Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 12

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 12

I. Mục tiêu: Giúp H:

- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

- Cả lớp làm được bài tập 1,2(câu a:ý 2; câu b: ý 2), 3. Học sinh khá giỏi làm được bài tập 4

II.Đồ dùng dạy, học :

- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1

III.Các hoạt động dạy, học:

A.Bài cũ: chữa bài, nhận xét

B.Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

2- Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức

- GV viết :4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5

- HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức

KL: 4 x ( 3+5) = 4 x 3 + 4 x 5

Quy tắc:GVHD HS phát biểu thành lời

CT: a x ( b + c) = a x b + a x c

3- Luyện tập- thực hành:

v Bài 1:

- H đọc yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức như thế nào ?

- HS làm bài cá nhân

- Một H lên bảng làm.

- Nhận xét giá trị của hai biểu thức

 

doc 20 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 13/11/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Toán :	 Nhân một số với một tổng 
I. Mục tiêu: Giúp H:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2(câu a:ý 2; câu b: ý 2), 3. Học sinh khá giỏi làm được bài tập 4
II.Đồ dùng dạy, học :
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1
III.Các hoạt động dạy, học:
A.Bài cũ: chữa bài, nhận xét 
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- GV viết :4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức 
KL: 4 x ( 3+5) = 4 x 3 + 4 x 5
Quy tắc:GVHD HS phát biểu thành lời 
CT:	a x ( b + c) = a x b + a x c
3- Luyện tập- thực hành:
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài. 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức như thế nào ?
- HS làm bài cá nhân
- Một H lên bảng làm. 
- Nhận xét giá trị của hai biểu thức 
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài.
- Bài tâp2a yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS áp dụng qui tắc một số nhân với một tổng để tính 
- GV làm mẫu 
- Trong hai cách tính trên em thấy cách tính nào thuận lợi hơn?
- Bài tập 2b: - GV gợi ý cách làm 
	- GV làm mẫu	 
	- HS làm bài chữa bài 
- Trong 2 cách làm đó, cách nào thuận lợi hơn ?Vì sao?
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài tập ? Bài có mấy yêu cầu
- HS thực hiện các yêu cầu 
- Chữa bài, nhận xét 
Bài 4: 
- Đọc yêu cầu bài tập 
- GV hướng dẫn mẫu
- HS làm bài vào vở
- GV chấm chữa
C. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét giờ học. Về nhà H làm bài tập ở VBT.
Tập đọc :	 Vua tàu thủy- Bạch Thái Bưởi
I.Mục tiêu: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải; bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
- Trả lời các câu hỏi 1,2,4 SGK. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3
II.Đồ dùng:
- Tranh minh họa bài tập đọc 
- Ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc 
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ và nêu ý nghĩa 
- Nhận xét, cho điểm 
B.Bài mới :
1- Giới thiệu bài 
2- HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn (3 lượt HS)
Kết hợp luyện đọc từ khó, câu dài, giải nghĩa từ
b)Tìm hiểu bài :
- HS đọc đoạn 1 và 2 
- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ?
- Trước khi chạy tàu thủy Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
- Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí ?
- HS đọc đoạn còn lại
- Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào ?
- Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài 
- Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài là gì?
- Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu người nước ngoài?
- Tên các chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì?
- Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”?
- Theo em,nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
- Em hiểu Người cùng thời là gì?
GV tổng kết ý 2:
c)Đọc diễn cảm:
- 4HS đọc 4 đoạn .HS theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài 
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1,2
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm, nhận xét cho điểm 
C. Củng cố, dặn dò:
- 1 em đọc hết cả bài, nêu nội dung chính của bài
- Qua bài tập đọc em học được gì ở Bạch Thái Bưởi.
- H tiếp tục về nhà luyện đọc.
Chính tả : Người chiến sĩ giàu nghị lực 
I.Mục đích - yêu cầu :
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực.
- Làm đúng BTCT trong SGK
II.Đồ dùng:
- Viết BT 2a lên giấy to + bút dạ 
III.Các hoạt động dạy - học :
A.Bài cũ :
- HS viết: con lươn, lường trước, ống bương .
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn viết chính tả : 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn :
 HS đọc 
- Đoạn văn viết về ai ?
- Câu chuyện Lê Duy ứng kể về chuyện gì cảm động ?
b) Hướng dẫn viết từ khó 
- HS tìm từ khó
- H luyện viết .
c) Viết chính tả
- T đọc cho H viết.
- Đọc cụm từ hay một câu. 
d) Soát lỗi và chấm bài .
- T đọc H soát lỗi.
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 Bài 2a: 
- HS đọc yêu cầu BT 
- HS đọc nội dung bài tập 
- HS thi tiếp sức mỗi em điền vào 1 chỗ trống 
- Nhận xét .châm điểm .
C.Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ học .
- H về nhà xem lại BT 2.
Ngày soạn: 14/11/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Tóan : Nhân một số với một hiệu 
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức có liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Cả lớp làm được bài tập 1,3,4. Học sinh khá giỏi làm được bài tập 2
II. Đồ dùng : 
- Kẻ bảng phụ BT 1 ( SGK )
III.Các hoạt động dạy - học :
A. Bài cũ :
- HS làm bài tập sau :
a) 26 x ( 3 + 7 ) b) 15 x 4 + 15 x 6 
- GV nhận xét cho điểm .
B. Bài mới : 
1.Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức :
 3 x ( 7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5
HS rút ra kết luận 3 x ( 7 - 5 ) = 7 x 5 - 3 x 5 
2.Nhân một số với một hiệu 
- GV chỉ cho HS hiểu biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một hiệu; biểu thức bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ. Từ đó rút ra kết luận .
* Khi nhân một số với một hiệu ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ ,rồi trừ hai kết quả cho nhau .
- Viết dưới dạng biểu thức : a x ( b - c) = a x b - a x c
3.Thực hành :
Bài 1 :
- H đọc yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ ,nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng .
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- T nhận xét.
Bài 2 :
- H đọc yêu cầu của bài. 
- áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính toán thuận tiện .Có thể tính nhẩm để tìm ra kết quả .
- Gv hướng dẫn bài mẫu : 26 x 9 = 26 x ( 10 - 1)
 = 26 x 10 - 26 x 1 
 = 260 - 26 
 =234
- HS làm bài vào vở, GV chấm chữa.
Bài 3:
- HS đọc đề bài, tóm tắt.
- HS giải vào vở (Gợi ý HS giải theo cách nhân một số với một hiệu)
- H chữa bài cả lớp nhận xét.
- T chốt lại ý đúng.
Bài 4 :
- GV ghi đề lên bảng 
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- Gọi HS nhận xét kết quả, so sánh hai kết quả .
- HS rút ra kết luận một hiệu nhân với 1 số.
C. Củng cố - dặn dò :
 - Nhận xét tiết học .
 - Dặn về nhà học thuộc qui tắc, tìm ví dụ. Làm bài tập ở VBT.
Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ : ý chí - nghị lực 
I.Mục đích - yêu cầu :
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa. hiểu nghĩa từ nghị lực; điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn; Hiểu được ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học. 
II.Đồ dùng:
- Kể bài tập 1 vào giấy to + bút dạ .
III.Lên lớp :
A.Bài cũ:
- 2HS đặt câu với tính từ 
- Thế nào là tính từ ? Cho ví dụ ?
- Nhận xét cho điểm 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài : 
2.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- HS đọc yêu cầu 
- Các nhóm làm vào phiếu + giấy to .
- Các nhóm khác bổ sung 
- GV kết luận 
Bài 2 : 
- HS đọc yêu cầu và nội dung Bài tập 
- HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi sau :
- Làm việc liên tục ,bền bỉ là nghĩa của từ nào ?
- Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ gì ?
- Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ gì ?
- Câu b đúng nghĩa của từ: nghị lực 
Bài 3 : 
- HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập 
- HS làm bài vào vở. T phát phiếu và bút dạ cho một số H.
- Chấm chữ bài 
Bài 4 :
- HS đọc yêu cầu và nội dung 
- HS thảo luận nhóm 4 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác bổ sung 
- GV kết luận 
C. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại các bài tập.
Lịch sử: 	Chùa thời Lý
I.Mục tiêu: 
- Biết được những biểu hiện của sự phát triển đạo phật thời Lý.
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữa cương vị quan trọng trong triều đình.
- HS khá giỏi: Mô tả dược ngôi chùa mà các em biết.
II.Đồ dùng dạy, học:
- ảnh chụp phóng to chùa Một cột, chùa Keo, tượng Phật A- di đà
- Phiếu học tập 
III.Các hoạt động dạy - học :
A.Bài cũ :
- Em hãy so sánh vị trí, địa thế của vùng đất Hoa Lư và Đại La
- Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
- Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào?
B.Bài mới :
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
GV đặt câu hỏi : vì sao nói : “ Đến thời Lý đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất”?
- HS dựa vào nội dung SGK để trả lời 
Hoạt động 2:Làm việc cá nhân 
HS điền dấu nhân vào * sau những ý đúng :
+Chùa là nơi tu hành của các nhà sư *
+Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật *
+Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã*
+Chùa là nơi tổ chức văn nghệ 	 *
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- GV dán ảnh lên bảng, gọi HS mô tả từng chùa Một cột, chùa Keo,tượng Phật A- di- đà
- HS mô tả chùa làng em hoặc em đã đến tham quan 
- Nhận xét 
C. Củng cố- dặn dò:
- Nếu em nào có điều kiện thì các em sẽ đi thăm các ngôi chùa mà thời Nhà Lí đã xây dựng để tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc đẹp đó.
- Đọc bài học 
- Nhận xét giờ học
Địa lí: 	 Đồng bằng Bắc Bộ 
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi Bắc Bộ.
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ 2 nước ta.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển.
+ Đồng bằng Bắc bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ: sông Hồng, sông Thái Bình.
- Hs khá giỏi dựa vào tranh ảnh mô tả đồng bằng Bắc Bộ: Đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước.
II.Đồ dùng: 
- Bản đồ địa lí
- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ 
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ ?
- Người dân ở đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc?
B.Bài mới:
*Đồng bằng lớn ở miền Bắc
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN
- HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ 
	Biết được đồng bằng Bắc Bộ có hình tam giác với đỉnh Việt trì và cạnh đáy là đường bờ biển 
Hoạt động 2: Làm việ ... ỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- HS khá giỏi biết đây là dân ca ĐBBB.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, bản đồ Việt Nam.
- Học sinh: Sách giáo khoa, nhạc cụ.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, tổng quát, giảng giải, đàm thoại, phân tích, thực hành, lý thuyết.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức 
- Cả lớp hát 1 bài
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài TĐN số 3 cùng bước đều.
- 3 em lên bảng
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
- Bài cò lả là dân ca của đồng bằng Bắc Bộ, bài hát này ca ngợi về cuộc sống của người lao động ở đây như thế nào, tiết học .
- Học sinh lắng nghe
b. Nội dung:
- Dạy bài hát mới
- Giáo viên chỉ trên bản đồ Việt Nam giới thiệu sơ lược về vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Học sinh theo dõi, quan sát trên bản đồ.
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Giáo viên hát mẫu 1 lần
- Cả lớp nghe
- Trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh luyện cao độ o, a
- Học sinh đọc cao độ
- Cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu
- Dạy học sinh hát từng câu:
Con cò, cò bay lả lả bay la
Bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng
Tình tính tang, tang tính tình
ơi bạn rằng, ơi bạn ơi bạn có nhớ nhớ hay chăng, rằng có biết, biết hay chăng
- Tổ chức cho học sinh hát theo nhóm, bàn, tổ, dãy.
- Ngoài bài dân ca Bắc Bộ em còn biết những loại dân ca nào nữa
- Dân ca Ba-na, dân ca Nam Bộ
- Cho học sinh nghe hát bài trống cơm (giáo viên hát cho cả lớp nghe) giới thiệu về nhạc cụ trống cơm.
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Luyện tập theo bàn - tổ - dãy.
- Luyện tập hát cá nhân.
4. Củng cố dặn dò 
? Tiết hôm nay các em được học hát bài dân ca gì
- Gọi 2 em hát trước lớp.
- Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị bài cho giờ sau.
Kể chuyện : 	Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I.Mục đích- yêu cầu: 
- Dựa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên một trong cuộc sống.
- Hiểu nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II.Đồ dùng:
- Một số truyện viết về người có nghị lực
- Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- HS kể chuyện “Bàn chân kì diệu”, trả lời câu hỏi: Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài:SGV
2- Hướng dẫn HS kể chuyện 
a)Tìm hiểu bài
- GV ghi đề, 1HS đọc lại, gạch dưới những từ trọng tâm 
- 4HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc,được nghe về người có nghị lực
- Gọi HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể
- Yêu cầu HS gợi ý 3 trên bảng phụ 
b)Kể trong nhóm:
- HS thực hành kể trong nhóm 
- Gợi ý :+Giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể
	 +Kể những chi tiết làm nổi bật rõ ý chí ,nghị lực của nhân vật 
c)Kể trước lớp”
- Tổ chức cho HS thi kể, nêu ý nghĩa 
- Nhận xét, bình chọn 
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện
Tập làmvăn 	Kết bài trong văn kể chuyện 
I.Mục tiêu: 
- Biết được hai cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện.
- Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo hai cách: mở rộng và không mở rộng.
II.Đồ dùng: 
- Phiếu học tập,bút dạ
III.Các hoạt động dạy - học :
A.Bài cũ:
- 1 em nhắc lại ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước
- 1em làm bài tập III.3 đọc phần mở đầu truyện “Hai bàn tay” theo cách mở bài gián tiếp
B. Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Phần nhận xét
Bài 1,2:
- HS đọc yêu cầu của bài 1,2
- Cả lớp đọc thầm truyện: Ông Trạng thả diều. Tìm phần kết bài: “Thế rồi nước nam ta”
Bài 3: 
- HS đọc nội dung bài tập
- HS phát biểu ý kiến,GV nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận 
Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài 
- GV dán phiếu viết hai cách kết bài .HS suy nghĩ so sánh, phát biểu ý kiến
- GV chốt lại lời giải đúng
3- Phần luyện tập:
Bài 1: Trao đổi theo cặp
- Dán phiếu bảng mời đại diện 2 nhóm chỉ phiếu trả lời với cách kết bài không mở rộng - 
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài, mở SGK tìm kết bài các truyện : Một người chính trực, nỗi dằn vặt của An- đrây- ca. Suy nghĩ và trả lời ?
- HS phát biểu,cả lớp nhận xét ,GV chốt lại lời giải đúng
Bài 3:
- Đọc yêu cầu bài, lựa chọn viết kết bài theo lối mở rộng cho 1trong 2 truyện trên, suy nghĩ làm bài cá nhân 
C. Củng cố- dặn dò:
- Học thuộc nội dung ghi nhớ
- Nhận xét tiết học
Khoa học: 	Nước cần cho sự sống 
I.Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa chất độc hại.
+ Nước sử dụng trong đời sống hàng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
II.Đồ dùng:
- Hình trang 50,51 SGK 
- HS chuẩn bị cây trồng từ tiết 22 
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước
II.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- 1HS vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước
- 2 HS nối tiếp nhau trình bày vòng tuần hoàn của nước
GV nhận xét ,cho điểm 
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật, thực vật
*Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người,động vật, thực vật
*Cách tiến hành:
- HS nộp các tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được
- GV chia lớp thành 3 nhóm và phân nhiệm vụ 
+Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với con người 
+Nhóm 2:Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật
+Nhóm 3:Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật
- Các nhóm làm việc trên giấy khổ to
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung
Kết luận: SHS
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí .
*Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp.công nghiệp và vui chơi giải trí 
*Cách tiến hành: 
- Hoạt động cả lớp - GV nêu câu hỏi:
+Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì?
+Nhu cầu sử dụng nước của con người chia làm 3 loại, đó là những loại nào?
- HS ghi vào 3 cột sau: 
Vai trò của nước trong sinh hoạt
Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp
Vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp
tắm,giặt
- Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết trang 51 
- Kết luận: Nước cần cho con người, phải giữ gìn và bảo vệ nguồn nước
C.Củng cố- dặn dò:
- HS đọc lại mục Bạn cần biết
- Nhận xét giờ học,chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 17/11/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Toán:	 Luyện tập
I.Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số.
- Giải toán có phép nhân với số có hai chữ số.
- Cả lớp làm được bài tập 1; bài 2 cột 1,2; bài 3. Học sinh khá giỏi làm bài tập 4,5.
II.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Chữa bài tập 2 SGK 
- GV nhận xét cho điểm 
B.Bài mới :
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài. 
- Cho HS tự đặt tính rồi tính 
- HS làm vào bảng con 
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: 
- H đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS tính ở giấy nháp rồi nêu kết quả tính để viết vào ô trống
- Ví dụ : Nếu m = 3 thì m x 78 = 3 x 78 = 234.Vậy phải viết 234 vào ô trống
- H cả lớp nhận xét. 
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hỏi: Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?.
- HS tự giải bài toán 
- HS nêu cách giải, kết quả.
- H cả lớp nhận xét. T chốt lại kết quả đúng. 
Bài 4 :
- HS đọc đề, tóm tắt 
- HD cách giải 
- HS làm bài vào vở
- GV chấm chữa 
	Giải:
	Số tiền bán 13kg đường là :
	 5200 x 13 = 67600 (đồng)
	Số tiền bán 18kg đường là:
	 5500 x 18 = 99000 (đồng)
	Số tiền bán đường tất cả là :
	 67600 + 99000 = 1666000(đồng)
	ĐS: 1666000 đồng
Bài 5: GVHD về nhà làm 
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà làm bài tập 5 vào vở
Luyện từ và câu: 	 Tính từ (tiếp)
I.Mục đích - yêu cầu:
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất; tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tự đặt câu với từ tìm được.
II.Đồ dùng:
- Phiếu khổ to +viết sẵn bài tập 1
- Vài tờ phiếu to, từ điển (làm bài tập 2)
III.Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
- 2HS làm lại bài tập 3,4 tiết trước 
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới:
1- Giới thiệu bài: SGV
2- Phần nhận xét 
Bài 1:- HS đọc yêu cầu bài tập
	- HS thảo luận nhóm 4
	- Đại diện nhóm trình bày
	- Cả lớp nhận xét, bổ sung 
- Kết luận :SGV
Bài 2:- HS đọc yêu cầu bài tập
	- HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến
	- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng
	+Câu a thêm từ “rất”
	+Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất
3- Ghi nhớ: 3 HS đọc, lấy ví dụ 
4- Phần luyện tập 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
	- 2 em đọc phiếu to +lớp làm vào vở 
	- Nhận xét chữa bài
	- GV chốt lại lời giải đúng 
Bài 2+3: - HS làm vào vở
	 - GV chấm chữa
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài tiết sau
Tập làm văn:	 Kể chuyện
 (kiểm tra viết)
I.Mục đích - yêu cầu: 
Thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về bài văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện, diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
Điễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết khoảng12 câu 120 chữ.
II.Đồ dùng:
- Bảng lớp viết dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B.Thực hành viết:
- GV ghi đề bài lên bảng (3 đề chọn 1)
- HS đọc lại đề bài
- 2HS đọc lại dàn ý bài văn kể chuyện 
- GVHD thêm
- HS làm bài 
- GV thu bài
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị tiết sau
Sinh hoạt lớp
I.Mục đích - yêu cầu :
- HS nắm những ưu điểm để phát huy và thấy những khuyết điểm để khắc phục.
- Đề ra phương hướng tuần tới .
II.Lên lớp :
1.Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua :
- Ưu điểm :
 + Các nề nếp tốt, đặc biệt là nền nếp sinh hoạt đầu giờ 
 + Học và làm bài trước khi đến lớp.
 + Ngồi trong lớp chăm chú nghe cô giảng bài hăng say phát biểu xây dựng bài 
 + Có nhiều cố gắng trong học bài .
 + Trểin khai tốt việc làm báo tường.
 + Tham gia tốt các hoạt động trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố
- Nhược điểm :
 + Một số em hay nói chuyện riêng trong giờ học .
 + Một số em chưa học và làm bài tập về nhà .
2.Phương hướng tuần tới :
- Khắc phục những khuyết điểm tuần qua .
- Tiếp tục lập thành tích chào mừng 20/11
- Học tuần 13
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc