Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 5

Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 5

 Bài: BÀY TỎ Ý KIẾN

I. MỤC TIÊU:

 - Biết được: trẻ em cần phảI được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

 - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của ản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: tranh minh hoạ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
 Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
 TIẾT 1:ĐẠO ĐỨC 
 Bài: BÀY TỎ Ý KIẾN 
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết được: trẻ em cần phảI được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của ản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: tranh minh hoạ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ: (4’)
-HS nhắc lại nội dung bài học "Vượt khó trong học tập".
B. Bài mới : Giới thiệu bài (Tiết 1)
 1/HĐ1: Nhận xét tình huống
-GV nêu tình huống.
-GV kết luận:Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
 2/ HĐ2: Em sẽ làm gì ?
- GV phát phiếu yêu cầu thảo luận theo nhóm.
+Hỏi: Vì sao em chọn cách đó?
* GV nhận xét,kết luận:Những việc diễn ra xung quanh môi trường..
 3/HĐ3: Bày tỏ thái độ
- GV cho HS làm việc theo nhóm
-Yêu cầu các nhóm thảo luận về:
+ Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ Trẻ em cần lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác.
+ Mọi trẻ em đều được đưa ra ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện.
*GV kết luận:Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến. 
 C. Củng cố - Dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
 -HS nêu, HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS nhắc lại
- Các nhóm thảo luận, đại diện trình bày.
- HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm về các vấn đề đó.
-1HS đọc lần lượt từng câu để các nhóm nêu ý kiến.
- 2 HS nhắc lại.
______________________________________________ 
TIẾT1 : TẬP ĐỌC
 BÀI : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I.MỤC TIÊU : 
 1/Đọc:- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc với giọng kể chậm rãi ,phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện . Bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
 2/Hiểu:-Hiểu các từ ngữ trong bài 
 -Hiểu ý nghiã câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm , dám nói lên sự thực. 
*Giáo dục HS có đức tính trung thực.
II.CHUẨN BỊ : 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc Sách giáo khoa trang 46. 
-Bảng phụ viết câu,đoạn cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ dạy
HĐ học
A/Bài cũ : (5’)
- Gọi 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài :“ Tre Việt Nam” và trả lời các câu hỏi 
B/Bài mới : Giới Thiệu Bài : 1’ 
 1/Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc 10’. 
-Yêu cầu học sinh đọc bài 
- Hướng dẫn chia đoạn: 4 đoạn
- Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho học sinh 
 +Giảng từ: Bệ hạ , Sững sờ ,hiền minh  
- Luyện đọc theo cặp 
-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài . 
2/Hoạt động2: (10’) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu học sinh đọc lướt toàn bài và Câu hỏi 1.
-Gọi học sinh đọc đoạn 1 + Câu hỏi 2.
- Theo em, hạt thóc giống đó có nảy mầm được không ? Vì sao ? 
- Yêu cầu đọc đoạn 2 + Câu hỏi 2.. 
- Nhận xét, kết luận
- Gọi học sinh đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi? Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ? 
- Ghi nội dung chính của bài ( như mục I)
3/ Hoạt động 3: 10’ Đọc diễn cảm 
- Gọi 4 học sinh đọc tiếp nối nhau 4 đoạn
- Hướng dẫn cho học sinh đọc đoạn 3 
- Giáo viên đọc mẫu . 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đọc đoạn 3 . 
- Nhận xét, cho điểm học sinh đọc tốt . 
4/ Củng Cố – Dặn Dò(2’) 
- Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì ? 
- Nhận xét tiết học . 
- 3 học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi .
-1 HS đọc toàn bài+cả lớp đt.
- 4 em đọc nối tiếp đoạn (3 lượt) . 
- 1HS nêu phần chú giải . 
- Luyện đọc theo cặp 
 -Vài em thi đọc- Lớp nhận xét . 
- Lớp lắng nghe.
-1 học sinh đọc . 
-Học sinh suy nghĩ trả lời. 
-1 HS đọc đoạn 2
Cả lớp suy nghĩ TLCH, phát biểu ý kiến.
-Học sinh trả lời tiếp nối theo ý mình hiểu . 
-4 học sinh đọc tiếp nối
- Luyện đọc theo vai . 
- 3 học sinh đọc theo vai . 
- 1 học sinh đọc toàn bài . 
- Vài em trả lời.
_________________________
TIẾT 2: TOÁN
 BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU : 
 -Củng số về nhận biết số ngày trong từng tháng trong năm của năm nhuận và năm không nhuận. 
 -Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày,giờ,phút,giây. . 
 -Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
II . CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC 
HĐ dạy
HĐ học
A/Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Một giờ bằng bao nhiêu phút ? Một phút bằng bao nhiêu giây ?
- Một thế kỷ bằng mấy năm ? 
 7 thế kỷ =  năm 
 ¼ thế kỷ =  năm 
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
1/ Hoạt động 1: Số ngày trong tháng.(10’)
 a/Bài 1 : Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1a 
- Nhắc lại cho học sinh nhớ số ngày trong các tháng bằng hai nắm tay ( chỗ lòi lõm ). 
 -Yêu cầu 1 học sinh đọc bài 1b . 
-Năm tháng hai có 2giờ ngày là năm nhuận, năm mà tháng 2 có 28 ngày là năm không nhuận . Mỗi năm nhuận hơn năm không nhuận 01 ngày – Cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận . 
2/Hoạt động 2: Đổi đơn vị đo thời gian (10’).
 a/Bài 2 : Yêu cầu học sinh đọc bài 2 . Học sinh tự đổi đơn vị . 
-Yêu cầu 1 số học sinh nhắc lại cách làm: 
Ví dụ : 3giờ 10phút = 190 phút
3/Hoạt động 3: Cách tính mốc thế kỉ (10’).
a/Bài 3 : Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài . 
- Hướng dẫn xác định mốc thế kỉ.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi làm bảng nhóm . 
-Chữa bài – Nhận xét . 
Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789 – Năm đó thuộc thế kỷ XVIII . .. 
4/ Củng cố- Dặn dò : (2’)
- Bài 5: Tổ chức thi nhanh kết quả đúng.
Dặn dò : Học sinh học bài và chuẩn bị bài . Tìm số trung bình cộng . 
-3 Học sinh lên bảng thực hiện 
Cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn . 
-1HS đọc yêu cầu bài.
-Làm bài 1a theo nhóm 4 . 
 - Cử đại diện nhóm trình bày . 
-Nối tiếp nhau trả lời . 
-1HS đọc yêu cầu bài.
-3 học sinh lên bảng lớp . Mỗi học sinh làm 1 dòng . 
- 2HS trả lời.
-Học sinh cả lớp làm vở . 
-1 học sinh đọc đề bài . 
- Hoạt động nhóm đôi . 
- Đại diện một số nhóm trình bày . 
- Vài em thi nhanh.
_________________________
Tiết 3 : CHÍNH TẢ 
BÀI : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I.MỤC TIÊU : 
- Nghe, viết đúng và trình bày bài chính tả sạch đẹp ,biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật trong bài Những hạt thóc giống . 
- Làm bài tập chính tả phân biệt âm l / n hoăc en / eng . 
 *HS yếu viết đúng chính tả.
II. CHUẨN BỊ :
-Bảng phụ.
III . CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC 
HĐ dạy
HĐ học
A/Kiểm tra bài cũ :4’ 
- Đọc cho học sinh viết các từ: rạo rực, dìu dịu,, giao hàng, bâng khuâng, vâng lời .
B/Dạy học bài mới : Giới thiệu bài : 1’
 1/Hoạt động1:Hưỡng dẫn nghe- Viết chính tả : (15’)
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn . 
+Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi ? 
- Hướng dẫn viết từ khó : 
-Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả . 
-GV Đọc toàn đoạn văn . Đọc từng câu 
- Thu, chấm, nhận xét bài :10 bài 
*Nhận xét chung, nêu hướng khắc phục . 
 3/Hoạt động 3:Hướng dẫn làm bài tập (12’)
a/Bài 2b :Cho học sinh đọc yêu cầu và nội dung 
- Làm bài theo nhóm . 
-Nhận xét tuyên dương 
 b/Bài 3 :- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm ra tên con vật . 
- Giải thích con nòng nọc . 
- Tìm lời giải câu tiếp theo .
4/ Củng cố – Dặn dò : 3’
-Nhận xét tiết học . 
-Dặn dò : Học thuộc lòng 2 câu đố . 
- 3 học sinh thực hiện bảng lớp . 
- Lớp bảng con 
-1 học sinh đọc thành tiếng . 
 - Học sinh trả lời . 
 -Nối tiếp nhau trả lời từ khó . 
-HS Viết bài vào vở . 
- Số học sinh còn lại từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau . 
-1HS đọc yêu cầu bài.
-Hoạt đông nhóm 6.
- Đại diện nhóm lên bảng.
- Một số học sinh trả lời . 
- Vài em đọc câu đố. 
 ___________________________________________
TIẾT 5: KỂ CHUYỆN 
BÀI : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ HỌC 
I. MỤC TIÊU : 
-Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung nói về tính trung thực .
-Hiểu được ý nghĩa, và nêu dược nội dung câu chuyện nội dung câu chuyện . 
-Kể bằng lời của mình một cách hấp dẫn, sinh động kèm theo cử chỉ . 
-Biết đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu . 
II. CHUẨN BỊ : 
-Đề bài viết sẵn trên bảng lớp . 
III . CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC 
HĐ dạy
HĐ học
A/Bài cũ : (4’)
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện. Một nhà thơ chân chính . 
 -Nhận xét và cho điểm . 
B. Bài mới : Giới thiệu bài : 1’ 
1/Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài (12’) 
-Gọi học sinh đọc đề bài, phân tích đề .
-Gạch phấn màu dưới các từ được nghe, được đọc, tính trung thực . 
-Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc phần gợi ý +Tính trung thực biểu hiện như thế nào ? 
+Lấy ví dụ một truyện về tính trung thực mà em biết .
2/Hoạt động 2:Thực hành. (15’)
-Yêu cầu học sinh đọc kĩ phần 3 
-Ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng : 
 +Nội dung câu chuyện đúng chủ đề . 
 +Câu chuyện ngoài Sách giáo khoa 
 +Cách kể hay, hấp dẫn phối hợp điệu bộ, cử chỉ . 
 +Nêu đúng ý nghĩa của truyện . 
 +Trả lời được câu hỏi mà các bạn đặt ra . 
-Kể chuyện trong nhóm 4.
 -Giúp đỡ các nhóm yếu . 
 -Gợi ý câu hỏi : 
 +Trong câu chuyện tôi kể, bạn thích nhân vật nào ? Chi tiết nào ? Bạn học tập được nhân vật chính trong truyện đức tính gì ? 
3. Củng cố- Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiế học . 
-Dặn kể lại những câu chuyện đã nghe bạn kể cho người thân nghe 
- 3 học sinh thực hiện yêu cầu 2 học sinh đọc đề . 
-1HS đọc đề bài.
- Lớp theo dõi.
-4 học sinh đọc nối tiếp . 
-Trả lời nối tiếp . 
-Tự do lấy ví dụ về những truyện có tính trung thực . 
-2 học sinh đọc . 
- Nhóm 4 kể, nhận xét, bổ sung cho nhau và đặt câu hỏi cho nhau 
-Xung phong kể – Học sinh khác lắng nghe để hỏi bạn . 
 ____________________________________________________
 Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2009
TIẾT 1 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
BÀI : MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG 
I .MỤC TIÊU : 
- Biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực -Tự trọng . 
-Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa ,trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được.
- Nắm được nghĩa từ “Tự trọng” . 
II/CHUẨN BỊ : Bảng phụ
III . CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC 
HĐ dạy
HĐ học
A/Kiểm tra bài cũ :( 4’)
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 1, 2 . 
- Nhận xét, cho điểm học sinh . 
B/ Bài mới : Giới thiệu bài : (1’)
1/Hoạt động 1:Từ trái nghĩa vàcùngnghĩa.
 a/Bài 1 : Gọi học sinh đọc yêu cầu, đọc mẫu ở SGK
- Yêu cầu học sinh làm vào bảng nhóm . 
- Kết luận các từ đúng . 
Từ cùng nghĩa với trung thực
Từ trái nghĩa với trung thực
Thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, 
Điêu ngoa, gian dối, gian lận, lưu manh, gian manh, gian giảo, 
b/Bài 2 : Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu .
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, mỗi học sinh đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu trái nghĩa với trung thực .
2/Hoạt động 2: Nghĩa của từ 
 a/Bài 3 : Gọi học sinh đọc yêu cầu 
-Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi để tì ... nhóm đôi. 
-Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 - 3 em đọc ghi nhớ.
- 1 em đọc.
- Làm vào vở BT. 3 - 4 em làm vào phiếu, dán lên bảng và trình bày. 
-Lớp nhận xét, bổ sung. (Từ chỉ khái niệm : điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng.)
- Làm vào vở. 
- Một số em đọc câu đã đặt. Lớp theo dõi, nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
 ________________________________________
TIẾT 4 : TOÁN 
 Bài :BIỂU ĐỒ
 I/ MỤC TIÊU : Giúp HS 
 - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.
 - Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ tranh.
 * Nhận biết và biết cách đọc một số thông tin trên biểu đồ tranh.
 II/ ĐỒ DÙNG DAY – HỌC : Các biểu đồ tranh phóng to.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Kiểm tra bài cũ (4’) : 
-Nêu yêu cầu kiểm tra. 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/Hoạt động 1 : Làm quen với biểu đồ tranh (12’)
 - Treo bảng biểu đồ “Các con của năm gia đình”.
 - Nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận xét về biểu đồ:
 + Biểu đò có mấy cột.
 + Các cột ghi nội dung gì?...
- Nhận xét, nêu lại các thông tin trên biểu đồ. 
2/ Hoạt động 2 : Thực hành (21’)
 a/Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn quan sát tranh SGK.
 Với HS yếu có thể trả lời 2 - 3 câu.
 -Nhận xét, chốt câu trả lời đúng:
+ Những lớp được nêu tên trong bản đồ : 4A, 4B, 4C. 
 + Khối lớp 4 tham gia 4 môn thể thao gồm : bơi, nhảy dây, cờ tướng, đá cầu. 
 b/Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Nêu lần lượt từng câu hỏi trong SGK.
-Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
3. Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Hệ thống bài và dặn dò về nhà 
- Nhận xét tiết học.
- 2 - 3 em làm lại 1 câu bài 1 và bài 2 tiết trước.
- Quan sát biểu đồ.
- Nhận xét về biểu đồ :
 + Biểu đồ có hai cột
- 1HS nêu yêu cầu. 
- Quan sát biểu đồ và lần lượt trả lời các câu hỏi của bài 
-Lớp theo dõi.
- 1 em đọc.
 - Quan sát biểu đồ và trả lời lần lượt từng câu : + Năm 2002 gia đình bác Hà thu được 40 tạ thóc.
 + Năm 2002 gia đình bác Hà thu được nhiều hơn năm 2000 10 tạ thóc.
- Chú ý lắng nghe.
 ___________________________________
TIẾT 2 : LỊCH SỬ 
BÀI : NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI 
PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC 
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết
- Từ năm 179 Trước Công Nguyên đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ . 
- Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta .
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ nền văn hóa dân tộc . 
II. CHUẨN BỊ :
- Phiếu thảo luận nhóm và bảng phụ kẻ sẳn nội dung phục vụ cho hoạt động 1 và hoạt động 2 . 
III . CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC 
HĐ dạy
HĐ học
A/Bài cũ : (5’ )
-Gọi 2 học sinh lên bảng . 
+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
 + Thành tựu đặc sắc về quốc phòng và người dân Âu Lạc là gì ? 
-Nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh 
B/ Bài mới: Giới thiệu bài ( 1’)
1/Hoạt động1: (14’): Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta . 
 -Yêu cầu học sinh đọc Sách giáo khoa từ “ Sau khi Triều Đà thôn tính  sống theo luật pháp của người Hán ” . 
+ Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta ? 
-Thảo luận nhóm 6 : 
+Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, kinh tế, văn hóa trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ 
- Nhận xét, đưa đáp án.
2/Hoạtđộng 2: (14’)Cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc . 
- Phát phiếu học tập , thảo luận nhóm 4. 
-Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và điền các thông tin về cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc .
3/Củng cố – dặn dò : (3’)
-Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK).
-Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài .
-2học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu . 
-Đọc thầm Sách giáo khoa . 
-Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến . 
- Học sinh thảo luận nhóm 6
-Đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung
- Nhận phiếu học tập 
-Làm việc nhóm 4.
-Đại diện nhóm nêu, học sinh khác theo dõi và bổ sung . 
- Vài em nêu ghi nhớ.
 __________________________________________
 Thöù saùu ngaøy 24 thaùng 9 naêm 2009
 TIẾT 1 : TẬP LÀM VĂN 
 Bài : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
 I/ MỤC TIÊU :
 - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
 - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
 * Viết một đoạn văn ngắn (3 - 4 câu) theo gợi ý của GV.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Phiếu khổ to, bút dạ.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
HĐ dạy 
HĐ học 
A/ Kiểm tra bài cũ : 
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1:Hình thành kiếnthức(15’) 
 a/Bài 1,2 : Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
b/ Bài 3: - Nêu yêu cầu.
 - Nhận xét, rút ra ghi nhớ.
2/Hoạt động 2 : Thực hành (22’)
 a/Bài 1 : Gọi HS đọc nội dung.
 - Hướng dẫn HS cách làm bài. 
(Gợi ý để HS yếu làm bài). 
 Nhận xét, chấm điểm đoạn văn hay.
 2. Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Nhắc lại nội dung bài và dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 1 em đọc. 
-Đọc thầm truyện : Những hạt thóc giống.
- Trao đổi theo nhóm đôi . 
-Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung về các sự việc.
- Vài em yếu nhắc lại.
- Dựa vào kết quả BT1, 2 để trả lời : 
 + Mỗi đoạn văn trong văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sựviệc.
 - 2 - 3 em đọc ghi nhớ.
 - 2 em đọc bài.
- Làm vào VBT. 
-Một số em đọc đoạn đã làm. 
 -Lớp nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
 ________________________________________
Tiết 2 : Toán 
 Bài : BIỂU ĐỒ (Tiếp theo)
 I/ MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Bước đầu biết về biểu đồ cột.
 - Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột.
 * Biết cách đọc một số thông tin trên biểu đồ cột.
 II/ ĐỒ DÙNG DAY- HỌC : Các biểu đồ cột phóng to.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HĐ dạy 
HĐ học 
A. Kiểm tra bài cũ (4’) : 
- Gọi 3 em trả lời 2 - 3 câu của bài 1 tiết 
-Nhận xét, ghi điểm. 
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/ Hoạt động 1 : Làm quen với biểu đồ cột (12’)
- Treo biểu đồ trang 30 SGK lên bảng.
- Nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận xét về biểu đồ. Nhận xét, nêu lại các thông tin trên biểu đồ. 
2/ Hoạt động 2 : Thực hành (17’)
 a/Bài 1 :Gọi HS nêu yêu cầu.
 Với HS yếu có thể trả lời 2 - 3 câu.
Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
+ Những lớp tham gia trồng cây : 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.
 + Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 4B trồng được 28 cây, lớp 5C trồng được 23 cây 
b/Bài 2a : - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm 4 và hướng dẫn các nhóm thực hiện yêu cầu của BT.
3. Củng cố - Dặn dò (3’) : 
 - Hệ thống bài và dặn dò về nhà .
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS trả lời - Lớp nhận xét. 
- Quan sát biểu đồ.
- Tự phát hiện về :
 + Tên của 4 thôn được nêu trên biểu đồ.
 + Ý nghĩa của mỗi cột trong biểu đồ. 
- Quan sát biểu đồ.
-- Một số em lần lượt trả lời câu hỏi. 
 -Lớp nhận xét, chốt câu đúng.
- 1 em đọc.
- Làm theo nhóm 4và điền vào biểu đồ đã có sẵn trong phiếu.
- Đại diện nhóm tình bày. 
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chú ý lắng nghe.
 _____________________________________
Tiết3 : ĐỊA LÍ 
Bài : TRUNG DU BẮC BỘ
 I/ MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ.
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ.
 - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ. 
 - Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh.
 * HS khá, giỏi : Nêu được quy trình chế biến chè.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bản đồ, tranh ảnh.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A/ Kiểm tra bài cũ (4’) : 
 - Nêu các hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn. 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1 : Đặc điểm địa hình(13’)
- Hướng dẫn quan sát tranh.
- Nêu câu hỏi : 
 + Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng ?
 + Các đồi ở đây như thế nào ?
 + Nêu những nét riêng biệt ở đây.
- Nhận xét, mô tả sơ lược trung du Bắc Bộ (chỉ trên bản đồ).
2/Hoạt động 2 : Một số hoạt động sản xuất chủ yếu (15’)
 - Nêu câu hỏi : 
 + Trung du Bắc Bộ thích hợp với những loại cây gì ? 
 + Nêu quy trình chế biến chè.
 + Vì sao ở đây lại có những nơi đồi trống đất trọc ? Người dân đã trồng cây gì để khắc phục tình trạng này ?
 + Dựa vào bảng số liệu, nhận xét diện tích trồng rừng mới ở Phú Thọ
-Nhận xét, kết luận về hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ.
3/ Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
- Dặn dò về nhà .
- Nhận xét tiết học.
- 2 em nêu - Lớp nhận xét.
- HS đọc mục 1, quan sát tranh và trả lời :
 + Vùng trung du là vùng đồi.
 + Các đồi có đỉnh tròn, sườn thoải,
 + mang dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS Thảo luận nhóm 4. 
-Đại diện nhóm trình bày. 
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung :
+ cây ăn quả và cây công nghiệp. 
* HS khá, giỏi nêu quy trình chế biến chè
+  vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ bừa bãi Người dân đã tích cực trồng rừng, các cây công nghiệp lâu năm
 + Diện tích trồng rừng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt.
- Chú ý, nhắc lại.
- Liên hệ thực tế ở địa phương.
- Chú ý lắng nghe.
 ______________________________________
 TIẾT 5 : SINH HOẠT LỚP
I / MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm tuần 5.
 - Cần khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm trong tuần qua.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1) Đánh giá hoạt động tuần 4:
 - Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động các thành viên trong tổ tuần 4. 
 - Lớp trưởng đánh giá, xếp loại từng tổ.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động :
 * Ưu điểm : Đa số cả lớp thực hiện đầy đủ nội quy của lớp, trường , đã thực hiện công việc phụ trách sao, 
 * Nhược điểm : Một số em còn vi phạm các lỗi (chưa học bài, nói chuyện trong lớp, làm bài tập chưa đầy đủ, )
 2) Kế hoạch tuần 5: 
 - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập.
 - Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, rèn chữ viết và luyện toán, tiếp tục học nhóm để giúp đỡ nhau trong học tập, 
-Tieáp tuïc giuùp ñoõ HS yeáu.
 - Nhắc nhở HS đi học chuyên cần.
 - Keát hôïp giaùo duïc an toaøn giao thoâng cho HS (Bieån baùo hieäu giao thoâng)
 - Nhận xét chung tiết sinh hoạt.
 ***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 5.doc