§26 LUYỆN TẬP.
A. Mục tiêu.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên 2 loại biểu đồ.
- Thực hành lập biểu đồ.
B. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TUẦN 6 Ngày soạn: 04/10/2013 Ngày giảng: Thứ hai ngày 07/10/2013 Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 2: TOÁN §26 LUYỆN TẬP. A. Mục tiêu. - Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên 2 loại biểu đồ. - Thực hành lập biểu đồ. B. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. Lồng vào nội dung luyện tập. II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: - GV chữa 3 – 4 câu. - GV bổ sung thêm 1 số câu hỏi nhằm phát huy trí lực của HS. VD: ? Cả 4 tuần, cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa ? ? Tuần 2 bán được hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa ? Bài 2: - Gọi 1 HS lên bảng làm câu a), 1 HS làm câu c) - GV cho HS nhận xét chữa bài theo mẫu sau: c) Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày) Bài 3: - GV treo bảng phụ. - Cho HS nhận xét và chữa bài. - GV hướng dẫn HS làm các ý còn lại của bài 1 và bài 2. III. Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm các ý còn lại của bài 1 và bài 2. 1’ 13’ 12’ 12’ 2’ - HS đọc và tìm hiểu đề bài. - Vài HS trả lời. - HS tìm hiểu yêu cầu của bài toán. - 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. - HS tìm hiểu yêu cầu của bài toán trong SGK. - 1 HS lên bảng làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở. Tiết 3: TẬP ĐỌC §11 NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA. A. mục tiêu: 1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An- đrây- ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 2. Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. B. Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK C. Các hoạt động dạy - học (40’). Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài “Gà Trống và Cáo”, trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài. II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a) GV đọc diễn cảm toàn bài. b) Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1. - GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, sửu lỗi về phát âm, cách đọc cho HS. - Giúp HS hiểu nghĩa từ “dằn vặt”. * Tìm hiểu nội dung đoạn văn. ? Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó ntn ? ? Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca ntn ? ? An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ? - GV hướng dẫn HS cả lớp tìm giọng đọc và luyện đọc diễn cảm cả đoạn văn. + GV đọc mẫu. c) Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2. Thực hiện tương tự phần b) d) Thi đọc diễn cảm toàn bài. - GV hướng dẫn 1 vài tốp HS (Mỗi tốp 4 em) thi đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân vai (người dẫn truyện, ông, mẹ, An-đrây-ca) III. Củng cố - dặn dò. ? Câu chuyện này cho các em biết điều gì? => Ý nghĩa truyện. - GV yêu cầu HS: + Đặt lại tên truyện theo ý nghĩa của truyện. + Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca. - GV nx tiết học. Yêu cầu HS về nhà cùng các bạn tiếp tục luyện đọc truyện trên theo cách phân vai. 4’ 1’ 2, 10’ 12’ 8’ 2’ - 2 HS đọc bài. - 1 vài HS đọc đoạn 1. - Từng cặp HS luyện đọc - 1 – 2 HS đọc lại cả đoạn - HS đọc thầm lại đoạn văn. - An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng ông và mẹ. Ông đang ốm rất nặng. - . . . nhanh nhẹn đi ngay. - An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc . . . + HS luyện đọc – thi đọc. - Vài em nhắc lại. - Chú bé trung thực / Chú bé giàu tình cảm / . . . - Bạn đừng ân hận nữa. Ông bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn. Tiết 4: ĐẠO ĐỨC (GV bộ môn dạy) Tiết 5:THỂ DỤC §11 TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI. TRÒ CHƠI: “KẾT BẠN”. A. Mục tiêu - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dàn hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu tập hợp và dàn hàng nhanh, không xô đẩy, chen lấn nhau. Đi đều không sai nhịp, đến chỗ vòng tương đối và đẹp. - Trò chơi: “ Kết bạn” Yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. B. Địa biểm, phương tiện - Địa biểm: Trên sân trường, dọn VS nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện : Chuẩn bị 1còi. C. Nội dung và phương pháp lên lớp. I. Phần mở đầu: 6’-10’ - GV phổ biến nd, ycầu giờ học, chấn chỉnh ĐN, trang phục tập luyện. - Trò chơi: “Diệt các con vật có hại’’ - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. II. Phần cơ bản: 18’-22’ 1.Đội hình, đội ngũ : 10’ – 12’ - Ôn lại tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái. + Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ. + Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua. + Tập cả lớp do cán sự điều khiển để củng cố. 2. Trò chơi vận động: 7’ – 8’ - Trò chơi: “Kết bạn”. GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi rồi cho HS lên chơi thử. Sau đó cho cả lớp cùng chơi. GV qsát, nhật xét, xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi. III. Phần kết thúc: 4’-6’ - Cho HS cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống lại bài. - GV nx, đánh giá kết quả giờ học và giao BTVN. -------------------------------------------------- Ngày soạn: 05/10/2013 Ngày giảng: Thứ ba ngày 08/10/2013 Tiết 1: TOÁN: §27 LUYỆN TẬP CHUNG. A. Mục tiêu HS ôn tập, củng cố về: - Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên. - Đơn vị đo khối lượng và đo thời gian. - Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng. B. Các hoạt động dạy- học chủ yếu (40’). Hoạt động GV TG Hoạt động HS I. Bài cũ. Kết hợp với ND luyện tập. II. Bài mới. 1. Giới thiệu nội dung luyện tập 2. Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: - GV chữa bài. ? Số liền sau của số 2835917 là số nào ? Vì sao ? - Các ý còn lại (làm tương tự). Bài 2: - GV chữa bài. a) 475936 > 475836 b) 903876 < 913000 c) 5 tấn 175 kg > 5075 kg d) 2 tấn 750 kg = 2750 kg Bài 3: - Cho HS dựa vào biểu đồ để viết tiếp vào chỗ chấm. Bài 4: - Chữa bài. a) Năm 2000 thuộc thế kỉ XX b) Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI c) Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100. Bài 5: - GV tổ chức cho HS chữa bài. III. Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà xem lại bài tập đã chữa. 1’ 6’ 7’ 8’ 8’ 8’ 2’ - HS tự làm bài. - Số 2835918 là số liền sau của số 2835917 vì 2835918 = 2835917+1 - HS tự làm bài. a) Khối lớp Ba có ba lớp. Đó là lớp 3A, 3B, 3C. b) Lớp 3A có 18 HS giỏi toán. Lớp 3B có 27 HS giỏi toán. Lớp 3C có 21 HS giỏi toán. c) Tròg khối lớp Ba: Lớp 3B có nhiều HS giỏi toán nhất, Lớp 3A có ít HS giỏi toán nhất. d) Trung bình mỗi lớp Ba có 22 HS giỏi toán. - HS tự làm bài. - HS tự làm bài. Các số tròn trăm lớn hơn 540 và bé hơn 860 là: 600; 700; 800 Vậy x là: 600; 700; 800. Tiết 2: THỂ DỤC ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI. TRÒ CHƠI: “NÉM TRÚNG ĐÍCH” A. Mục tiêu. - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu đi đều đến chỗ vòng không sai lệch hàng. - Trò chơi: “Ném trúng đích”. Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo và ném chính xác vào đích. B. Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 4-6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi. C. Nội dung và phương pháp lên lớp. 1. Phần mở đầu: 6’-10’. - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. - Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100- 200m rồi đi thường thành 1 vòng tròn hít thở sâu. - Trò chơi: “Thi đua xếp hàng’’. 2. Phần cơ bản: 18’- 22’. a) Đội hình đội ngũ: 12’- 14’. - Ôn đi đều vòng phải. vòng trái, đứng lại. + GV điều khiển lớp tập. + Chia tổ T.L, do tổ trưởng đỉều khiển, GV quan sát, nhật xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ: + Tập hợp cả lớp do từng tổ thi đua trình diễn GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua. + Tập cả lớp để củng cố. b) Trò chơi vận động (8’ - 10’) Trò chơi: “ Ném trúng đích’’. GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho 1 tổ HS lên chơi thử. GV quan sát, nhật xét, biểu dương thi đua giữa các tổ HS. 3. Phần kết thúc: 4’- 6’. - Cho HS tập một số động tác thả lỏng. - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp. - Trò chơi: Diệt các con vật có hại. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhật xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. ---------------------------------------------------- Tiết 3: CHÍNH TẢ §6 NGHE - VIẾT: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ. A. Mục tiêu. 1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn “Người viết truyện thật thà” 2. Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong chính tả. 3. Tìm và viết đúng chính tả B. Đồ dùng dạy - học. - Bảng phụ. - Một vài trang từ điển phô tô. - Vở bài tập Tiếng Việt 4, tập một. C. Các hoạt động dạy - học (40’). Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. - GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các từ, ngữ (bắt đầu bằng en / eng) đã được luyện viết ở tiết chính tả trước. II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết. - GV đọc 1 lượt toàn bài chính tả “Người viết truyện thật thà” trong SGK. - GV nhắc các em chú ý cách trình bày văn bản, những tiếng mình dễ viết sai chính tả. - GV đọc từng câu cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả. - GV chấm, chữa 7-10 bài. - GV nêu nx chung. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 2: - GV nhắc HS cách sửa lỗi. - GV phát riêng phiếu cho một số HS viết bài mắc lỗi chính tả. - GV cùng cả lớp nhận xét (có đối chiếu với vở viết), chấm chữa. Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu của bài, chọn bài cho HS. - GV giải thích ví dụ (M) - GV phát phiếu và một vài trang từ điển cho các nhóm HS thi tìm nhanh từ láy phụ âm đầu s/x. - GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận, bình chọn nhóm thắng cuộc. III. Củng cố - dặn dò. - GV nx tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai. - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. 4’ 1’ 18’ 16’ 8’ 8’ 2’ - 2, 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp. - HS theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc lại truyện. Cả lớp lắng nghe, ... 1 số HS trong lớp. 4. Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao và những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học. Nhắc HS hoàn thiện lá thư. - Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại để nhận đánh giá tốt hơn của cô. 5’ 10’ 8’ 7’ 2’ - HS mở VBT, làm việc cá nhân nhiệm vụ: - Đọc lời nhận xét của cô. - Đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài. - Viết vào VBT các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý) và sửa lỗi. - Đổi bài làm, đổi VBT cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi. - 1 – 2 HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa lỗi trên nháp. - HS trao đổi về bài chữa trên bảng. - HS chép bài chữa vào vở. - HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn thư, lá thư hay, từ đó rút kinh nghiệm cho mình. ............................................................................................................ Ngày soạn: 08/10/2013 Ngày giảng: Thứ sáu ngày : 11/ 10 /2013 Tiết 1: L.TV.C §12 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG A. Mục đích, yêu cầu. 1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trung thực - Tự trọng. 2. Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. B. Đồ dùng dạy- học. - 3 - 4 tờ phiếu khổ to. - Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển (1 vài trang phô tô) để HS làm BT 2,3. C. Các hoạt động dạy- học. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. - GV yêu cầu 1 HS viết 5 dang từ chung là tên riêng của người, sự vật xung quanh. II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: - GV nêu yêu cầu của BT1. - GV phát phiếu riêng cho 3-4 HS làm bài. - Trọng tài và GV nhận xét, tính điểm, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2 : - GV chuyển phiếu cho 3,4 HS làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. Bài tập 3: - GV hướng dẫn HS làm bài. - GV phát phiếu cho 3- 4 HS làm bài. - GV nhật xét. - GV mời những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài, chốt lại lời giải đúng: Bài tập 4: - GV nêu yêu cầu của bài tập - GV mời các tổ thi tiếp sức : Từng thành viên trong tổ nối tiếp nhau đọc câu văn đã đặt ở BT3. nhóm nào tiếp nối nhau liên tục, đặt được nhiều câu đúng sẽ thắng cuộc. III. Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học. Y/c HS về nhà viết lại 2, 3 câu văn các em vừa đặt theo y/c của BT4. 4’ 1’ 8’ 9’ 8’ 8’ 2’ - 2 HS đồng thời lên bảng lớp. - HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống - Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. - HS đọc y/c của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân, nối từ với nghĩa bằng. - HS có thể dùng “Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển” để hiểu đúng nghĩa của từ. - Những HS làm bài trên phiếu dán bài làm trên bảng lớp, trình bày. - 1 HS đọc y/c của BT. - HS làm việc cá nhân. - HS phát biểu, HS khác nhận xét. - HS suy nghĩ đặt câu. Tiết 2 : TOÁN §30 PHÉP TRỪ A. Mục tiêu HS củng cố về : - Cách thực hiện phép trừ ( không nhớ và có nhớ ) - Kĩ năng làm tính trừ B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu (40’) Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. Yêu cầu 2 HS lên bảng làm BT 2b, 4b. - GV nhận xét, ghi điểm. II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Củng cố cách thực hiện phép trừ. - GV tổ chức các hoạt động tương tự như đối với bài: Phép cộng. - Khuyến khích HS nêu cách thực hiện phép trừ: ? Muốn thực hiện phép trừ ta làm như thế nào ? 3. Thực hành. Bài 1, Bài 2. - GV chữa bài Bài 3: ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - GV chữa bài. Bài giải: Độ dài quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố HCM là: 1730 – 1315 = 415( km) Đáp số: 415 km. Bài 4: Thực hiện tương tự BT3 III. Củng cố- dặn dò. - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm các phần còn lại của BT1, BT2. 4’ 1’ 10’ 11’ 6’ 6’ 2’ - 2 HS lên bảng thực hiện HS khác nhận xét. + Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu “-‘’ và kẻ gạch ngang. + Tính theo thứ tự từ phải sang trái. - Vài HS nêu lại. - Cả lớp tự làm bài, 1 HS lên bảng. - Khi chữa bài, HS vừa viết vừa nói như bài học trong SGK. - 1 HS đọc đề toán. - 1 HS lên bảng, cả lớp tự làm bài vào vở. - HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ. Tiết 3: ĐỊA LÍ §6 TÂY NGUYÊN (Mức độ tích hợp năng lượng: liên hệ bộ phận) A. Mục tiêu. Học xong bài này, HS biết: - Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu ). - Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm kiến thức. - Ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. B. Đồ dùng dạy - học. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. C. Các hoạt động dạy - học (40’). Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. ? Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ ? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ? - Nhận xét việc học bài ở nhà của HS. II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Giảng nội dung. Tây Nguyên - xứ sở của các cao nguyên xếp tầng. * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng. . . - GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và đọc tên các cao nguyên (Bắc Nam) - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. * Hoạt động 2: GV giới thiệu đặc điểm tiêu biểu của 4 cao nguyên. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân Yêu cầu HS đọc thầm mục 2 và bảng số liệu trong SGK, từng HS trả lời các câu hỏi: ? Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào ? ? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Là những mùa nào ? Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên. Tây nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sôngchảy quanhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông có nhiều thác gềnh. Bởi vậy Tây nguyên có tiềm năng về thuỷ điện to lớn. Vì vậy ta cần biết bảo vệ nguồn nước ở đây để phục vụ cho cuộc sống III. Củng cố - dặn dò. - GV cùng HS tổng kết bài: GV hoặc HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của Tây Nguyên. - Dặn HS về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK. Chuẩn bị trước bài tiếp theo. 4’ 1’ 19’ 11’ 8’ 13’ 3’ - Vài HS trả lời, HS khác nhận xét. Chú ý lắng nghe. - HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ H.1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam. - 1 vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. - Mùa mưa vào những tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10; mùa khô vào những tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12. - . . . có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. - 1 – 2 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. Tiết 4: TẬP LÀM VĂN §12 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN A. Mục tiêu. 1. Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu , phát triển ý dưới mỗi tranh thành 1 đoạn văn kể chuyện 2. Hiểu nội dunh, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu B. Đồ dùng dạy - học. - Bảng phụ. - Vở bài tập Tiếng Việt, tập một. C. Các hoạt động dạy - học (40’). Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Bài cũ. - Yêu cầu 1 HS đọc thuộc nội dung ghi nhớ trong tiết LTVC trước. - 1 HS làm lại bài tập phần Luện tập của tiết học trước. II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. - GV nhắc HS : Khi kể các em có thể thêm những từ nhữ của mình nhưng không nói quá chi tiết vì đây mới là cốt truyện. Bài tập 2: - GV giảng: Để phát triển ý (ghi dưới mỗi tranh Ba lưỡi rìu) thành 1 đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ từng tranh, . . . - GV hướng dẫn HS làm mẫu theo tranh 1. - GV dán bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn. III. Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS xây dựng tốt đoạn văn. Khuyến khích HS về nhà viết lại câu chuyện đã kể trước lớp. 4’ 1’ 15’ 18’ 2’ - 2 HS thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét. - 1 HS đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi tranh. Đọc giải nghĩa từ “tiều phu”. - HS cả lớp quan sát tranh, đọc thầm những câu hỏi gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện. - 6 HS tiếp nối nhau, mỗi em nhìn một tranh, đọc câu dẫn giải dưới tranh. - Hai HS dựa vào tranh và dẫn giải dưới tranh, thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. - 1 HS đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm. - HS thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện. + HS làm việc cá nhân. Các em quan sát lần lượt từng tranh 2, 3, 4, 5, 6, suy nghĩ, tìm ý cho các đoạn văn. + HS phát biểu ý kiến về từng tranh. - HS kể chuyện theo cặp, phát triển ý, xây dựng đoạn văn. - Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn truyện. - 1 – 2 HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học. Tiết 5: SINH HOẠT Tuần 6 I. Nhận xét chung. 1. Đạo đức. Nhìn chung các em ngoan ngoãn, lễ phép kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết hoà nhã với bạn bè. Xong bên cạnh đó vẫn còn một số em hay văng tục, nói bậy, trêu bạn như: . . . 2. Học tập. Bước vào tháng 10, nhìn chung các em đã bước đầu làm quen được với cách học. Đến lớp các em đã học và làm bài, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài cụ thể như: Thích, Giàng, Pai....... Bên cạnh đó, vẫn còn một số bạn đến lớp chưa chịu khó học bài và làm bài như: Phông, Vàng... trong lớp chưa chú ý nghe giảng như: Giang 3. Thể dục, vệ sinh – SH Đội. Các em đã có ý thức trong tập luyện, xếp hàng nghiêm túc, tập tương đối đều. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Vệ sinh lớp, trường sạch sẽ. Tham gia SH Đội đầy đủ, đầy đủ tư trang. II. Phương hướng tuần tới. Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần. GV nhắc nhở HS ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Đi học: đi đến nơi về đến chốn, đảm bảo an toàn giao thông. Luôn lễ phép với người trên, không văng tục nói bậy. Nhắc nhở HS: + Đi học đều, đúng giờ, học và làm bài đầy đủ. + Không vi phạm nội quy của trường, lớp đề ra. + Không chơi các trò chơi nguy hiểm. + Vệ sinh trường, lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Hát trước giờ vào lớp. + Đọc 5 điều Bác Hồ dạy trước giờ vào lớp. + Truy bài nghiêm túc và có kết quả. + Học tập nghiêm túc và có kết quả. + Tham gia SH Đội đầy đủ, đầy đủ tư trang. -----oo0oo------
Tài liệu đính kèm: