Toán : HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.Mục đích-yêu cầu : Giúp H
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng Ê ke để kiểm tra đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
- Cả lớp làm được bài tập 1,2,3a. HS khá giỏi làm BT 3b,c; bài tập 4
II.Đồ dùng:
- Ê ke, thước thẳng
III.Các hoạt động dạy-học :
1.Kiểm tra
- Kiểm tra vở BT ở nhà
- HS chữa bài, nhận xét
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài
b.Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc :
- GV vẽ bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi : Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ? ( ABCD : HCN)
+ Các góc A,B, C , D của hình CN là góc gì? (góc vuông)
- GV vừa thao tác vừa nêu :Cô kéo dài cạnh BC thành đường thẳng DM ,kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN . Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C .
- HS theo dõi thao tác của GV
c.Luyện tập thực hành :
Tuần 9 Ngày soạn: 23/10/2010 Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 Toán : Hai đường thẳng vuông góc I.Mục đích-yêu cầu : Giúp H - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng Ê ke để kiểm tra đường thẳng có vuông góc với nhau hay không. - Cả lớp làm được bài tập 1,2,3a. HS khá giỏi làm BT 3b,c; bài tập 4 II.Đồ dùng: - Ê ke, thước thẳng III.Các hoạt động dạy-học : 1.Kiểm tra - Kiểm tra vở BT ở nhà - HS chữa bài, nhận xét 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài b.Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc : - GV vẽ bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi : Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ? ( ABCD : HCN) + Các góc A,B, C , D của hình CN là góc gì? (góc vuông) - GV vừa thao tác vừa nêu :Cô kéo dài cạnh BC thành đường thẳng DM ,kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN . Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C . - HS theo dõi thao tác của GV c.Luyện tập thực hành : Bài 1 : - H đọc yêu cầu của bài - GV vẽ lên bảng 2 hình a,b như BT SGK - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? Dùng ê ke kiểm tra 2 đường thẳng có vuông góc với nhau không + Vì sao HI và KI vuông góc với nhau ? ( khi đặt Ê ke thấy 2 đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông ) Bài 2 : - GV yêu cầu HS đọc đề bài - HS viết tên các cặp cạnh (song song) với nhau trong HCN vào vở BT - H lên bảng làm. - Cả lớp nhận xét . . Bài 3 : - GV yêu cầu HS đọc đề bài ( làm bài ) - HS dùng ê ke kiểm tra các hính SGK Bài 4 : - GV yêu cầu HS đọc bài . - HS tìm các cạnh vuông góc - Các cặp cạnh không vuông góc 3.Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học - BT làm thêm. Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ I. Mục đích - yêu cầu : - Bước đầu biết đọc lời nhân vật trong đoạn văn đối thoại. - Hiểu ý nghĩa của bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II/ Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài tập đọc. SGV. II.Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ: - 2 em đọc 2 đoạn của bài "Đôi giầy ba ta màu xanh". - Nêu nội dung của bài. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc: - Đọc mẫu, chia đoạn (2 đoạn). - Luyện đọc. Học sinh đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ. - Luyện đọc theo cặp. - 2 em đọc cả bài. - T đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài: * Học sinh đọc đoạn 1. + Từ "Thưa" có nghĩa là gì? + Cương xin mẹ đi học nghề gì? + Cương học nghề thợ rèn để làm gì? + "Kiếm sống" có nghĩa là gì? - Giáo viên tổng kết ý đoạn 1. * Gọi học sinh đọc đoạn 2. + Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình? + Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào? + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? - Giáo viên tổng kết ý đoạn 2. c) Luyện đọc diễn cảm: Gọi học sinh đọc phân vai, cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc phù hợp với từng nhân vật. - Học sinh luyện đọc theo nhóm (phân vai). - Tổ chức luyện đọc diễn cảm đoạn văn. - Cả lớp nhận xét cách đọc. C. Củng cố dặn dò: - Câu chuyện của Cương có ỹ nghĩa gì? - Nhận xét tiết học. - Đọc bài ở nhà, xem bài sau. Chính tả: Thợ rèn I.Mục đích - yêu cầu : - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ . - Làm đúng các bài tập chính tả. II.Đồ dùng: - Viết sẵn bài tập 2b lên bảng. III.Các hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: - Giáo viên đọc, gọi 2 em lên bảng viết, lớp viết vào bảng con các từ: con dao, rao vặt, giao hàng, hạt dẻ. - Giáo viên chấm điểm, nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - Ghi đề bài: 2. Hướng dẫn viết chính tả: a) Tìm hiểu bài thơ: - Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả? - Nghề thợ rèn có điểm gì vui nhộn. b) Hướng dẫn viết từ khó: - Trăm nghề, bóng nhẫy, nghịch,... c) Viết chính tả: - Giáo viên đọc, học sinh viết bài. - Đọc dò bài 3. Hướng dẫn làm bài tập 2b: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài tập ở BT tiếng Việt. - Chấm, chữa bài. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Học thuộc các câu ca dao. Ngày soạn: 24/10/2010 Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010 Toán: Hai đường thẳng song song I.Mục đích - yêu cầu : - Giúp H có biểu tượng về hai dường thẳng song song(là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau). - Nhận biết được hai đường thẳng song song - Cả lớp làm được bài tập 1,2,3a. Học sinh khá giỏi làm được bài 3b II.Đồ dùng : - Thước thẳng, ê ke. III.Các hoạt động dạy - học : A. Bài cũ: - 1 học sinh lên bảng vẽ e đường thẳng vuông góc với nhau và giải thích. - 1 em chữa bài 4. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - Ghi đề: 2. Giới thiệu 2 đường thẳng song song: - Giáo viên vẽ hình chữ nhật ABCD. A B D C - Giáo viên dùng phấn màu kéo dài 2 cạnh đối diện AB và DC về 2 phía, ta có 2 đường thẳng song song với nhau. Giáo viên yêu cầu học sinh kéo dài 2 cạnh đối diện còn lại của hcn là AD và BC, 2 đoạn đường thẳng đó song song với nhau không? - Liên hệ tìm những đồ vật có 2 cạnh song song với nhau? - Học sinh vẽ 2 đường thẳng song song. 3. Luyện tập thực hành: Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu của đề bài. a) Làm như phần trên. b) Học sinh thảo luận theo cặp, gọi vài em nêu cách làm. Bài 2: - Học sinh đọc đề. - Suy nghĩ trình bày cách làm. - H chữa bài. Cả lớp nhận xét. Bài 3: - Học sinh đọc yêu cầu của đề bài - H làm bài cá nhân - H chữa bài cả lớp nhận xét,T nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Thế nào là 2 đường thẳng song song. - Giáo viên nhận xét tiết học. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ước mơ I.Mục đích - yêu cầu: 1. Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. 2. Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ. 3. ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó; nêu được ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ Hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm. II.Đồ dùng: - Chuẩn bị từ điển. - Giấy to,... III.Các hoạt động dạy-học: A.Bài cũ - Dấu ngoặc kép có tác dụng gì? - 1 em đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu bài 1. - Học sinh đọc bài: "Trung thu độc lập" + Tìm từ cùng nghĩa với từ "ước mơ" (mơ tưởng, mơ ước). + "mong ước" có nhĩa là gì? Đặt câu với từ đó. + "mơ tưởng" là gì? Đặt câu với từ đó. Bài 2: - Học sinh đọc bài tập - mẫu. - Phát giấy + - Các nhóm thảo luận làm bài tập và lần lượt trình bày kết quả. - T nhận xét bổ sung. Bài 3: - Học sinh đọc yêu cầu nội dung và mẫu của bài tập. - Học sinh thảo luận nhóm (phiếu). - Các nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. Bài 4 + 5: - Học sinh đọc và tự làm bài vào vở. - T chấm bài, nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Xem bài sau. Lịch sử: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân I/ Mục tiêu: Sau bài học hs biết: - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loại 12 sứ quân: + Sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơ vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước. + Đinh Bộ lĩnh đã tập họp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh quê ở Hoa Lư, Ninh Bình là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân II/ Đồ dùng dạy học: -Phiếu học tập III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh kiểm tra, giáo viên nhận xét ghi điểm. B. Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu bài học. b.Hoạt động 1:Làm việc cả lớp * Mục tiêu: Giúp học sinh biết tiểu sử của Đinh Bộ Lĩnh * Cách tiến hành: -Quan sát tranh, đọc đọc nội dung trang 26 SGK và trả lời câu hỏi. -Giáo viên nhận xét và kết luận c.Hoạt động 2: Sinh hoạt nhóm * Mục tiêu: Học sinh biết tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất * Cách tiến hành: -Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh trả lời. -Đại diện nhóm báo cáo, giáo viên giúp học sinh hoàn thiện C.Củng cố dặn dò: - Giáo viên và học sinh tổng kết các hoạt động và trả lời câu hỏi cuối sách trang/27 - 2,3 hs đọc ghi nhớ - Nhận xét tiết học Địa lý: Hoạt động sản xuất của người dân Tây Nguyên (tt) I/ Mục tiêu: Sau bài học , hs biết: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân Tây Nguyên. + Sử dụng nước sản xuất điện + Khai thác gỗ và lâm sản. - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản và nhiều thú quý,... - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng - Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh. - Mô tả sơ lước rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, có nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng...), rừng khộp (rừng rụng lá về mùa khô). - Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: Sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai - HS khá giỏi Quan sát hình và kể lại qui trình sản xuất đồ gỗ; Giải thích những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên bị tàn phá. II. đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lý tự nhiên VN Tranh , ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở TN III. Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh trả lời câu hỏi giáo viên ghi điểm nhận xét. B. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu bài học. b. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - Học sinh quan sát lược đồ hình 4, thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả c. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp - Giáo viên yêu cầu học sinh & đọc mục 4 sgk & trả lời câu hỏi mục 4 trang 91; học sinh trả lời sinh trả lời( CN) d. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Học sinh dựa vào mục 2, quan sát h8,9,10 sgk trang 92 để trả lời câu hỏi C. Cũng cố dặn dò: -Gọi hs nêu những đặc điểm tiêu biểu của TN. -Dặn VN học bài. -Chuẩn bị bài tiếp theo. -Nhận xét tiết học. Ngày soạn: 25/10/2010 Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010 Toán: Vẽ hai đường thẳng vuông góc I.Mục đích-yêu cầu: - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước - Vẽ được đường cao của hình tam giác. - Cả lớp làm được bài tập 1,2. Học sinh khá giỏi làm được bài tập 3 II.Đồ dùng: - Thước thẳng, ê ke. III.Các hoạt động dạy-học: A. Bài cũ: - Chữa bài tập về nhà. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - ghi đề bài: 2. Hướng dẫn vẽ đ/t đi qua 1 điểm và vuông góc với 1 đ/t cho trước: - Giáo ... tấu có những hình nốt gì - Cho học sinh đọc tên tốt và luyện gõ tiết tấu bằng thanh phách. - Cho học sinh đọc bài TĐN số 2 nắng vàng. ? Trên khuông có những hình nốt gì - Gọi học sinh đọc nốt nhạc trên khuông ? Nốt thấp nhất là nốt nào ? Nốt cao nhất là nốt gì - Giáo viên cho học sinh luyện đọc nốt nhạc và ghép lời ca. 4. Củng cố dặn dò - Cho học sinh đọc lại bài TĐN số 2 nhạc và lời. - Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học - Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục đích - Yêu cầu: - Học sinh chọn được một câu chuyện về một ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. II. Đồ dùng: Giấy khổ to viết sẵn nội dung như sgk. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - 1 em kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp. - Giáo viên nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - Ghi đề bài: 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài: - Giáo viên gạch chân dưới từ ngữ quan trọng. - Câu chuyện các em kể phải là một ước mơ có thực, nhân vật trong truyện là các em hoặc bạn bè, người thân. 3. Gợi ý kể chuyện: a) Giúp học sinh các hướng xây dựng cốt truyện: - Giáo viên gọi 3 em nối tiếp đọc gợi ý 2. - Giáo viên dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện, mời 1em đọc. - Học sinh nối tiếp nhau nói đề tài kể truyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình. b) Đặt tên cho câu chuyện: - Học sinh suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình. - Giáo viên khen những HS có dàn ý tốt. 4. Thực hành kể chuyện: a) Kể chuyện theo cặp: - Từng cặp học sinh kể chuyện cho nhau nghe về ước mơ của mình. - Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ. b) Thi kể chuyện trước lớp: - Giáo viên chọn một số đề tài hau cho HS thi kể. - Giáo viên chấm, nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhân xét tiết học. - Chuẩn bị trước bài kể chuyện: "Bàn chân kỳ diệu". Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục đích- yêu cầu : Dựa vào đoạn kịch Yết Kiêu trong SGK, biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ vở kịch Yết Kiêu. - Tờ phiếu học tập. III. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - 1 HS kể lại câu chuyện ở Vương Quốc Tương Lai theo trình tự thời gian. - 1 HS kể theo trình tự không gian. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát tranh Yết Kiêu đục thuyền giặc. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Hai HS nối tiếp nhau đọc vở kịch. - Giáo viên đọc diễn cảm. + Cảnh 1 có những nhân vật nào ? + Cảnh 2 có những nhân vật nào ? + Yết Kiêu là người như thế nào? + Cha Yết Kiêu là người như thế nào? + Những sự việc xảy ra trong 2 vở kịch được diễn ra theo trình từ nào? Bài 2: Kể lại câu chuyện theo gợi ý trong sgk. - HS đọc yêu cầu của bài 2. - GV gọi 1 học sinh giỏi làm mẫu chuyển lời thoại thành lời kể. Lưu ý: Để cho câu chuyện hấp dẫn ta có thể thêm động tác, cử chỉ, nét mặt, thái độ. - HS kể chuyện theo nhóm. - Sau đó gọi HS kể chuyện. - GV nhận xét, tuyên dương những HS kể hay. C. Củng cố, dặn dò: - 1 em kể lại toàn chuyện. - Nhận xét tiết học. - Kể lại nhiều lần ở nhà. Khoa học: Ôn tập: Con người và sức khỏe I.Mục đích - yêu cầu : - Giúp H củng cố và hệ thống các kiến thức về: + Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. + Cách phòng chóng một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. + Dinh dưỡng hợp lý. + Phòng tránh đuối nước. II. Đồ dùng: - Phiếu câu hỏi ôn tập. - Phiếu ghi tên các loại thức ăn. - Tranh, ảnh, mô hình về các loại thức ăn. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài mới Hoạt động 1: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng". a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức. - Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. - Cách phòng một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng. b) Cách tiến hành: - GV sử dụng phiếu câu hỏi để trong hộp, từng HS lên bốc thăm trả lời. - Các bạn nhận xét, GV chốt câu trả lời đúng. Hoạt động 2: Tự đánh giá. a) Mục tiêu: HS có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình. b) Cách tiến hành: - GV hỏi: + Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa? + Đã phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật chưa? + Đã ăn các thức ăn có chứa các loại Vi- ta- min và chất khoáng chưa. - HS tự đánh giá thức ăn của mình theo tiêu chí trên. - Gọi một số HS trình bày trước lớp. 2. Củng cố dặn dò: - HS đọc lại mục bạn cần biết . - GV nhận xét tiết học . Ngày soạn: 27/10/2010 Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2010 Toán: Thực hành vẽ hình chữ nhật , Thực hành vẽ hình vuông I.Mục đích - yêu cầu : - Giúp H biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình chữ nhật một hình vuông biết độ dài hai cạnh cho trước. - Cả lớp làm được bài tập: 1a, 2a (tr 54); 1a, 2a (tr 55). Học sinh khá giỏi làm được bài tập 3 (tr 55) II.Đồ dùng : - Thước kẻ và ê ke. III.Các hoạt động dạy học : 1. Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, rộng 2 cm. - Giáo viên hướng dẫn vẽ mẫu lên bảng (GV vẽ tăng lên 10 lần). - Vẽ đoạn thẳng DC dài 4dm. - Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D lấy đoạn thẳng DA = 2dm. - Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CD = 2dm. A B D C 4dm 2dm - Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD. 2. Vẽ hình vuông có cạnh 3cm. - GV nêu bài toán: "Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3cm". - GV: Ta có thể coi hình vuông là hình chữ nhật đặt biệt có chiều dài 3cm, rộng 3cm. Vẽ tương tự như tiết trước. * GV hướng dẫn: - Vẽ đoạn thẳng DC = 3dm. - Vẽ đường thẳng DA vuông góc DC tại D và lấy DA = 3dm. - Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3dm. - Nối A với B ta được hình vuông ABCD. 3. Thực hành: Bài 1(tr 54): - H đọc yêu cầu của bài. - Cho học sinh thực hành vẽ hcn có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.. - Giáo viên quan sát giúp đỡ thêm. - Cả lớp chữa bài. Bài 2: (tr 54) A B D C 4dm 3dm - H đọc yêu cầu của bài. Giáo viên vẽ hình - Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hcn có chiều dài AB = 4cm, CD = 3cm. --- Giáo viên cho HS biết AC và BD là 2 đường chéo hình chữ nhật. Cho học sinh độ dài đoạn AC và BD ta thấy AC = BD. Ta có AC = 5cm, BD = 5cm; AC = BD. Ta có thể nhận xét: 2 đường chéo của hcn bằng nhau. - Giáo viên chấm bài, nhận xét. Bài 1: (tr 55) - H đọc yêu cầu của bài. - HS vẽ vào vở (như hướng dẫn) và tính P và S. - Một H lên bảng vẽ. - H cả lớp nhận xét. Bài 2: (tr 55) - H đọc yêu cầu của bài. - HS vẽ đúng mẫu như SGK (vẽ vào giấy kẻ ô li). Bài 3: (tr 55) - Một em đọc yêu cầu. - Vẽ hình vuông ABCD cạnh 5cm. Sau đó dùng ê ke kiểm tra 2 đường chéo AC và BD. Dùng thước để thấy 2 đường chéo bằng nhau. - H chữa bài, cả lớp nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - GV chấm bài, nhận xét. - Tổng kết tiết học. Luyện từ và câu: Động từ I. Mục tiêu: -Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng). - Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ. II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi BT1. - Giấy + bút dạ. - Tranh minh hoạ trang 94. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Học sinh đọc thuộc lòng các câu thành ngữ. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - Ghi đề bài: 2. Tìm hiểu ví dụ: - Hai HS đọc phần nhận xét. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để tìm các từ theo yêu cầu. - HS phát biểu, GV sửa sai - chốt ý đúng. + Từ chỉ hoạt động: nhìn, nghĩ, thấy. + Chỉ trạng thái của các sự vật: đổ xuống. + Của lá cờ: bay. Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của vật. Đó là động từ. Vậy động từ là gì? - 2 HS nhắc lại ghi nhớ. - HS lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật và người. 3. Luyện tập: Bài 1: HS đọc yêu cầu và mẫu. - Phát giấy + bút, HS thảo luận tìm từ. - Gọi đại diện các nhóm đưa ra ý kiến. T chốt lời giải đúng. Bài 2: HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS thảo luận nhóm 2 trả lời. - Gọi đại diện trả lời. GV dán kết quả đúng. Bài 3: Tổ chức chơi trò chơi: "Xem kịch câm". - 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV treo tranh minh hoạ. VD: HS1: Bắt trước hoạt động của bạn trong tranh. HS2: Xướng to lên hoạt động (cúi) . - GV gợi ý đề tài cho HS lựa chọn. VD: - Động tác trong học tập. - Động tác vệ sinh thân thể. - Động tác vui chơi, giải trí. - Các nhóm trao đổi, thảo luận trước khi chơi. - GV nhận xét. C. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Xem trước bài sau. Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I. Mục đích, yêu cầu: - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. - Lập được dàn ý (nội dung) của bài trao đổi để đạt mục đích. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - Đọc bài văn Yết Kiêu đã làm. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - Ghi đề: 2. Hướng dẫn phân tích đề bài: - HS đọc đề bài. - GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng. 3. Xác định mục đích trao đổi, hình dung những câu hỏi sẽ có: - 3 HS đọc nói tiếp nhau các gợi ý. - Giáo viên nêu câu hỏi: + Nội dùng trao đổi gì? + Đối tượng trao đổi là ai? + Mục đích trao đổi để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? 4. HS thực hành trao đổi theo cặp; - HS trao đổi nhóm 2. - GV nhắc nhở. 5. Thi trình bày: - Gọi một số cặp trao trước lớp, các nhóm khác nhận xét. - Giáo viên tổng kết. C. Củng cố, dặn dò: - 1 HS nhắc lại những điều cần ghi nhớ. - Trao đổi nhiều ở nhà với người thân. - Xem trước bài sau. Sinh hoạt lớp I.Mục đích - yêu cầu: - Nhận xét những hoạt động trong tuần. - HS biết phát huy những ưu điểm đạt được, khắc phục những tồn tại trong tuần. - HS có ý thức sửa chữa. II. Các hoạt động chính: 1. Giáo viên nhận xét chung: - Về học tập: Đa số các em ngoan, học bài và làm bài tốt. Song có một số em chưa làm bài tập trước khi đến lớp - Lao động: HS tự giác vệ sinh cầu thang và lớp học. 2. Kế hoạch tuần tới; - Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11. - Triển khai tập các tiết mục văn nghệ - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - GV nhận xét tiết sinh hoạt.
Tài liệu đính kèm: