Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 2

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 2

Toán: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn = 1 trăm nghìn.

- Biết đọc và viết các số có 6 chữ số.

- Cả lớp là bài tập 1,2,3,4 (a,b); HS khá giỏi làm bài tập còn lại

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng các hàng của số có 6 chữ số

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

1. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài mới

HĐ2: ôn lại các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn

HS: Quan sát hình vẽ trang 8 SGK

GV: yêu cầu các em nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề

Mấy đơn vị bằng 1 chục ?

Mấy chục bằng 1 trăm ?

GV: hãy viết số 1 trăm nghìn - Lớp viết vào nháp : 100.000

GV: Số 100.000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?

HĐ3: Giới thiệu số có 6 chữ số.

GV: Treo bảng các hàng của số - HS quan sát

GV: Giới thiệu. Coi mỗi thẻ ghi số 100.000 là một trăm nghìn

Có mấy trăm nghìn ? ( 4 trăm nghìn)

Có mấy chục nghìn ? ( 3 chục nghìn)

Có mấy đơn vị ? ( 6 đơn vị)

HS; Lên bảng viết số theo yêu cầu vào bảng: 432.516

GV: dựa vào cách viết số có 5 chữ số , viết số có 4 chữ trăm nghìn 3 chục nghìn 2 nghìn 5 trăm 1 chục và 6 đơn vị ?

 

doc 21 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn: 4/9/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Toán:	 các số có sáu chữ số
I. Mục tiêu 
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn = 1 trăm nghìn.
- Biết đọc và viết các số có 6 chữ số.
- Cả lớp là bài tập 1,2,3,4 (a,b); HS khá giỏi làm bài tập còn lại
II. đồ dùng dạy học: 
Bảng các hàng của số có 6 chữ số
II. Các hoạt động chủ yếu: 
1. Bài mới: 	HĐ1: Giới thiệu bài mới
HĐ2: ôn lại các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn
HS: Quan sát hình vẽ trang 8 SGK
GV: yêu cầu các em nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề
Mấy đơn vị bằng 1 chục ?
Mấy chục bằng 1 trăm ?
GV: hãy viết số 1 trăm nghìn - Lớp viết vào nháp : 100.000
GV: Số 100.000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
HĐ3: Giới thiệu số có 6 chữ số.
GV: Treo bảng các hàng của số - HS quan sát
GV: Giới thiệu. Coi mỗi thẻ ghi số 100.000 là một trăm nghìn
Có mấy trăm nghìn ? ( 4 trăm nghìn)
Có mấy chục nghìn ? ( 3 chục nghìn)
Có mấy đơn vị ? ( 6 đơn vị)
HS; Lên bảng viết số theo yêu cầu vào bảng: 432.516 
GV: dựa vào cách viết số có 5 chữ số , viết số có 4 chữ trăm nghìn 3 chục nghìn 2 nghìn 5 trăm 1 chục và 6 đơn vị ?
HS viết – Nhận xét
GV: Số 432.516 có mấy chữ số
GV: Khi viết số này ta bắt đầu từ đâu ? HS trả lời
GV: Chốt lại
GV: Bạn nào có thể đọc số 432.156 ? (1-2 em đọc)
HS: Đọc lại số trên
GV: cách đọc số 432.156 và 32.156 có gì giống nhau và khác nhau ?
HĐ4: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: GV: Gắn các thẻ ghi số vào bảng
HS: Đọc, viết số (313.214; 523.453)
GV: Nhận xét
Bài 2:
Mục tiêu: Củng cố cách đọc và viết số
GV: Yêu cầu HS tự làm bài vào vỡ
HS: làm bài - đổi chéo vỡ kiểm tra
HS: chữa bài
Bài 3:
Mục tiêu: HS đọc số có 6 chữ số
GV: Ghi các số lên bảng - Chỉ vào số bất kỳ
HS: Đọc nối tiếp
Bài 4: Mục tiêu: Viết được số có 6 chữ số
GV: Đọc từng số - Yêu cầu HS viết số theo lời đọc
GV: chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Dặn: Làm vở BT toán
Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục đích, yêu cầu :
- Học sinh đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của dế mèn.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị nhà trò yếu đuối.
- HS khá giỏi chọn đúng dang hiệu hiệp sĩ và giải thích lý do vì sao lựa chọn.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Tranh minh hoạ trang 15 SGK
Bảng phụ ghi sẵn đoạn hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: 3 em đọc thuộc lòng bài: Mẹ ốm
2 em đọc lại truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu (P 1)
2. Bài mới : 
HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2: Luyện đọc và tìm hiểu bài
Bước 1: Luyện đọc : 
- Giáo viên đọc mẫu.
- HS đọc bài – Giáo viên chia đoạn: chia làm 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp (khổ thơ) . Luyện đọc từ khó: sừng sững, lủng củng, phóng càng, quang hẵn -> ghi bảng
HS: Đọc nối tiếp (Lượt 2)
GV: Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ được chú thích (SGK)
HS: đọc theo cặp
HS (1-2 em) đọc cả bài
GV: đọc diễn cảm cả bài.
Bước 2:. Tìm hiểu bài. 
HS đọc đoạn 1
GV : Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào ?
GV: Em hiểu “sừng sững”, “lủng củng” nghĩa là thế nào ?
Đọc đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì ?
Trận địa mai phục của bọn Nhện ... - Ghi bảng 
HS đọc đoạn 2
GV: Dế mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
GV: Dế mèn đã dùng lời lẽ nào để ra oai ?
Thái độ của bọn Nhện ra sao khi gặp Dế mèn ?
Đoạn này giúp em hình dung ra cảnh gì ?
Dế mèn ra oai với bọn nhện - Ghi bảng
Học sinh đọc đoạn 3
GV: Dế mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
GV: Sau lời đanh thép của Dế mèn bọn Nhện đã hành động như thế nào ?
Giải từ: Cuống cuồng gợi hả gì ? (rất vội vàng, rối rít vì lo lắng)
Dế mèn giảng giải vì bọn nhện nhận ra lẽ phải - Ghi bảng
GV đọc câu hỏi 4 - HS phát biểu (học sinh khá giỏi)
GV giải nghĩa: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ...
GV: Đại ý của đoạn trích này là gì ? (HS trả lời, Gv ghi bảng)
c. Đọc diễn cảm.
HS đọc bài (2 em).
GV: Để đọc đoạn trích này các em cần đọc như thế nào ?
GV: đưa đoạn văn cần luyện đọc “từ trong hốc đá ... đi không”
Hướng dẫn
HS: Thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố- dặn dò.
Em học tập đức tính gì ở nhân vật Dế Mèn ?
Kỹ thuật : 	(Giáo viên bộ môn)
Chính tả: mười năm cõng bạn đi học
I. Mục đích, yêu cầu. 
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ đúng quy định.
- Viết đúng đẹp tên riêng.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Bài củ:
2. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
GV: Đọc toàn bài chính tả trong SGK 1 lần
Đọc thầm lại đoạn văn cần viết
Đọc từng câu, mỗi câu 2 lần - HS viết vào vỡ
Đọc toàn bài một lượt - HS soát lỗi
Chấm 7-10 bài
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2: Mục tiêu: Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/ x; ăng/ ăn.
HS nêu yêu cầu bài tập
Đọc thầm lại truyện vui tìm chổ ngồi
HS: Thi tiếp sức lên làm bảng
HS cả lớp nhận xét - Gv bổ sung
Bài 3:
Mục tiêu: Giải câu đố
HS đọc câu đố
HS thi giải nhanh câu đố
4. Củng cố, dặn dò.
Dặn: về nhà tìm 10 từ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/ x
Đọc lại truyện vui “Tìm chổ ngồi”
Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 5/9/2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Toán:	 Luyện tập
I. Mục tiêu 
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
- Cả lớp làm bài tập 1,2,3 (a,b,c), 4 (a,b); HS khá giỏi làm các bài còn lại
II. Các hoạt động chủ yếu.
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: 	
HĐ1: Giới thiệu bài mới
HĐ2: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Làm miệng
Mục tiêu: HS biết phân tích số, đọc và viết số
GV Viết lên bảng số 635.267 học sinh đọc số
GV: Hãy phân tích số 653.267 thành các trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị
GV: Yêu cầu HS viết và đọc số gồm 4 trăm nghìn, 2 chục nghìn, 5 nghìn, 3 trăm, 0 chục và 1 đơn vị
HS: Viết 425.301
GV đọc số: bảy trăm hai mươi tám nghìn ba trăm linh chín HS viết số: 728.309; học sinh phân tích số.
Bài 2: Mục tiêu: Nắm được các hàng của từng chữ số
GV: Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau lần lượt đọc các số trong bài cho nhau nghe.
GV: Gọi 4 HS đọc trước lớp
GV: yêu cầu HS làm phần b
Bài 3: Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của từng dãy. sau đó học sinh ghi bảng số các số câu 
a. Dãy số trong trăm nghìn
b. Dãy số trong chục nghìn
c. Dãy số trong trăm 
Bài 4: Mục tiêu: Học sinh biết được mối quan hệ của các hàng liền kề
Giáo viên cho học sinh nhận xét quy luật và viết tiếp theo thứ tự câu
3. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ
Nhân hậu - đoàn kết
I. Mục đích, yêu cầu 
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngử, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) cvề chủ điểm Thương người như thể thương thân
- Nắm được một số từ có tiếng nhân theo hai nghĩư khác nhau : người, lòng thương người.
- HS khá giỏi nắm được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT 4.
II. Đồ dùng dạy học.
III. các hoạt động dạy-học chủ yếu.
1. Bài củ: Tìm tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần có 1 âm, 2 âm ?
 HS nhận xét - Gv ghi điểm
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Hoạt động nhóm
Mục tiêu: HS biết tìm từ theo chủ điểm
HS: Đọc yêu cầu
GV: Chia nhóm - yêu cầu HS suy nghĩ, tìm từ, viết vào giấy
Đại diện nhóm trình bày - Gv ghi bảng
GV: Nhận xét, bổ sung
Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu
GV: Kẽ bảng 2 cột với nội dung bài tập 2a, 2b
HS: Trao đổi theo cặp, làm vào giấy nháp
HS: 2 em lên bảng làm bài tập
HS: Nhận xét, bổ sung: chốt lại lời giải đúng
GS: Hỏi HS về nghĩa của các từ vừa sắp xếp.
Bài 3:
Mục tiêu: HS biết đặt câu theo chủ điểm
HS: Đọc yêu cầu
HS: tự đặt câu (Mỗi em đặt 1 câu với từ ở nhóm a hoặc nhóm b)
GV: Gọi HS đọc các câu mình đã đặt - GV ghi bảng
HS nhận xét
Bài 4: (Học sinh khá giỏi)
Mục tiêu: HS biết nêu ý nghĩa một số câu tục ngữ
HS đọc yêu cầu
HS thảo luận về ý nghĩa của từng câu tục ngữ
HS trình bày GV nhận xét, bổ sung
3. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học
Dặn học thuộc các từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được
Lịch sử: Làm quen với bản đồ. (TT)
I. Mục tiêu : 
	- Trình tự các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lý trên bản đồ.
	- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào ký hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển..
II.Chuẩn bị : 
- GV : Chuẩn bị bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính Việt Nam.
 - HS : Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ: 
“ Làm quen với bản đồ”. 2HS lên trả lời câu hỏi
	 H: Bản đồ là gì?
H: Nêu một số yếu tố của bản đồ?
H: Nêu ghi nhớ của bài?
 2.Bài mới:
Giáo viên giới thiệu và ghi đề bài lên bảng
Hoạt động1 : 
Tìm hiểu cách sử dụng bản đồ. 
- Yêu cầu HS đọc cách sử dụng bản đồ và theo dõi các hình trong SGK /8, trả lời các câu hỏi sau:
1. Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
(H: Tên bản đồ cho biết thông tin về nội dung của bản đồ đó)
2. Đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí ở các bản đồ, lược đồ trong SGK.
- GV treo bản đồ lên bảng. Giới thiệu bản đồ
- GV yêu cầu HS theo dõi và chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm, chốt các ý .
H: Muốn sử dụng bản đồ, ta phải thực hiện các bước nào?
(học sinh trả lời theo các ý nêu trong SGK.)
GV Chốt ý : Muốn sử dụng bản đồ cần theo các bước sau:
 - Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
 - Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí.
 - Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
Hoạt động 2: 
Thực hành: Sinh hoạt nhóm
- GV: Yêu cầu các nhóm đọc nội dung SGK / 8, quan sát lược đồ a,b và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
Chỉ hướng Đông , Tây, Nam, Bắc trên lược đồ.
Hoàn thành bài tập :
- Yêu cầu 1 nhóm thực hiện trước lớp (thảo luận và trình bày)
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Gv: Yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 2 trang 9 và cho biết tỉ lệ của bản đồ.( 1 : 9 000 000) 
- Yêu cầu HS hoàn thành bài 2 vào VBT.
-Treo bản đồ các sông chính Việt Nam lên bảng.
-Yêu cầu HS quan sát bản đồ trong sách và nêu tên các nước láng giềng vơí VN, biển, đảo và quần đảo với Việt Nam .
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện tìm và nêu : 
- Chốt ý :
 Các nước láng giềng với Việt Nam : Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia vùng biển nước ta là một phần của biển Đôn ... , vitamin và chất khoáng.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn...
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cần thiết cho cơ thể.
II. đồ dùng dạy học: 
Các hình minh hoạ trang 10, 11 SGK
Phiếu học tập
III. các hoạt động dạy học.
1. Bài củ:
2. Bài mới.
HĐ1 Giới thiệu bài
HĐ2: Các hoạt động
Mục tiêu: HS phân loại thức ăn và đồ uống
GV: yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 10 SGK; Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật, thức ăn đồ uống nào có nguồn gốc thực vật?
GV:Chia bảng thành 2 cột: Nguồn gốc động vật - Thực vật
HS: Ghi tên thức ăn đồ uống vào đúng cột phân loại
GV: tuyên dương
GV: yêu cầu HS đọc phần bạn cần biết trang 10 SGK
Người ta còn có cách phân loại nào khác ? (dựa vào chất dinh dưìng)
GV: Có mấy cách phân loại thức ăn ? dựa vào đâu để phân loại ?
GV: kết luận
HĐ3: làm việc theo nhóm
Mục tiêu:Biết được các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
GV: Chia nhóm - giao nhiệm vụ
Kể tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11 SGK
Hàng ngày, em thường ăn những thắc ăn nào có chứa chất bột đường ?
Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ?
Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét
GV: kết luận
GV: Phát phiếu học tập cho HS
HS: làm bài - HS một vài em trình bày
HS: Nhận xét, bổ sung
HĐ3: Chơi trò chơi
Mục tiêu: HS có ý thức ăn đầy đủ các loại thức ăn để đảm bảo cho hoạt động sống.
GV: Hằng ngày chúng ta chỉ cần ăn thịt, cá ... trứng là đủ chất; HS phát biểu, nhận xét.
GV: hằng ngày chúng ta phải ăn nhiều chất bột đường
GV: Hằng ngày, chúng ta phải ăn cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật ?
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn học sinh về nhà thực hiện ăn uống đủ chất
Ngày soạn: 8/9/2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Toán: triệu và lớp triệu
I. Mục tiêu 
- Nhận biết được hành triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu.
- Cả lớp làm bài tập 1,2,3 (cột 2); HS khá, giỏi làm được bài tập 4
II. đồ dùng dạy học: 
Bảng các lớp, hàng kẻ sẵn trên bảng
III. Các hoạt động chủ yếu.
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: 	HĐ1: Giới thiệu bài mới
HĐ2: Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu
Gv: kể tên các hàng đã họctheo thé tự từ nhỏ đến lớn?
GV:kểtên các lớp đã học?
GV: Viết các số 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn – HS viết vào vở nháp.
GV: Giới thiệu: 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu
GV: Số 1 triệu có mấy chữ số ? Đó là những số nào ?
GV: yêu cầu HS viết số 10 triệu – HS viết
GV: số 10 triệu có mấy chữ số ?
Tương tự với số 100 triệu.
HĐ3: Luyện tập
Bài 1: Mục tiêu củng cố về thứ tự các số tròn triệu từ 1 triệu đến 10 triệu
GV: Cho HS đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu
HS đếm 1 triệu, 2 triệu ....
Bài 2: 
Mục tiêu: Củng cố về thứ tự các số tròn chục triệu từ 10 triệu đến 100 triệu.
Một chục triệu còn gọi là gì ? (10 triệu)
Hai chục triệu còn gọi là gì ? (20 triệu)
Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác (10 triệu, 20 triệu ...)
Bài 3: Mục tiêu: Củng cố đọc và viết các số tròn triệu
GV: yêu cầu HS đọc và viết các số bài tập yêu cầu
HS viết cử và 2 em lên bảng đọc viết
GV: Nhận xét – ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học;
Luyện từ và câu:	 Dấu hai chấm
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu (Nội dung ghi nhớ SGK).
- Nhận biết được tác dụng của dấu hai chấm(BT1)
- Bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn(BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
III. các hoạt động dạy-học chủ yếu.
1. Bài cũ. 
2. Bài mới
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Tìm hiểu ví dụ
HS : 1 em đọc yêu cầu
a. GV: Yêu cầu HS đọc thầm, trong câu văn dấu hai chấm có tác dụng gì ?
Nó dùng phối hợp với dấu câu nào ?
b, c tương tự
GV: Qua các ví dụ, dấu hai chấm có tác dụng gì ?
GV: Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào ?
GV: Kết luận SGK
HS: Đọc ghi nhó
GV: Đính ghi nhớ lên bảng 4 em đại diện 4 nhóm thi điền các từ còn thiếu vào phần ghi nhớ
HĐ3: Luyện tập.
Bài 1: Mục tiêu: Củng cố tác dụng của dấu hai chấm
HS: Đọc yêu cầu và ví dụ
HS: Thảo luận nhóm 2 về tác dụng của dấu hai chấm trong từng câu văn
HS: Chữa bài và nhận xét
GV: Nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Mục tiêu: Củng cố về cách dùng dấu hai chấm
HS; Đọc yêu cầu
GV: Khi dùng dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu nào?
GV: khi dùng nó để giải thích thì sao ?
GV: yêu cầu HS viết đoạn văn
HS: một số em đọc bài của mình
GV: Nhận xét - ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
Học thuộc phần ghi nhớ, tiết sau mang từ điển để chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học
Tập làm văn: Tả ngoại hình của nhân vật
 trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích, yêu cầu :
- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ) 
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện.
- Kể lại câu chuyện nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình của bà lão hoặc nàng tiên 
- HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của 2 nhân vật (BT2)
II. Đồ dùng dạy - học: 
bài tập 1: Viết sẵn trên bảng lớp
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ 
Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì ?
2 em kể lại câu chyện đã giao.
2. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS nhận xét
GV: yêu cầu HS đọc đoạn văn
GV: Phát phiếu học tập - yêu cầu HS thảo luận nhóm
HS; 2 nhóm cử đại diện trình bày
HS: Các nhóm khác bổ sung
GV: kết luận
HĐ3: Ghi nhớ
HS: Đọc phần ghi nhớ
HĐ4: Luyện tập
Bài 1: 
Mục tiêu: Biết dự vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý ngiã của truyện
HS: Đọc yêu cầu bài tập
GV: Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình ủa chú bé liên lạc ? HS dùng bút chì gạch chân
GV: các chi tiết ấy nói lên điều gì ?
HS nhận xét - Gv kết luận
Bài 2: (Học sinh khá giỏi)
Biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện
HS đọc yêu cầu
GV: Cho HS quan sát tranh minh hoạ;
GV: Nhắc HS chỉ cần kể một đoạn có kết hợp từ ngoại hình nhân vật.
HS: tự làm bài HS : 3-5 em thi kể
GV: nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò.
Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì ?
Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu.
Nhận xét tiết học.
Viết bài tập 2 vào vở.
Âm nhạc: Học hát: EM YÊU HOà BìNH
I/Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và lời ca bài Em yêu hoà bình
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ: Nguyễn đức Toàn.
- Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp
II/Chuẩn bị
1/Giáo viên
-Đàn organ
-Chép nội dung bài hát vào bảng phụ,tranh ảnh phong cảnh quê hương.
2/Học sinh
-SGK âm nhạc 4
-Nhạc cụ gõ: thanh phách...
III/Hoạt động dạy học
1/Phần mở đầu
-Gv giới thiệu nội dung tiết học
-Hs lắng nghe
2/Phần hoạt động
Nội dung:Học hát bài Em yêu hoà bình
Hoạt động 1:
- Gv giới thiệu bài
- Hs lắng nghe
- Gv hát mẫu
- Hs lắng nghe
- Gv phân chia câu hát và hướng dẫn học sinh đọc lời ca.
- Hs đọc lời ca theo âm hình tiết tấu
- Gv dạy hát từng câu
- Hs học hát từng câu theo lối móc xích. Lưu ý những chỗ luyến hai nốt nhạc ở các
- Gv đệm đàn
Hoạt động 2:
chữ:tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, cánh, thơm, hương, có.
Lưu ý chỗ đảo phách
- Hs hát hoàn chỉnh bài với sắc thái tươi vui.
- Lớp hát,tổ hát,cá nhân hát
- Hs hát kết hợp vỗ tay theo nhịp
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu từ câu 1 đến câu 4 rồi tát cả cùng hát từ câu 5 cho đến hết bài.
3/Phần kết thúc
- Cả lớp hát lại bài hát
- Gv đệm đàn
- Nêu tính giáo dục của bài hát: Em biết tác giả bài hát này là nhạc sĩ nào?
- Hs trả lời
- GV nêu một số sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn cho thiếu nhi
- Dặn dò hs học thuộc lòng bài hát
- Gv nhận xét tiết học
Sinh hoạt đội
I. Nhận xét hoạt động trong tuần.
Sĩ số duy trì đầy đủ, tốt có 
Nề nếp lớp được duy trì tốt
Học và làm bài ở nhà tương đối tốt
Nhiều em hăng say xây dựng bài
Tồn tại:
Một số em đi học còn quên vở
Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ:
Chưa chịu khó trong học tập
II. Phương hướng
Tuần tới trực nhật, nhặt rác sân trường
Sách vở đầy đủ.
Vệ sinh sạch sẽ không nói chuyện
Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
Thực hiện an toàn giao thông khi đến trường và về nhà
III. An toàn giao thông
Bài 1: 	 Biển báo giao thông đường bộ
A. Mục tiêu: 
- Biết nội dung 12 biển báo hiệu giao thông, hiểu ý nghĩa, tác dụng và tầm quan trọng.
- HS nhận biết được nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà thường gặp.
- Khi đi đường có ý thức chú ý biển báo; tuân theo luật và đi đúng phần đường qui định của biển báo hiệu giao thông.
B. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới.
Giáo viên gọi 2-3 học sinh lên bảng chỉ biển hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem; nói tên các biển báo đó và nơi em nhìn thấy.
GV: Nhắc lại ý nghĩa các biển báo hiệu, nơi thường gặp các biển báo này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới.
GV đưa ra biển báo hiệu mới: Biển 110a, 122.
H: Nhận xét màu sắc, hình dáng, hình vẽ của biển.
GV: Biển báo này được gọi là biển báo gì?
Học sinh trả lời giáo viên giới thiệu: đây là các biển báo cấm; ý nghĩa biểu thị những điều cấm mà người đi đường phải chấp hành.
GV: Căn cứ những hình vẽ bên trong biển em hãy giải thích nội dung cấm của biển 110a và 122 là gì?
Tương tự giáo viên đưa ra 3 biển: 208; 209; 233 
Hướng dẫn học sinh nhận xét, giáo viên chốt lại những ý đúng và giới thiệu cho học sinh biết đây là nhóm biển báo nguy hiểm để người đi đường biết trước các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
GV cứ hình vễ để giới thiệu cho học sinh từng tên biển.
Tiếp tục làm như vậy với các biển: 301 (a,b,d,e)
GV hướng dẫn học sinh nhận xét; giáo viên chốt lại những ý đúng và giới thiệu cho học biết đây là nhóm biển hiệu lệnh dùng để hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng quy định
GV cứ hình vễ để giới thiệu cho học sinh từng tên biển.
GV gắn 12 biển hiệu vừa học lên bảng và cho học sinh xếp lại đúng theo từng nhóm
C. Củng cố, dặn dò: 
GV tóm tắt các nhóm biển báo cho học sinh nhớ.
Nhắc học sinh thực hiện đúng các quy định của biển báo
Nhận xét giờ học.
***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc