Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 32

Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 32

I. Mục tiêu

- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.

- Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

- HS trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy- học

- GV: Tranh minh hoạ bài học như SGV

- HS: TV 4 tập 2

III. Hoạt động dạy – học

1. Ổn định

2. Kiểm tra: 2 HS nối tiếp dọc 2 đoạn bài: “ Con chuồn chuồn nước”

Trả lời câu hỏi về ND từng đoạn .

3. Bài mới: a, GTB: GV giới thiệu chủ điểm. Sử dụng tranh bài đọc để GTB.

 b, Các hoạt động.

 

doc 19 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
 Ngày soạn: Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
Đ 63 vương quốc vắng nụ cười
I. Mục tiêu 
- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
- Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
- HS trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Tranh minh hoạ bài học như SGV
- HS: TV 4 tập 2
III. Hoạt động dạy – học
1. ổn định 
2. Kiểm tra: 2 HS nối tiếp dọc 2 đoạn bài: “ Con chuồn chuồn nước”
Trả lời câu hỏi về ND từng đoạn .
3. Bài mới: a, GTB: GV giới thiệu chủ điểm.. Sử dụng tranh bài đọc để GTB.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
- 1 HS đọc cả bài. GV chia đoạn
+ Đ1: Từ đầu đến......cười.
+ Đ2: Tiếp Đ1 đến.......học không
+ Đ3: Còn lại.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn.
- HS luyện đọc từ khó, GVHD giọng đọc 3 đoạn.
- 3 HS đọc lại 3 đoạn => GV giảng từ mới trong bài.
- HS luyện đọc câu dài.
* GV đọc mẫu cả bài.
* HS đọc lướt Đ1.
H: Chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
H: Vì sao cuộc ở vương quốc đó buồn như vậy?
H: Nhà vua làm gì để thay đổi tình hình ntn?
- GV chốt lại ý 1 của bài, GT ý 2.
* HS đọc thầm Đ2.
H: Chi tiết nào trong đoạn 2 chứng tỏ nhà vua, các quan nóng lòng chờ đợi kết quả du học?
H: Kết quả du học của viên quan ntn?
H: Em đặt tên cho Đ2 là gì?
- GV tóm tắt ý1, 2 giới thiệu ý 3.
* 1 HS đọc to Đ3.
H: Nhà vua và các quan đang buồn điều gì bất ngờ xảy ra?
H: Thái độ nhà vua ntn khi nghe chuyện đó?
- HS nêu ý Đ3 => GV bổ sung và ghi bảng.
* 3 HS đọc cả bài. Lớp đọc thầm.
H: ND bài nói về điều gì?
- HS nêu ND, GV bổ sung ghi bảng.
* GVHDHS đọc diễn cảm bài theo lời nhân vật.
- 4 HS luyện đọc => GV nhận xét.
I. Luyện đọc.
- gương mặt rầu rĩ
- héo hon
- tiếng ngựa hí
- sỏi đá lạo xạo
- Muôn tâu bệ hạ, thần xin chịu tội.
Thần đã...............không vào.
- Tâu bệ hạ!
Thần................ngoài đường.
- Dẫn nó vào!
- Nhà ..................lệnh.
II. Tìm hiểu bài.
1. Cuộc sống buồn chán vì thiếu tiếng cười.
- mặt trời- không dậy
- chim- không hót
- hoa chưa nở - đã tàn.
- mặt người rầu rĩ, héo hon.
2. Chuyến đi du học thất bại.
- thần xin chịu tội.
- học không vào
3. Hy vọng mới của triều đình.
- bắt được kẻ cười sặc sặc
- nhà vua phấn khởi.
* ND: Như phần I. 2
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học (Khen HS đọc bài lưu loát, trôi chảy bài).
- Về nhà luyện đọc diễn cảm cả bài.
- Đọc, tìm hiểu bài sau: “Ngắm trăng- Không đề”
Đạo đức
Đ 32 thực hành vệ sinh môi trường
I. Mục tiêu
- HS biết được ích lợi sống trong môi trường xanh, sạch, đẹp. Từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sạch, đẹp.
- GD các em tham gia nhiệt tình, thường xuyên quét dọn trường, lớp, nhà cửa. Tham gia tốt vệ sinh thôn, bản hàng năm.
II. Dụng cụ thực hành
- GV: Địa điểm dọn vệ sinh: Lớp học, sân trường.
- HS: Chổi, xô, giẻ, xúc rác.
II. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: a, Phân công thực hành.
* Nhóm 1: Quét dọn sân trường, cổng trường.
* Nhóm 2: Quét dọn trong, ngoài lớp.
* Nhóm 3: Lau các cửa kính lớp học.
 b, Các nhóm thực hành.
