Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 33

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 33

Toán: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tt)

A. Mục tiêu:Giúp HS :

- Thực hiện được nhân chia phân số.

- Tìm thành phần chưa biết trong một phép nhân, phép chia phân số.

- Cả lớp làm được bài tập 1,2,4a; HS khá giỏi làm được bài tập 3.

B. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ cho HS làm BT.

C. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài củ: Gọi 2HS lên bảng làm bài 5, SGK.

- Nhận xét ghi điểm

- Nhận xét bài cũ.

2. Dạy bài mới.

a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “Ôn tập về các phép tính với phâ số (tt)”

 - Gv ghi bảng .

 b.Thực hành

 Bài 1: HS làm vào VBT.

 - Hai HS lên bảng làm.HS nêu kết quả.

 - Gv nhận xét, chốt ý đúng:

 Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài .

 - HS tự làm vào VBT, 2HS lên bảng làm.

 - Lớp nhận xét

- giáo viên nhận xét, chốt ý đúng :

 

doc 21 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Ngày soạn: 23/4/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011
Toán: 	Ôn tập về các phép tính với phân số (tt)
A. Mục tiêu:Giúp HS :
- Thực hiện được nhân chia phân số.
- Tìm thành phần chưa biết trong một phép nhân, phép chia phân số.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2,4a; HS khá giỏi làm được bài tập 3.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ cho HS làm BT.
C. Hoạt động dạy học
Kiểm tra bài củ: Gọi 2HS lên bảng làm bài 5, SGK.
- Nhận xét ghi điểm 
- Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “Ôn tập về các phép tính với phâ số (tt)”
	- Gv ghi bảng .
	b.Thực hành
 	 Bài 1: HS làm vào VBT.
	- Hai HS lên bảng làm.HS nêu kết quả.
	- Gv nhận xét, chốt ý đúng:
 	Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài .
	- HS tự làm vào VBT, 2HS lên bảng làm.
	- Lớp nhận xét
- giáo viên nhận xét, chốt ý đúng :
	Bài 3: HS đọc đề bài 
	- HS l àm bài vào VBT, HS lên bảng làm vào giấy.
	- Gv nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài.
	- HS thảo luận nhóm đôi rồi làm bài vào VBT.
	- Đại diện hai nhóm lên làm vào bảng phụ.
	- Lớp và Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
3.Củng cố , dặn dò:
	- Về nhà xem lại bài.
	- Giáo viên nhận xét tiết học 
Tập Đọc: 	Vương quốc vắng nụ cười (tt)
A. Mục đích yêu cầu:
-Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật. 
-Hiểu nội dung: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
B. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
C. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng hai bài thơ “Ngắm trăng - Không đề” và trả lời câu hỏi sgk
Nhận xét ghi điểm. 
 2. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
 *Luyện đọc
- 1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia 3 đoạn.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn - 2,3 lượt. Giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh .
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; giúp hs hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài .
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1HS đọc cả bài .
- Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài 
 *Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi :
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ?
+ Vì sao những chuyện ấy buồn cười ?
+ Bí mật của tiếng cười là gì ?
+ Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ?
 *Hướng dẫn học sinh đọc diển cảm.
- Hướng dẫn HS đọc truyện theo cách phân vai, giúp các em biết đọc đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật.
- Gv hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn theo cách phân vai.
- Ba học sinh nối tiếp nhau đọc bài văn, giáo viên nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung của bài.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn .
- Gv nhận xét , bình chọn em đọc hay nhất. 
 3. Củng cố dặn dò:
- Học sinh nêu ý nghĩa của bài
- Nhận xét tiết học
Chính tả: (Nhớ- viết): Ngắm trăng - Không đề
A.Mục đích - yêu cầu:
- Nhớ- viết đúng chính tả , trình bày đúng hai bài thơ Ngắm trăng - không đề. Trình bày hai bài thơ theo hai thể thơ khác nhau
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ch.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a.
C. Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: 
Gv nhận xét bài viết tiết trước.
 2.Bài mới:
 	a.GTB: Hôm nay các em nhớ- viết hai bài thơ Ngắm trăng - Không đề
- Gv ghi bảng.
 b.Hướng dẫn học sinh nhớ- viết :
- Gv đọc bài chính tả , Hs theo dõi Sgk.
- HS đọc thầm lại bài thơ.
- Gv nhắc HS chú ý cách trình bày bài; khoảng cách giữa những từ ngữ dễ sai.
- HS nói về nội dung bài thơ.
- HS tự nhớ lại hai bài thơ và viết vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Thu bài chấm ( 5 – 7 HS ).
 c.Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
 Bài 2: Chọn cho HS làm câu a.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo .
- Gv nhận xét , chốt lại.
 3. Củng cố - dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Xem lại các phần bài tập đã làm.
Ngày soạn: 24/4/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2011
Luyện từ và câu: 	 Mở rộng vốn từ : Lạc quan - Yêu đời.
A. Mục tiêu: Giúp Hs:
- Hiểu nghĩa từ lạc quan, biết sắp xếp các từ cho trước có tiếng lạc thành hai nhóm nghĩa.; xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm nghĩa.
- Biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan, không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ cho HS làm BT.
C. Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS nhắc lại ghi nhớ của tiết trước.
- Một HS làm lại BT2.
- Gv nhận xét.
 2.Bài mới:
 a Giới thiệu bài mới: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bt1: 1 Học sinh đọc yêu cầu bài. 
-HS suy nghĩ và làm bài vào VBT – 1HS làm vào bảng phụ.
-HS đọc bài làm, Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
BT2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
-HS thảo luận nhóm đôi và tự làm bài vào VBT, 2HS làm vào băng giấy.
-Gv nhận xét, chấm điểm.
BT3: HS đọc yêu cầu bài.
	-HS tự làm bài vào VBT, HS đọc bài làm của mình.
	-Gv nhận xét, bổ sung.
BT4: HS nêu yêu cầu của bài.
	-HS thảo luận nhóm và ghi ra phiếu bài tập.
	-Đại diện nhóm báo cáo kết quả bài làm.
	-Gv nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố - dặn dò.
-Về nhà xem trước bài mới.
 	-Giáo viên nhận xét tiết học
Lịch sử: 	Tổng kết
A.Mục tiêu:HS biết:
- Hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
- Lập bảng nêu tên và cống hiến của các nhân vật tiêu biểu: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trương, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý THái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.
B.Đồ dùng dạy học:
- Bảng thời gian biểu thịcác thời kì lịch sử.
- Phiếu học tập cho HS.
C. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên nêu ý nghĩa lịch sử của Kinh thành Huế.
- Gv nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
 a.GTB: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- Gv đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các thời kì, triều đại vào “ trống cho chính xác.
- HS dựa vào kiến thức đã học, làm theo yêu cầu trên.
- GV quan sát, nhắc nhở cho những em còn lúng túng.
- HS nêu kết quả của mình.
- Gv nhận xét, bổ sung thêm.
c.Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- Gv đưa ra một danh sách các nhân vật lịch sử và yêu cầu HS ghi tóm tắt về c”ng lao của các nhân vật lịch sử trên.
- Một vài HS báo cáo kết quả làm việc của mình.
d.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Gv đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hóa trong SGK và yêu cầu HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa đó.
- HS nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
3.Củng cố và dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau 
- Giáo viên nhận xét tiết học
Toán: 	Ôn tập về các phép tính với phân số (tt)
A. Mục tiêu:
- Tính giá trị biểu thức với các phân số.
- Giải được các bài toán có lời văn với các phân số.
- Cả lớp làm được bài tập 1(a,c), 2b, 3. HS khá giỏi làm được các bài tập 
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ cho HS làm bài.
C. Hoạt động dạy học
KTBC: Gọi 2HS lên làm BT 3, SGK. Kiểm tra vở toán HS.
- Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ Ôn tập về các phép tính với phân số (tt).
- Gv ghi bảng .
b.Thực hành
 	 Bài 1: HS làm vào VBT.
- Hai HS làm vào giấy.
- Gv nhận xét , chốt lời giải đúng.
 	Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài .
- HS tự làm vào VBT , 2HS lên bảng làm.
- Lớp + giáo viên nhận xét, chốt ý đúng. 
 	Bài 3 : HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy.
- Gv nhận xét , chốt ý đúng .
 	Bài 4: HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm và tự làm vào VBT – HS đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chốt ý đúng : 
3. Củng cố , dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- BTVN: Bài 2 SGK / 169.
Ngày soạn: 25/4/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2011
Toán: 	Ôn tập về các phép tính với phân số (tt) 
A. Mục tiêu :Giúp HS :
- Thực hiện được bốn phép tính với phân số.
- Vận dụng được để tính giá trị biểu thức và giải toán.
- Cả lớp làm được bài tập 1, 3a, 4a. HS khá giỏi làm được bài tập 2.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Phiếu cho Hs làm bài tập.
C. Hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài 2/169, SGK.
- Gv nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
2.Hoạt động 2: Bài mới
a.GTB: Hôm nay các em sẽ Ôn tập về các phép tính với phân số (tt)
 	-Gv ghi bảng
b.Thực hành :
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài .
- HS tự làm bài vào VBT.
- HS đọc bài làm .
- Gv nhận xét , chốt lại .
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài .
- HS làm bài vào VBT ,3HS lên bảng làm.
- Gv nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Bài 3 : HS đọc đề bài.
- HS Thảo luận nhóm đôi và làm bài vào VBT.
- 1Hs làm vào phiếu, Gv nhận xét chốt ý đúng .
Bài 4: HS tự làm bài vào VBT.
- HS đọc bài làm của mình.
- Gv nhận xét, chốt ý.
3.Hoạt động 3 :Củng cố - Dặn dò
- Về nhà làm bài 3/170,SGK.
- Nhận xét tiết học.
Tập đọc: 	Con chim chiền chiện
A.Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên, lạc quan. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa bài : Hình ảnh con chim chiền chiền tự do bay lượn trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu cuộc sống yêu cuộc sống.
B.Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk
C.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS đọc bài : “Vương quốc vắng nụ cười (tt)” theo cách phân vai, trả lời các câu hỏi Sgk.
- Gv nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
 2.Bài mới :
 a.GTB : Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc : 
-1 học sinh đọc toàn bài , giáo viên nhận xét.
- Học sinh nối tiếp nhau bài thơ (2lượt).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ bài, giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài. 
-Học sinh luyện đọc theo cặp . 
-2 học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài - giọng hồn nhiên, vui tươi.
 *Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi Sgk :
+Con chim chiền chiền bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
+Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiền tự do bay lượn giữa không gian cao rộng ?
+Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiền ?
+Tiếng hót của chim chiền chiền gợ ...  cần thiết cho đời sống của cỏ.
+Quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ.
-Viết sơ đồ lên bảng:
 Phân bò Cỏ Bò .
 +Trong mối quan hệ giữa phân bò, cỏ, bò đâu là yếu tố vô sinh, đâu là yếu tố hữu sinh ?
-Vừa chỉ vào hình minh họa, sơ đồ bằng chữ và giảng: Cỏ là thức ăn của bò, trong quá trình trao đổi chất, bò thải ra môi trường phân. Phân bò thải ra được các vi khuẩn phân hủy trong đất tạo thành các chất khoáng. Các chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ.
 ỉ Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
-Yêu cầu: Quan sát hình minh họa trang 133, SGK , trao đổi và trả lời câu hỏi.
 +Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ ?
 +Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì ?
 +Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ ?
-Gọi HS trả lời câu hỏi. Yêu cầu mỗi HS chỉ trả lời 1 câu, HS khác bổ sung.
-2 HS ngồi cùng bàn hoạt động theo hướng dẫn của GV.
-Câu trả lời đúng là:
+Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn.
+Thể hiện mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên.
+Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này được rễ cỏ hút để nuôi cây.
-3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung 
-Quan sát, lắng nghe
-Đây là sơ đồ về một trong các chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn ngoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn ngoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành các chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác. Người ta gọi những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên là chuỗi thức ăn. Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều sinh vật, mỗi loài là một mắc xích thức ăn, Mỗi “mắt xích” thức ăn tiêu thụ mắt xích ở phía trước nó bị mắc xích ở phía sau tiêu thụ.
 +Thế nào là chuỗi thức ăn ?
 +Theo em, chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào ?
+Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác.
+Từ thực vật.
-Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
 ỉ Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn trong tự nhiên
 Cách tiến hành
-GV tổ chức cho HS vẽ sơ đồ thể hiện các chuỗi thức ăn trong tự nhiên mà em biết. (Khuyến khích HS vẽ và tô màu cho đẹp).
-HS hoạt động theo cặp: đua ra ý tưởng và vẽ.
-Gọi một vài cặp HS lên trình bày trước lớp.
-Nhận xét về sơ đồ của HS và cách trình bày.
3.Củng cố -Dặn dò
-Hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 27/4/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2011
Toán: 	Ôn tập về đại lượng (tt)
A.Mục tiêu :Giúp HS :
-Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian.
-Thực hiện được phép tính với số đo thời gian.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2,4. HS khá giỏi làm được bài tập 3
B.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ cho HS làm BT.
C. Các hoạt động DH
 1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên bảng làm BT4 / 171, Sgk.
- Gv kiểm tra một số vở của hs 
- Gv nhận xét
2.Bài mới:
a.GTB : Gv ghi tên bài lên bảng.
b.Thực hành
Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài.
-HS tự làm bài vào VBT, 2HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài.
-HS làm vào VBT, 2HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng .
Bài 3: 
-HS tự làm vào VBT – HS đọc bài làm.
-Gv nhận xét.
Bài 4(SGK): HS đọc yêu cầu bài.
-HS làm bài vào VBT – HS đọc bài làm của mình.
-GV nhận xét, chốt ý.
Bài 4: HS đọc đề bài.
-HS thảo luận nhóm 4 và trả lời miệng kết quả.
-Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
-Về nhà làm bài 5 / 172, SGK.
-Nhận xét tiết học
Luyện từ và câu: 	 Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
A.Mục tiêu:
-Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng mục đích trong câu (trả lời câu hỏi Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?).
-Nhận biết trạng ngữ chỉ mục đích trong câu; Bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
B.Đồ dùng dạy học:
-Giấy viết BT2,3(phần nhận xét)
-Giấy viết ba câu văn BT1,2 (phần luyện tập).
C. Các hoạt động dạy học
1.KT bài cũ.
-Gọi 2HS lên bảng, mỗi em làm lại BT2,4 của tiết trước.
- Gv nhận xét, đánh giá
2.Bài mới.
a.GTB: Giáo viên ghi bảng tên bài lên bảng.
b.Phần nhận xét:
-Hai HS tiếp nối nhau đọc các bài tập 1,2.
-Gv nhắc HS : Trước hết, cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó tìm thành phần trạng ngữ.
-HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, 1HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong câu.
-Gv nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
- Trạng ngữ được in nghiêng trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Nó bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu.
 c. Phần ghi nhớ:
- Ba, bốn HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gv yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
 d.Phần luyện tập:
 Bài 1:HS đọc yêu cầu bài .
- Hs làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy.
- Gv nhận xét, chốt ý đúng.
 +Để tiêm phòng dịch cho trẻ, tỉnh đã cử nhiều đội ý tế về các bản.
 +Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
 +Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài.
-Gv nhắc HS : Phải thêm đúng là trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
-HS tự làm bài vào VBT, 3HS làm bài vào giấy.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng:
 +Để lấy nước tưới cho ruộng đồng, xã em vừa đào một con mương.
 +Vì danh dự của lớp, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
 +Để thân thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.
Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài 
-HS tự làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
 Đoạn a :Để mài răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
 Đoạn b :Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
3.Củng cố,dặn dò:
-Nêu lại bài học sgk.
-Học và chuẩn bị bài 
-Nhận xét tiết học
Tập làm văn: 	Điền vào giấy tờ in sẵn.
A. Mục tiêu:
-Biết điền đúng những nội dung và những chỗ trống trong giấy tờ in sẳn: Thư chuyển tiền.
- Bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi.
- Học sinh biết điền vào một số giấy tờ đơn giản quen thuộc ở địa phương.
B. Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi nội dung Thư chuyển tiền.
C. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc lại bài làm của tiết trước.
- Gv nhận xét.
2.Bài mới :
a.GTB: Tiết này, các em sẽ học cách Điền vào giấy tờ in sẵn
-GV ghi bảng.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài .
- Một HS đọc yêu bài. 
- HS suy nghĩ và xác định các yêu cầu trong bài. 
- HS tiếp nối nhau đọc nội dung của mẩu Thư chuyển tiền.
- Gv hướng dẫn cách điền vào mẩu Thư chuyển tiền.
- Gọi 1 HS đóng vai giúp mẹ điền vào mẩu Thư chuyển tiền.
- HS điền vào nội dung vào mẩu Thư chuyển tiền trong VBT, 1HS làm vào giấy.
- HS đọc bài làm trước lớp – Gv nhận xét bổ sung.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài.
- Hai HS đóng vai người nhận tiền.
- Gv hướng dẫn để HS biết.
- HS viết vào VBT, 1HS làm vào phiếu.
- Gv nhận xét, chốt ý .
4.Củng cố - dặn dò
- Về nhà tập viết lại cho rõ ràng hơn.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Địa lí: 	 KHAI THáC khoáng sản Và HảI SảN 
ở vùng biển việt nam
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số hoạt động khai thách nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển...)
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
- HS khá giỏi nêu được thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản và một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ
II.Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ công nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
- Tranh ảnh về khai thác dầu khí, khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Biển đông và các đảo
Chỉ trên bản đồ và mô tả về biển, đảo của nước ta?
Nêu vai trò của biển và đảo của nước ta?
HS trả lời, lớp nhận xét
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi có dầu khí trên biển.
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi có dầu khí trên biển.
GV: Dỗu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của nước ta, nước ta đã và đang khai thác dầu khí ở biển Đông để phục vụ trong nước và xuất khẩu
Mô tả quá trình thăm dò, khai thác dầu khí?
Quan sát hình 1 & các hình ở mục 1, trả lời câu hỏi của mục này trong SGK?
Kể tên các sản phẩm của dầu khí được sử dụng hàng ngày mà các em biết?
HS dựa vào tranh ảnh, SGK để trả lời.
GV : Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
HS lên bảng chỉ bản đồ nơi đang khai thác dầu khí ở nước ta.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản?
Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ?
Trả lời những câu hỏi của mục 2 trong SGK
Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ, SGK, vốn hiểu biết để thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
GV m” tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta.
GV yêu cầu HS kể về các loại hải sản (tôm, cua, cá...) mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
3. Củng cố- Dặn dò: 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Chuẩn bị bài: Ôn tập
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: 
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của tuần qua để phát huy và khắc phục .
- Đề ra phương hướng tuần tới .
II. Tiến hành sinh hoạt :
1.Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua :
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động trong tuần qua
- HS tự giác nhận khuyết điểm, tập trung 
- Cả lớp bổ sung
- Mỗi cá nhân tự hứa 
- Đề xuất khen thưởng những bạn có tiến bộ 
- Nhận xét việc tham gia công trình măng non.
- Việc thực hiện đội mũ ca lô đầu tuần một số em chưa tốt.
2.Đề phương hướng tuần tới :
- Phát huy những việc tốt 
- Khắc phục những tồn tại 
- Làm đề cương ôn tập các môn ít tiết 
- Chú trọng ôn tập chuẩn bị thi học kì II cho tốt. 
- Tham gia tốt các hoạt động chào mừng ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và ngày quốc tế lao đông 1/5
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33.doc