Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 22 (giáo án một cột)

Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 22 (giáo án một cột)

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối (ND ghi nhớ).

- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong 2 cách đã học (BT2)

II.CHUẨN BỊ:

Tranh, ảnh một số cây ăn quả để HS làm BT2.

Giấy ghi lời giải BT1, 2 (phần Nhận xét).

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 19 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 22 (giáo án một cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
Tập làm văn
TIẾT 42: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong 2 cách đã học (BT2)
II.CHUẨN BỊ:
Tranh, ảnh một số cây ăn quả để HS làm BT2.
Giấy ghi lời giải BT1, 2 (phần Nhận xét).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập1
GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng:
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp Tả hoa & búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.
+ Đoạn 3: còn lại Tả hoa & lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập & chắc, có thể thu hoạch.
Bài tập 2:
GV nêu yêu cầu của bài tập: Xác định đoạn & nội dung từng đoạn trong bài Cây mai tứ quý.
GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng:
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp
+ Đoạn 3: còn lại
So sánh trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có điểm gì khác bài Bãi ngô.
GV dán lên bảng 2 tờ phiếu ghi kết quả xác định đoạn & nội dung mỗi đoạn trong 2 bài.
Bài tập 3:
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
GV giữ lại 2 bảng kết quả, giúp HS trao đổi, rút ra nhận xét về cấu tạo của 1 bài văn tả cây cối (nội dung trong phần ghi nhớ).
Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV dán tranh ảnh một số cây ăn quả.
GV phát bút dạ & giấy riêng cho 2 HS.
GV kiểm tra dàn ý của những HS làm bài trên phiếu, chọn 1 dàn ý tốt nhất đưa lên bảng, xem như là 1 mẫu. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý, viết lại vào vở.
Chuẩn bị bài: Luyện tập quan sát cây cối. 
-----------------------------------------------------------------
Địa lí
TIẾT 20: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU
- Nhớ được tên một số đồng bằng Nam Bộ: kinh, khơ-me,chăm, hoa.
+ Trình bày được một số đạc điểm về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng băng Nam Bộ.
+ Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh , rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân động bằng nam bộ trước đây là quần áo bà ba, chiếc khăn rằn.
- HS khá giỏi: biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằngNam Bộ: vùng nhiều sông, kênh rạch- nhà ở dọc sông; xuồng ghe và các phương tiện đi lại phổ biến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: Bản đồ dân tộc Việt Nam.
Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Nhà ở của người dân ở ĐBNB
-Theo em ở đồng bằng Nam Bộ. có những dân tộc nào sinh sống
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
- Người dân thường làm nhà ở đâu? 
- Nhà ở của người dân làm bằng vật liệu gì?
nhà có gì khác với nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
- Vì sao người dân thường làm nhà ven sông?
* GV nói thêm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà ở rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ, cả vách nhà & mái nhà, thường làm bằng lá cây dừa nước. Mặt khác, trước đây đường giao thông trên bộ chưa phát triển, người dân đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe vì thế người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại.
* GV cho HS xem tranh ảnh về những ngôi nhà mới xây: bằng gạch, xi măng, đổ mái hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây.
Giải thích vì sao có sự thay đổi này?
Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội
Thi thuyết trình theo nhóm
-GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau:
+ Hãy nói về trang phục của người dân Nam Bộ?
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì ?
+ Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? 
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ?
- Nhận xét biểu dương các nhóm GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
GV nói thêm: ngày thường trang phục của các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ gần giống nhau. Trang phục truyền thống của các dân tộc thường chỉ mặc trong các ngày lễ hội.
- Rút nội dung bài ghi bảng
Củng cố 
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học?
GD HS thêm yêu quê hương đất nước
Nhận xét giờ học
Dặn dò: Về nhà học bài
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
-------------------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 105: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.
Bt cần làm: 1(a), 2(a),4
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi nội dung BT2
- SGK+ vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Giới thiệu bài
 Các em đã học cách quy đồng mẫu số hai phân số . Tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố sâu thêm cách quy đồng mẫu số các phân số dạng đơn giản.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
Bài tập yêu cầu ta điều gì?
Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp+ 2HS lên bảng 
GV cùng HS sửa bài nhận xét.
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
Yêu cầu HS nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số 
GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi đua.
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương.
Bài tập 3: HS khá, giỏi
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Bài tập yêu cầu gì ?
GV ghi bài mẫu lên bảng hướng dẫn HS làm bài.
 - Muốn quy đồng mẫu số ba phân số ta làm như thế nào?
GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
GV chấm một số vở – nhận xét.
Bài tập 4,5:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
GV hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số? - Nhận xét tiết học.
- Làm bài 4,5trong SGK; học bài và chuẩn bị bài: Luyện tập chung
--------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
TIẾT 42: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I-MỤC TIÊU:
- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 80, 81 SGK.
 -Chuẩn bị nhóm: 2 vỏ lon; vài vụn giấy; 2 miếng ni lông; dây thun; một sợi dây mềm (gai, đồng); trống; đồng hồ; túi ni lông; chậu nước
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh
Mục tiêu: HS nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai
Cách tiến hành:
-Tại sao khi gõ trống ta nghe được tiếng trống?
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 1 trang 84 SGK. Điều gì xảy ra khi gõ trống?
-Tại sao tấm ni lông rung? 
-Gợi ý: Khi nào trống phát ra âm thanh?
-Dùng những hòn bi xếp thành dãy minh hoạ cho sự lan truyền âm thanh: tác động lên hòn bi đầu sẽ làm cho hòn bi cuối chuyển động (hay VD về nước lan truyền khi rung động)
-Đưa ra nhận xét: Mặt trống rung làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí liền đó và lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các vụn giấy chuyển động.
-Tương tự, em hãy giải thích vì sao tai ta nghe được âm thanh.
Hoạtđộng 2:Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn 
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 2 trang 85 SGK.
-Như trên, em hãy giải thích tại sao ta nghe được âm thanh của chiếc đồng hồ? Em rút ra được điều gì?
-Em hãy nêu ví dụ âm thanh truyền được qua chất rắn và chất lỏng
GV nhận xét – kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh hơn khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn 
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm
Cách tiến hành:
-Em hãy cho VD cho thấy gần nguồn âm thì nghe rõ hơn và xa nguồn âm thì nghe âm nhỏ dần..
-Trong thí nghiệm trên nếu ta đưa trống xa dần mặt ống thì các vụn giấy có còn rung động không? Em có kết luận gì ?
Kết luận của GV:
- Âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.
Hoạt động 4: Trò chơi Nói chuyện qua điện thoại
Mục tiêu: Củng cố, vận dụng tính chất âm thanh có thể truyền qua vật rắn
Cách tiến hành:
Cho từng nhóm HS thực hành làm điện thoại ống nối dây. Phát cho mỗi nhóm 1 mẩu tin ngắn ghi trên tờ giấy
GV có thể hỏi thêm: khi dùng điện thoại ống như trên, âm thanh đã truyền qua những vật trong môi trường nào? Từ đó GV giúp HS nhận ra âm thanh có thể truyền qua sợi dây trong trò chơi này
Củng cố:
Vì sao ta nghe được âm thanh?
Âm thanh truyền được qua những chất nào? 
- Nhận xét tiết học.
Dặn dò: - Học bài và chuẩn b ị bài sau: “Âm thanh trong cuộc sốn ... iểu.
 -Gv nhận xét.
 Bài tập 2: làm việc cá nhân
 -1 Hs đọc yêu cầu Bt
 - GV giúp Hs nắm yêu cầu Bt, đoạn văn viết ít nhất phải có ít nhất 3 câu kể Ai thế nào?
 -Hs viết vào vở. Gọi 3-5 em đọc bài viết của mình.
 -Gv nhận xét , chấm điểm.
4.Hoạt động nối tiếp:
 -Chủ ngữ biểu thị nội dung gì ?
 -Chúng thường do từ ngữ nào tạo thành ?
 -Nhận xét tiết học 
 -về nhà học thuộc ghi nhớ SGK.
 -về nhà viết lại đọc văn cho hoàn chỉnh hơn.
 CB: Mở rộng vốn từ cái đẹp.
---------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 107 : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
I.MỤC TIÊU
 Giúp học sinh:
 -Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số
 -Củng cố về nhận biết một phân số bè hơn 1 hoặc lớn hơn 1.
 -Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sông.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bảng phụ.
 -Bảng nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
 +Ví dụ ;
 -Gv vẽ lên bảng đoạn thẳng AB như SGK., lấy đoạn thẳng Ac = AB và AD = AB.
 -Hỏi : độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB ?
	+Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB ?
	+Hãy so sánh độ dài đïoạn thẳng AC và độ dài đoạn thẳng AD ?
 	+So sánh và ?
 -Hs phát biểu cá nhân, lớp nhận xét.
 + Nhận xét: 
 	+Hỏi : Em có nhận xét gì về mẫu số và tử số của hai phân số và ?
+Vậy : Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào ?
 -Gọi nhiều Hs đọc ghi nhớ.
2.Hoạt động 2 : luyện tập
 Bài 1: làm việc cá nhân
 -Gv đính lần lượt các phân số lên bảng, Hs làm bảng con và trên bông hoa.
 -Nhận xét kết quả.
 +Hỏi : Vì sao < 
 Bài 2: a . nhận xét
 -Hãy so sánh phân số và 
 	+Hỏi : bằøng mấy ?
 -Hs trả lời miệng.
 -Gv nêu như SGK, gọi HS đọc nhận xét SGK.
 -Phần b Gv làm tương tự như trên
 Bài 3: Thảo luận nhóm đôi.
 -1 Hs đọc yêu cầu Bt.
 -Từng cặp Hs thảo luận làm bài.
 -Gv tổ chức cho Hs hai đội thi đua tiếp sức, mỗi đội 4 em.
 -Hs và GV nhận xét-tuyên dương.
 3.Hoạt động nối tiếp:
 -Hỏi : Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào ?
 -Nhận xét tiết học.
 -về nhà xem lại các bài tập đã làm. CB: Luyện tập.
-------------------------------------------------------------------
Thứ năm 27 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC
TIẾT 44: CHỢ TẾT
I.MỤC TIÊU
 -Đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 -Đọc diễn cảm bài thơ giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
-Hiểu nội dung bài: bài thơ thể hiện bức tranh chợ tết miền trung du màu sắc và vô cùng sinh động dã nói lên cuộc sống sinh động vui vẻ,êm đềm hạnh phúc của một phiên chợ tết.thuộc vài câu thơ yêu thích.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Tranh SGK, bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Hoạt động 1: KTBC
Gv gọi học sinh đọc bài Rầu riêng và trả lời câu hỏi.
Nhận xét – ghi điểm 
Tuyên dương – nhận xét chung.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc
 -1 Hs giỏi đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc từ ngữ dưới bài.
 -Gv chia bài làm 4 đoạn.
	+Đoạn 1 : Từ đầuchợ tết.
	+Đoạn 2: ..Tiếp theo .cười lặng.
	+Đoạn 3: Tiếp theo.giọt sữa.
	+Đoạn 4: Còn lại.
 -Hs tiếp nối nhau đọc lần 1.
 -Gv viết bảng 1 số từ Hs phát âm sai, hướng dẫn phát âm lại.
 -HS đọc tiếp nối lần 2.
 -GV kết hợp giải nghĩa từ ngữ mới có trong mỗi đoạn.
 -Hs luyện đọc theo nhóm đôi.
 -2 Hs đọc lại cả bài.
 -Gv hướng dẫn giọng đọc và đọc mẫu toàn bài.
 	3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
 -Yêu cầu Hs đọc thầm toàn bài thơ và trả lời câu hỏi.
+Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh như thế nào ?
	+Mỗi người đi chợ tết ở những dáng vẻ ra sao ?
	+Bên cạnh dáng vẻ riêng những người đi chợ tết có điểm gì chung?
	+Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ tết, em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy ?
	+Các màu hồng , đỏ, tía, thắm son, có cùng gam màu gì ? Dùng những từ như vậy có mục đích gì ?
 	4.Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ
 -Gọi 4 em đọc tiếp nối 4 đoạn của bài.
 -GV treo bảng phụ đọcn đọc diễn cảm “ Họ vui vẻ.giọt sữa”
 -Trong đạon này đọc như thế nào ? nhấn giọng những từ ngữ nào ?
 -Hs đọc nhóm đôi. 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn thơ.
 -Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
 -1 số Hs thi đua đọc thupộc lòng theo từng khổ thơ và cả bài.
5.Hoạt động nối tiếp:
 - Nội dung bài thơ nói lên điều gì ?
 -GV liên hệ và giáo dục HS qua nội dung bài học.
 -Nhận xét tiết học
 -Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. CB: Hoa học trò
------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 43 : LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU
 -Biết cách quan sát cây cối theo trình tự hợp lí; kết hợp các giác quan khi quan sát ; bưp71c đầu nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.
 -Ghi lại được các ý quan sát một cái cây theo trình tự nhất định. (BT2).
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bảng phụ ghi trình tự quan sát.
 -Bảng nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 *Hướng dẫn HS làm bài tập
 1.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4 (Bt1)
 -1 Hs đọc yêu cầu Bt.
 -Hs đọc lại bài văn SGK; bãi ngô, cây gạo, sầu riêng.
 -các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
	+Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ?
	+Tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
Đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 - 1 số Hs đọc .
 -Hỏi : Bài văn cho thấy tác giả quna sát từng bộ phận của cây để tả ?
	+Bãi ngô và cây gạo tác giả quan sát theo trình tự nào ?
 -Hs trả lời cá nhân.
 -Gv kết luận: Khi quan sát 1 cái gì để tả, ta có thể quan sát từng bộ phận của cây hoặc quan sát từng thời kỳ phátb triển của cây .
 +Tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?
 -Gọi Hs tìm các hình ảnh so sánh nhân hóa trong từng bài.
 	+Hỏi : Theo em, trong bài văn miêu tả dùng các hình ảnh so sánh nhân hóa có tác dụng gì ?
	+Trong bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, lóài cây nào miêu tả một cái cây cụ thể ?
	+theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và khác với một cái câu cụ thể ?
 -Hs trả lơì cá nhân.
 	2.Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
 -1 Hs đọc yêu cầu Bt.
 -Hs làm bài vào vở.
 -1 số hs đọc bài làm của mình, lớp nhận xét.
 -Gv chấm điểm.
 3.Hoạt động nối tiếp:
 -Nhận xét tiết học
 -về nhà lập dàn ý chi tiết miêu tả 1 cái cây cụ thể và quan sát kĩ một bộ phận của cây.
-----------------------------------------------------------
Toán
TIẾT 108: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
 -So sánh được hai phân số có cùng mẫu số.
 -So sánh phân số với 1.
 -Biết sắp xếp các phân số có cùng mẫu số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ.-Bảng nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hướng dẫn HS làm bài tập
 	1.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (BT1)
 -Hs đọc yêu cầu BT.
 -GV đính lần lượt các phân số lên bảng, Hs làm bảng con và trên tấm bìa.
 -Gv nhận xét kết quả, yêu cầu Hs nêu được vì sao phân số lớn hơn?
 -Bài tập 1 củng cố kiến thức gì ?
 	2.Hoạt động 2: Thi đua
 -1 Hs đọc yêu cầu BT 2.Học sinh khá giỏi làm hết tất cả các ý
 -Hs thảo luận nhóm đôi (2 phút )
 -Gv đính 3 tấm bìa viết sẵn các phân số lên bảng, Hs của 3 đội thi đua tiếp sức, mỗi đội 3 em.
 -Cả lớp và GV nhận xét kết quả, tuyên dương.
 -Bài tập 3 củng cố kiến thức gì ?
3.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4.
 -1 Hs đọc yêu cầu BT3.(ý a, c) học sinh khá giỏi làm hết các ý
 -Hỏi : Muốn viết được phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
 -Gv phát tấm bìa cho các nhóm làm bài.
 -Đại diện 4 nhóm đính kết quả lên bảng, các nhóm khác nhận xét.
 -Gv nhận xét tuyên dương.
 4.Hoạt động nối tiếp:
 -Hôm nay học toán giúp em nhớ lại kiến thức gì đã học?
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà làm lại bài tập vào vở nháp . 
 CB: So sánh hai phân số khác mẫu số
--------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 22: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU
-Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
-Tôn trọng những người biết cư xử lịch sự với mọi người.
* Rèn kĩ năng sống:
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết
 II.ĐỒ DỤNG DẠY HỌC
 -Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4 (BT2)
 -1 Hs đọc yêu cầu Bt.
 -Các nhóm đọc thầm SGK và thảo luận.
 -Gv đính nội dung Bt lên bảng.
 -Đại diện của mỗi nhóm trình bày và giải thích .
 -Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 -Gv kết luận:
 	+Tình huống a,b là sai , tình huống c,d là đúng.
 	2.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
 -yêu cầu Hs đọc BT4.
 -Từng cặp Hs trao đổi, thảo luận và đóng vai.
 -1 số cặp thi đóng vai trước lớp.
 -Hỏi: Khi bạn Tiến làm hỏng đồ chơi của bạn Linh bạn ấy xin lỗi, theo em là bạn Linh em cảm thấy thế nào ?
	+Nếu bạn không xin lỗi em cảm thấy thế nào ?
 -1 số Hs phát biểu.
 -Gv nhận xét- đánh giá và nêu cách giải quyết vấn đề.
 - GV giáo dục HS.
 	3.Hoạt động nối tiếp
 -Thi đua
 -Gv yêu cầu Hs của hai đội thi đua đọc các câu ca dao tục ngữ nói về lịch sự với mọi người.
 -Hs hai đội thi đọc.
 -Gv nhận xét tuyên dương.
 _về nhà thực hiện tốt điều đã học.
 -Học thuộc phần ghi nhớ SGK
 	CB: Giữ gìn các công trình công cộng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 29 MOT COT.doc