Giáo án các môn lớp 4 năm 2012 - Tuần 2

Giáo án các môn lớp 4 năm 2012 - Tuần 2

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo)

I/ Mục tiêu:

 1.Kiến thức- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt , nghỉ hơi đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp , căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói, suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.

 2.Kĩ năng- Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

3.Thái độ.Yêu thích môn học.

II/ Đồ dùng dạy học:

 1.GV-Sử dụng tranh trong SGK bảng phụ.

 2.HS SGK

 

doc 30 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 năm 2012 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 2 
 Ngày soạn: 1-9-2012
 Ngày dạy: Thứ hai, 3-9-2012
ÂM NHẠC ( gv bộ mụn soạn và dạy.)
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
	1.Kiến thức- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt , nghỉ hơi đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp , căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói, suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.
	2.Kĩ năng- Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
3.Thái độ.Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	1.GV-Sử dụng tranh trong SGK bảng phụ.
 2.HS SGK
III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt đụng của thầy
1.Ôn định tổ chức
2. Bài cũ: 
- Yc đọc bài “Mẹ ốm”
- Nx, ghi điểm
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Nội dung
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Đọc 3 đoạn 
GV hướng dẫn sửa lỗi đọc
- GV: Hướng dẫn câu (ngắt nghỉ hơi cho đúng và đọc đúng các câu hỏi, câu cảm)
- Ai đứng chóp bu bọn này? //...Thật đáng xấu hổ //
- Hướng dẫn đọc bài nhóm
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
? Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
? Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
? Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
? Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào?
? Em có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào?
* Hoạt động 3: Đọc hay
- khen những h/s đọc tốt
- GV hướng dẫn h/s đọc đoạn 2+3:
 Lời Dế Mèn cần đọc với giọng mạnh mẽ. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm: sừng sững, lủng củng, hung dữ, cong chân, đanh đá, nặc nô,...
- GV nhận xét, tuyên dương h/s đọc hay.
4 Củng cố-- Tóm tắt nội dung bài.
Giáo dục HS quan tâm giúp đỡ người khác.
5. Dặn dò:
-HD chuẩn bị bài sau. 
 Hoạt động của trũ
- 2 HS đọc thuộc lòng + trả lời câu hỏi SGK.
- 1 HS khá đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp đoạn (2 lợt) + sửa lỗi đọc
3,4 HS đọc 
-HS đọc chú thích.
Luyện đọc theo cặp
 Đọc cá nhân cả bài (2 em)
- HS đọc thầm ,đọc lướt để trả lời câu hỏi
- Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác,...
-Chủ động hỏi: Muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu. xững hô: ai, bọn này, ta...
- So sánh, phân tích: Bọn nhện giàu có béo múp > < cô gái yếu ớt.
- Đe dọa: Có phá...
- Chúng sợ hãi ,....
- Danh hiệu: hiêp sĩ
- 3 h/s đọc nối tiếp 3 đoạn của bài
- HS đọc diễn cảm theo cặp
- Một số h/s thi đọc đoạn văn theo cặp.
- Một số em đọc diễn cảm trước lớp.
 - Lớp nhận xét, bình chọn h/s đọc hay.
- HS nhắc lại ND bài
 Toán
 Tiết:6 Các số có sáu chữ số(T8)
I/ Mục tiêu: Giúp h/s:
	1.Kiến thức- Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
	2.Kĩ năng- B iết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
	- Rèn kĩ năng đọc, viết các số có sáu chữ số.
 3.Thái độ .Yêu thích môn học
II/ Đồ dùng: 
 1.GV - Hình ở SGK, kẻ bảng bài phần hình thành kiến thức.
 2.HS.SGK,VBT
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt đụng của thầy
1.Ôn định tổ chức
2. Bài cũ: (Kết hợp trong bài mới)
2/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
*Hoạt động 1: Đọc , viết số có 6 chữ số
- Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn
? Nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề?
- Hàng trăm nghìn:
GV giới thiệu: 
 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
 1 trăm nghìn viết là 100.000
- Viết và đọc số có 6 chữ số
GV cho h/s quan sát bảng có viết sẵn các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn, HD viết sốvà đọc số
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: 
.HD làm bài
Bài 2: Viết (theo mẫu)
GV hướng dẫn h/s làm cá nhân.
Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Đọc các số
-GV hớng dẫn cách đọc .
Bài 4: Viết số c,d( HSHG)
-Hướng dẫn h/s làm vở
- Kiểm tra, chấm bài
4 Củng cố. GV chốt lại kiến thức về đọc , viết số có 6 chữ số.
 5.Dặn dò:
 VN ôn bài, làm VBT.
Hoạt đụng của trò
HS nêu:
 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn
 10 nghìn = 1 chục nghìn
HS nhắc lại
HS quan sát
- HS đọc và viết số: 432561
- HS nhắc lại cách đọc và viết số có 6 chữ số
-HS phân tích mẫu
-HS nêu kết quả cần điền vào ô trống
-HS làm bài, nối tiếp viết kq trên bảng 
-1 số HS đọc, nêu giá trị của chữ số
- Lớp đọc ĐT các số .
-HS đọc yêu cầu rồi tự làm sau đó thống nhất kết quả: 
a 63115 c. 943103
 * b.723936 * d. 860372
Lịch sử và địa lý
Làm quen với bản đồ (tiếp)
I/ Mục tiêu:
1.kiến thức- HS nêu được các bước sử dụng bản đồ.
- Xác định được 4 hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ươc.
2.Kĩ năng- Tìm một số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
3.Thái độ .Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt đụng của thầy
1.Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
yc nêu các yếu tố của một bản đồ
3.bài mới: 
3.1.giới thiệu bài
3.2. nội dung
* hoạt động 1: hướng dẫn sử dụng bản đồ
- yc đọc mục 3 sgk
? nêu các bước sử dụng bản đồ?
- gv chốt.
* hoạt động 2: thực hành làm bài tập
- t/c thảo luận nhóm 4 bài tập a, b (sgk)
gv hoàn thiện:
b/- các nước láng giềng của việt nam: trung quốc, lào, cam – pu – chia
- vùng biển nước ta là một phần của biển đông.
- quần đảo của việt nam: hoàng sa, 
tường sa.
* gv treo bản đồ hành chính việt nam lên bảng.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố - Tóm tắt nội dung bài.
5.Dặn dò:
 VN ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
Hoạt đụng của trũ
- 2 HS nêu, lớp nhận xét
- 3 HS đọc
- HS trả lời
- HS thảo luận
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét , bổ sung.
- HS lên chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ.
- HS chỉ vị trí tỉnh mình và tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh mình.
- HS đọc bài học 
 Ngày soạn: 30-8-2012
 Ngày dạy: Thứ ba 3-9-2012
ANH (Tiết 1+2) 
 Đ/C Thuỳ soạn giảng.
Toán
Tiết 7 Luyện tập(T10)
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức- Giúp h/s luyện viết và đọc số có tới 6 chữ số (cả các trờng hợp có các chữ số 0).
2.Kĩ năng- Vận dụng làm bài tập nhanh , thạo.
3.Thái độ.Yêu thích môn học
II/ Đồ dùng dạy học: 
 1.GV Kẻ bảng bài 1
 2.HS bảng con
III/Các hoạt động dạy học: 
Hoạt đụng của thầy
1.Ôn định tổ chức
2.Bài cũ: ( Kết hợp kiểm tra trong bài mới)
3.Bài mới: 
3.1Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Ôn lại mối quan hệ giữa các hàng.
? Nêu mối quan hệ giữa đơn vị 2 hàng liền kề? 
GV viết số 825713
 Cho h/s đọc các số: 850203; 820004; 800007; ...
* Hoạt động 2: Ôn đọc & viết các số có 6 chữ số
Bài 1: Viết theo mẫu
Hoạt đụng của trũ
HS : - 10 đơn vị hàng dưới hợp thành 1 đơn vị hàng trên.
-HS xác định các hàng và các số thuộc hàng đó: Chữ số 3 thuộc hàng đơn vị, chữ số 1 thuộc hàng chục, chứ số 7 thuộc hàng trăm, chữ số 5 thuộc hàng nghìn, chữ số 8 thuộc hàng trăm nghìn
HS đọc số 825713
- HS đọc từng số
- nhận xét bạn đọc
HS làm vở, 1 HS làm trên bảng. Lớp nx, chữa bài
Viết số
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
Đọc số
425301
4
2
5
3
0
1
Bốn trăm hai mơi lăm nghìn ba trăm linh một
728309
7
2
8
3
0
9
Bảy trăm hai mơi tám nghìn ba trăm linh chín
Bài 2: Đọc số
- Cho học sinh làm miệng phần a
- Nhận xét
Bài 3: Viết số d,e,g(HSKG)
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Kiểm tra kq HS làm c,d,e(HSKG)
4 Củng cố 
- Yc nhắc lại ND luyện tập
- Nhận xét giờ học,
 5. Dặn dò:
về nhà ôn bài và làm lại phần sai + làm VBT
- HS đọc miệng phần a
- H/s xác định từng hàng tương ứng với chữ số 5 của từng số đã cho.
- HS làm bảng con
a. 4300 b. 24316 c. 24301
*d. 180715 *e. 307421*g. 999999
- HS làm vở.
- 300.000; 400.000; 500.000; 600.000; 700.000; 800.000
- 350.000; 360.000; 370.000; 380.000; 390.000; 400.000
-2 HS
 Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm “Thơng ngời nh thể 
thơng thân”. Nắm đợc cách dùng các từ ngữ đó.
 2.Kĩ năng - Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm đợc cách dùng các từ ngữ đó .
3.Thái độ.Yêu thích môn học
II/ Tài liệu phương tiện: 
 1GV - Bảng nhóm, VBT
 2.HS.VBT
 III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt đụng của thầy
1.Ôn định tổ chức
2.Bài cũ: 
? Viết những tiếng chỉ ngời trong gia đình mà phần vần có:
- Một âm: Bố, ... 
- Hai âm: Bác, ...
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Cung cấp vốn từ về nhân hậu- đoàn kết.
Bài 1:
 Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 4
- Nhận xét, chốt ý đúng
a. Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, ...
b. Hung ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, ...
c. Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, ...
d. Ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, ...
Bài 2: 
GV: Hướng dẫn h/s tìm hiểu nội dung của bài
a. Nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
b. Nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
* Hoạt động 2: Đặt câu + giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ
Bài 3: Đặt câu
- Hướng dẫn h/s làm vở
Ví dụ:
- Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
- Chú em là công nhân.
- Bác Hồ có lòng nhân ái bao la.
4. Củng cố - GV chốt lại kiến thức về chủ đề “ Nhân hậu - Đoàn kết”
5.Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài, tiếp tục làm bài 2.
Hoạt đụng của trũ
- HS viết bảng con
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Từng nhóm h/s trao đổi, làm VBT
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
-HS đọc yêu cầu 
- HS làm cá nhân, trình bày. Lớp nx, chữa bài
- HS làm vở, nối tiếp đọc câu. Lớp nx, chữa bài
- 2 HS nhắc lại
Chiều 
Chính tả
Mười năm cõng bạn đi học
I/ Mục tiêu:
 1.Kiên thức
- Nghe , viết chính xác; trình bày đúng đoạn văn “ Mời năm cõng bạn đi học”.
2.Kĩ năng - Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn s/x ; ăng/ăn
3.Thái độ
II/ Đồ dùng: 
 - HS bảng con, VBT Tiếng Việt
III/ các hoạt động dạy học:
 Hoạt đụng của thầy
1.Ôn định tổ chức
2. Bài cũ:
? Tìm tiếng có âm đầu l/n
- GV nhận xét chung
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Nghe- Viết
- GV đọc bài viết
- Hướng dẫn h/s viết từ khó, danh từ riêng: Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang...khúc khuỷu, gập ghềnh...
? Em có nhận xét gì về cách trình bày?
- Đọc bài cho h/s viết.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm bài: 7 em.
- GV nhận xét chung.
* Hoạt động 2: Hớng dẫn làm bài tập
Bài 2: Chọn cách viết đúng
- HD làm bài
- NX, chữa bài: lát sau – rằng – phải chăng - xin bà - băn khoăn – không sao- để xem.
Bài 3. Giải đố
NX, chữa bài
a/ Dòng 1: Chữ “ sáo”
 Dòng2: Chữ sáo bỏ sắc thành sao
b/ Dòng 1: Chữ “ trăng”
 Dòng 2: trăng thêm sắc thành trắng.
4.Củng cố 
- Nhận xét giờ học . 
5. Dặn dò VN tìm tiếng bắt đầu bằng s/x. ... i đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc.)
b) Câu chuyện có thể diễn ra theo 2 hướng như thế nào ? (Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác và bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.)
c) Nếu hình dung sự việc xảy ra theo hướng thứ nhất (Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác), em sẽ kể tiếp câu chuyện thế nào (Bạn nhỏ vội làm gì, thái độ thế nào, cử chỉ và lời nói ra sao,...) ? Ví dụ (VD) : Bạn nhỏ vội chạy lại, nhẹ nhàng nâng em bé dậy, lấy tay phủi vết bẩn trên quần áo của em và xin lỗi em bé,)
d) Nếu hình dung sự việc xảy ra theo hướng thứ hai (Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác), em sẽ kể tiếp câu chuyện ra sao (Bạn nhỏ vội làm gì, thái độ thế nào, cử chỉ và lời nói ra sao,...) ? (VD : Bạn nhỏ chẳng buồn để ý, vẫn tiếp tục chạy nhảy, nô đùa, mặc cho em bé khóc,)
GV nhận xét chấm một số bài.
3. a) Dựa vào hành động của hai nhân vật Sẻ và Chích trong câu chuyện Bài học quý, hãy ghi vào trong ngoặc lời nhận xét phù hợp với tính cách của(Tài liệu trang 12)
 4.Củng cố.
 Tiết học này ôn tập những nội dung gì.
5. Dặn dò:Chuẩn bị bài sau.
Hoạt đụng của trũ
 - 3 HS thực hiện
-HS làm vào phiếu
-Trình bày
-Hoạt động nhóm
-Đại diện nhóm trình bày 
-Sửa bài viết bài vào vở.
-Học sinh làm bài cá nhân.
-Nêu miệng.
 Toán
 tiết 4 LUYệN TOáN
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức; Giúp h/s:
- Nhận biết các dấu hiệu và so sánh các số có nhiều chữ số.
2.Kĩ năng:- Củng cố cách tìm số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm các sốviết số thành tổng theo mẫu điền dấu lớn ,dấu bé.
+ Xác định số lớn nhất, số bé nhất có 6 chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có 6 chữ số.
3.Thái độ. Yêu thich môn học.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 1.GV.Bảng nhom
2.HS- Bảng con, phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt đụng của thầy
1.Ôn định tổ chức
2.Bài cũ:
 Lớp đơn vị gồm những hàng nào?
 Lớp nghìn gồm những hàng nào ?
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài
* Hoạt động1
 1:Viết số thành tổng.(Theo mẫu)
a 51932 = 50000 + 1000 + 900 + 30 + 2
* Hoạt động 2
Bài 2: điền dấu >; <; = 
*Nhận xét chữa bài
Bài 3: Tìm số lớn nhất
Bài 4: Viết số.(Theo mẫu) 
Hai mươi triệu: 20 000 000	
4.Củng cố.
 Tiết học này ôn tập những nội dung gì.
5. Dặn dò:
 VN ôn bài, làm VBT
Hoạt đụng của trũ
- HS trả lời
- H/s làm bảng con
b) 78246 = 70000+8000+200+40+6
c) 40509 = 40000+500+9
d) 673051 = 600000+70000+3000+50+1
 4-5 H/s nhắc lại cách viết
- H/s tự làm bài rồi chữa bảng lớn và giải thích cách làm.
H/s làm bảng nhóm
432526 > 43989 276434 >267434
8064 > 800+ 60+4 715392= 715392
300582 537846.
-HS viết bảng con
a)Khoanh vào số lớn nhất
278645 ; 428317 ; 292317 ; 454721.	
b) Khoanh vào số bé nhất:
625415 ; 719438 ; 691512 ; 917348.	
H/s làm vở
Bốn mươi triệu:40 000 000
Năm mươi triệu: 50 000 000
Ba trăm triệu: 300 000 000
Bảy mươi triệu: 70 000 000	
Sáu trăm triệu: 600 000 000
-HS nhắc 
 Ngày soan .4 .9/ 2012.
 Ngày dạy: Thứ sáu 5./9/2012
Toán
 Triệu và lớp triệu
I/ Mục tiêu: 
 1.Kiến thức - Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu
2.Kĩ năng- Nhận biết đợc thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu
3.Thái độ:Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 SGK, bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt đụng của thầy
1.Ôn định tổ chức
2. Bài cũ:
- GV viết: 653720
? Nêu từng chữ số thuộc hàng nào lớp nào?
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài
* Hoạt động 1:
?10 trăm nghìn còn gọi là gì?
?10 triệu còn gọi là 1 chục triệu viết như thế nào?
?10 chục triệu còn gọi là 1 trăm triệu viết nh thế nào?
? Kể tên các hàng của lớp triệu?
Kết luận : Lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: 
Hướng dẫn h/s làm miệng
Bài 2: 
- Yc làm bài
- GV nhận xét 
Bài 3: HD HS thực hiện luôn bài 4.(HSKG)
Yêu cầu làm bài vào vở.
*Bài 4:
-GVHD.yêu cầu làm miệng
- GV chấm chữa
4. Củng cố :
-Lớp triệu gôm những hàng nào?
5.Dặn dò:
- VN ôn bài, làm VBT
Hoạt đụng của trũ
-HS đọc số
-HS nêu
- HS đọc SGK/ 13
-Gọi là 1 triệu, viết là 1000.000
-10.000.000
-100.000.000
- triệu, chục triệu, trăm triệu
-HS nêu yc bài tập
- HS nêu miệng, lớp nhận xét
HS nêu yêu cầu của đề
-HS làm bảng con
-HS chữa bài
1.000.000; 2.000.000 ; .......10.000.000
50 000 000; 90 000 000;.........
HS tìm hiểu đề
- HS làm bài vào vở. 
 -Năm mươi nghìn: 50.000
 -Bảy triệu: 7.000.000
 -Số 7.000.000 có 7 chữ số, có 6 chữ số 0
-Ba mươi sáu triệu:36 000 000
- Chín trăm triệu :900 000 000
- HS đọc đề, làm vở bài tập.
HS nhắc lại các hàng của lớp triệu
Tập làm văn
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
I/ Mục tiêu:
	1.Kiến thức- HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật.
2.Kĩ năng- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình nhân vật để xác định tính cách nhân vật.bước đầu biết lựa chọn đặc điểm tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
3.Thái độ :Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 2 Bảng nhóm viết sẵn yêu cầu của BT1, vở BTTV
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt đụng của thầy
1.Ôn định tổ chức
2. Bài cũ: 
? Đọc ghi nhớ bài: Kể lại hành động của nhân vật
? Tính cách của nhân vật thể hiện qua những phương diện nào?
3.Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Phần nhận xét
- HD làm bài.
- Nx, chốt:
 Sức vóc: Gầy yếu,....
 Cánh : mỏng...
 Trang phục: áo thâm dài
? Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
Kết luận: (ghi nhớ)
*Hoạt động 2: Ghi nhớ ( SGK/24)
*Hoạt động 3: Phần luyện tập
Bài tập 1: 
HD làm bài
Nx, kết luận:
a/ Tác giả chú ý tả ngoại hình của nhân vật: Người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối,...
b/ Các chi tiết nói lên .......
Bài 2:
HD HS xem tranh minh họa truyện /18 , kết hợp kể + tả
NX, chấm điểm
4. Củng cố.Muốn tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả những gì?
4.Dặn dò:
-Nhận xét giờ, VN ôn bài.
Hoạt đụng của trũ
- HS đọc + TLCH:
 Hình dáng, hành động, lời nói, ý nghĩ..
- 3 h/s nối tiếp nhau đọc 3 bài tập 1, 2, 3
- HS ghi vào vở đặc điểm ngoại hình, tính cách của chị Nhà Trò, 2 hs làm bảng nhóm- trình bày.
.
- Trả lời miệng.
- 3 HS đọc
- Lớp đọc thầm
- HS đọc yêu cầu
- HS trao đổi nhóm, TLCH
-Đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân
- 3-4 HS trình bày, lớp nx
- HS: Tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, trang phục, cử chỉ....
Khoa học
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. 
 Vai trò của chất bột đường
I/ Mục tiêu: 
1.Kiến thức Sau bài học , h/s có thể:
	-Sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm các thức ăn có trong nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
2.Kĩ năng-Phân loại thức ăn.
	-Nói tên vai trò của thức ăn chứa chất bột đường.
3.Thái độ.yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Hình 10 ; 11 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt đụng của thầy
1.Ôn định tổ chức
2. Bài cũ: 
?Nêu các cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất ở người ?
-GV nhận xét.
2 Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn
 Mục tiêu: Biết phân loại thức ăn theo nguồn gốc ĐV- TV và theo chất dinh dưỡng .
- Yc quan sát trang 10 và thực hiện yc quan sát và trả lời.
? Người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác?
- GV nx, kết luận:
 Nhóm thức ăn chứa nhiều bột đường
 Nhóm thức ăn chứa nhiều bột đạm
 Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
 Nhóm thức ăn chứa nhiều Vitamin và khoáng chất.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường.
- Mục tiêu: Nói tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
- Yc làm việc theo cặp với(SGK)
? Nêu tên các thức ăn giàu chất bột đường?
? Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hàng ngày?
- Giáo viên nhận xét, kết luận
? Những thức ăn có nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?
- Kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật.
4.Củng cố - Tóm tắt nội dung bài.
5.Dặn dò.
- VN tìm hiểu về thực vật, chuẩn bị bài sau.
Hoạt đụng của trũ
2 h/s trả lời
- HS nhận xét
- HS thực hiện
- 1 số HS trả lời
- HS dựa vào mục bạn cần biết để trả lời.
- HS hoạt động nhóm 2
- 1 số HS trả lời
- HS trình bày 
- HS đọc bài học
 THể dục.
 ( GVbộ môn soạn và dạy)
Kĩ thuật
Tiết 1. Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
I.Mục tiêu:
	1.Kiến thức- HS biết được đặc điểm, tác dụng, và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu, thêu.
2.Kĩ năng- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
3.Thái độ- Giáo dục h/s ý thức thực hiện an toàn lao động.
II.Đồ dùng: GV + HS :
	1.GV- Kim khâu, kim thêu các cỡ
	 2.HS- Chỉ khâu, chỉ thêu các màu
III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ của thầy
 HĐ của trò
1.ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Đặc điểm và cách sử dụng kim
- GV hướng dẫn h/s quan sát hình SGK
GV: Kim khâu, kim thêu được làm bằng kim loại cứng, có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn , sắc. thân kim nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim .Đuôi kim khâu hơi hẹp, có lỗ để xâu chỉ. Khi sử dụng...
* Hoạt động 2: Thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
- GV yêu cầu h/s thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
- GV đánh giá kết quả học tập cuả h/s
4 .Củng cố
Tóm tắt nội dung bài
5.Dặn dò:
-VN chuẩn bị đồ dùng giờ sau.
-HS quan sát hình 4 SGK + mẫu kim khâu, thêu cỡ to, vừa, nhỏ- trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS: quan sát hình 5 (a,b,c) SGK để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ 
- HS lên thực hành thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
+ HS: thực hành theo cặp đôi
+ Một số h/s lên thực hành
+ Lớp nhận xét
Sinh hoạt Sơ kết tuần
I/ Mục tiêu: 
	- HS thấy đợc ưu, khuyết điểm của lớp mình trong tuần.
	- Có hướng phấn đấu trong tuần tới.
	- Giáo dục h/s có tinh thần đoàn kết tốt.
II/ Nội dung:
1/ Sơ kết tuần 2: 
- Lớp trưởng , lớp phó nhận xét.
- GV nhận xét chung:
 + Chuyên cần:.HS đi học chuyên cần
 + Đạo đức:.HS ngoan lễ phep
 + Học tập:.Đa số hoc sinh chưa chăm học
 + Lao động, vệ sinh:..
 +Vệ sinh chung sạch sẽ.
 + Các hoạt động khác:Tham gia đầy đủ
 + Tuyên dương Anh.
 + Phê bình..Anh,Hoài ,Quân,Huy,lười học..
2. Kế hoạch tuần 3:
- Phát huy  ưu điểm, khắc phục nhược điểm
- Thực hiện tốt kế hoạch Đội đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 2. XUYÊN.doc