I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Thể hiện sự cảm thông – Xác định giá trị. - Tự nhận thức về bản thân.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trong SGK - bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thứ hai ngày 22 / 8 / 2011 TẬP ĐỌC (T.1): DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu. - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Thể hiện sự cảm thông – Xác định giá trị. - Tự nhận thức về bản thân. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa trong SGK - bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A. MỞ ĐẦU : (5 ph) GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK TViệt 4–Tập I. GV kết hợp nói sơ qua nội dung từng chủ điểm . - HS lắng nghe B. BÀI MỚI : (30 ph) 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc : GV giới thiệu chủ điểm đầu tiên : Thương người như thể thương thân với tranh minh họa chủ điểm thể hiện những con người yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn - HS lắng nghe 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc : Gọi HS đọc GV chia đoạn Hướng dẫn đọc từ khó, câu khó Đọc mẫu bài 1 lần - 1 HS giỏi đọc toàn bài - 4 HS đọc nối tiếp đoạn Đ1 : Từ đầu bên tảng đá cuội Đ2 : Chị Nhà Trò chẳng bay được xa Đ3 : Năm trước ăn thịt em Đ4 : Tôi xòe hết bài b) Tìm hiểu bài : Đ1: Hoàn cảnh DM gặp Nhà Trò - HS đọc thầm +Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh ntn ? Đ2, 3: Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị + CH1 (SGK) + CH2 (SGK) Đ4: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của DM + CH3 (SGK) -HSTL - Cho HS đọc lướt toàn bài và nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó. c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - Gọi HS đọc, tìm giọng đọc hay - 4 HS đọc nối tiếp - GV đọc mẫu đoạn 3,4 - HS đọc theo cặp - HS thi đọc diễn cảm C. Hoạt động nối tiếp : (5 ph) + Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ? - HS trả lời Em học được ở Dế Mèn về tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu. - HS về nhà luyện đọc bài nhiều lần. Bài sau : Mẹ ốm. Thứ hai ngày 22 / 8 / 2011 TOÁN (T.1): ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. MỤC TIÊU : Giúp HS ôn tập về : - Cách đọc, viết các số đến 100 000. - Biết phân tích cấu tạo số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ kẻ ô bài 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A. BÀI CŨ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài : Ở lớp 3 các em đã biết cách đọc và viết các số đến 100 000. Hôm nay cô và các em sẽ ôn tập lại vòng số này. 2) Hướng dẫn ôn tập: * Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng. - GV ghi bảng số 43059. - HS đọc số 43059. - Em hãy đọc số này và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào ? - HS nêu - GV ghi bảng số 73031, 80851, 15000 và tiến hành như số 43059 nhưng HS đọc theo kiểu truyền miệng - HS nêu cách truyền miệng + Bao nhiêu đơn vị hợp thành 1 chục ? - HSTL + Bao nhiêu chục hợp thành 1 trăm ? - HSTL + Bao nhiêu trăm hợp thành 1 nghìn ? - HSTL + Em nhận xét gì về quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau - hơn kém nhau 10 lần. - Cho ví dụ về 3 số tròn chục liên tiếp nhau. 10, 20, 30 - Nêu ví dụ về 3 số tròn trăm liên tiếp nhau. 400, 500, 600 - Nêu ví dụ về 3 số tròn nghìn liên tiếp nhau. 6000, 7000, 8000 - Nêu các số tròn chục nghìn liên tiếp nhau 70 000, 80 000, Bài 1 : - 1 HS đọc đề + Em có nhận xét gì về các số trên tia số ? - Bài a làm SGK, bài b làm miệng - HS làm bài Bài 2 : GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS dòng 1 - HS làm bài vào SGK bằng bút chì, 1 HS làm bảng. - HS làm bài Bài 3 : - HS làm vở a) Viết được 2 số : 9000+100+70+1, 3000+80+2. b) dòng 1 : 7351, 6203. C. Hoạt động nối tiếp : + Kể tên các hàng thuộc lớp đơn vị, lớp nghìn ? + 2 hàng liền kề nhau thì có mối quan hệ nào ? - Về nhà làm bài 4/4SGK Bài sau : Ôn tập (tt) Thứ hai ngày 22 / 8 / 2011 NGLL : CHỦ ĐIỂM THÁNG 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG HĐ:1- 2, 3 : Chuẩn bị cho lễ khai giảng; Ổn định tổ chức lớp I. Mục tiêu: - HS nắm được quy trình của việc tổ chức lễ khai giảng - Cử 1 ban cán sự lớp đủ năng lực để điều hành hoạt động của lớp suốt năm học. - Phát huy tinh thần dân chủ của HS. Rèn luyện tinh thần tự quản trong mọi hoạt động. II. Chuẩn bị: - Quy trình tổ chức lễ khai giảng. Phân công các tiết mục văn nghệ. III. Hoạt động lên lớp: Hoạt động thầy Hoạt động trò HĐ 1: Chuẩn bị cho lễ khai giảng - Ngày khai giảng là ngày gì? - Lễ khai giảng được tổ chức vào thời gian nào? - Than dự lễ gồm có những ai? - Chương trình lễ khai giảng gồm có những phần nào? - GV chốt ý, kết luận, giáo dục HS ý thức tự giác HĐ2: Ổn định tổ chức lớp (HĐ cá nhân) - Thế nào là ổn định lớp? - Vì sao phải bầu ban cán sự lớp? - GV chia tổ, phân chỗ ngồi cho HS. HĐ3: Bầu ban cán sự lớp - Những người như thế nào là đủ điều kiện bầu vào ban cán sự lớp? - Cho HS đề cử những bạn bầu vào ban cán sự lớp - Tổ chức cho HD bầu từng chức danh một. * Lớp trưởng * Lớp phó học tập * Lớp phó phụ trách văn thể mỹ * Lớp phó phụ trách lao động - Tổ chức cho các tổ bầu tổ trưởng, tổ phó - GV chủ nhệm chúc mừng và giao nhiệm vụ. HĐ4: Kết thúc. - Văn nghệ - Người điều khiển cảm ơn, tuyên bố kết thúc - Là ngày tựu trượng của năm học mới - Đầu năm học mới - Toàn thể các thầy, cô giáo, học sinh và các vị đại biểu. + Các nhóm thảo luận, trình bày, lớp bổ sung. - Lễ khai giảng gồm có những phần sau: + Lễ đón HS vào lớp 1. + Văn nghệ chào mừng. + Thầy Hiệu trưởng đọc diễn văn khai giảng và đánh hồi trống khai trường. + Thầy hiệu phó đọc thư của chủ tịch nước. + Phát động thi đua. + Ý kiến của đại biểu. + Ý kiến của đại diện PHHS. + Đại diện HS lên phát biểu cảm tưởng. - Sắp xếp chỗ ngồi ; bầu ban cán sự lớp. - Tạo nề nếp học tập, thói quen sinh hoạt cho HS. - HS ngồi theo tổ. - Là những người gương mẫu trong các hoạt động của lớp, .. có uy tín đối với lớp. - HS đề cử. - HS bầu bằng hình thức biểu quyết - Các tổ tiến hành bầu tổ trưởng, tổ phó. - Thay mặt ban cán sự lớp mới phát biểu ý kiến. Thứ hai ngày 22 / 8 / 2011 An toàn giao thông : (T.1) BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ : GIỚI THIỆU 5 NHÓM BIỂN BÁO I. Mục tiêu: - Giới thiệu 5 nhóm biển báo giao thông phổ biến, hiểu ý nghĩa, tác dụng và tầm quan trọng của biển báo hiệu GT. - HS biết nội dung của các biển báo giao thông gần trường học, nhà, - Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo, tuân thủ và đi đúng phần đường quy định của biển báo II. ĐDDH: +GV: 23 biển báo hiệu ( 12 biển báo mới và 11 biển báo đã học ) có thể gắn bảng. +HS: Quan sát trên đường đi và vẽ 2-3 biển báo hiệu mà em gặp. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò HĐ1: Ôn tập - Để điều khiển người và các phương tiện giao thông đi trên đường an toàn người ta làm gì? - Y/c HS dán bản vẽ biển báo mà em đã thấy, nêu tên, công dụng của biển báo? -GV nhận xét, tuyên dương HĐ2: Tìm hiểu 5 biển báo. - GV HD HS nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của các biển báo và cho biết các biển báo này thuộc nhóm biển báo nào? Nội dung của biển báo? - GV nhận xét, bổ sung HĐ3: Ghi nhớ - Khi đi đường các em phải chú ý điều gì? HĐ 4: Trò chơi biển báo - GV treo 7-8 biển báo y/c HS quan sát sau đó các nhóm lần lượt lên gắn tên từng nhóm biển báo cho phù hợp. - Y/c HS từng nhóm đọc tên, nói tác dụng của từng nhóm biển báo. GV nhận xét, tuyên dương. - Đặt những biển báo hiệu GT - 2-3 HS lên bảng dán và thuyết minh tên, công dụng của các biển báo mà em thấy. Lớp bổ sung - HS thảo luận nhóm, trình bày, lớp bổ sung + Biển báo cấm:Dùng để báo những điều cấm - Đặc điểm: Hình tròn, màu trắng có viền màu đỏ, có hình vẽ màu đen nội dung cấm. + Biển báo nguy hiểm: Để báo nguy hiểm xảy ra. - Đặc điểm: Hình tam giác, màu vàng có viền đỏ, có hình vẽ, kí hiệu màu đen biểu thị nguy hiểm + Biển hiệu lệnh: Để báo hiệu lệnh phải tuân theo - Đặc điểm: Hình tròn, màu xanh lam, có hình vẽ hoặc kí hiệu lệnh phải theo + Biển chỉ dẫn: Để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho người đi đường biết những thông tin cần thiết giúp cho việc đi lại được an toàn. + Biển phụ: Có dạng HCN hoặc HV, được đặt kết hợp với các BB nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập. - 3 - 4 HS nêu - HS hoạt động theo nhóm - HS trả lời, lớp bổ sung Thứ hai ngày 22 / 8 / 2011 KHOA HỌC : (T.1) CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng : - Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ - Phiếu học tập theo nhóm- Bộ phiếu dùng cho trò chơi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1 : Động não * Mục tiêu : HS liệt kê tất cả những gì các em cần cho cuộc sống của mình. * Cách tiến hành : Bước 1 : GV đặt vấn đề và nêu yêu cầu : Kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống - HS nêu Bước 2 : GV tóm tắt ý kiến HS và rút ra nhận xét * Kết luận: Những điều kiện để con người sống và phát triển là điều kiện vật chất (HS đã kể) và điều kiện tinh thần, văn hóa, xã hội (HS đã kể) Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập và SGK * Mục tiêu : HS phân biệt được những yếu tố cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần. * Cách tiến hành : HS làm VBT Chữa bài tập cả lớp. - Đại diện trình bày Thảo luận cả lớp. Dựa vào kết quả làm việc của HS, GV yêu cầu HS mở SGK và thảo luận lần lượt hai câu hỏi : - HS mở SGK thảo luận nhóm 4 + Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình ? * Kết luận : - Con người, động vật và thực vật đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình. Hoạt động 3 : Trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” * Mục tiêu : Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người. * Cách tiến hành : Bước 1 : GV chia lớp làm nhóm 4, phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu. - HS có thể tự vẽ hay cắt các hình trong họa báo để chơi Bước 2 : GV hướng dẫn cách chơi và chơi. - Mỗi nhóm chọn 10 thứ ... oại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam. - Bản đồ là gì? HĐ 2: Làm việc cá nhân Yêu cầu HS xem hình 1, 2 SGK - Muốn vẽ bản đồ ta thường phải làm gì? - Tại sao cũng vẽ về bản đồ Việt Nam mà bản đồ hình 3 SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lí tự nhiên VN treo tường? HĐ3: Thảo luận nhóm - Tổ chức các nhóm thảo luận các câu hỏi như gợi ý SGV/ 12, 13 để tìm hiểu 1 số yếu tố của bản đồ - Kết luận HĐ 4:Thực hành vẽ một số ký hiệu bản đồ -Yêu cầu HS vẽ một số kí hiệu bản đồ của 1 số đối tượng địa lí như sông, biên giới quốc gia. - Tổ chức trò chơi thi đố vẽ kí hiệu bản đồ - Gọi HS đọc ghi nhớ - HS quan sát, đọc tên bản đồ, nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ . Là hình vẽ thu nhỏ nhất định - HS Quan sát chỉ vị trí của Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, . sử dụng ảnh chụp lên bản đồ . 2 bản đồ vẽ theo 2 tỉ lệ khác nhau - 4 nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày lớp nhận xét bổ sung - HS quan sát bản chú giải H 3 - Tập vẽ - 2 đội thi đố mỗi đội 1 em, đội này đố đội kia vẽ và ngươc lại 2 HS đọc Thứ năm ngày 25 / 8 / 2011 Lịch sử : (T.1) MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ I. Mục tiêu : HS biết - Biết môn LS và ĐL ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người VN, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. - Biết môn lịch sử và địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam. II. ĐDDH: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam. - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc của ở số vùng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: Giới thiệu vị trí đất nước và các cư dân ở mỗi vùng - Nước Việt Nam bao gồm những gì? - Cho HS quan sát bản đồ - Nước ta có bao nhiêu dân tộc sinh sống? HĐ 2: Mục tiêu khi học môn lịch sử và địa lí, một số yêu cầu khi học - Phát cho 6 nhóm một số tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc + Vậy: Môn lịch sử và địa lí giúp các em hiểu biết điều gì? - Để học tốt môn lịch sử và địa lí các em cần làm gì? - Cho học sinh kể 1 số sự kiện lịch sử? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK - Đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời bao trùm - HS thảo luận chỉ phần đất liền một số đảo, vùng biển nước ta. - 54 dân tộc - HS thảo luận tìm hiểu và mô tả tranh - Đại diện nhóm trình bày - Thiên nhiên, lịch sử , truyền thống dân tộc - Tập quan sát thu thập, tìm kiếm lịch sử, địa lí, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi - Vài HS kể - 2,3 HS đọc Thứ năm ngày 25 / 8 / 2011 KỂ CHUYỆN (T.1): SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể) - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Giải thích được sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. - GDYTBVMT : - Khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện). - Tranh, ảnh về hồ Ba Bể (nếu sưu tầm được). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A. KIỂM TRA BÀI CŨ : (2/) - Kiểm tra sách của HS. B. BÀI MỚI : (30/) 1. Giới thiệu truyện : - Trong tiết kể chuyện mở đầu chủ điểm “Thương người như thể thương thân” các em sẽ được nghe cô kể câu chuyện giải thích “Sự tích Hồ Ba Bể”: một hồ nước lớn, rất đẹp thuộc tỉnh Bắc Kạn - HS nghe và xem tranh. - Y/C HS quan sát tranh minh họa và cho các em đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện hôm nay trong SGK. - HS quan sát tranh 2. GV kể chuyện : * Lần 1 : GV vừa kể vừa giải thích một số từ khó đã được chú thích. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm. - HS lắng nghe * Lần 2 : GV vừa kể vừa chỉ tranh minh họa. -HS nghe và nhìn tranh 3. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : a) Cho HS kể chuyện theo nhóm - Nhóm 4 HS - HS kể cho nhau nghe. b) Cho HS thi kể chuyển trước lớp - 2 nhóm kể - 1 HS kể lại cả chuyện. c) Cho HS tìm nội dung, ý nghĩa câu chuyện : - Cả lớp trao đổi và trả lời * GV chốt ý : Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái (như hai mẹ con bà nông dân), khẳng định người lòng giàu nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - HS nghe và nhắc lại. - Bình chọn bạn kể hay nhất C. Hoạt động nối tiếp : (5/) - Khen ngợi những HS kể chuyện hay - Về nhà KC lại cho mọi người cùng nghe và xem trước nội dung câu chuyện “Nàng tiên ốc” - HS nghe và thực hành. Thứ sáu ngày 26 / 8 / 2011 TẬP LÀM VĂN (T.2): NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND Ghi nhớ) - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chyện Ba anh em (BT1, mục III) - Bước đầu biết kể tếp câu chuyện theo TH cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ - VBT Tiếng Việt 4, Tập một III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A. KIỂM TRA BÀI CŨ : (5 ph) + Bài văn kể chuyện có gì khác so với bài văn không phải là kể chuyện ? -HSTL phần ghi nhớ B. BÀI MỚI : (30 ph) 1. Giới thiệu bài : 2. Phần nhận xét : Bài 1 : - 1 HS đọc + Nêu những câu chuyện đã học trong giờ tập đọc ? - HS nêu - Phát phiếu cho HS thảo luận nhóm đôi. - HS thảo luận nhóm. - GV gạch chân dưới các nhân vật chính. Bài 2: hai mẹ con bà nông dân. Dế Mèn - 1 HS đọc + Em hãy nêu tính cách nhân vật Dế Mèn ? - Dế Mèn là nhân vật tốt bụng hay giúp đỡ người yếu. - GV : Dế Mèn là nhân vật tốt bụng hay giúp đỡ người yếu. + Trong truyện Hồ Ba Bể em thấy mẹ con bà nông dân có tính cách gì ? - Giàu lòng nhân hậu + Để biết được tính cách nhân vật ta dựa vào đâu ? - Lời nói, hành động, suy nghĩ của mẹ bà nông dân. 3. Ghi nhớ. - 3 HS đọc - HS xung phong đọc thuộc. 4. Phần luyện tập : Bài 1 : - HS đọc , quan sát tranh. - GV phát phiếu cho lớp thảo luận. - Thảo luận nhóm 4 + Nhân vật chính trong truyện “Ba anh em” ? - Na-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca và bà ngoại. + Em hãy nêu tính cách của từng nhân vật ? - HSTL - GV chốt ý : Muốn có nhận xét đúng về tính cách của từng nhân vật ta cần phải quan sát mỗi hành động, lời nói của nhân vật đó. Bài 2 : - 1 HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS trao đổi, tranh luận về các hướng. - HS trả lời. - GV chốt ý. a) Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc. b) Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục nô đùa, mặc em bé khóc. - HS suy nghĩ, thi kể. C. Hoạt động nối tiếp : (5 ph) +Trong bài học chúng ta cần ghi nhớ điều gì ? - Về nhà học thuộc ghi nhớ, luyện tập bài 2 cho tốt hơn. Bài sau : Kể lại hành động của nhân vật. Thứ sáu ngày 26 / 8 / 2011 TOÁN : (T. 5) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quên với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. II. ĐDDH: Đề bài 1a,b và BT3 chép sẵn trên bảng phụ III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò HĐ1 : HD làm BT Bài 1 : - GV treo bảng phụ y/c HS đọc và TL: + Đề bài y/c tính giá trị của biểu thức nào? + Làm ntn để tính giá trị của biểu thức 6 x a với a = 5 - Y/C HS tự làm các phần BT còn lại - GV chữa bài Bài 2 : (2 câu) -lưu ý HS : Các biểu thức trong bài có đến 2 dấu phép tính, có dấu ngoặc do đó cần thực hiện các phép tính theo đúng thứ tự đã học. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 3 : (HSK, G) - GV treo b/số, y/c HS đọc b/ số và cho biết cột thứ 3 trong bảng cho biết gì? -Biểu thức đầu tiên trong bài là gì? - Giá trị của b/ thức 8 x c = ? - Vì sao giá trị của b/ thức cùng dòng với 8 x c = 40? - Y/c HS làm bài, GV nhận xét, ghi điểm Bài 4 : (chon 1 trong 3 trường hợp) - Y/c HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông? Nếu cạnh HV là a thì CV hình vuông là? - GV giới thiệu P = a x 4 - Y/c HS đọc đề và làm bài - GV nhận xét, cho điểm - 6 x a -Thay a = 5 vào biểu thức để tính 6 x a = 6 x 5 = 30 - 2 HS làm bảng, lớp làm bút chì vào SGK KQ: b, 108; c, 95 - 4 HS làm bảng, lớp VBT KQ: a, 56; b, 123; c, 137; d, 74 - Giá trị của biểu thức. - 8 x c - là 40 - Vì khi thay c = 5 vào 8 x c thì được 8 x c = 40 - 3 HS làm bảng, lớp VBT - cạnh x 4 - a x 4 - HV đọc công thức - 3 HS làm bảng, lớp VBT - Lớp nhận xét Thứ sáu ngày 26 / 8 / 2011 Luyện Tiếng Việt : CHÍNH TẢ (Nghe - viết) MẸ ỐM (Mọi hôm .......... tập đi) I. Mục tiêu : - Nghe viết và trình bày đúng chính tả 3 khổ thơ đầu - Luyện viết chữ sạch, đẹp II. Đồ dùng : - Bảng con, vở HS III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động thầy Hoạt động trò HĐ1 : Giới thiệu bài Mẹ ốm - Gọi 1 HS mở SGK đọc đoạn văn cần viết - Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? - Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn và luyện viết bảng con - GV nhận xét, nêu cách viết các từ khó HĐ2 : HD HS viết chính tả - Y/c HS nêu cách trình bày bài viết - GV đọc từng câu cho HS viết 3 khổ thơ đầu - Đọc lại cho HS soát lỗi - Thu vở chấm (HS yếu - TB) - Nhận xét bài viết - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm + Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm Người cho trúng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào - HS nêu và viết bảng con các từ ngữ: truyện Kiều, cánh màn, cuốc cày, lặn, đau buốt, nóng ran. - HS nêu cách trình bày - 1 HS lên bảng viết bài, ở dưới viết vào vở - HS đổi chéo vở cho nhau dể soát lỗi Giáo án môn : Hoạt động tập thể Lớp : 4A Tuần : 1 Tên bài dạy : Sinh hoạt lớp Người soạn : Lê Thị Lộc Trường TH Hứa Tạo Ngày dạy : Thứ sáu ngày 26/ 8 /2011 SINH HOẠT LỚP I/ Nhận xét hoạt động tuần 1: * Nề nếp : - Nề nếp lớp tương đối ổn định - Vệ sinh lớp học, khu vực phân công sạch sẽ - Lớp được trang trí khang trang - Hát đầu giờ, giữa giờ, ra về nghiêm túc. - Thực hiện được việc truy bài 10 phút đầu giờ. - Xếp hàng ra, vào lớp, tập thể dục trật tự, ngay ngắn. * Học tập : - Đa số các em có đủ sách vở và đồ dùng học tập tốt - Một số em học bài và làm bài còn chậm : Văn Hiền, Bình Phương, Cường, Khánh, Thanh Thảo, Thảo Hiền.... II/ Kế hoạch tuần 2: - Nhắc HS công tác thu - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp - Vệ sinh lớp học, khu vực - Nhắc HS đi học mang đủ sách vở, giữ gìn sách vở cẩn thận. - Tập đội hình chuẩn bị cho lễ khai giảng. III/ Văn nghệ: Trò chơi
Tài liệu đính kèm: