hoàn chỉnh câu chuyện “Vào nghề”
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV viết đề bài: Trong giấc mơ em được bà tiên cho ba điều ước. Em hãy kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
-Em mơ gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên cho em ba điều ước?
-Em thực hiện những điều ước đó như thế nào? (Cụ thể là điều ước thứ nhất, điều ước thứ hai, điều ước thứ ba.)
=>Ước mơ những điều tốt.
-Em nghĩ gì khi thức giấc?	
-GV cho HS tập kể và phát triển thành câu chuyện.
-GV cho HS viết vào vở câu chuyện.
HS đọc yêu cầu đề bài . 
Cả lớp đọc thầm.
-HS đọc ba gợi ý.
-Em đang đọc truyện bỗng nhiên ngủ thiếp đi và thấy bà tiên xuất hiện và khen em là một học sinh ngoan ngoãn và chăm chỉ.
-Điều ước thứ nhất là mọi người trong gia đình em vẫn khoẻ mạnh. Điều ước thứ hai là tất cả các bạn trong lớp của mình ai cũng chăm ngoan học giỏi. Điều ước thứ ba là tất cả các bạn học sinh đều có ngôi trường mới như chúng em để đi học.
-Em rất vui vì mình đã thức giấc, nhưng em rất tiếc vì đó là giấc mơ.
HS tập kể, và thực hành viết vào vở.
4-Củng cố.
-Kể lại câu chuyện.
5-Dặn dò:
Về nhà tập kể lại cho mọi người trong gia đình cùng nghe. Chuẩn bị: “Luyện tập phát triển câu chuyện” Làm bài tập 1.2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết 35)
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I.Mục tiêu.
-HS biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
-Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng để tính nhanh các bài toán, giải toán.
*Bài 1 a dòng 1, b dòng 2, bài 3 phát huy HS giỏi.
-Tính cẩn thận- chính xác.
II.Đồ dùng dạy học.
GV: Thước kẻ, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
Hãy tính giá trị của các biểu thức sau: axbxc với a=10; b= 3; c=2.	 
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a.Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
VD: So sánh giá trị của biểu thức (a+ b) +c và 
a+ (b+ c)
Mỗi lần GV cho a, b và c nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) rồi yêu cầu HS so sánh hai tổng này (so sánh kết quả tính).
Yêu cầu HS nhận xét giá trị của (a + b) + c và của a + (b + c) 
GV ghi bảng: (a + b) + c = a + (b + c)
=> Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
Bài tập 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất. (làm miệng)
=>Tính cẩn thận- chính xác.
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
 Tóm tắt:
Ngày đầu: 75 500 000 đồng
Ngày hai: 86 950 000 đồng 
Ngày ba: 14 500 000 đồng
Cả ba ngày:..tiền?
Bài tập 3: Viết chữ số thích hợp vào chỗ trống. (làm sách)
 HS làm bài và chữa bài. 
HS quan sát.
HS tính và nêu kết quả
Giá trị của (a + b) + c luôn bằng giá trị của a + (b + Vài HS nhắc lại
(a + b) + c = a + (b + c)
- HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
Bài tập 1:
*3254+146+1698=(3254+146)+1698
 = 3400+1698= 5098.
 4367+199+501= 4367+(199+501)
 = 4367+700= 5067
 4400+2148+252=4400+(2148+252)
 =4400+ 2400= 6800
Các bài còn lại tương tự.
Bài 2:
 Bài giải
 Số tiền quỹ tiết kiệm nhận trong ba ngày là:
75 500 000 + 86 950 000+ 14 500 000 = 
176 950 000 (đồng)
Đáp số: 176 950 000 đồng .
a+0= 0+a= a; 5+a= a+5; (a+28)+ 2= a+(28+2)=a+30
4-Củng cố.
-Nêu tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng?
5-Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Luyện tập, làm bài tập chuẩn bị 1.2
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 14)
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
I.Mục tiêu.
 -Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá 
-Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lạy qua đường tiêu hóa
- Nêu cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- thực hiện giữ vệ sinh an uống để phòng bệnh
-Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện. 
II.Đồ dùng dạy học.
III.Hoạt động dạy học.
1-Ổn định.
2-Kiểm tra.
-Bạn có lời khuyên nào cho những người bị bệnh béo phì? Thái độ của chúng ta với người béo phì thế nào?
3-Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1:Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá 
-Trong lớp em có bạn nào đã từng bị bệnh tiêu chảy? Khi đó em thấy thế nào?
-Hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá mà em biết?
+Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ 3 hay nhiều lần hơn nữa trong 1 ngày. Cơ thể bị mất nhiều nước và muối.
+Tả: Gây ra tiêu chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn kịp thời, bệnh tả có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm.
+Lị: Đau bụng quặn ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu và mũi nhầy.
-Các em thấy các bệnh tiêu hoá nguy hiểm thế nào?
=>Vì vậy, cần phải báo kịp thời cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh.
Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
-Cho hs làm việc nhóm. Yêu cầu hs quan sát các hinh trang 30,31 SGK trả lời các câu hỏi sau:
+Chỉ và nói nội dung từng hình.
+Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đếnbị lây các bệnh qua đường tiêu hoá?
+Việc làm nào góp phần đề phòng bệnh đường tiêu hoá?
+Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu hoá?
-Nhận xét chúng các ý kiến.
=>Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện
-Lo lắng, khó chịu, mệt, đau bụng
-Tả, lị, tiêu chảy, táo bón,
-Nhắc lại những ý chính.
Các bệnh như tiêu chảy, tả, lịđều có thể gây ra chết người nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách. Chúng đều bị lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân nên rất dễ phát tán lây lan ra dịch bệnh làm thiệt hại người và của
-Làm việc nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
-Nguyên nhân gây bệnh tiêu hoá là do vệ sinh kém, ăn thức ăn ôi thiu, uống nước sống Đề phòng bệnh tiêu hoá ta nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường.
4-Củng cố.
-Nêu nguyên nhân vá cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
5-Dặn dò- nhận xét.
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài “Ăn uống khi bị bệnh”
-Cần phải làm gì khi bị bệnh?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 7.doc