Bài : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( Tiết1)
I/ MỤC TIÊU :
Học xong bài này, HS có khả năng :
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết lợi ích của tiết kiệm thời giờ (HS khá, giỏi biết vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ)
-Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt . hàng ngày một cách hợp lí.
-Giáo dục HS biết yêu quý thời giờ và không sử dụng vào những việc vô ích.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : SGK Đạo đức ; các tấm bìa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TUẦN 9 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010 Tiết 1 : Đạo đức Bài : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( Tiết1) I/ MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS có khả năng : - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết lợi ích của tiết kiệm thời giờ (HS khá, giỏi biết vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ) -Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt .. hàng ngày một cách hợp lí. -Giáo dục HS biết yêu quý thời giờ và không sử dụng vào những việc vô ích. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : SGK Đạo đức ; các tấm bìa. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Kiểm tra bài cũ (4’) : Gọi HS đọc lại ghi nhớ. Nhận xét. B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 1.Hoạt động 1 :Kể chuyện Một phút (10’) - GV Kể chuyện. - Nêu lần lượt từng câu hỏi trong SGK. -Nhận xét, kết luận : Mỗi phút đều đáng quý 2.Hoạt động 2 : Xử lí tình huống (12’) -GV Chia nhóm và giao cho mỗi nhóm xử lí một tình huống. Nhận xét, kết luận về cách xử lí đúng của từng tình huống. 3. Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ (7’) - Quy ước về thái độ bằng thẻ màu. - Nêu lần lượt từng ý kiến trong BT3. *Nhận xét, kết luận : d - đúng , a, b, c - sai. - Rút ra Ghi nhớ. 4./Củng cố - Dặn dò (3’) : - Nhắc lại nội dung bài và dặn dò. - Nhận xét tiết học. - 2 em nêu- lớp nhận xét. -HS Lắng nghe. - Thảo luận cả lớp. Một số em phát biểu : + Ma-chi-a bao giờ cũng chậm trễ hơn người khác + Trong cuộc thi trượt tuyết, Ma-chi-a đã về sau Vích-tô -HS thảo luận theo nhóm. -Đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. -HS Chú ý theo dõi. -HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước (giải thích). - 2 - 3 em đọc Ghi nhớ SGK. - Chú ý lắng nghe. _______________________________________________ Tiết2 : Tập đọc Bài : THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I/ MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. - Hiểu nội dung câu chuyện : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Giáo dục HS biết quan tâm, yêu thương cha mẹ và có ước mơ thiết thực. * Đọc đúng bài, nhận biết lời các nhân vật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh minh hoạ, bảng phụ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A/Kiểm tra bài cũ (4’) : - Gọi 3 em đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh . -Nhận xét, ghi điểm. B/Bài mới : Giới thiệu bài (1’). 1.Hoạt động 1 : Luyện đọc (12’) - Gọi HS đọc bài. - Hướng dẫn chia đoạn : 2 đoạn - Kết hợp sửa lỗi và hướng dẫn ngắt nghỉ hơi ; giải nghĩa từ SGK và các từ : thưa, kiếm sống, đầy tớ. - Hướng dẫn HS đọc theo nhóm đôi. -Tổ chức cho các nhóm thi đọc. -GV theo dõi, nhận xét - Gọi HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài . 2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10’) - Hướng dẫn đọc từng đoạn , cả bài để trả lời câu hỏi . -Đoạn 1 : Y/c HS đọc thầm TLCH : + Cương xin mẹ đi học nghề gì? + Cương học nghề thợ rèn để làm gì ? - Đoạn 2 : Y/c HS đọc thầm TLCH : + Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình ? + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? - Hãy nêu nhận xét cách trò chuyện của mẹ con Cương ? * Nhận xét và chốt nội dung bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. 3.Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm(9’) - Gọi HS đọc bài. - Hướng dẫn đọc đoạn “Cương thấy cây bông” (Bảng phụ) . -Theo dõi, uốn nắn. 4./ Củng cố-Dặn dò (3’) : - Nhắc lại nội dung và liên hệ. - Nhận xét tiết học. - 3 HS đọc và trả lời câu hỏi. - 1 em đọc bài . - 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt). -Luyện đọc từ khó : mồn một, quan sang, phì phào, cúc cắc,và đọc chú giải (SGK). -Đọc theo nhóm đôi. -Các nhóm thi đọc. Lớp nhận xét. - 1 em đọc toàn bài. - HS theo dõi GV đọc bài. - Đọc lần lượt từng câu hỏi, từng đoạn tương ứng và trả lời câu hỏi: - 1 – 2 đọc và trả lời. - Trao đổi theo cặp. 1 - 2 em trả lời. - Vài em nhận xét. - 3 em nhắc lại. - 2 em đọc bài. - Luyện đọc theo cặp. - 4 em thi đọc trước lớp. - Lớp nhận xét. - Theo dõi, liên hệ. ______________________________________________ Tiết 3 : Toán Bài : HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : - Có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. * Nhận biết về hai đường thẳng vuông góc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Ê ke. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Kiểm tra bài cũ (4’) : - Vẽ một số góc ở tiết trước lên bảng. -Nhận xét, ghi điểm. B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 1.Hoạt động 1 : Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc (12’) -GV Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. -Kéo dài 2 cạnh BC và DC thành hai đường thẳng, tô màu và giới thiệu : BC và DC vuông góc với nhau (Hình vẽ SGK). -Dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh đó tạo thành 2 đường thẳng vuông góc (Hình vẽ SGK). - Hướng dẫn HS tìm trong thực tế hình ảnh về 2 đường thẳng vuông góc 2. Hoạt động 2 : Thực hành (20’) a/Bài1 : - Gọi HS đọc yêu cầu -GV (Kèm HS yếu cách kiểm tra.) -Theo dõi, nhận xét. + Hai đường thẳng IH và IK vuông góc b/Bài2 : Gọi HS đọc yêu cầu -GV hướng dẫn HS làm bài. -Kèm HS yếu nhận biết về hai cạnh vuông góc. - Nhận xét, chữa bài. c/Bài3a : - Gọi HS đọc yêu cầu. -GV Hướng dẫn HS thực hiện. - Theo dõi, nhận xét. + Góc đỉnh E và góc đỉnh D vuông. + Các cặp cạnh vuông góc : AE và ED ; CD và DE. 3/ Củng cố - Dặn dò (3’) : - Hệ thống bài và dặn dò về nhà - Nhận xét tiết học. - 2 em nêu và đọc tên góc. - Cả lớp quan sát. - Quan sát, lắng nghe. - Vài em nhắc lại. - Quan sát, lắng nghe. - Một số em nhắc lại. - HS liên hệ và nêu : 2 cạnh liên tiếp của ô cửa sổ, 2 mép bàn, - 1 HS nêu yêu cầu. -Dùng thước ê ke để kiểm tra và trả lời - 1 HS đọc yêu cầu. - Trao đổi theo cặp. Một số em phát biểu. Lớp nhận xét, bổ sung : + Các cặp cạnh vuông góc với nhau : BC và CD, CD và AD, AD và AB. - 1 em đọc. - Tự kiểm tra và nêu kết quả : - Chú ý lắng nghe. ___________________________________________ Tiết 4 : Chính tả(Nghe– viết) Bài : THỢ RÈN I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ bảy chữ. - Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt các tiếng vần dễ lẫn : uôn uông - Giáo dục HS tính cẩn thận, ý thức giữ gìn vở trong khi viết bài. * Rèn HS yếu biết cách trình bày các khổ thơ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Phiếu khổ to ; VBT Tiếng Việt, Tập một. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Kiểm tra bài cũ (5’) : - Yêu cầu HS viết các từ có âm r /d /gi. - Nhận xét, ghi điểm. B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết (22’) - GV đọc toàn bài thơ. +Bài thơ cho em biết những gì về thợ rèn - Hướng dẫn HS viết các từ khó : quai búa, giữa, quệt, ừng ực, nghịch, - Nêu cách trình bày bài chính tả. - GV đọc bài chính tả HS viết bài. - Thu chấm 7-10 bài và nhận xét, chữa bài 2.Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập (12’) a/Bài 2b : - Gọi HS đọc yêu cầu của BT. - Chia nhóm và hướng dẫn làm bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. + uống nước, nhớ nguồn. 3/ Củng cố - Dặn dò (2’) : - Nhắc lại nội dung bài và dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Viết bảng con, bảng lớp . - HS theo dõi. Lớp đọc thầm lại. -Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn. - Đọc thầm , nắm cách viết từ khó. - Vài em nêu cách trình bày bài. - Lắng nghe GV đọc và viết bài vào vở. - Đổi vở soát lỗi cho nhau. - Chú ý theo dõi, rút kinh nghiệm. - 1 - 2 em đọc yêu cầu. Lớp ĐT. - Thảo luận nhóm và làm vào phiếu. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung . - Chú ý lắng nghe. _____________________________________________ Tiết 5 : Kể chuyện Bài : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I/ MỤC TIÊU : - Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý ; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * HS yếu kể theo gợi ý của GV. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Giấy khổ to ghi đề bài. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ (4’) : - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 1/Hoạt động1 : Xác định yêu cầu của đề(5’) - GV Gọi HS đọc đề bài và gợi ý 1 SGK. -GV gạch chân dưới những từ quan trọng trong đề bài và nhấn mạnh yêu cầu của đề bài. 2/Hoạt động 2 : Gợi ý HS kể chuyện (8’) -Gọi 3 em đọc tiếp nối gợi ý 2. -Dán phiếu (3 hướng xây dựng cốt truyện) - Hướng dẫn nói về đề tài câu chuyện. - Gọi HS đọc gợi ý 3. - Hướng dẫn HS đặt tên cho câu chuyện. - Dán dàn ý lên bảng. 3/ Hoạt động 3 : HS thực hành kể (13’) -GV nêu yêu cầu. Theo dõi, hướng dẫn , góp ý cho các nhóm. - Mời 1 số em thi kể trước lớp. -Khuyến khích một số HS yếu kể bằng lời gợi ý. Hướng dẫn lớp nhận xét. -Nhận xét, khen ngợi HS kể hay. 4. Củng cố-Dặn dò (2’) : - Nhắc lại nội dung bài và liên hệ. - Nhận xét tiết học. - 2 em kể và nêu ý nghĩa câu chuyện đã nghe, đã đọc của tiết trước. - 1 em đọc. -HSchú ý lắng nghe. - 3 em đọc. Lớp theo dõi. - 1 - 2 em đọc. - 1 số em tiếp nối nói về đề tài đã chọn. - 1 em đọc. - Suy nghĩ. Một số em phát biểu. - 1 em đọc. Lớp đọc thầm. -HS Kể chuyện theo nhóm đôi. - Một số em thi kể trước lớp về câu chuyện đã chọn và nêu ý nghĩa câu chuyện. -Lớp nhận xét về nội dung, cách kể, và bình chọn bạn kể hay nhất. - Liên hệ bản thân . _________________________________________ Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010 Tiết 1 : Luyện từ và câu Bài : MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ I/ MỤC TIÊU : - Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. - Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh hoạ. - Hiểu ý nghĩa một số câu thành ngữ thuộc chủ điểm. - Giáo dục HS biết xác định những ước mơ thực tế, không viển vông, tầm thường. * Nắm một số từ ngữ nói về ước mơ của con người. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Phiếu khổ to, từ điển. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ (4’) : - Gọi HS viết 2 ví dụ về sử dụng dấu ngoặc kép trong hai trường hợp đã học. -Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới : Giớ ... I/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Thước kẻ và ê ke. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ (4’) : - Nêu yêu cầu kiểm tra. -Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 1/ Hoạt động1 : Cách vẽ hai đường thẳng song song (12’) - Hướng dẫn HS vẽ bằng cách vừa vẽ mẫu vừa nêu các bước vẽ như SGK trình bày (cả hai trường hợp). - Yêu cầu HS vẽ vào phiếu học tập. Theo dõi, nhận xét. 2/ Hoạt động 2 : Thực hành (17’) a/Bài 1 : -Gọi HS nêu yêu cầu. -GV kèm HS còn lúng túng. -Nhận xét, chữa bài. b/Bài3 : Gọi HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. (Giúp đỡ HS yếu cách vẽ.) - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố – Dặn dò (2’) : - Hệ thống lại bài và liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học - 2 em vẽ đường cao của hình tam giác và vẽ 2 đường thẳng vuông góc. - Theo dõi, quan sát GV vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB. - Thực hành vẽ. - Đổi chéo kiểm tra lẫn nhau. -1 HS nêu yêu cầu bài - Làm bảng con, bảng lớp : C D A M B -1 HS Nêu yêu cầu -Làm vào vở. 2 em lên bảng vẽ và dùng ê ke để kiểm tra góc vuông. Lớp theo dõi, nhận xét, thống nhất hình vẽ đúng. C B E A D - Liên hệ và kể tên các đường thẳng song song. _________________________________________________ Tiết 2 : Lịch sử Bài : ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I/ MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh. - Nhớ ơn các vị anh hùng dân tộc có công với đất nước. * HS yếu biết tiểu sử và công lao của anh hùng Đinh Bộ Lĩnh. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Hình SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ (4’) : - Nêu các sự kiện trong hai giai đoạn lịch sử đã . - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 1/Hoạt động 1 : Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh (10’) - Yêu cầu HS đọc nội dung trang 26 . - Yêu cầu HS nêu đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh. -GV theo dõi, nhận xét: +Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn 2/Hoạt động 2 : Những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (17’) - GV nêu sơ lược về tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất. - Yêu cầu thảo luận nhóm 4: + Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì với đất nước? + Sau khi đất nước thống nhất, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ? -Theo dõi, nhận xét, nêu lại sơ lược về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. => Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân + Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, 3. Củng cố – Dặn dò (2’) : - Gọi HS nhắc lại nội dung và dặn dò về nhà. - 2 em nêu - Lớp nhận xét . - 1 em đọc. Lớp ĐT. - HS trao đổi theo cặp. -Một số em nêu, lớp nhận xét, bổ sung . - Chú ý lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 4 . -Một số em phát biểu. Lớp nhận xét. - HS theo dõi. - 2 - 3 em đọc Ghi nhớ. - Chú ý theo dõi. Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010 Tiết 1 : Tập làm văn Bài : LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I/ MỤC TIÊU : - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi ; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích. * Biết trao đổi 2 - 3 câu đơn giản để thể hiện nguyện vọng của bản thân. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bảng phụ ghi đề bài. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ (4’) : - Nêu yêu cầu kiểm tra. -Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 1/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phân tích đề bài (5’) - Gọi HS đọc đề bài . + Tìm những từ ngữ quan trọng. -Gạch chân những từ quan trọng trong đề bài. 2/ Hoạt động 2 : Xác định mục đích trao đổi ; hình dung những câu hỏi sẽ có (9’) - Gọi HS đọc các gợi ý. - Hướng dẫn HS xác định trọng tâm : + Nội dung trao đổi là gì ? + Mục đích trao đổi để làm gì ? + Hình thức thực hiện là gì ? - Hướng dẫn HS chọn nguyện vọng và hình dung câu hỏi, giải đáp thắc mắc. 3/ Hoạt động 3 : Thực hành trao đổi (9’) - Hướng dẫn HS trao đổi theo cặp. -GV theo dõi, giúp đỡ từng nhóm. 4/ Hoạt động 4 : Thi trình bày trước lớp (9’). - Tổ chức cho HS thi đóng vai trao đổi trước lớp và hướng dẫn lớp nhận xét. - Theo dõi, nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò (2’) : - Nhắc lại nội dung bài, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - 2 em kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. - 1 HS đọc. -1 - 2 em nêu. -Lớp nhận xét, kết luận : nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai. - 3 em đọc. - Trả lời câu hỏi để nắm trọng tâm của đề về nội dung, đối tượng, mục đích và hình thức trao đổi. - Phát biểu về việc chọn nguyện vọng. - Đọc lại gợi ý 2 về hình dung câu hỏi - Từng cặp trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý. - Một số cặp thi trước lớp. -Lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn cặp trao đổi hay nhất. - Chú ý lắng nghe. ____________________ Tiết2 : Toán Bài : THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT,THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG. I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : Vẽ được hình chữ nhật,hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke). - Thực hành vẽ đúng hình chữ nhật. * Biết cách vẽ hình chữ nhật,hình vuông. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Thước kẻ và ê ke. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ (4’) : - Nêu yêu cầu kiểm tra. -Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 1/Hoạt động 1 : Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật (13’) - GV Vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu trên bảng theo các bước như SGK (phóng to tỉ lệ). A B D C Chú ý theo dõi HS vẽ. 2/Hoạt động 2 : Hướng dẫn vẽ hình vuông (12’) -GV Vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu trên bảngtheo các bước như SGK (phóng to tỉ lệ). A B B D C 3/Hoạt động 3 : Thực hành (18’) a/Bài1a: Gọi HS đọc yêu cầu bài -GV theo dõi, quan sát và giúp đỡ từng HS để vẽ cho đúng. b/Bài 2a : Gọi HS đọc yêu cầu bài - Thu chấm một số em và nhận xét, sửa chữa. Nhận xét, chữa bài. c/Bài1a: Gọi HS đọc yêu cầu bài - Theo dõi, quan sát và giúp đỡ từng HS để vẽ cho đúng. Theo dõi, nhận xét. d/Bài 2a : Gọi HS đọc yêu cầu bài -Theo dõi, giúp HS vẽ đúng. - Nhận xét hình vẽ của một số em. - Bổ sung về cách vẽ 3. Củng cố – Dặn dò (2’) : - Hệ thống bài và dặn dò về nhà. - Nhận xét tiết học - 2 em lên bảng mỗi em vẽ hai đường thẳng song song -HS theo dõi, quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo các bước. - 2HS vẽ theo hướng dẫn (SGK). -HS quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn vẽ hình vuông theo các bước. Có thể vẽ vào vở theo hướng dẫn của GV. - 1 HS nêu yêu cầu. - HSVẽ vào vở. Đổi chéo vở, kiểm tra lẫn nhau, chốt hình vẽ đúng. 3 cm 5 cm - Nêu yêu cầu. - Vẽ vào vở. Một số em làm nhanh nộp để GV chấm điểm. - Lớp theo dõi, kết luận hình vẽ đúng. 4cm 3cm - Nêu yêu cầu. - Vẽ bảng con . 1 em lên bảng vẽ. 4 cm - Nêu yêu cầu. - Nhìn vào mẫu SGK và vẽ vào vở. - Đổi chéo vở, trao đổi __________________________________________ Tiết 3 : Địa lí Bài: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (tiếp theo). I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết : - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên. - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất, sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên, chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng bằng các việc làm phù hợp với khả năng. * HS khá, giỏi kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ và nêu nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ (3’) : - Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về chăn nuôi và trồng trọt của người dân ở Tây Nguyên. B. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 1/ Hoạt động1 : Khai thác sức nước (14’) - Chia nhóm 4, phát phiếu và giao nhiệm vụ cho các nhóm : + Câu hỏi trang 90 SGK. + Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác, ghềnh ? Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ? -Nhận xét và kết luận nội dung của HĐ 1. - Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ vị trí của 3 con sông và thác thuỷ điện Y-a-li. 2/Hoạt động 2 : Khai thác rừng (15’) - Hướng dẫn quan sát, Thảo luận nhóm đôi: + Tây Nguyên có những loại rừng nào ? + Câu hỏi trang 91 SGK (HS khá, giỏi) - Nêu tiếp câu hỏi : + Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ? + Gỗ được dùng để làm gì ? + Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên. + Câu hỏi trang 92 SGK. + Chúng ta làm gì để bảo vệ rừng ? * Kết luận về hoạt động khai thác rừng 3. Củng cố - Dặn dò (3’) : - Nhắc lại nội dung bài, dặn dò . - Nhận xét tiết học. - 2 HS nêu - Lớp nhận xét. - Các nhóm 4quan sát hình 4, đọc mục 3, và viết vào phiếu. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung : + Sông Ba, Xrê Pôk, Đồng Nai. + Các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lắm thác ghềnh. - Một số em thực hiện theo yêu cầu. - Lớp theo dõi, nhận xét. - Quan sát hình 6, 7 SGK và đọc mục 4 SGK. - Thảo luận nhóm đôi. - Một số em trả lời. -1 -2 em khá, giỏi mô tả về rừng khộp, rừng nhiệt đới. - Đọc mục 4, quan sát 8, 9, 10 để trả lời. Lớp nhận xét, chốt câu trả lời : + rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ + (Khá, giỏi) : khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng, + HS khá, giỏi nêu quy trình làm đồ gỗ + Cần khai thác rừng hợp lí, trồng cây, - Chú ý lắng nghe. Tiết 5 : Sinh hoạt lớp SINH HOẠT TUẦN 9 I / MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm tuần 8. - Cần khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm trong tuần qua. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Đánh giá hoạt động tuần 8: - Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động các thành viên trong tổ tuần 8. - Lớp trưởng đánh giá, xếp loại từng tổ. - GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động : 2) Kế hoạch tuần 9 : -Thực hiện chương trình tuần 9 - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập. - Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, rèn chữ viết và luyện toán, -Tiếp tục giúp đỡ HS yếu. - Chuẩn bị ôn tập thi giữa kì I. -Động viên HS nộp các khoản tiền quy định. -Phát động phong trào nuôi heo đất. -GV nhận xét tiết sinh hoạt.
Tài liệu đính kèm: