Giáo án các môn lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 4

Giáo án các môn lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 4

TẬP ĐỌC:

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. MỤC TIÊU:

1/ Đọc thành tiếng

 Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .

 - giúp đỡ, di chiếu, tham tri chính sự, giám nghị đại phu, tiến cử,

 Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

2/ Đọc - Hiểu

 Hiểu các từ ngữ khó trong bài : chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá,

 tham tri chính sự, giám nghị đại phu, tiến cử,

 Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực ngay thẳng, thanh liêm, tấm lòng vì nước vì dân của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực ngày xưa. (trả lời được các câu hỏi SGK)

 Giáo dục hs tính trung thực, lòng ngay thẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36 - SGK ( phóng to nếu có điều kiện ).

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

 

doc 33 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2010
 -------------------- ------------------ 
TẬP ĐỌC:
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MỤC TIÊU: 
1/ Đọc thành tiếng 
Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
 - giúp đỡ, di chiếu, tham tri chính sự, giám nghị đại phu, tiến cử, 
Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
2/ Đọc - Hiểu 
Hiểu các từ ngữ khó trong bài : chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, 
tham tri chính sự, giám nghị đại phu, tiến cử, 
Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực ngay thẳng, thanh liêm, tấm lòng vì nước vì dân của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực ngày xưa. (trả lời được các câu hỏi SGK)
Giáo dục hs tính trung thực, lòng ngay thẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36 - SGK ( phóng to nếu có điều kiện ).
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS đọc truyện Người ăn xin.
Trả lời các câu hỏi trong bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: 
 a . Giới thiệu bài 
? Chủ điểm của tuần này là gì ?
? Tên chủ điểm nói lên điều gì ?
- Giới thiệu tranh chủ điểm : (Như SGV)
- GV giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 * Luyện đọc 
- GV ñoïc maãu toaøn baøi, hd chia ñoaïn
- Toå chöùc cho HS ñoïc theo ñoaïn
- GV keát hôïp söûa loãi phaùt aâm, HD ñoïc töø khoù vaø giaûi nghóa töø.
 -Gọi HS đọc toaøn baøi.
* Tìm hieåu baøi:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
? Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
? Mọi người đánh giá ông là người như thế 
nào?
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
? Đoạn 1 kể chuyện gì ?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?
? Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì 
sao ?
? Đoạn 2 ý nói đến ai ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
? Đỗ thái hậu hỏi ông điều gì ?
? Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
? Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ?
? Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
? Đoạn 3 kể chuyện gì ?
 * Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Giới thiệu caùch ñoïc vaøHD ñoïc dieãn caûm ñoaïn”Moät hoâm......thaàn xin cöû Traàn Trung Taù”
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài và nêu đại ý.
? Vì sao nhân dân ngợi ca những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học bài
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ Măng mọc thẳng.
+ Tên chủ điểm nói lên sự ngay thẳng.
- Lắng nghe.
- 3 ñoaïn:
+ Đoạn 1: Tô Hiến Thành...Lý Cao Tông.
+ Đoạn 2: Phò táTô Hiến Thành được.
+ Đoạn 3 : Một hôm  Trần Trung Tá.
- HS ñoïc noái tieáp toaøn baøi(2-3 löôït)
- HS ñoïc theo nhoùm 2.
- 1 HS khaù, gioûi ñoïc toaøn baøi.
- Đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời.
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý.
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán.
+ ý1: kể chuyện thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc, caû lôùp ñoïc thaàm.
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
+ Ý2: Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
- 1 HS đọc, caû lôùp ñoïc thaàm.
+ Đỗ thái hậu hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Ông tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc lại không được ông tiến cử. Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được ông tiến cử.
+ Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
- Nhân dân ca ngợi những người trung trực như Tô Hiến Thành vì những người như ông bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Họ làm những điều tốt cho dân cho nước.
+ Ý 3: Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc.
- Lắng nghe.
- HS luyeän ñoïc nhoùm 3 theo caùch phaân vai.
- Thi ñoïc dieãn caûm.
- 1 HS đọc thầm và ghi nội dung chính của bài: Ca ngợi sự chính trực và tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành.
- HS traû lôøi.
 -------------------- ------------------ 
TOÁN
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: 
 - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên sắp xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng sắp xếp, so sánh các số tự nhiên.
- Giáo dục HS yêu môn học, tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết 15, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. So sánh số tự nhiên: 
 * Luôn thực hiện được phép so sánh:
- GV nêu các cặp số tự nhiên như 100 và 89, 456 và 231, 4578 và 6325,  rồi yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
- GV nêu vấn đề: Hãy suy nghĩ và tìm hai số tự nhiên mà em không thể xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
 - Như vậy với hai số tự nhiên bất kì chúng ta luôn xác định được điều gì ?
 - Vậy bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
 * Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì:
- GV: Hãy so sánh hai số 100 và 99.
? Số 99 có mấy chữ số ?
? Số 100 có mấy chữ số ?
? Số 99 và số 100 số nào có ít chữ số hơn, số nào có nhiều chữ số hơn ?
- Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên.
- GV viết lên bảng các cặp số: 123 và 456; 7891 và 7578; 
- GV yêu cầu HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau.
? Có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên.
? Như vậy em đã tiến hành so sánh các số này với nhau như thế nào ?
 ? Hãy nêu cách so sánh 123 với 456.
 ? Nêu cách so sánh 7891 với 7578.
 ? Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau ?
 - GV yêu cầu HS nêu lại kết luận về cách so sánh hai số tự nhiên với nhau.
 * So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
 - GV: Hãy nêu dãy số tự nhiên.
 ? Hãy so sánh 5 và 7.
 ? Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước 7 hay 7 đứng trước 5 ?
 ? Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau ?
 ? Trong dãy số tự nhiên số đứng sau bé hơn hay lớn hơn số đứng trước nó ?
 - GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.
 - GV yêu cầu HS so sánh 4 và 10.
 ? Trên tia số, 4 và 10 số nào gần gốc 0 hơn, số nào xa gốc 0 hơn ?
 ? Số gần gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?
 ? Số xa gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?
 c.Xếp thứ tự các số tự nhiên :
 - GV nêu các số tự nhiên 7698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu:
 ? Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
 ? Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.
 ? Số nào là số lớn nhất trong các số trên ?
 ? Số nào là số bé nhất trong các số trên ?
 - Vậy với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. Vì sao ?
 - GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
 d. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1(cột 1)
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách so sánh của một số cặp số 1234 và 999; 92501 và 92410.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2(a,c)
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì ?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3a:
 ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 ? Muốn xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé chúng ta phải làm gì ?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu bài.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
+ 100 > 89, 89 < 100.
+ 456 > 231, 231 < 456.
+ 4578 4578 
- HS: Không thể tìm được hai số tự nhiên nào như thế.
- Chúng ta luôn xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
- 100 > 99 hay 99 < 100.
- Có 2 chữ số.
- Có 3 chữ số.
- Số 99 có ít chữ số hơn, số 100 có nhiều chữ số hơn.
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- HS so sánh và nêu kết quả: 123 7578.
- Các số trong mỗi cặp số có số chữ số bằng nhau.
- So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn và ngược lại chữ số ở hàng nào bé hơn thì số tương ứng bé hơn.
- So sánh hàng trăm 1 < 4 nên 
123 1 nên 456 > 123.
- Hai số cùng có hàng nghìn là 7 nên ta so sánh đến hàng trăm. Ta có 8 > 5 nên 7891 > 7578 hay 5 < 8 nên 7578 < 7891.
- Thì hai số đó bằng nhau.
-HS nêu như phần bài học SGK.
- HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 
5 bé hơn 7, 7 lớn hơn 5.
- 5 đứng trước 7 và 7 đứng sau 5.
- Số đứng trước bé hơn số đứng sau.
- Số đứng sau lớn hơn số đứng trước nó.
- 1 HS lên bảng vẽ.
4 4.
- Số 4 gần gốc 0 hơn, số 10 xa gốc 0 hơn.
- Là số bé hơn.
- Là số lớn hơn.
+ 7689,7869, 7896, 7968.
+ 7986, 7896, 7869, 7689.
- Số 7986.
- Số 7689.
- Vì ta luôn so sánh được các số tự nhiên với nhau.
- HS nhắc lại kết luận như SGK.
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS nêu cách so sánh.
- Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Phải so sánh các số với nhau.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Phải so sánh các số với nhau.
1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 -------------------- ------------------ 
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
CỐT TRUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu thế nào là một cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện : mở đầu, diễn biến, kết thúc. (ND Ghi nhớ)
- Bước đầu biết sắp xếp lại các sự việc chính cho ... động vật và thực vật.
- HS thực hiện.
- HS lên bảng viết tên các món ăn.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp, HS dưới lớp đọc thầm theo.
- HS hoạt động.
- Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
- Câu trả lời đúng:
+ Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua, 
+ Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
+ Chúng ta nên ăn nhiều cá vì cá là loại thức ăn dễ tiêu... 
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến
- 2 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe.
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời:
CHÍNH TẢ
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU: 
- Nhớ – viết đúng 10 dòng đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT2a.
- Giáo dục HS có tinh thần trách nhiệm với bài viết, tính thẩm mỹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giấy khổ to + bút dạ.
- Bài tập 2a viết sẵn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Yêu cầu HS hãy tìm các từ : 
+ Tên đồ đạc trong nhà có dấu hỏi / dấu ngã.
- Nhận xét, tuyên dương. 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài : 
 * Trao đổi về nội dung đoạn thơ 
- GV đọc bài thơ.
? Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
? Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì ?
 * Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
 * Viết chính tả 
Lưu ý HS trình bày bài thơ lục bát.
 * Thu và chấm bài .
 b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 Bài 2 
b - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại câu văn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại BT 2b và chuẩn bị bài sau.
- Tìm từ trong nhóm.
+ chổi, chảo, cửa sổ, thước kẻ, khung ảnh, bể cá, chậu cảnh, mũ, đĩa, hộp sữa, 
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+ Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu.
+ Cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp nhiều điều may mắn, hạnh phúc.
- Các từ : truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- HS dùng bút chì viết vào vở.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
- Chữa bài :
- Lời giải : nghỉ chân – dân dâng – vầng trên sân – tiễn chân .
- 2 HS đọc thành tiếng.
TOÁN
GIÂY, THẾ KỈ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết đơn vị đo thời gian : giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ với đơn vị năm. 
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ
- GD HS biết quý trọng thời gian.
II. DÙNG DẠY HỌC: 
 - Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả ba kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút.
 - GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ và giấy khổ to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 19.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Giới thiệu giây, thế kỉ: 
 * Giới thiệu giây:
 - HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ.
 ? Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (Ví dụ từ số 1) đến số liền ngay sau đó (ví dụ số 2) là bao nhiêu giờ ?
 ? Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền sau đó là bao nhiêu phút?
 ? Một giờ bằng bao nhiêu phút ?
 - GV giới thiệu: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây.
 - GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu ?
 - Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.
 - GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây.
 * Giới thiệu thế kỉ:
 - GV: Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1 thế kỉ dài 100 năm.
 - GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu:
 + Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau.
 + Người ta tính mốc các thế kỉ như sau:
 ¬Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất.
 ¬Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai.
 ¬Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi.
 - GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi:
 ? Năm 1879 là ở thế kỉ nào ?
 ? Năm 1945 là ở thế kỉ nào ?
 ? Em sinh vào năm nào ? Năm đó ở thế kỉ thứ bao nhiêu ?
 ? Năm 2005 ở thế kỉ nào ? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu ? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào ?
 - GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV.
 - GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 Bằng chữ số La Mã.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
 - GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 ? Em làm thế nào để biết 1/3 phút = 20 giây ?
 ? Làm thế nào để tính được 1 phút 8 giây = 68 giây ?
? Hãy nêu cách đổi ½ thế kỉ ra năm ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 - GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào VBT.
4.Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS quan sát và chỉ theo yêu cầu.
- Là 1 giờ.
- Là 1 phút.
- 1 giờ bằng 60 phút.
- HS nghe giảng.
- Kim giây chạy được đúng một vòng.
- HS đọc: 1 phút = 60 giây.
- HS nghe và nhắc lại:
1 thế kỉ = 100 năm.
¬ HS theo dõi và nhắc lại.
+ Thế kỉ thứ mười chín.
+ Thế kỉ thứ hai mươi.
+ HS trả lời.
+ Thế kỉ hai mươi mốt. Tính từ năm 2001 đến năm 2100.
+ HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã.
+ HS viết: XIX, XX, XXI.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Theo dõi và chữa bài.
- Vì 1 phút = 60 giây nên 1/3 phút = 60 giây : 3 = 20 giây.
- Vì 1 phút = 60 giây Nên 1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây.
- 1 thế kỉ = 100 năm, 
vậy 1/2 thế kỉ = 100 năm : 2 = 50 năm.
- HS làm bài.
a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX.
b) Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX.
c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỉ thứ III.
- HS cả lớp.
KỂ CHUYỆN
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. MỤC TIÊU: 
1.Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
2. Nghe- kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý SGK; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể) 
3. Giáo dục hs tính trung thực, lòng chân chính, khí phách cao đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa truyện trang 40, SGK phóng to.
- Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời + bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
 a . Giới thiệu bài 
 b. GV kể chuyện 
- GV kể chuyện lần 1: 
- Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1 
- GV kể lần 2.
 c. Kể lại câu chuyện 
 * Tìm hiểu truyện
- Yêu cầu HS trong nhóm, trao đổi, thảo luan để có câu trả lời đúng.
- GV đến giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. 
- Kết luận câu trả lời đúng.
- Gọi HS đọc lại phiếu.
? Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
? Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?
? Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào ?
? Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?
 * Hướng dẫn kể chuyện 
- Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS kể chuyện.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Cho điểm HS.
 * Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
? Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ ?
? Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách.
? Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện .
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp.
- 2 HS kể chuyện.
- 1 HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời và thống nhất ý kiến rồi viết vào phiếu.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- HS chữa bài vào vở.
- 1HS đọc câu hỏi, 2HS đọc câu trả lời.
+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
+ Vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy...
+ Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục....
+ Vì vua thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
- Khi 1 HS kể các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau – 2 lượt HS kể.
- 3 đến 5 HS kể.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
+ Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ.
+ Nhà vua thật sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật.
+ Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca ngợi ông vua bạo tàn. Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ.
- 3 HS nhắc lại.
- HS thi kể và nói ý nghĩa của truyện.
SINH HOẠT CUỐI TUẤN 4
Kí duyệt của TT
ND...................................
HT..
.
.
Đất Mũi ngày tháng 9 năm 2010
Kí duyệt của BGH
ND...........................................
HT..
..
..
Đất Mũi ngày tháng 9 năm 2010
Kí duyệt của BGH
ND..............................................
.
.
HT.
.
.
Đất Mũi ngày tháng 9 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 4.doc