I. MỤC TIÊU:
Củng cố kiến thức đã học từ đầu năm đến nay với các dạng toán thực hành .
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H:
TUẦN 10 Sáng thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2011 LUYỆN TOÁN Ôn luyện tổng hợp I. MỤC TIÊU: Củng cố kiến thức đã học từ đầu năm đến nay với các dạng toán thực hành . II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H: Bài 1: Viết vào chỗ trống - 1HS đọc và nêu yêu cầu. Viết số Đọc số 705 986 303 27 068 237 .. .. . Hai trăm triệu, hai trăm linh chín nghìn, sáu trăm bốn mười lăm. Năm triệu, bốn trăm ba mươi nghìn, chín trăm mười lăm. - YC tự làm vở. - Gọi HS tiếp nối nêu kết quả. - Chữa bài. Bài 2. khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Số 176 715 638 có mấy lớp? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 b. Giá trị của chữ số 3 trong số 436 937 là: A. 30 B. 300 C. 3000 D. 30000 - YC tự làm vở. - Gọi HS tiếp nối nêu kết quả. - Chữa bài. Bài 3. khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. a. 3 tạ = yến 7 yến 8 kg = kg; 5 tấn = yến 3 tấn 4 tạ = tạ; 5 ta 2 yến = kg ; 4 kg = g b. 1 phút 8 giây = .. giây. 6 giờ 10 phút = phút; c.1/2 thế kỷ = .năm năm 101 là thế kỷ thứ : ; Năm 2011 thế kỷ thứ : - YC tự làm vở. - Gọi HS tiếp nối nêu kết quả. - Chữa bài. Bài 4 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. a. Hình tam giác ABC có A A. 1 góc nhon. B. 3 góc nhọn. C. 2 góc nhọn. B C b. Tam giác ABC có mấy góc vuông? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 c.Vẽ Đường thẳng AX song song với CB; vẽ Đường thẳng BY song song với CA hai đường thẳng này cát nhau tại điểm D. Viết các cặp cạnh song song . Bài 5: Đặt tính rồi tính a/. 8753624 –2467239; b/. 514963 + 984565 - YC tự làm vở. - Gọi HS tiếp nối nêu kết quả. - Chữa bài. Bài 6: Một của hàng bán gạo, ngày đầu bán được 320 kg gạo, ngày thứ hai bán được bằng số gạo của ngày đầu, ngày thứ ba bán 300 kg gạo. Hỏi trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu Kilôgam gạo. - YC tự làm vở. H: BT cho biết gì và YC tìm gì ? H: BT thuộc dạng gì ? H: Muốn tìm TBC của nhiều số ta làm thế nào ? - Chữa bài. Bài 7: Một mảnh vườn hình chữ nhật có tổng chiều rông và chiều dài 50m, chiều rộng nhỏ hơn chiều dài 10 mét. Tính chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó. - YC tự làm vở. H: BT cho biết gì và YC tìm gì ? H: BT thuộc dạng gì ? H: Tổng của hai số là mấy, hiệu của hai số là mấy ? - Chữa bài. Bài 8: Tìm x biết x là số tròn trăm ngàn : 100000 < x < 400000 - YC tự làm vở. - Gọi HS tiếp nối nêu kết quả. - Chữa bài. Bài 9 : Cho biểu thức a + b - c : tính giá trị của biểu thức biết a = 1505 , b = 1235, c =298 - YC tự làm vở. - Gọi HS tiếp nối nêu kết quả. - Chữa bài. 3.Củng cố dặn dò -Nhận xét đánh giá giờ học -HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 4HS làm bảng lớp. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 2HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 3HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 3HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 2HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 1HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 1HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 1HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 1HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - Nghe và thực hiện. ------------------------------------------------------------ Chiều thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2011 LUYỆN TOÁN Ôn luyện tổng hợp (Tiết 2 và 3) I. MỤC TIÊU: Củng cố kiến thức đã học từ đầu năm đến nay với các dạng toán thực hành . II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H: Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 1. Số gồm 5 chục triệu, 7 chục nghìn, 6 nghìn, 3 trăm và 4 chục là : (A). 50 076 340 B. 50 760 340 C. 50 706 340 D. 57 060 340 2. Dãy số nào sau đây là dãy số tự nhiên : A. 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5. B. 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; C. 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 ; (D). 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 3. Giá trị của chữ số 5 trong số 715 638 là : A. 5 B. 500 (C). 5 000 D. 50 000 4. 3 tấn 95 kg = .kg A. 395 (B). 3095 C. 3950 D. 3905 5. Viết số thích hợp vào chỗ trống : 3 phút 8 giây = 188..giây 6. Phát biểu nào sau đây là “không đúng” : A. Góc nhọn bé hơn góc vuông. (B). Góc tù lớn hơn góc bẹt C. Góc bẹt bằng hai góc vuông. D. Góc vuông bé hơn góc tù. - YC tự làm vở. - Gọi HS tiếp nối nêu kết quả. - Chữa bài. Bài 2 Đặt tính rồi tính : a) 48567 + 9346 b) 45827 – 36495 c) 4517 x 4 d) 876 : 3 - YC tự làm vở. - Gọi HS tiếp nối nêu kết quả. - Chữa bài. Bài 3 Tính giá trị của biểu thức a - b với giá trị của a = 65815 và b = 49289 - YC tự làm vở. - Gọi HS tiếp nối nêu kết quả. - Chữa bài. Bài 4 Một của hàng bán gạo, ngày đầu bán được 320 kg gạo, ngày thứ hai bán được bằng số gạo của ngày đầu, ngày thứ ba bán gấp ba lần ngày thứ hai. Hỏi trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu Kilôgam gạo. H: BT cho biết gì và YC tìm gì ? H: BT thuộc dạng gì ? H: Muốn tìm TBC của nhiều số ta làm thế nào ? - YC tự làm vở. - Chữa bài. Số kg gạo bán được ngày thứ hai là: 320 : 2 = 160 (kg gạo) Số kg gạo bán được ngày thứ ba là: 160 x 3 = 480 (kg gạo) Trung bình mỗi ngày bán được là: (320 + 160 + 480) : 3 = 320 (kg gạo) Đáp số : 320 kg gạo Bài 5 Tính bằng cách thuận tiện nhất : 1677 + 1969 + 1323 + 1031 - YC tự làm vở. - Gọi HS tiếp nối nêu kết quả. - Chữa bài. 1677 + 1969 + 1323 + 1031 = (1677+1223)+(1969+1031) = 3000 + 3000 = 6000 3.Củng cố dặn dò -Nhận xét đánh giá giờ học -HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 6HS làm bảng lớp. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 2HS đọc bài 2 và 3; nêu yêu cầu. - 5HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu bài 4 - 1HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 1HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - Nghe và thực hiện. ------------------------------------------------------------- TIẾNG VIỆT Ôn luyện tổng hợp (Tiết 4) I. MỤC TIÊU: - Củng cố kiến thức Đọc – hiểu. - Thưc hành một số dạng bài tập cơ bản. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H: Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi: - HS đọc yêu cầu Lời hứa Tôi rời công viên phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụi cây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gân tôi hỏi: - Sao em chưa về nhà? Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp: - Em không về được! - Vì sao? - Em là lính gác. - Sao em lại là lính gác? - Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bảo: “ Cậu là trung sĩ” và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy bảo: “ Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay.” Em trả lời: “Xin hứa”. Theo Pan-tê-lê-ép 1) Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả? A Em bé được giao gác kho đạn B Em bé được giao nhiệm vụ đứng gác C Em bé được giao nhiệm vụ phòng thủ D Em bé được giao nhiệm vụ bảo vệ 2) Vì sao trời tối mà em không về? A Vì em không nhớ đường về nhà B VÌ trồi tối em không dám đi về một mình C Vì sợ mẹ mắng nên không dám về nhà D Vì lời hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay 3) Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì? A Dấu ngoặc kép trong bài dùng để dẫn lời nói em bé và bạn em bé. B Dấu ngoặc kép trong bài dùng để trích dẫn những dẫn chứng trong đọan trích. C Cả AB đều đúng D Cả AB đều sai 4) Thế nào là động từ? A Là những từ chỉ tên người B Là những từ dùng để chỉ địa danh C Là những từ dùng chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật. D Là những từ dùng để chỉ tâm trạng của nhân vật. - Cả lớp tự làm vào vở - 4em lên bảng khoanh -Cả lớp tự làm vào vở - 1 số em nêu kết quả đúng. - Nhận xét và sửa chữa. Câu 2: “ Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai Mươi mười năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn”. Những từ nào động từ chỉ trạng thái của sự vật trong đoạn trích A Đổ xuống, cờ bay, dòng thác B Cờ bay, tàu lớn, biển rộng C Đổ xuống, cờ bay, tàu lớn D Đổ xuống, tâm trạng, tàu lớn Câu 3: Những từ nào sau đây chỉ hành động anh chiến sỉ và thiếu nhi trong đoạn trích? A nhìn, nghĩ, thác B nhìn, nghĩ, thấy C nhìn, nữa, thấy D nhìn, trên, những Câu 4: Những từ nào sau đây không phải là động từ? A. Tưới B. xem C. quét D. nho - HS đọc kĩ đề bài và đoạn văn. - 1 em phân tích đề bài - Hs phát biểu - HS tự làm bài vào vở - 1 số em đọc bài làm ,lớp nhận xét. - Nghe và thực hiện. Câu 5: “ Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.”. Những từ nào sao đây là tư đơn: A dưới B thung thăng C rì rào D đàn trâu Câu 6: Từ nào sau đây không phải là từ láy: A rì rào B rung rinh C thung thăng D khoai nước Câu 7: Tứ nào sau đây không phải la từ ghép: A.bây giờ B.tuyệt đẹp C.khoai nước D thung thăng Câu 8: Từ nào sau đây không phải danh từ A chuồn chuồn B trâu C thuyền D bay Câu 9: Từ nào sau đây không phải là động từ: A bay B gió C rung rinh D hiện ra Câu 10: Đoạn văn trích dẫn trên có mấy từ láy? Kể tên ra? Câu 11: Những từ nào chỉ danh từ? Kể tên ra? 3.Củng cố dặn dò -Nhận xét đánh giá giờ học -HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - HS đọc kĩ đề bài và đoạn văn. - 1 em phân tích đề bài - Hs phát biểu - HS tự làm bài vào vở - 1 số em đọc bài làm ,lớp nhận xét. - Nghe và thực hiện. ----------------------------------------------------------- Sáng thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011 LUYỆN TOÁN Ôn luyện tổng hợp (Tiết 4) I. MỤC TIÊU: Củng cố kiến thức đã học từ đầu năm đến nay với các dạng toán thực hành . II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H: Bài 1. Đọc và viết các số sau: a)56 201 400 đọc là: ............................................................................................................ b)Tám mươi hai triệu sáu trăm linh ba nghìn một trăm ba mươi mốt viết là: ................................................... ... D. 960 Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: a) Số liền trước số tám nghìn là số bảy nghìn. b) Số tròn nghìn liền sau số năm nghìn là số sáu nghìn. c) Trung bình cộng của 56 v 68 l 124. d) Trung bình cộng của 25; 67 v 13 l 35 Bài 5. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 12tấn 24kg = ..........kg 2 m2 5dm2 = dm2 16m 30cm = .cm 1234 cm2 = dm2 cm2 Bài 6 : Đặt tính rồi tính: 514 625 + 82 398 35701 +2035 +968 57 500 – 5445 ............................ .............................. ....................... ........................... .............................. ........................ ........................... ............................. ....................... Bài 7 : Đọc tên các góc có trong hình sau: D C B A a)Góc vuông: ...................................................................................... b)Góc nhọn : ...................................................................................... c)Góc tù : ........................................................................................... Bài 8 Hai đội công nhân cùng đào một con mương dài 600m. Đội thứ nhất đào nhiều hơn đội thứ hai 46m. Hỏi mỗi đội đào được bao nhiêu mét mương? 3.Củng cố dặn dò -Nhận xét đánh giá giờ học -HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 6HS làm bảng lớp. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 2HS đọc bài 2 và 3; nêu yêu cầu. - 5HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu bài 4 - 1HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 1HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - Nghe và thực hiện. ------------------------------------------------------------------- Sáng thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011 TIẾNG VIỆT Ôn luyện tổng hợp (Tiết 4) I. MỤC TIÊU: - Củng cố đọc – hiểu - Thưc hành một số dạng bài tập cơ bản. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H: Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi: - HS đọc yêu cầu Đôi giày ba ta màu xanh Ngày còn bé, có lần tôi đã thấy anh họ tôi đi đôi giày ba ta màu xanh nước biển. Chao ôi ! Đôi giày mới đẹp làm sao ! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả. Màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đát mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi Sau này làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. Tôi đã theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Hóa ra trẻ con thời nào cũng giống nhau. Tôi quyết định chon đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu cậu đến lớp. Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi phòng, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng. Theo Hàng Chức Nguyên Làm các bài tập và trả lời các câu hỏi dưới đây: Khoanh vào câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Nhân vật “tôi” trong câu chuyện này là ai ? A. Lái B. người anh họ C. chị phụ trách Đội D. không có ai Câu 2: Cậu bé lái có hoàn cảnh như thế nào ? A. cậu bé lang thang B. con nhà giàu C. con nhà nghèo D. tất cả đều sai Câu 3: Chị phụ trách Đội đã làm gì để động viên Lái trong ngày đầu đến lớp? A Theo Lái trên khắp các đường phố. B. Làm công tác Đội ở một phường C. Thưởng cho Lái đôi giày ba ta. D. Thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh. Câu 4. Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta. Câu 5: Chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? Câu 6: Trong câu “Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, đôi bàn chân đang ngọ nguậy .” có: Các từ đơn là: Các từ ghép là: Các từ láy là: Danh từ là: 3.Củng cố dặn dò -Nhận xét đánh giá giờ học -HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - Cả lớp tự làm vào vở - 4em lên bảng khoanh -Cả lớp tự làm vào vở - 1 số em nêu kết quả đúng. - Nhận xét và sửa chữa. - Nghe và thực hiện. ------------------------------------------------------ Chiều thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011 LUYỆN TOÁN Ôn luyện tổng hợp (Tiết 1 và 2) I. MỤC TIÊU: Củng cố kiến thức đã học từ đầu năm đến nay với các dạng toán thực hành . II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H: Bài 1: Khoanh vào câu trả lời đúng nhất 1) Số 20 300 121 đọc là: A. Hai trăm linh ba triệu không trăm nghìn một trăm hai mươi mốt. (B). Hai mươi triệu ba trăm nghìn một trăm hai mươi mốt. C. Hai mươi triệu ba trăm nghìn một trăm hai mươi một. D. Hai mươi triệu ba trăm nghìn một trăm hai mốt 2) Chữ số 6 trong số 199 268 205 có giá trị là: A. 60 B. 6000 (C). 60 000 D. 6 3) Số gồm 3 trăm nghìn, 7nghìn, 8 trăm và 5 chục viết là : A. 300 785 (B). 3 007 850 C. 307 850 D. 3785 4) 5tấn 2tạ = ..kg. Số để điền vào chỗ trống là: A. 520 (B). 5200 C. 52 5) 3km7m 3007m. Dấu để điền vào chỗ trống là: A. (C). = D. không có dấu nào 6) Số 1 000 000 có số liền trước là: (A). 999 999 B. 100 000 C. 1 000 001 D. Không có số nào - Yc HS tự làm bài vào vở - Gọi 1 số em đọc bài làm - GV nhận xét,sữa chữa. Bài 2: Đặt tính rồi tính. 467 288 + 33 112 78 524 – 1 995 2 079 : 7 - Yc HS tự làm bài vào vở - Gọi 1 số em đọc bài làm - GV nhận xét,sữa chữa. Bài 3 : Tính bằng cách thận tiện nhất: 267 + 475 + 25 + 233 178 + 772 + 822 + 228 - Yc HS tự làm bài vào vở - Gọi 1 số em nêu cách đặt tính và thực hiện. - GV nhận xét,sữa chữa. Bài 4: Trường em có 705 học sinh, trong đó học sinh nữ ít hơn học sinh nam 43 bạn. Tìm số học sinh nam. H: Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì ? H: Bài toán thuộc dạng gì ? - Yc HS tự làm bài vào vở - Gọi 1 số em đọc bài làm - GV nhận xét,sữa chữa. Bài 5 : Một người đi xe máy trong 2 giờ đầu, mỗi giờ đi được 45km và 3 giờ sau , mỗi giờ đi được 40km. Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki lô mét ? H: Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì ? H: Bài toán thuộc dạng gì ? - Yc HS tự làm bài vào vở - Gọi 1 số em đọc bài làm - GV nhận xét,sữa chữa. 3.Củng cố dặn dò -Nhận xét đánh giá giờ học -HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 6HS làm bảng lớp. - HS tiếp nối nêu kết quả đúng. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 2HS đọc bài 2 và 3; nêu yêu cầu. - 5HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu bài 4 - 1HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - 1HS đọc và nêu yêu cầu. - 1HS làm bảng lớp. - HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai(nếu có). - Nghe và thực hiện. ------------------------------------------------------------ TIẾNG VIỆT Ôn luyện tổng hợp (Tiết 3 và 4) I. MỤC TIÊU: - Củng cố đọc – hiểu và Tập làm văn. - Thưc hành một số dạng bài tập cơ bản. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H: Bài 1: Đọc thầm và làm bài tập Ba đi công tác. Ở nhà, má Cường bị cảm trong lúc gánh nước rồi ốm nặng, không đi lại được. Bà con mách bệnh của má uống mật gấu sẽ qua khỏi. Thương má, Cường quyết định lên buôn Măng Lin để gặp bố của bạn Y Ngung xin mật gấu cho má, tiện thể cậu cũng định xin chữa bệnh nhát gan cho mình. Từ nhà Cường đến buôn Măng Lin rất xa, nếu quen đi đường tắt cũng phải mất nửa ngày. Cường mang theo đèn pin, hai bình nước và mặc nhiều quần áo như người đi săn. Cậu đi như chạy qua sườn đồi cạnh nhà và bị bọn chó hoang đuổi. Trong lúc chạy, quần áo cậu vướng vào gai tre rách toạc. Bị lăn xuống chân đồi nhưng nhờ biết ôm đầu nên cậu không bị thương. Sau khi lội qua con suối sâu, cậu phải băng qua cánh rừng thưa. Trời tối như mực. Những chú nai hiền lành đã dắt cậu tránh được chỗ có thú dữ. Nửa đêm hôm đó cậu mới tìm tới buôn. Cha con Y Ngung vừa ngạc nhiên, vừa cảm động. Hôm sau, hai cha con Y Ngung cùng Cường đem mật gấu về cho má. Khi má đỡ bệnh, cậu mới sực nhớ ra mình quên chưa xin bố Y Ngung chữa cho bệnh nhát gan. Thấy vậy cả nhà cùng cười vui. NGUYỄN THỊ MINH NGỌC Khoanh tròn vào chữ trước ý trả lời đúng: 1. Cường quyết định lên buôn Măng Lin để làm gì ? A. Để xin bố Y Ngung chữa bệnh cho má. B. Để xin bố Y Ngung chữa bệnh nhát gan cho mình và tiện thể chữa bệnh cho má. C. Để gặp bố của bạn Y Ngung xin mật gấu cho má, tiện thể cậu cũng định xin chữa bệnh nhát gan cho mình. 2. Vì sao cha con bạn Y Ngung lại ngạc nhiên và cảm động khi đón tiếp Cường ? A. Vì thấy Cường là người rất thương má. B. Vì thấy Cường dũng cảm và Cường là người rất thương má. C. Vì biết trước đây Cường rất nhát gan. 3. Vì sao cả nhà lại cười vui khi thấy Cường quên chữa bệnh nhát gan cho mình ? A. Vì thấy Cường hay quên. B. Vì Cường quên xin bố Y Ngung chữa cho bệnh nhát gan. C. Vì thực ra Cường không còn nhát gan nữa. 4. Theo em, điều gì làm cho Cường đã chữa được bệnh nhát gan ? A. Những khó khăn Cường gặp phải trên đường. B. Bố của Y Ngung đã chữa bệnh cho Cường mà Cường không biết. C. Vì tình thương mẹ mà Cường không còn nhát gan nữa. 5. Từ nào dưới đây có nghĩa giống nghĩa của từ nhát gan ? A. sợ sệt B. nhạy cảm C. nhỏ bé 6. Trong bài có bao nhiêu từ láy ? A. không có từ láy. B. 1 từ C. 2 từ 7. Tìm một từ ghép có nghĩa tổng hợp và một từ ghép có nghĩa phân loại có chứa tiếng nhà theo mẫu : A. Từ ghép có nghĩa tổng hợp : nhà đất ; B. Từ ghép có nghĩa phân loại : nhà ngói ; 8. Trong bài, tác giả sử dụng mấy câu có biện pháp so sánh ? Đó là câu nào ? A. 1 câu. Đó là câu : B. 2 câu. Đó là câu :. C. 3 câu. Đó là câu : Bài 2 :Tập làm văn Viết một bức thư ngắn ( khoảng 10 dòng ) cho bạn hoặc người thân nói về việc học tập của em trong thời gian qua. 3.Củng cố dặn dò -Nhận xét đánh giá giờ học -HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - Cả lớp tự làm vào vở - 6 em lên bảng khoanh -Cả lớp tự làm vào vở - 1 số em nêu kết quả đúng. - Nhận xét và sửa chữa. 1 – C 2 – B 3 – C 4 – C 5 – A 6 – A 7: + Tổng hợp : nhà cửa + Phân loại : nhà tầng, nhà tranh 8 - A Viết đúng câu Trời tối đen như mực. - Nghe và thực hiện. ------------------------------------------------------------ Sáng thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Tài liệu đính kèm: