I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Đọc lưu loát toàn bài :
- Đọc rành mạch trôi chảy ; bước đầucó giọng đọc phù hợp tính cách của từng nhân vật.( Nhà Trò, Dế Mèn)
2. Hiểu các từ ngữ trong bài : Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ trong SGK; tranh ảnh Dế Mèn, Nhà Trò.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY - HỌC
Tuần 1 Thứ hai, ngày 24 tháng 8 năm 2009 Tập đọc( t.1) Dế mèn bênh vực kẻ yếu I. yêu cầu cần đạt: 1. Đọc lưu loát toàn bài : - Đọc rành mạch trôi chảy ; bước đầucó giọng đọc phù hợp tính cách của từng nhân vật.( Nhà Trò, Dế Mèn) 2. Hiểu các từ ngữ trong bài : Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ trong SGK; tranh ảnh Dế Mèn, Nhà Trò. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. III. Các hoạt dộng dạy - học 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 2.1. Luyện đọc - Một HS đọc cả bài sau đó đọc học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Có thể chia làm 4 đoạn như sau : Đoạn 1 : Hai dòng đầu (vào câu chuyện) ; Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo (hình dáng Nhà Trò) Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo (lời Nhà Trò). Đoạn 4 : Phần còn lại (hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn). - HS luyện đọc theo cặp. Sau đó, 1 - 2 em đọc cả bài - GV đọc cả bài 2.2. Tìm hiểu bài - Đọc thầm đoạn 1 - TLCH : Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ? - Đọc thầm đoạn 2 - TL : Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? - Đọc thầm đoạn 3, TLCH : Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ? - Đọc thầm đoạn 4, TLCH : Những lời nói và cử chỉ nào nói lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ? - Đọc lướt toàn bài, nêu một vài hình ảnh nhân hoá mà em thích. 2.3. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm - 4 HS tiếp nối đọc 4 đoạn. Cần đọc : Đọc chậm đoạn tả hình dáng Nhà Trò, giọng được thể hiện được cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò ; Cần đọc lời kể lể của Nhà Trò với giọng đáng thương; Cần đọc lời nói của Dế Mèn với giọng mạnh mẽ, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết của nhân vật - Luyện đọc đoạn tiêu biểu trong bài "... Năm trước, gặp khi trời đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đó, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm cũng chẳng đủ . Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em". Tôi xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò : - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kể yếu. 3. Củng cố, dặn dò --------------@?-------------- Toán(t.1) Ôn tập các số đến 100 000 I. yêu cầu cần đạt : - Đọc, viết các số đến 100 000. -Biết phân tích cấu tạo số. II. Các hoạt động dạy - học 1. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng 1.1. GV viết số 83 251, yêu cầu học sinh đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào ? 1.2. Tương tự như trên với số 83 001, 80 201, 80 001 1.3. GV cho học sinh nêu mối quan hệ giữa hai hàng liền kề 1.4. Cho học sinh nêu : - Các số tròn chục - Các số tròn trăm - Các số tròn nghìn - Các số tròn chục nghìn 2. Thực hành: Bài 1 : a. Trước tiên cho học sinh nhận xét tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này; cho biết số cần viết tiếp theo 10 000 là số nào .. Tiếp theo là tất cả các số còn lại. b. HS tự tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp - chữa bài Bài 2 : Cho học sinh phân tích mẫu. Sau đó tự làm bài. Bài 3 : HS tự phân tích cách làm và tự nói a. Cho học sinh làm mẫu ý 1 : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3. Sau đó tự làm các ý còn lại. ( Chỉ yêu cầu viết được 2 số.) b. Hướng dẫn học sinh làm mẫu ý 1. Sau đó tự làm các ý còn lại. ( Chỉ yêu cầu dòng 1) Bài 4: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài 3. Củng cố, dặn dò --------------@?-------------- Khoa học(t.1) Con người cần gì để sống? I. yêu cầu cần đạt: - Nêu được yếu tố mà con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. II. Đồ dùng dạy - học Hình trang 4, 5 SGK III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1 : Động não * Mục tiêu : HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình * Tiến hành : - GV nêu : Kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình. - Tóm tắt và kết luận : + Điều kiện vật chất : thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại, + Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội : tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí, Hoạt động 2 : Quan sát và trả lời câu hỏi - GV nêu : Quan sát các hình trang 5, SGK và cho biết : Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cần những gì ? - Hỏi : Những yếu tố nào cần cho sự sống của cả con người, động vật và thực vật ? Kết luận : - Con người, động vật và thực vật đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống. - Hơn hẳn những sinh vật khác, con người cần nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi khác. Ngoài những yêu cầu về vật chất con người còn cần những điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò --------------@?-------------- Thứ ba, ngày 25 tháng 8 năm 2009 Thể dục( t.1) Giới thiệu chương trình - trò chơi "chuyển bóng tiếp sức" I. yêu cầu cần đạt: + ND: - Giới thiệu chương trình Thể dục lớp 4. - Một quy định về nội quy, yêu cầu luyện tập. - Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn. - Trò chơi "chuyển bóng tiếp sức" + Yêu cầu: - Biết được nội dung cơ bản của chương trình thể dục lớp 4 và 1 số nội quy trong các giờ học Thể dục. - Biết cách tập hợp hàng dọc, biết cách gióng hàng thẳng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. - Biết được cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi theo yêu cầu của GV II. Đồ dùng dạy - học - Địa điểm : Trên sân trường - Phương tiện : 1 còi, 4 quả bóng bằng nhựa. III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu : 6 - 10 phút Tập hợp, phổ biến nội dung; đứng tại chỗ, vỗ tay và hát 2. Phần cơ bản : 18 - 22 phút a. Giới thiệu chương trình Thể dục 4 : Thời lượng học 2 tiết / tuần, học trong 35 tuần, cả năm 70 tiết. Nội dung cơ bản bao gồm : ĐHĐN, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động và đặc biệt có môn học tự chọn như : Đá cầu, Ném bóng, b. Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện c. Biên chế tổ tập luyện d. Trò chơi "Chuyển bóng tiếp sức" GV làm mẫu cách chuyển bóng và phổ biến luật chơi : Chuyển bóng qua đầu cho nhau 3. Phần kết thúc : 4 - 6 phút * Đứng tại chỗ vỗ tay hát. - GV cùng học sinh hệ thống bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. * Củng cố, dặn dò ==========@?========== chính tả(t.1) NGhe Viết : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu I. yêu cầu cần đạt: - Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ : BT2a hoặc b (a/b) ; hoặc BT do GV soạn. II. Đồ dùng dạy - học - Vở bài tập Tiếng Việt III. Các hoạt dộng dạy - học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết - GV đọc đoạn văn cần viết đúng chính tả. - HS đọc thầm lại đoạn cần viết - GV nhắc nhở HS trước khi viết - HS gấp GSK, giáo viên đọc cho học sinh viết. - GV đọc lại toàn bộ bài chính tả - Chấm bài và nêu nhận xét chung 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài tập 2 - lựa chọn - HS làm bài tập 2a - HS đọc yêu cầu bài tập và tự làm vào vở bài tập - Chữa bài Bài tập 3 - lựa chọn - HS làm bài tập 3b - HS đọc yêu cầu bài tập - HS thi giải câu đó nhanh và viết đúng - viết vào nháp - HS NX- chữa bài - GV nhận xét - Cả lớp viết vào vở bài tập lời giải đúng 4. Củng cố, dặn dò =============&============= Toán(t.2) ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo) I. yêu cầu cần đạt : - Thực hiện được tính cộng, trừ các số đến 5 chữ số; nhân (chia) số có năm chữ số với số (cho) số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số )các số đến 100 000. II. Các hoạt động dạy - học 1. Luyện tính nhẩm - Giáo viên nêu : Bảy nghìn cộng hai nghìn HS nhẩm - GV nêu : Tám nghìn chia hai HS nhẩm Tương tự khoảng 4 - 5 phép tính nhẩm 2. Thực hành Bài 1 : (Cột 1) GV cho HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở. Bài 2a : GV cho HS tự làm từng bài (đặt tính rồi tính) - Gọi HS lên bảng làm bài. - Cả lớp thống nhất kết quả. Bài 3 :( dòng 1,2) GV cho một số học sinh nêu cách so sánh hai số 5870 và 5890 