- HS lấy dụng cụ và thực hành theo sự phân công.
- GV giao nhóm trưởng chỉ huy nhóm hoàn thành công việc theo thời gian và yêu cầu.
=> Nhóm hoàn thành trước thời gian cần giúp đỡ nhóm chưa hoàn thành công việc.
4. Củng cố- dặn dò.
- HS tập hợp. GV nhận xét, đánh giá ý thức thực hành của HS (Khen ngợi cá nhân, nhóm có ý thức thực hành tốt).
- Về nhà tham gia tốt các phong trào của thôn bản về “Quét dọn vệ sinh thôn bản hằng năm vào các ngày lễ, tết”.
Toán
Đ 156 ôn tập các phép tính với số tự nhiên (T2)
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số).
- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số.
- Biết so sánh số tự nhiên.
- Làm đúng các bài tập 1 (dòng 1, 2), B2, B4 (cột 1)
* HS khá, giỏi: Làm thêm B3, 5
II. Các hoạt động dạy- học
 1. ổn định.
 2. kiểm tra: Bài HS luyện trong VBT.
 3. Bài mới: a. GTB: GV nêu y/c tiết học.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* B1: 1 HS nêu y/c B1.
- HS làm bài vào vở
=> GV lưu ý với HS cách viết tích riêng và nhân, cộng tích chính xác.
- 4 HS lên bảng làm 4 ý => GV kèm cặp HS tính còn chậm hoàn thành bài.
* B2: HS nêu cách tìm TS, SBC.
- HS vận dụng cách tính và làm bài 2 vào vở.
=> 2 HS lên bảng tính.
* B4, HS làm bài vào vở => Lên bảng chữa bài
- HS lớp đối chiếu kết quả, bổ sung ý kiến.
* HS khá, giỏi luyện thêm B3, 5.
- GV chữa bài làm HS
* Bài 1: Đặt tính rối tính.
 a, 2057 3167
 13 204
 6171 12668
 2057 63340
 26741 646068
b, 7368 24 285120 216
 0168 307 0691 1320
 00 0432
 0000
* Bài 2: a, 35 b, 2665
* Bài 4
* Bài 3
* Bài 5: 112500 đồng
 4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét KN nhân, chia của HS. Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Đ 32 kinh thành huế
I. Mục tiêu
* HS mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
+ Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
+ Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng Thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bản đồ VN. Tranh sưu tầm về Huế.
III. Các hoạt động dạy- học
 1. ổn định.
 2. Kiểm tra: ? Nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn?
 3. Bài mới: a, GTB: GV treo bản đồ VN; chỉ vị trí Huế và giới thiệu. Sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn nhà Nguyễn thành lập chọn Huế là kinh đô.
 b, Các hoạt động
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
° HĐ1: Làm việc cả lớp.
- HS đọc phần 1: Từ đầu đến.....thời đó.
H: Mô tả lại quá trình xây dựng kinh thành Huế?
- HS nối tiép nhau trả lời.
° HĐ2: Thảo luận nhóm đôi.
- HS trưng bày tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm về Huế. GV cung cấp thêm.
=> HS tự giới thiệu về kinh thành uêHuế (Tham khảo P2 SGK).
- GV lựa chọn 1H1, 2 SGK và hình đã sưu tầm để nói về vẻ đẹp Huế.
* HS đọc đoạn: Ngày nay,...............hoàn thiện.
H: UNESCO công nhận Huế là di sản văn hoá TG vào năm nào?
* GV giới thiệu thêm về cố đô Huế: Nhã nhạc cung đình,........................
- HS nêu bài học.
1. Quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- Huy động hàng chục vạn dân và lính.
- đá, gỗ, vôi, gạch, ngói ở mọi nơi huy động về
- mấy chục năm xây dựng và tu bổ.
2. Vẻ đẹp của kinh thành Huế.
- Ngọ Môn, Điện Thái Hoà => Mái uốn còng hình chim phượng.
* Bài học: SGK (68). 
 4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn luyện bài trong VBT.
- Chuẩn bị nội dung bài “Ôn tập”.
 Ngày soạn: Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
Toán
Đ 157 ôn tập các phép tính với Stn (t3)
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ
- Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên
- Biết giải toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.
* HS khá, giỏi: Làm thêm B3
II. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Không
3. Bài mới: a, GTB: GV nêu y/c tiết học.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* B1: 1 HS đọc đề bài
H: Bài 1 yêu cầu gì?
- GVHDHS cách trình bày.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng tính giá trị 4 biểu thức.
- GV nhận xét bài làm HS.
* B2: HS nêu cách tính biểu thức
=> Vận dụng cách tính để làm bài 2.
- HS lên bảng chữa bài.
* B4: HS đọc đề B4
H: BT cho biết gì? BT hỏi gì?
- HS nêu các bước giải.
- HS làm bài vào vở => Đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn.
- 2 HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét bài giải của HS.
* B3: HS khá, giỏi làm bài vào vở
- GV nhận xét, khắc sâu cách tính cho HS..
* Bài 1 (164) Tính giá trị biểu thức.
a, m = 952; n = 28
m + n = 952 + 28 = 980
m – n = 952 – 28 = 924
m x n = 952 x 28 = 26656
m + n = 952 : 28 = 34
* Bài 2 (164) Tính
a, 12054 : (15 + 67)
= 12054 : 82 = 147
b, 9700 : 100 + 36 x 12
= 97 + 432 = 529
(160 x 5 – 25 x 4) : 4
= (800 - 100): 4 
= 700 : 4 = 175
* Bài 4 
Bài giải
Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải:
 319 + 76 = 395 (m)
Cả hai tuần cửa hàng bán được số m:
 319 + 395 = 714 (m)
Số ngày cửa hàng mở cửa trong 2 tuần:
 7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số m vải:
 714 : 14 = 51 (m)
 Đáp số: 51 m 
* Bài 3: 
a, 36 x 25 x 4 = 36 x (25 x 4)
= 36 x 100 = 3600
b, 215 x 86 + 215 x 14 
= 215 x (86 + 14)
= 215 x 100 = 21500
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét KN nhân, chia và giải toán của HS.
- Về luyện bài trong VBT. Chuẩn bị nội dung ôn tập sau:
Kể chuyện
Khát vọng sống
I. Mục tiêu
- HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (B1); bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (B2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (B3).
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Không
3. Dạy bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
ã HĐ1: GV kể chuyện.
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2, kết hợp dùng tranh minh hoạ .
ã HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. 
a) Kể chuyện theo nhóm.
b) Thi KC trớc lớp.
H: Em thích chi tiết nào trong câu chuyện?
H: Vì sao con gấu không xông vào con người mà lại bỏ đi?
H: Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
- Cuối giờ , cả lớp nhận xét, bình chọn bạn KC hay nhất .
1. GV kể chuyện. 
Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả những gian khổ, nguy hiểm trên đờng đi, những cố gắng phi thờng để đợc sống của Giôn.
2 . Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Giôn bị bỏ rơi giữa rừng hoang trong lúc bị thương
- Những khó khăn nguy hiểm mà Giôn gặp phải
- Khát vọng sống đã chiến thắng
* ý nghĩa chuyện: Con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vợt qua khó khăn chiến thắng cái chết.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét giờ học (Khen ngợi HS có ý thức kể chuyện tốt). 
- HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài Tuân 33.
Luyện từ và câu
Đ 63 thêm trạng ngữ chỉ thời g ... giải thích đảo, quần đảo.
- GV treo bản đồ tự nhiên các đảo và quần đảo?
H: Đảo và quần đảo đó thuộc tỉnh nào?
* HS đọc phần cuối bài. Thảo luận cặp đôi câu hỏi.
H: Đảo, quần đảo nước ta có giá trị gì?
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế, an ninh,...........
* 2 HS nêu bài học.
1. Vùng biển Việt Nam.
- Diện tích rộng: là một bộ phận của Biển Đông.
- Biển là kho muối vô tận, nhiều khoáng sản, hải sản quý.
- Biển điều hoà khí hậu.
2. Đảo và quần đảo.
- Biển: + đảo: Cái Bàu, Cát Bà
 + quần đảo: Trường Sa,
 Hoàng Sa
- Cung cấp nhiều thuỷ, hải sản quý.
* Bài học: SGK (T151)
	4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét ý thức học tập của HS. Về luyện bài trong VBT.
- Chuẩn bị bài Tuần 32.
 Ngày soạn: Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2012
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Toán
Đ 160 Ôn tập về các phép tính với phân số
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS thực hiện được cộng, trừ phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
- HS làm đúng các bài 1, 2, 3
* HS khá, giỏi: Làm thêm B4, 5
II. Đồ dùng dạy- học
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Bài HS luyện trong VBT.
3. Bài mới: a, GTB: GV nêu y/c tiết học.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* Bài 1: Yêu cầu HS tính được 
Cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu
- HS làm bài rồi chữa bài .
- HS nêu cách làm.
* Bài 2: Thực hiện phép cộng , trừ hai phân số khác mẫu số.
Học sinh tự làm, nêu cách làm:
- Quy đồng mẫu số các phân số rồi thực hiện nh bài 1
* Bài 3: Tìm thành phần cha biết của phép tính.
- Yêu cầu HS tìm được x theo quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính( như đối với số tự nhiên ) .
* Bài 4, 5: HS khá, giỏi luyện thêm .GV quan sát HD học sinh hoàn thành bài. 
- GV gợi ý : Có thể tìm trong cùng một phút mỗi con sên bò được bao nhiêu cm? Hoặc trong cùng 15 phút mỗi con sên bò được bao nhiêu cm?
KL: Con sên thứ hai bò nhanh hơn.
Bài 1: Tính.
=
Bài 2: Tính.
Bài 3: Tìm x:
 + x = 1
 x = 1- 
 x = 
Bài 4: 
Diện tích bể chiếm số phần là:
1- () = (Vườn)
Diện tích để xây bể là:
(20 x15) x =15 (m2)
Bài 5:
Con sên thứ hai bò nhanh hơn con sên thứ nhất
 4. Củng cố - dặn dò .
- Giáo viên hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. Về nhà học bài, làm bài trong VBT.
Tập làm văn
Đ64 Luyện tập xây dựng kết bài , mở bài trong bài văn 
miêu tả con vật
I. Mục tiêu
- HS nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập (B1); bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả con vật yêu thích (B2, B3).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh chim công.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: 2 HS trình bày bài văn miêu tả ngoại hình, hoạt động của con vật ở tiết trước.
3. Bài mới: a, GTB: GV nêu y/c tiết học.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1: 1 HS đọc ND B1.
H: Có những cách mở bài nào?
- HS đọc thầm bài văn: Chim công múa rồi tìm các câu mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
- HS làm bài cá nhân rồi phát biểu.
- GV kết luận câu trả lời đúng.
* Bài tập 2: Viết mở bài theo cách gián tiếp cho đoạn thân bài đã có sẵn.
- HS đọc yêu cầu BT .
HS làm bài vào vở rồi tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình.
* Bài tập 3: 
Viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng để hoàn chỉnh bài văn tả con vật.
- Hướng dẫn tương tự BT 2 .
- Vài HS đọc bài văn đã hoàn chỉnh .
* Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
- 2 câu đầu a, b:
 + Mở bài gián tiếp
 + Kết bài mở rộng
- Câu c: + Mở bài trực tiếp.
 + Kết bài không mở rộng
* Bài tập 2: Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả con vật mà em vừa làm
(Mở bài gián tiếp)
* Bài tập 3: Viết phần kết bài cho bài văn miêu tả con vật
(Kết bài mở rộng)
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét ý thức làm bài của HS.
 - HS về nhà viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật
Khoa học
Đ 64Trao đổi chất ở động vật
I. Mục tiêu
 - HS trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô- xi và thải ra các chất cặn bã, khí các - bô- ních, nước tiểu,.......
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.
II.Đồ dùng dạy- học
- Hình trang 128, 129 SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: ? Dựa vào thức ăn người ta phân động vật làm mấy nhóm?
3. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
ã Hoạt động1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật .
* Mục tiêu:
- HS tìm trong hình vẽ những gì ĐV phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi tr]ờng trong quá trình sống .
* Cách tiến hành:
- Kể tên những gì được vẽ trong hình.
- Phát hiện những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của ĐV.
- Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung. 
- HS quan sát hình 1 rồi làm việc theo cặp.
- Gọi một số HS trả lời câu hỏi rồi GV kết luận.
ã Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
- GV hướng dẫn cách vẽ .
- HS vẽ sơ đồ theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
* Cách tiến hành:
 HS làm việc theo nhóm, cùng tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở ĐV.
1. Sự trao đổi chất ở động vật:
Lấy từ môi trường : Thức ăn, nớc ô xi, thải ra các chất cặn bã, các- bô -níc và nước tiểu
2. Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động. 
4.Củng cố - dặn dò.
- Nêu nội dung cần ghi nhớ trong SGK
- Giáo viên nhận xét giờ, tuyên dương những em tích cực, dặn về nhà học bài.
Mĩ thuật
Đ 32 vẽ trang trí: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS hiểu hình dáng, cách trang trí của chậu cảnh.
- Biết cách tạo dáng và trang trí một chậu cảnh.
- Tạo dáng và trang trí được chậu cảnh theo ý thích.
* HS khá, giỏi: Tạo được đáng chậu, chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với hình chậu, tô màu đều, rõ hình trang trí.
II. Đồ dùng dạy- học
- Hình 1 SGK (T77). Bài vẽ HS năm trước.
- Hình gợi ý cách tạo dáng chậu cảnh.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: GV kiểm tra bài vẽ một số em chưa hoàn thành ở tiết trước.
3. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
ã HĐ1: HDHS quan sát, nhận xét.
- HS quan sát H1 SGK và trả lời câu hỏi.
H: Em nhận xét gì về hình dáng, kích thước cách trang trí chậu cảnh?
H: Chậu cảnh làm bằng chất liệu gì? Dùng làm gì?
H: Em nhận xét gì về cách trang trí và màu sắc của các chậu cảnh?
ã HĐ2: HDHS cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
- GV treo hình gợi ý các bước tạo dáng chậu cảnh và HDHS.
+ Phác khung hình chậu: chiều cao, chiều ngang.
+ Vẽ trục đối xứng
+ Tìm tỉ lệ: miệng, thân. đế.
+ Phác nét thẳng để tìm dáng chung.
+ Vẽ nét chi tiết tạo dáng chậu
+ Trang trí hoạ tiết và tô màu.
- GV thực hành vẽ và trang trí chậu cảnh ở bảng.
ã HĐ3: Thực hành.
- HS quan sát bài vẽ HS năm trước.
- HS thực hành tạo dáng và trang trí chậu cảnh theo ý thích.
ã HĐ4: Trưng bày sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm vẽ theo nhóm => Trình bày ý tưởng bài vẽ trong nhóm.
- GV lựa chọn bài vẽ hoàn thành tốt => HS lên trình bày ý tưởng vẽ trước lớp.
1. Quan sát, nhận xét.
2. Cách tạo dáng và trang trí.
+ Phác khung hình chậu: chiều cao, chiều ngang.
+ Vẽ trục đối xứng
+ Tìm tỉ lệ: miệng, thân. đế.
+ Phác nét thẳng để tìm dáng chung.
+ Vẽ nét chi tiết tạo dáng chậu
+ Trang trí hoạ tiết và tô màu.
3. Thực hành
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiét học (Khen HS có ý thức thực hành vẽ tốt).
- Về nhà hoàn thành bài. Chuẩn bị bài Tuần 33.
Sinh hoạt
• HĐ1: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Học hát: Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
• HĐ2: Nhận xét tuần 32
* Lớp phó nhận xét tuần.
* Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động Tuần 32
* ý kiến các thành viên lớp
• Giáo viên nhận xét tuần 32
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
• HĐ2: Kế hoạch Tuần 33
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
Phần kí duyệt của Ban giám hiệu
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 tuan 32.doc