Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Tuần 10

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Tuần 10

I. MỤC TIÊU

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.

- Bước đầu biết sử dụng thời gianhọc tập, sinh hoạt hằng ngày 1 cách hợp lý.

 

doc 31 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC TUẦN:10 
THỨ
MÔN
BÀI
Điều chỉnh
2
CHÀO CỜ
ĐẠO ĐỨC
Tiết kiệm thời giờ (T2)
TOÁN
Thực hành vẽ hình vuông
TẬP ĐỌC
Ôân tập & KT lấy điểm TĐ – HTL
KHOA HỌC
Ôân tập: Con người và sức khỏe
3
THỂ DỤC
Bài 19
CHÍNH TẢ
Ôân tập & KT lấy điểm TĐ – HTL
TOÁN
Luyện tập
L.TỪ & CÂU
Ôân tập & KT lấy điểm TĐ – HTL
LỊCH SỬ
Cuộc kháng chiến chống quân Tống
4
KĨ THUẬT
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
ĐỊA LÝ
Thành phố Đà Lạt
TOÁN
Luyện tập chung
KỂ CHUYỆN
Ôân tập & KT lấy điểm TĐ - HTL
KHOA HỌC
Nước có những tính chất gì? 
5
THỂ DỤC
Bài 20
TẬP ĐỌC 
Ôân tập & KT lấy điểm TĐ - HTL
TOÁN
KTĐK – GHKI
T. LÀM VĂN 
Ôân tập & KT lấy điểm TĐ – HTL
ÂM NHẠC
6
MỸ THUẬT
VTM: Đồ vật có dạng hình trụ
L.TỪ & CÂU
KTĐK – GHKI
 TOÁN
Nhân với số có một chữ số
T. LÀM VĂN
KTĐK – GHKI
S.HOẠT LỚP
Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2009
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 18 : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ( T2)
MỤC TIÊU 
Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
Bước đầu biết sử dụng thời gianhọc tập, sinh hoạt hằng ngày 1 cách hợp lý.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VIỆC LÀM NÀO LÀ TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm cặp đôi.
+ Phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa 2 mặt xanh – đỏ.
+ Yêu cầu các nhóm đọc các tình huống, thảo luận tình huống nào là tiết kiệm thời giờ, tình huống nào là sự lãng phí thời giờ.
+ GV cần lần lượt đọc các tình huống, yêu cầu các nhóm giơ tấm bìa đánh giá cho mỗi câu : đỏ – tình huống tiết kiệm thời giờ; xanh – tình huống lãng phí thời giờ.
- HS làm việc cặp đôi.
+ Các nhóm nhận tờ bìa.
+ Thảo luận các tình huống theo hướng dẫn của GV.
+ Lắng nghe các tình huống và giơ tấm bìa theo đánh giá của nhóm.
Các tình huống
Tình huống 1 : Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy cô và bạn bè (đỏ).
Tình huống 2 : Sáng nào thức dậy, Nam cũng nằm cố trên giường. Mẹ giục mãi mới chịu đánh răng, rửa mặt (xanh).
Tình huống 3 : Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà và bạn luôn thực hiện đúng (đỏ).
Tình huống 4 : Khi đi chăn trâu, Thành vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài (đỏ).
Tình huống 5 : Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi (xanh).
Tình huống 6 : Chiều nào Quang cũng đi chơi đá bóng. Tối về, lại xem ti vi, đến khuya mới bỏ sách vở ra học bài (xanh).
+ Có thể giải thích các trường hợp 4 và 5 là khác nhau.
Tình huống 4 : Biết làm việc hợp lí, sắp xếp hợp lí không để việc này lấn việc khác.
Tình huống 5 : Sai vì chồng chất việc nọ vào việc kia.
+ Nhận xét các nhóm làm việc tốt .
+ Hỏi : Tại sao phải tiết kiệm thời giờ ? Tiết kiệm thời giờ thì có tác dụng gì ? Không tiết kiệm thời giờ thì có hậu quả gì ?
+ HS giải thích/lắng nghe ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 2
EM CÓ BIẾT TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ?
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
+ Yêu cầu mỗi HS viết ra thời gian biểu
- HS tự viết ra giấy thời gian biểu của mình.
của mình vào giấy.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp :
+ Yêu cầu 1 – 2 HS đọc thời gian biểu.
+ Hỏi : Em có thực hiện đúng không ?
+ Hỏi : Em đã tiết kiệm thời giừo chưa ?
+ Hỏi các HS đã thực hiện tốt thời gian biểu hay chưa ? Em đã tiết kiệm thời giờ chưa ? Nêu 1 – 2 ví dụ . 
- HS làm việc theo nhóm : Lần lượt mỗi HS đọc thời gian biểu của mình cho cả nhóm, sau đó nhóm nhận xét xem công việc sắp xếp hợp lí chưa, bạn có thực hiện đúng thời gian biểu không, có tiết kiệm thời giờ không.
- 1 – 2 HS đọc.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời và nêu 1 – 2 ví dụ của bản thân.
Hoạt động 3
XEM XỬ LÍ THẾ NÀO ?
- GV cho HS làm việc theo nhóm :
+ Đưa ra 2 tình huống cho HS thảo luận :
Tình huống 1 : Một hôm, đang ngồi vẽ tranh để làm báo tường thì Mai rủ Hoa đi chơi. Thấy Hoa từ chối, Mai bảo : “Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà”.
Tình huống 2 : Đến giờ làm bài, Nam đến rủ Minh học nhóm. Minh bảo Minh còn phải xem xong ti vi và dọc xong bài báo đã.
+ Yêu cầu các nhóm chọn 1 tình huống đánh giá xem trong tình huống đó, bạn nào sai, nếu em là Hoa (trong TH1) và Nam (trong TH2), em xử lí thế nào ?
+ Yêu cầu các nhóm sắm vai thể hiện cách giải quyết.
- GV tổ chức cho các HS làm việc cả lớp :
+ Yêu cầu các nhóm đóng vai xử lí tình huống (1 tình huống – 1 nhóm thể hiện).
- Câu hỏi củng cố : Em học tập ai trong hai trường hợp trên ? Tại sao ?
- HS làm việc theo nhóm.
+ Đọc các tình huống – lựa chọn 1 tình huống để giải quyết và cử các vai để đóng tình huống. 
- 2 nhóm thể hiện 2 tình huống. Các nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời và giải thích.
Hoạt động 4 
KỂ CHUYỆN : “TIẾT KIỆM THỜI GIỜ”
- GV kể lai cho HS nghe câu chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”
+ Hỏi HS : Thảo có phải là người biết tiết kiệm thời giờ hay không ? Tại sao ?
+ Chốt : Trong khó khăn, nếu chúng ta biết tiết kiệm thời giờ chúng ta có thể làm được nhiều việc hợp lí và vượt qua được khó khăn.
- Yêu cầu HS kể một vài gương tốt biết tiết kiệm thời giờ.
- Kết luận : Tiết kiệm thời giờ là một đức tính tốt. Các em phải biết tiết kiệm thời giờ để học tập tốt hơn.
- HS lắng nghe và trảlời câu hỏi.
- HS kể.
- HS lắng nghe.
---------------------------------------------------------------
TOÁN 
TIẾT 47 : LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU : 
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác 
- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật .
- Bài tập cần làm : Bài 1,2,3,4a
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1. Bài cũ: GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
 GV nhận xét
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu- ghi bảng
Nội dung
Bài1:
 - HS nêu tên góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình. 
Bài 2:
- Yêu cầu HS đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. 
Bài 3: Hướng dẫn HS vẽ hình vuông với một cạnh có trước. 
Bài 4:
 - Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4 cm. Sau đó xác định trung điểm M của cạnh AD, trung điểm N của cạnh BC. Nối các điểm M và N ta được các hình chữ nhật. Nêu tên các HCN đó, nêu các cạnh song song với cạnh AB. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Làm bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. 