Hai số này cùng có 4 chữ số Các chữ số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau. ở hàng chục có 7 < 9 nên 5870 < 5890 HS tự làm các bài tập còn lại Bài 4b : HS tự làm Bài 5 : Không yêu cầu a) GV cho HS đọc và hướng dẫn cách làm, yêu cầu học sinh tính rồi viết các câu trả lời. b) HS tính rồi viết các câu trả lời c) HS thực hiện phép trừ rồi viết câu trả lời * Củng cố, dặn dò =============&============= Luyện từ và câu(t.1) Cấu tạo của tiếng I. yêu cầu cần đạt: - Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng( âm đầu, vần và thanh)- ND ghi nhớ - Điền được các bộ phận cấu tạo của tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu ( mục III). - HS khá giỏi giải được câu đố ở BT2 II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có vị dụ điển hình - Bộ chữ cái ghép tiếng III. Các hoạt dộng dạy - học A. Mở đầu B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Phần nhận xét : HS đọc và lần lượt thực hiện yêu cầu trong SGK - Yêu cầu 1 : Đếm số tiếng trong câu tục ngữ - Yêu cầu 2 : Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó (bờ - âu - bâu - huyền - bầu) - Yêu cầu 3 : Phân tích cấu tạo của tiếng bầu (tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành) : ba phần (âm đầu, vần và thanh). - Yêu cầu 4 : Phân tích các tiếng còn lại và rút ra nhận xét. GV đặt câu hỏi để HS rút ra nhận xét : + Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu ? + Tiếng nào không đủ các bộ phận như tiếng bầu ? Kết luận : Trong mỗi tiếng, bộ phận âm đầu và thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt (GV lưu ý học sinh : Thanh ngang không được đánh dấu khi viết, còn các âm khác đều được đánh dấu phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần) 3. Phần ghi nhớ : Cho học sinh đọc phần ghi nhớ 4. Luyện tập : Bài tập 1 : - HS đọcc thầm yêu cầu của bài - Làm vào vở VBT - Chữa bài : mỗi em phân tích 1 tiếng. Bài tập 2 : - Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập - HS khá giỏi. - Suy nghĩ và giải câu đố (Đáp án : chữ sao); sau đó làm vào vở bài tập 5. Củng cố, dặn dò =============&============= Lịch sử (t.1) Môn lịch sử và địa lí I. yêu cầu cần đạt: - Biết môn Lịc sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao ... , dụng cụ khác HS quan sát và trả lời câu hỏi, kết luận ; + Thước may : Dùng để đo, vạch dấu trên vải + Thước dây : Được làm bằng vải trắng lụa, dài 150cm dùng để do các số đo trên cơ thể. + Khung thêu cầm tay : Gồm hai khung trong lồng vào nhau. Khung trong to có vít để điều chỉnh. Khung thêu có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu + Khuy cài, khuy bấm : Dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác. + Phấn may dùng để vạch dấu trên vài 5.Củng cố, dặn dò --------------@?-------------- Khoa học(t.2) TRao đổi chất ở người I. yêu cầu cần đạt : - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu. - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường II. Đồ dùng dạy - học - Hình trang 6, 7 (GSK) - Vở bài tập; bút vẽ III. Các hoạt động dạy - học 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người * Mục tiêu : Kể ra những gì hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống; nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất. * Cách tiến hành : Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát và thảo luận theo cặp Bước 2 : - HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn theo hướng dẫn của giáo viên; Trong khi thảo luận giáo viên kiểm tra và giúp đỡ các nhóm Bước 3 :Hoạt động cả lớp : - Giáo viên gọi một số nhóm trình bài kếy quả trước lớp. Bước 4 : GV yêu cầu học sinh đọc đoạn đầu trong mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi : - Trao đổi chất là gì ? - Nêu vào trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật. * Kết luận : 2.Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường * Mục tiêu : HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. * Tiến hành : Bước 1 : Làm việc cá nhân : Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ sự trao dổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình. Bước 2 : Trình bày sản phẩm - Từng cá nhân trình bày sản phẩm của mình trước lớp. - Các học sinh khác nghe và có thể hỏi hoặc nêu nhận xét. Cơ thể người Lấy vào Thải ra Khí các - bô - níc Phân Nước tiểu, mồ hôi Nước Thức ăn Khí ô - xi 3.Củng cố, dặn dò --------------@?------------- Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp cuối tuần 1. yêu cầu : Nhằm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua và phổ biến kế hoạch tuần tới Bước 1 : Giáo viên cho lớp trưởng lên nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua trên tất cả các mặt hoạt động : học tập, nề nếp, vệ sinh, văn nghệ, sinh hoạt 15 phút. Bước 2 : Các thành viên trong cả lớp thảo luận về nhận xét của bạn lớp trưởng, bổ sung những chỗ còn thiếu và đề xuất ý kiến của riêng mình về các hoạt động trên. Bước 3 : Giáo viên nhận xét, đánh giá chung. 2. Kế hoạch tuần tới - Duy trì và phát huy tốt các hoạt động, khắc phục những hạn chế trong tuần qua. - Tiến hành tập luyện nghi thức và chuẩn bị tốt mọi mặt (quần áo, hoa xù, ghế ngồi chào cờ, ) để chuẩn bị khai giảng năm học mới. --------------@?-------------- Tuần 2’ Thứ hai, ngày 5 tháng 9 năm 2008 Toán Luyện tập các số đến 100000 I. Mục đích, yêu cầu - Giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng giải các bài toán trong phạm vi 100000 - Luyện giải bài toán có lời văn III. Các hoạt dộng dạy - học Giáo viên tổ chức học sinh làm một số bài tập sau : Bài 1. a) Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn : 73 524; 73 452; 75 352; 37 254; 37 425. b) Tìm số bé nhất trong các số sau : 43 567; 44 001; 29 754; 29 574; 29 475. c) Viết các số thích hợp vào chỗ chấm : 54 765; 54 770; 54 775 ; ..; .; .. . Bài 2 . Đặt tính rồi tính : 25736 + 9157; 71603 - 57354; 15206 x 4; 29765 : 7 Bài 3. Tìm y : a) 70194 + y = 81376 b) y - 13257 = 9463; c) 7 x y = 18939 d) y : 9 = 1325 (dư 8). Bài 4. Chiếc xe thứ nhất có chở 80000 kg thóc. Xe thứ hai có chở số thóc bằng số thóc xe thứ nhất. Hỏi cả hai xe chở bao nhiêu ki - lô - gam thóc ? --------------@?-------------- Kể chuyện Luyện kể chuyện : Sự tích Hồ ba bể I. Mục đích, yêu cầu I. Mục đích, yêu cầu 1. Kĩ năng nói - Kể hay câu chuyện "Sự tích hồ Ba Bể". - Ôn lại ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe : - Có khả năng tập trung nghe kể chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. II. Các hoạt dộng dạy - học - Giáo viên gọi một học sinh giỏi kể toàn bộ câu chuyện ? - Câu chuyện nói lên điều gì ? - Kể theo nhóm : Kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4 (mỗi em kể một đoạn) + Các nhóm thi kể trước lớp - Các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá trên các mặt : Kể đúng, hay, cử chỉ, điệu bộ. + Bình chọn nhóm kể đạt nhất * Củng cố, dặn dò : --------------@?-------------- Tập đọc ôn hai bài tập đọc đã học : Dế mèn ; Mẹ ốm I. Mục đích, yêu cầu - Ôn lại một số kiến thức về hai bài tập đọc đã học - Rèn kĩ năng đọc cho học sinh. III. Các hoạt dộng dạy - học * Bài : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : - Một học sinh đọc toàn bài - Nêu nội dung của bài. - Rèn kĩ năng đọc (chú ý rèn những bạn đọc đang còn yếu) + Gọi một số học sinh đang còn yếu đọc bài - Giáo viên chú ý rèn cho các em đọc giọng phù hợp với từng đoạn, nhất là lời của các nhân vật trong truyện; đồng thời giáo viên khen ngợi những bạn trong số này đọc đã có cố gắng, tiến bộ. + Đọc theo nhóm : Các nhóm tiến hành đọc và sau đó thi đọc diễn cảm giữa các nhóm. ******** * Bài : Mẹ ốm - Gọi 1 đến 2 học sinh đọc thuộc lòng toàn bộ bài thơ - Bài thơ nói lên điều gì ? - Bài thơ được chia làm mấy đoạn ? Giọng đọc của từng đoạn như thế nào ? Cho một số học sinh đọc thể hiện giọng của từng đoạn. - Giáo viên chú ý tập trung giúp những em chưa thuộc lòng bài thơ này đọc thuộc bài và đọc diễn cảm được bài thơ. - Trò chơi "Thả thơ truyền điện" : Cả lớp chia làm 3 tổ. Khi đọc mỗi thành viên trong tổ đọc 1 câu thơ. Khi bạn vừa đọc xong thì bạn tiếp theo đọc. Nếu bị ngắt một khoảng thời gian không phù hợp hoặc đọc nhầm câu thơ mình đọc thì tổ đó bị điện giật. Bình xét tổ chiến thắng. --------------@?-------------- Thứ Sáu, ngày 6 tháng 9 năm 2007 Tập làm văn ôn tập : Nhân vật trong truyện I. Mục đích, yêu cầu - Giúp học sinh ôn lại kiến thức bài "Nhân vật trong truyện" - Làm một số bài tập có liên quan. II. Các hoạt dộng dạy - học 1. Một học sinh nhắc lại phần ghi nhớ của bài "Nhân vật trong truyện" 2. Giáo viên đọc câu chuyện "Những quả đào" của Lép Tôn-xtôi và hỏi học sinh - Câu chuyện vừa đọc có những nhân vật nào ? - Tính cách của từng nhân vật (Xéc - gây; bé Va - ni - a; Va - xi - li; Vô - lô - đi - a) ? + Xéc - gây : Sẽ làm vườn + Bé Va - ni - a : Còn thơ dại quá + Va - xi - li : Nhỏ tuổi mà đã nghĩ đến chuyện buôn bán. + Vô - lô - đi - a : Có tấm lòng nhân hậu và tinh tế. 3. Phân tích tính cách nhân vật được nói đến trong câu ca dao sau : Ra đường võng giá nghênh ngang Về nhà hỏi vợ : "Cám rang đâu mày ?" - Cám rang tôi để cối xay. - Hễ chó ăn hết thì mày với ông ! + Nhân vật này là ai ? (một vị quan phong kiến) + Tính cách của nhân vật này bộc lộ trong hoàn cảnh nào ? (nhân vật đi ra đường và nhân vật ở nhà). + Tính cách đó là gì ? (bề ngoài thì kênh kiệu, hống hách; bên trong thì bần tiện) --------------@?-------------- kĩ thuật Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu I. Mục đích, yêu cầu Giúp học sinh ôn lại một số kiến thức về các dụng cụ dùng để cắt, khâu, thêu . II. Đồ dùng dạy - học - Một số mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu. - Kim khâu, kim thêu các cỡ. - Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. - Khung thêu cầm tay, một miếng nến, phấn màu, thước kẻ, thước dây, khuy cài, khuy bấm. - Một số sản phẩm may, khâu, thêu. III. Các hoạt dộng dạy - học Tổ chức học sinh ôn tập một số kiến thức về một số vật liệu sau : a. Vải : - Đặc điểm của vải thể hiện ở chổ nào ? - Chọn vải như thế nào là phù hợp để thêu ? b. Chỉ : - Phân biệt chỉ khâu và chỉ thêu ? c. Kéo : Phân biệt hai loại kéo đã giới thiệu + Thước may : Dùng để đo, vạch dấu trên vải + Thước dây : Được làm bằng vải trắng lụa, dài 150cm dùng để do các số đo trên cơ thể. + Khung thêu cầm tay : Gồm hai khung trong lồng vào nhau. Khung trong to có vít để điều chỉnh. Khung thêu có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu + Khuy cài, khuy bấm : Dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác. + Phấn may dùng để vạch dấu trên vài * Củng cố, dặn dò --------------@?-------------- Toán Luyện tập : Biểu thức có chứa một chữ I. Mục đích, yêu cầu Rèn kĩ năng giải toán về biểu thức có chứa một chữ II. Các hoạt dộng dạy - học 1. Cho học sinh lấy một số ví dụ về biểu thức có chứa một chữ. 2. Tổ chức học sinh giải một số bài toán sau : Tính giá trị các biểu thức sau : a. 375 + m với m = 37; m = 45; m = 128 b. 17 x n - 36 với n = 4; n = 7; n = 9 c. 11534 - 1075 x m với m = 5; m = 8. d. 375 x (72 : n) + 49 với n = 8; n = 9 --------------@?-------------- Khoa học Ôn tập về : Trao đổi chất ở người I. Mục đích, yêu cầu Giúp học sinh ôn lại một số kiến thức về trao đổi chất ở người. II. Các hoạt dộng dạy - học Học sinh làm một số bài tập sau : 1. Viết vào chỗ chấm những từ phù hợp với các câu sau : a. Trong quá trình sống, con người lấy , , ..từ và thải ra những chất .., . Quá trình đó gọi là quá trình . . b. Con người, động vật và thực vật có .. với ..thì mới sống được. 2. Vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường * Giáo viên cho học sinh dựa vào sơ đồ vừa vẽ để diễn đạt bằng lời về quá trình trao đổi chất. * Củng cố, dặn dò --------------@?-------------- Sinh hoạt lớp * Mục đích : Nhằm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua và phổ biến kế hoạch tuần tới Bước 1 : Giáo viên cho lớp trưởng lên nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua trên tất cả các mặt hoạt động : học tập, nề nếp, vệ sinh, văn nghệ, sinh hoạt 15 phút. Bước 2 : Các thành viên trong cả lớp thảo luận về nhận xét của bạn lớp trưởng, bổ sung những chỗ còn thiếu và đề xuất ý kiến của riêng mình về các hoạt động trên. Bước 3 : Giáo viên nhận xét, đánh giá chung. * Kế hoạch tuần tới - Duy trì và phát huy tốt các hoạt động, khắc phục những hạn chế trong tuần qua. - Tiến hành tập luyện nghi thức và chuẩn bị tốt mọi mặt (quần áo, hoa xù, ghế ngồi chào cờ, ) để chuẩn bị đại hội Đội sắp tới.
Tài liệu đính kèm: