Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 15

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 15

Toán: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0

I.Mục tiêu:

- Giúp H biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

- Cả lớp làm dược bài tập 1; 2a; 3a. Học sinh khá giỏi làm các bài tập: 2b; 3b

II.Các hoạt động dạy- học:

A.Bài cũ :

- Chữa bài tập về nhà

B.Bài mới :

1- Giới thiệu bài

2- Tìm hiểu bài :

a)Phép chia: 320: 40(số bị chia và số chia đều có chữ số 0 tận cùng)

HS chuyển phép chia trên thành phép chia cho một tích rồi tính :

 320:40=320: (10x4)

 =320:10:4

 =32:4

 =8

- Em có nhận xét gì về kết quả cuả hai phép tính trên ?(đều bằng 8)

- Em có nhận xét gì về các chữ số của 320và 32,40 và 4?

- HS nêu kết luận

 

doc 20 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Ngày soạn: 04/12/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
Toán:	 Chia hai số có tận cùng là chữ số 0
I.Mục tiêu: 
- Giúp H biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
- Cả lớp làm dược bài tập 1; 2a; 3a. Học sinh khá giỏi làm các bài tập: 2b; 3b
II.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ :
- Chữa bài tập về nhà
B.Bài mới :
1- Giới thiệu bài 
2- Tìm hiểu bài :
a)Phép chia: 320: 40(số bị chia và số chia đều có chữ số 0 tận cùng)
HS chuyển phép chia trên thành phép chia cho một tích rồi tính :
	320:40=320: (10x4)
	=320:10:4
	=32:4
	=8
- Em có nhận xét gì về kết quả cuả hai phép tính trên ?(đều bằng 8)
- Em có nhận xét gì về các chữ số của 320và 32,40 và 4?
- HS nêu kết luận
b)Phép chia : 320000:400
- Chuyển phép chia trên thành phép chia cho một tích rồi tính : 
32000: (100x4);	32000: (80x5);	32000:( 2x200)
- HS thực hiện 
- GVHD làm tính dọc
- Nhận xét kết quả của hai phép tính trên:
32000:400=320:4
- Rút ra kết luận
c)Kết luận SGK- HS đọc nhiều lần
3- Luyện tập thực hành:
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài. 
- HS :2 em làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
- H chữa bài, cả lớp nhận xét. 
- GV:Nhận xét, cho điểm
Bài 2:
- H đọc yêu cầu của đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Tìm x 
- x trong bài toán này gọi là gì? Nêu cách tìm .
- HS làm bài, chữa bài
Bài 3:
- H đọc yêu cầu của đề bài.tóm tắt.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS giải bài tập vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
- H cả lớp nhận xét.
Bài giải
a) Nếu mỗi toa chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là:
180 : 20 = 9(toa)
b)Nếu mỗi toa xe chở được 30 tấn hàng thì cần số toa xe là:
180 : 30 = 6(toa)
Đáp số: a) 9 toa
b) 6 toa.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn làm bài tập vào vở bài tập.
Tập đọc:	 	Cánh diều tuổi thơ
I.Mục tiêu: 
- Đọc với giạng vui, hồn nhiên; bước dầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài.
- Hiểu các từ ngữ mới ở trong bài: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.
II.Các hoạt động dạy, học:
A.Kiểm tra :
- 2HS tiếp nối nhau đọc bài : Chú Đất Nung+ câu hỏi 2,3,4 SGK
B.Bài mới :
1- Giới thiệu bài- ghi đề:
2- HD học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc:
- GV đọc mẫu, chia đoạn (2 đoạn )
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (đọc 2- 3 lượt)
+Kết hợp giải nghĩa những từ ngữ chú thích sau bài 
+Nhắc HS biết nghỉ hơi dài sau dấu 3 chấm, biết nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc liền mạch một số cụm từ 
- Luyện đọc theo cặp 
- 1- 2 HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm cả bài 
b)Tìm hiểu bài :
- Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui như thế nào?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
- Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ
(HS chọn ý 2)
c)HD đọc diễn cảm :
- HS: 2 em đọc nối tiếp 2 đoạn, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc của đoạn văn
- GVHD HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn. Chọn đoạn: “Tuổi thơvì sao sớm”
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu nội dung chính của bài 
- Nhận xét tiết học, về nhà xem trước bài mới. 
Chính tả: Cánh diều tuổi thơ
I.Mục tiêu: 
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Cánh diều tuổi thơ.
- Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu tr/ch, thanh hỏi/ thanh ngã.
- Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu bài tập 2, sao cho các bạn hình dung được đồ chơi, có thể biết chơi đồ chơi và trò chơi đó.
II.Đồ dùng:
- Một vài đồ chơi phục vụ bài tập 2- 3: chong chóng, chủ lái xe,
- Một vài tờ phiếu 
III.Các hoạt động dạy- học:
A. Bài mới
1- Giới thiệu bài 
2- HD HS nghe, viết
- GV: Đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài, HS theo dõi tìm những từ dễ viết sai
- GV :Cho HS viết từ khó vào bảng con
- GV đọc từng câu, từng bộ phận câu để HS viết 
- GV đọc cho HS dò lại bài
- GV qua bài viết em biết thêm được điều gì? (những cánh diều của tuổi thơ càng tăng thêm vẻ đẹp của quê hương, đất nước).
- Chấm, chữa
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2b: Các tiếng có chứa thanh ngã, hỏi
- ?: tàu hỏa, thủy, khỉ đi xe đạp
- ~: ngựa gỗ, bày cỗ, diễn kịch,
Bài 3: GV nêu yêu cầu bài
- HS: mỗi em chọn một trò chơi hay đồ chơi rồi miêu tả trò chơi hay đồ chơi đó 
- HS:Tả đồ chơi kết hợp cử chỉ
- Gọi một số em đọc bài làm, cả lớp nhận xét 
B.Củng cố- dặn dò :
- Nhận xét giờ học
Ngày soạn: 05/12/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Toán: 	 Chia cho số có hai chữ số
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số (chia hết, chia có dư).
- Cả lớp làm được bài tập 1; 2. Học sinh khá giỏi làm bài tập 3.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Bài mới
1. Trường hợp chia hết.
672 : 21 =?
a) Đặt tính
b) Tính từ trái sang phải.	672 21
Lần 1: 67 chia 21 được 3, viết 3;	63 32
	 3 nhân 1 bằng 3, viết 3;
	 3 nhân 2 bằng 6, viết 6;	 42
	 67 trừ 63 bằng 4, viết 4.	 42
Lần 2: Hạ 2 được 42; 42 chia 21 được 2, viết2;
	 2 nhân 1 bằng 2, viết 2;	 0
	 2 nhân 2 bằng 4, viết 4;
	 42 trừ 42 bằng 0, viết 0.
2. Trường hợp chia có dư
779 : 18 = ?
a) Đặt tính	779 18
b) Tính từ trái sang phải.	72 43
Lần 1: 77 chia 18 được 4, viết 4;	 
	 4 nhân 8 bằng 32, viết 2 nhớ 3;	 59
	 4 nhân 1 bằng 4, thêm 3 bằng 7, viết 7; 	 54 
	 77 trừ 72 bằng 5, viết 5.
Lần 2: Hạ 9 được 59; 59 chia 18 được 3, viết 3;	 5
	 3 nhân 8 bằng 24, viết 4 nhớ 2;
	 3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5, viết 5;
	 59 trừ 54 bằng 5, viết 5.
3. Thực hành.
*Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H làm bài cá nhân
- H chữa bài, cả lớp nhận xét.
*Bài 2:
- H đọc yêu cầu của bài
- T hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- H tóm tắt bài toán và làm bài vào vở
- H chữa bài, cả lớp nhận xét.
Bài giải:
Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là:
240 : 15 = 16(bộ)
Đáp số: 16 bộ.
*Bài 3:
- H đọc yêu cầu của bài.
- H nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết và tìm số chia chưa biết.
- H làm bài vào vở
- H chữa bài, cả lớp nhận xét.
B. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- H về nhà làm bài tập ở VBT.
Luyện từ và câu:	Đồ chơi - trò chơi
I.Mục tiêu: 
- H biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có hại, những đồ chơi có lợi.
- Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
II.Đồ dùng: 
- Tranh phóng to ở SGK
- Giấy khổ to
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Nhắc lại ghi nhớ 
- 2 HS lên bảng đặt câu hỏi với mục đích khen, nêu yêu cầu 
- Nhận xét, cho điểm
B.Bài mới :
1- Giới thiệu bài
2- HD HS làm bài tập 
Bài 1:
- H đọc yêu cầu của bài.
- Thảo luận nhóm đôi: 1 em nêu câu hỏi, một em trả lời từng bức tranh
- Làm mẫu tranh 1: Bức tranh có những trò chơi nào? Muốn chơi những trò đó cần có những đồ chơi nào?
- GV đính tranh 2+3: 2 em lên bảng trình bày 
- Tiếp tục cho đến hết, cả lớp nhận xét, bổ sung
- Cuối cùng 1 em đọc trò chơi, 1 em đọc đồ chơi
Bài 2:
- Đọc yêu cầu bài tập 
- HS suy nghĩ làm bài 
- HS trình bày, cả lớp bổ sung
Bài3: 
- H Đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK
- H trao đổi theo cặp
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV giúp HS trả lời từng câu hỏi của bài tập
a)- Trò chơi bạn trai ưa thích: đá bóng, đấu kiếm, cờ tướng, lái ô tô
 - Trò chơi bạn gái thường ưa thích: búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, chơi chuyền
 - Trò chơi cả bạn trai và bạn gái ưa thích: thả diều, rước đèn, chơi điện tử, cắm trại, đu quay
b) Trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào? Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại?
- Ném vòng vào cổ chai (tinh mắt, khéo tay), tàu hoả trên không, cưỡi ngựa(rèn dũng cảm).
c) Những đồ chơi, trò chơi có hại: súng phun nước, đấu kiếm, 
Bài 4:
-H Đọc yêu cầu bài
- HS làm vở + 2 em làm giấy to
- Nhận xét, chữa bài 
- Giải nghĩa một số từ - đặt câu
C. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- HS ghi nhớ những từ ngữ về trò chơi vừa học
Lịch sử:	 Nhà Trần và việc đắp đê
I.Mục đích : 
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.
+ Lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn con sông cho đến cửa biển; khi có lũ lụt mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần phải tự mình trông coi việc đắp đê.
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt, những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.
II.Đồ dùng: 
- Tranh ở SGK
III.Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ : 
- Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
- Những sự việc nào trong bài cho thấy vua quan, dân chúng dưới thời nhà trần chưa có sự cách biệt quá xa
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- GV đặt câu hỏi thảo luận 
- Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho SX nhưng cũng gây ra khó khăn gì?
- Kể tóm tắt một cảnh lũ lụt mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin.
GV:Tổ chức cho các em trao đổi, rút ra kết luận
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
- Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?
- Kết luận: Sau khi trao đổi đi đến thống nhất: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người phải tham gia đắp đêvua cũng trong nom việc đắp đê
Hoạt động 3:Làm việc cả lớp, trả lời câu hỏi sau:
- Nhà Trần thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê
Hoạt động 4:Làm việc cả lớp (thảo luận )
- ở địa phương em nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt
C. Củng cố - dặn dò:
- Đọc bài học
- Nhận xét giờ học, xem trước bài sau.
Địa lí: Hoạt động sản xuất của người dân ở
 đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo)	
I.Mục tiêu: Học xong bài này H biết:
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ....
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
-HS khá giỏi: Biết khi nào một làng trở thành làng nghề; biết quy trình sản xuất đồ gốm.
II.Đồ dùng:
- Tranh ảnh về nghề thủ công.
- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ 
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: 
- Đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- Kể tên các loại rau xứ lạnh ở đồng bằng Bắc Bộ
 GV nhận xét cho điểm 
B .Bài mới:
1- Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm dựa vào tranh ảnh SGK, vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo câu hỏi sau:
+Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
+Khi nào một làng trở thành làng nghề ? Kể tên làng nghề ? Kể tên các làng nghề nổi tiếng ...  chăng trong mơ em đang mơ thấy.
Bao trò chơi mới đều dành cho em
Con voi đánh trống, con gấu thổi kèn, bóng bay xanh đỏ, bay đầy quanh em, ước mơ nho nhỏ cho môi em cười
- Học sinh hát theo sự điều khiển của giáo viên.
- Cho học sinh hát kết hợp cả bài
- Hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp, theo phách và theo tiết tấu lời ca
* Luyện tập:
- Tổ chức cho học sinh luyện tập hát theo tổ, bàn, dãy bàn
- Luyện theo bàn, tổ, dãy
- Luyện tập theo hình thức cá nhân
4. Củng cố dặn dò 
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần
- Gọi 1 - 2 em hát trước lớp
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát, chuẩn bị bài tiếp sau.
Kể chuyện :	 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I.Mục tiêu: 
- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gủi với trẻ em
- Hiểu nội dung chính của câu truyện (đoạn truyện) đã kể.
II.Đồ dùng:
- Một số truyện viết về trò chơi trẻ em
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- HS kể lại 1- 2 lần đoạn câu chuyện “Búp bê của ai” bằng lời kể của Búp bê
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn HS kể :
a)HDHS hiểu yêu cầu bài tập
- 1 em đọc yêu cầu bài tập
- HS quan sát tranh minh họa SGK (gợi ý cho HS kể 3 truyện đúng với chủ điểm) 
- Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em? Truyện nào có nhận xét là con vật gần gũi với trẻ em 
+Chú lính chì dũng cảm (An- dec- xen)
+Chú Đất Nung (Nguyễn Kiên)
+Bọ ngựa (Tô Hoài)
- HS giới thiệu tên câu chuyện của mình 
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Từng cặp H kể chuyện trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
- H thi kể trước lớp
	+ Mỗi em kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuỵện hoặc đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện.
	+ Cả lớp và T nhận xét; bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể hay nhất.
*Lưu ý:+ Kể chuyện phải có đầu, có đuôi
	 + Đối với chuyện dài có thể chỉ kể 1- 2 đoạn
C. Củng cố - dặn dò:
- Khen những em kể tốt
- Về nhà kể cho người thân nghe	
Tập làm văn : 	Luyện tập miêu tả đồ vật 
I.Mục tiêu: 
- H luyện tập phân tích cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả đồ vật; trình tự miêu tả.
- Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẻ của lơì tả với lời kể.
- Luyện tập lập dàn ý một bài văn miêu tả (tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay).
II.Đồ dùng:
- Phiếu khổ to viết bài tập 2b
- Phiếu HS lập dàn ý 
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: 
- 1 em đọc nội dung phần ghi nhớ 
- 1 em đọc mở bài, kết bài tả cái trống
B.Bài mới: 
1- Giới thiệu bài: SGV
2- học HD sinh luyện tập 
Bài: 1
- HS nối tiếp nhau đọc bài tập 1 
- Đọc thầm bài: Chiếc xe đạp của chú Tư.
- Suy nghĩ trao đổi trả lời lần lượt các câu hỏi a,c,d
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu đề bài 
- GV ghi bảng đề bài : Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay 
- HS lập dàn ý dựa theo nội dung ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước 
- HS làm bài cá nhân, viết vào giấy to (2 em)
- Một số em đọc dàn ý, cả lớp nhận xét, bổ sung
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả chiếc áo
Khoa học:	 Làm thế nào để biết có không khí?
I.Mục tiêu: Sau bài học, H biết:
- Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật.
II.Đồ dùng:
- Hình trang 62,63SGK
- Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm
II.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Nêu những việ nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước 
- Vì sao phải tiết kiêm nước
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
- Mục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật 
- Cách tiến hành:
+Kiểm tra đồ dùng làm thí nghiệm
+HS đọc mục thực hành trang 62 SGK
+HS làm thí nghiệm(nhóm 4)
+Rút ra kết luận
+Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những cỗ rỗng của mọi vật 
a) Mục tiêu :
- Hs phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng của các vật .
b) Cách tiến hành ;
- Kết luận đồ thí nghiệm 
- HS đọc mục thực hành trang 63 SGV 
- HS làm thí nghiệm như gợi ý ở SGK.
- Các nhóm trình bày, nêu kết luận .
 KL chung cho hoạt động 1 - 2.
Hoạt động 3 : Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí .
a) Mục tiêu : 
- Phát biểu định nghĩa về khí quyển 
- Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí .
b) Cách tiến hành :
GV nêu câu hỏi, HS thảo luận:
- Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
- Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những lỗ rỗng của mọi vật .
C.Củng cố - dặn dò :
- Đọc mục cần biết 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về nhà học bài .
Ngày soạn: 08/12/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Toán:	 Chia cho số có hai chữ số (tiếp)
I.Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số (chia hết, chia có dư).
- Cả lớp làm được bài tập 1. Học sinh khá giỏi làm được bài tập 2
II.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: Chữa bài tập về nhà
B.Bài mới :
1- Giới thiệu bài :SGV
2- HD thực hiện phép chia
a) Phép chia: 10150:43(chia hết)
- HS nhắc lại cách đặt tính và tính
- HS làm nháp, gọi một em nêu cách tính
- Hỏi HS cả lớp làm như thế nào? Đây là phép chia hết hay phép chia dư?
- Ước lượng : 101:43 có thể ứớc lượng 10:4 dư 2	10105 43
+150:43 có thể ước lượng 15:4=3(dư 3)	 150 	
+215:43 có thể ước lượng 20:4	 215
- H nhắc lại .	 00
b)Phép chia : 26345: 35 (chia có dư)
- GV ghi bảng ,HS làm nháp	 
- Gọi HS nêu cách thực hiện tính (2- 3em) như SGK	 
- Phép chia 26345 : 5 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- Trong phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì?
- HD HS cách ước lượng thương trong các lần chia
3- Luyện tập:
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu.
- 2H lên bảng làm
- H cả lớp làm vào vở
- H chữa bài cả lớp nhận xét
- T chốt lại ý đúng.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn giải bài toán này trước tiên ta làm gì?
- Sau đó giải vào vở
- Chấm, chữa
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400 m = 38400 m
Trung bình mỗi phút người đó đi được là:
38400 : 75 = 512(m)
Đáp số: 512m
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài tập ở VBT.
Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I.Mục tiêu: 
- H biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác (biết thưa gửi xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; trành những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác).
- Phát hiện được những quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp; biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giao tiếp.
II.Đồ dùng:
- Bút dạ và giấy khổ to để làm bài tập
III.Các hoạt động dạy - học:
A.Bài cũ: 
- 1HS làm lại bài tập 1
- 1 HS làm lại bài tập 3c
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài: SGV
2- Phần nhận xét :
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ làm bài cá nhân phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
+Câu hỏi	: Mẹ ơi con tuổi gì?
+Thái độ thể hiện thái độ lể phép 	Lời gọi: Mẹ ơi
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ viết vào vở bài tập +2em viết vào giấy to
- Cả lớp nhận xét bài của 2 bạn viết phiếu to
- Gọi vài em đọc bài làm của mình 
- Cả lớp nhận xét .Câu hỏi đã lịch sự chưa, phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa?
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 
- Nhận xét,kết luận
3- Phần ghi nhớ: 2- 3 HS đọc
4- Phần luyện tập:
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm làm vào vở + viết giấy to 
- Dán lên bảng, nhận xét, chữa bài
- Kết luận, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV mời 2 HS đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện “Các em nhỏ và cụ già”
+HS 1 đọc 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự đặt cho nhau
+HS2 đọc các câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già 
- T giải thích thêm về yêu cầu của bài.
- H đọc lại các câu hỏi, suy nghĩ và trả lời.
- GVHD học sinh đọc nội dung so sánh, kết luận
C. Củng cố- dặn dò:
- Đọc lại nội dung cần ghi nhớ
- Nhận xét giờ học. Về nhà xem lại các bài tập.
Tập làm văn: 	 Quan sát đồ vật
I.Mục tiêu:
- H biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ... ); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác.
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn.
II.Đồ dùng:
- Tranh minh họa ở SGV
- Một số đồ chơi :gấu bông, thỏ bông, ôtô, búp bê biết múa hát,
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- 1HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo
- 1HS đọc bài văn tả chiếc áo
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài 
2- Phần nhận xét
Bài 1:
- 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý
- Một số HS giới thiệu đồ chơi của mình
- HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý SGK, QS đồ chơi của mình đã chọn, viết kết quả vào vở BT (gạch đầu dòng)
- HS trình bày kết quả quan sát, cả lớp và GV nhận xét
Bài 2:
- T nêu câu hỏi:
?Khi quan sát những đồ vật cần chú ý những điều gì?
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí – từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay...
+ Tìm ra những đặc điểm riêng biệt đồ vật này với những đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại.
GV: QS gấu bông :hình dáng, màu lông sau mới tới đầu, mắt, mũi, mõm, chân, tay... kết hợp nhiều giác quan để tìm ra điểm nỗi bật
3- Ghi nhớ: HS đọc
4- Phần luyện tập:
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm bài vào vở bài tập 
- HS tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập 
- Nhận xét, bổ sung, Chọn dàn bài tốt nhất
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài tiết sau
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu: 
- HS nắm được những ưu điểm để phát huy, thấy những tồn tại của lớp để khắc phục
- Đề ra phương hướng tuần tới
II.Cách tiến hành:
1- Nhận xét công việc tuần qua
- Lớp trưởng nhận xét
- Cả lớp bổ sung
- Bầu những bạn có nhiều điểm tiến bộ để tuyên dương
2- Đề phương hướng tuần tới
- Khắc phục những khuyết điểm của tuần này 
- Lập thành tích cao chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
- Luyện tập đội bóng đá chuẩn bị tham gia thi đấu toàn trường.
- Luyện tập các trò chơi dân gian 
- Tích cực học tốt để tiến tới thi học kỳ 1 đạt kết quả cao.
*******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15.doc