- HS làm bài
- HS sửa & thống nhất kết quả
- HS làm bài và sửa bài 
- HS làm bài và HS sửa bài
- HS làm bài và trình bày bài của mình, lớp nhận xét 
---------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP (TIẾT 1)
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Đọc rành mạch , trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định GHKI ( khoảng 75 tiếng / phút), bướ đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được 1 số hình ảnh , chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu thăm ghi tên bài tập đọc + câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
	- Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu 
bài
1’
Các em đã học được 9 tuần.Bắt đầu từ tiết 1,tuần 10 hôm nay,các em sẽ kiểm tra để lấy điểm TĐ và HTL.Sau đó,các em hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung,nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
Nghe 
2. Kiểm tra TĐ và HTL
Khoảng
18’
Kiểm tra TĐ và HTL: Cách tiến hành
a/Số lượng HS kiểm tra: Khoảng 1/3 số HS trong lớp.
b/Tổ chức cho HS kiểm tra.
Gọi từng HS lên bốc thăm.
Cho HS chuẩn bị bài.
Cho HS trả lời.
- GV cho điểm (theo hướng dẫn của Vụ Giáo viên Tiểu học)
-HS lần lượt lên bốc thăm.
-Mỗi em được chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) + trả lời câu hỏi ghi trong phiếu thăm.
Làm bài tập 2 
Cho HS đọc yêu cầu BT.
GV giao việc:Các em đọc lại những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân và ghi lại những điều cần nhớ vào bảng theo mẫu trong SGK.
H:Những bài TĐ như thế nào là truyện kể.
H:Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
- Cho HS đọc thầm lại các truyện.
Cho HS làm bài.GV phát 3 tờ giấy to đã kẻ sẵn bảng theo mẫu cho 3 HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
-Đó là những bài có một chuỗi sự việc,liên quan đến một hay một số nhân vật;mỗi truyện nói lên một điều có ý nghĩa.
-Dế Mèn bệnh vực kẻ yếu (phần 1 + phần 2).
-Người ăn xin.
-HS đọc thầm lại bài đã nêu.
-3 HS làm bài vào giấy.
-Cả lớp làm bài vào giấy nháp,vào vở (VBT).
-3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn,Nhà Trò,Nhện.
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
-Tôi (chú bé)
-Ông lão ăn xin.
3.Làm BT3
Khoảng
6’ ... ột số vật.
PHÁT HIỆN NƯỚC CÓ THỂ HOẶC KHÔNG THỂ HÒA TAN MỘT SỐ CHẤT
- GV nêu nhiệm vụ: Để biết được một số chất có tan hay không tan trong nước các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm.
- GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm. 
- Nghe GV nêu nhiệm vụ.
- GV gọi đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và rút ra kết luận.
- Đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và rút ra kết luận.
Kết luận: Nước có thể hòa tan một số chất
3.Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
============================
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009
THỂ DỤC 
CÓ GIÁO VIÊN CHUYÊN 
-------------------------------------------------
TẬP ĐỌC 
ÔN TẬP : TIẾT 5
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
 - Mức độ yêu cầu kĩ năng dọc như ở tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch , thơ ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu ghi tên từng bài TĐ,HTL trong 9 tuần đầu,sách Tiếng Việt 4,tập 1.
	- Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT2 + BT3.
	- Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng cho các nhóm HS làm BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu 
bài
(1’)
Tất cả những em chưa có điểm kiểm tra,trong tiết học này,các em sẽ được kiểm tra hết.Sau đó,các em sẽ hệ thống lại những điều cần nhớ về thể loại,nội dung chính,nhân vật,tính cáchthuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
2.Kiểm tra TĐ 18’
Kiểm tra tất cả những HS chưa có điểm.
Thực hiện như ở tiết 1.
3. BT2
Khoảng
13’
3. Củng cố , nhận xét , dặn dò 
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc: BT2 yêu cầu các em phải ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.Đó là tên bài,thể loại,nội dung chính,giọng đọc.
Cho HS làm bài.GV phát các tờ giấy đã kẻ sẵn các bảng theo mẫu trong SGK (trang 98) cho các nhóm.
- Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.(GV đưa lên bảng lớp tờ giấy to đã chuẩn bị sẵn kết quả đúng).
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm lại các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7,8,9).
-Các nhóm làm bài vào bảng đã kẻ sẵn.
-Đại diện các nhóm dán kết quả bài làm của nhóm mình lên bảng lớp + trình bày.
-Lớp nhận xét.
TOÁN 
TIẾT 49 : NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I - MỤC TIÊU : 
- Biết thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số .
- Thực hành tính nhân .
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 3a
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1.Bài cũ: GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
 GV nhận xét
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu:
Nội dung 
*Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (không nhớ)
- GV viết bảng phép nhân: 241 324 x 2
- Yêu cầu HS đọc thừa số thứ nhất của phép nhân?
- Thừa số thứ nhất có mấy chữ số?
- Thừa số thứ hai có mấy chữ số?
- Các em đã biết nhân với số có năm chữ số với số có một chữ số, nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số tương tự như nhân với số có năm chữ số với số có một chữ số
- GV yêu cầu HS lên bảng đặt & tính, các HS khác làm bảng con. Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính & cách tính (Nhân theo thứ tự nào? Nêu từng lượt nhân? Kết quả?)
- Yêu cầu HS so sánh các kết quả của mỗi lần nhân với 10 để rút ra đặc điểm của phép nhân này là: phép nhân không có nhớ.
* Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (có nhớ)
- GV ghi lên bảng phép nhân: 136 204 x 4
- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính & tính, các HS khác làm bảng con.
- GV nhắc lại cách làm:
Nhân theo thứ tự từ phải sang trái:
136 204 . 4 x 4 = 16, viết 6 nhớ 1
x 4 . 4 x 0 = 0, thêm 1 bằng 1, 
544 816 viết 1
 . 4 x 2 = 8, viết 8
 . 4 x 6 = 24, viết 4, nhớ 2
 . 4 x 3 = 12, thêm 2 bằng 14, 
 viết 4, nhớ 1
 . 4 x 1 = 4, thêm 1 bằng 5, 
 viết 5
 Kết quả: 136 204 x 4 = 544 816
- Lưu ý: Trong phép nhân có nhớ thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
Thực hành
Bài 1:
Yêu cầu hs đọc đề và làm bài vào vở, gọi hs lên bảng làm 
 Nhận xét – ghi điểm
Bài 3:
- GV gọi HS nêu cách làm, lưu ý HS trong các dãy phép tính phải làm tính nhân trước, tính cộng, trừ sau.
3. Củng cố 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & thực hiện phép tính nhân.
4. Dặn dò: 
- Làm bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép nhân.
- HS đọc.
- HS nêu
- HS thực hiện
- HS so sánh: kết quả của mỗi lần nhân không vượt qua 10, vì vậy khi thực hiện phép tính nhân không cần nhớ.
- HS thực hiện.
- Vài HS nhắc lại cách thực hiện phép tính
- HS làm bài và chữa bài : 4 hs len bảng thực hiện 4 phép tính nhân 
- Hs làm bài và làm trên bảng thực hiện nhân trước rồi cộng trừ sau .
---------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN 
ÔN TẬP : TIẾT 6
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Xác định được các tiếngchỉ có vần và thanh , tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn , từ ghép, từ láy , danh từ , động từ trong đoạn văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết.
	- Một số tờ giấy khổ to viết nội sung BT2.
	- Một số tờ giấy viết nội dung BT3,4 (GV hoặc HS chuẩn bị).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu 
bài
(1’)
Các em đã biết cấu tạo của tiếng,đã hiểu thế nào là từ đơn,từ láy,từ ghép,thế nào là danh từ,động từ qua các tiết LTVC đã học.Trong tiết học hôm nay,các em sẽ được ôn luyện lại tất cả các kiến thức đó qua việc làm một số bài tập cụ thể.
2. Làm BT1
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là đọc kĩ đoạn văn,chú ý đến các loại từ đơn,từ ghép,từ láy,chú ý đến những danh từ,động từ,tính từcó trong đoạn.
Cho HS đọc đoạn văn.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm.
3.Làm BT2
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc: Các em có nhiệm vụ là tìm trong đoạn văn đã đọc những tiếng có mô hình cấu tạo:
a/Tiếng chỉ có vần và thanh.
b/Tiếng có đủ âm đầu vần và thanh.
Ở ý a,các em chỉ cần tìm một tiếng: ý b,tìm một tiếng;ý b,tìm một tiếng.
Cho HS làm bài: GV phát giấy đã chuẩn bị trước cho 3 HS.
Cho HS trình bày kết quả bài làm.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Tiếng chỉ có vần và thanh: ao
b/Tiếng có đủ âm đầu,vần và thanh: tất cả các tiếng còn lại.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-3 HS làm bài vào giấy.
-HS còn lại làm vào VBT hoặc giấy nháp.
-3 HS làm bài vào giấy dán bài làm lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở BT.
4. Làm bài tập 3
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3.
GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là tìm trong đoạn văn đã đọc 3 từ đơn,3 từ láy,3 từ ghép.Trước hết các em đọc lại cho cô bài Từ đơn và từ phức và bài Từ ghép và từ láy.
H:Thế nào là từ đơn?
H:Thế nào là từ láy?
H:Thế nào là từ ghép?
Cho HS làm bài theo cặp.GV phát giấy cho HS làm bài (hoặc GV yêu cầu các em đem giấy đã chuẩn bị trước ở nhà theo đúng kích cỡ cô dặn).
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Từ đơn có trong bài: dưới,tam,cảnh,chú,là,luỹ,tre, xanh,trong,bờ,ao,rồi,cảnh,còn,sáng
b/Từ láy có trong bài: chuồn chuồn,rì rào,rung rinh,thung thăng.
c/Từ ghép có trong bài: bây giờ,khoai nước,tuyệt đẹp, hiện ra,ngược xuôi,xanh trong,cao vút. (em nào tìm được trong mỗi loại các từ đã cho là đúng).
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc lại bài:
Ÿ Từ đơn và từ phức (T27 SGK)
Ÿ Từ ghép và từ láy (T38 SGK)
-Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
-Là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.
-Là từ được ghép bởi các tiếng có nghĩa lại với nhau.
-Từng cặp HS tìm từ.
-Đại diện một số cặp lên dán bài làm trên bảng lớp + đọc trước lớp.
-Lớp nhận xét.
5. Làm bài tập 4
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 4.
GV giao việc: Các em tìm trong đoạn văn đã đọc 3 danh từ và 3 động từ.
H:Thế nào là danh từ?
H:Thế nào là động từ?
Cho HS làm bài theo cặp.GV phát giấy hoặc HS làm vào giấy mình đã chuẩn bị.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Danh từ có trong đoạn văn: tầm,cánh,chú,chuồn chuồn,tre,gió,bờ,ao,khóm,khoai nước,cảnh,đất nước, cánh,đất nước,cánh,đồng,đàn,trâu,cỏ,dòng,sông,đoàn, thuyền,tầng,đàn,cò,trời.
b/Động từ có trong đoạn văn: rì rào,rung rinh,hiện ra, gặm,ngược xuôi,bay.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Danh từ là những từ chỉ sự vật (người,vật, hiện tượng,khái niệm hoặc đơn vị).
-Là những từ chỉ hoạt động,trạng thái của sự vật.
-HS làm bài theo cặp vào giấy.
-Đại diện các cặp lên trình bày.
-Lớp nhận xét. 
6. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà làm bài thử bài luyện tập ở tiết 7,8
-----------------------------------------------------------
HÁT NHẠC
(CÓ GIÁO VIÊN CHUYÊN )
==========================================
Thứ sáu, ngày 30 tháng 10 năm 2009
MĨ THUẬT 
( CÓ GIÁO VIÊN CHUYÊN ) 
------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GHI 
( CÓ ĐỀ KIỂM TRA KÈM THEO ) 
--------------------------------------------------
TOÁN 
TIẾT 50: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN (10).doc