TẬP ĐỌC
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên(bé Thu); giọng hiền từ(người ông).
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GD học sinh tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
TUẦN 11 Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012. Tiết 21 TẬP ĐỌC CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên(bé Thu); giọng hiền từ(người ông). - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - GD học sinh tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài cũ và nêu ND chính của bài. - GV nhận xét – ghi điểm. B. Bài mớ:i 1. Giới thiệu chủ điểm. - GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm: Giữ lấy màu xanh. - GTB. 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu nội dung bài a) Luyện đọc: - Một HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: bài chia 3 đoạn. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp. + Lần 1: Luyện đọc và đọc từ khó. + Lần 2: Luyện đọc và giải nghĩa từ: ban công + Lần 3: Luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài: * Đoạn 1: H: Bé Thu Thu thích ra ban công để làm gì? * Đoạn 2: H: Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật? Ghi: + Cây quỳnh. + Hoa ti-gôn. + Cây hoa giấy. + Cây đa Ấn Độ. H: Bạn Thu chưa vui vì điều gì? * Đoạn 3: H: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? H: Em hiểu: " Đất lành chim đậu" là thế nào? - GV: Loài chim chỉ đến sinh sống và làm tổ hát ca ở những nơi có cây cối có sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch đẹp. Nơi ấy không nhất thiết phải là khu rừng , một công viên hay một cánh đồng , một khu vườn lớn mà có khi chỉ là một mảnh vườn nhỏ trên ban công ... H: Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu? H: Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? H: Em hãy nêu nội dung bài? - GV ghi nội dung bài. c) Đọc diễn cảm: - Cho HS xác định giọng đọc toàn bài. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp. - Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3. + Xác định giọng đọc. + Đọc trong nhóm. + Thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét bình chọn và ghi điểm. 3. Củng cố dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Liên hệ thực tế. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -2 em thực hiện. - HS nghe. - 1 HS đọc toàn bài - HS đọc nối tiếp - HS đọc và sửa chữa cho nhau. - HS theo dõi. + Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công. + Cây quỳnh lá dày, giữ được nước. cây hoa ti- gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậynhư những vòi voi bé xíu. Cây đa ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng. + Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. + Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn. + Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn. + Hai ông cháu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ. + Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình. + Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh. - 3 HS đọc nối tiếp. - HS đọc theo cặp. - HS thi đọc. TUẨN 11 Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012 Tiết 51 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: HS Biết: - Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất. - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. - Làm được BT1, BT2(a,b), BT3(cột1), BT4. II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới: 2.1.Giới thiệu bài : 2.2.Hướng dẫn luyện tập: *Bài 1: - GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. *Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : H: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu hs nêu cách làm phần a, phần b - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV yêu cầu HS nêu lại cách làm của từng biểu thức trên. - GV nhận xét và cho điểm HS. *Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh. - GV nhận xét và cho điểm HS. *Bài 4: - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải. - GV gọi HS chữa bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò: - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập h.d luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi. - HS nghe. - 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ xung. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện tính. - HS đọc đề bài. - Bài toán yêu cầu chúng ta tính bằng cách thuận tiện. - 4 HS lên bảng làm bài (2 lượt), HS cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS nhận xét bài làm của các bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng. - 1 - 2HS lần lượt giải thích. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS nêu cách làm bài trước lớp : Tính tổng các số thập phân rồi so sánh và điền dấu so sánh thích hợp vào chỗ chấm. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS chữa bài của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình. TUẦN 11 Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012 ĐẠO ĐỨC THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ I I. Mục tiêu: - Giúp HS nắm được kiến thức các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 10 gồm 5 bài. - HS có kĩ năng trong giao tiếp, đối xử với mọi người xung quanh, gia đình và cộng đồng; có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: - GV: Phiếu học tập ND phiếu: 1. HS lớp 5 có nhiệm vụ gì? 2. Khi gây ra một việc không tốt, em cần có thái độ như thế nào? 3. Tại sao mỗi người đều cần phải có ý chí? 4. Bạn đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên? 5. Cần làm gì để có tình bạn đẹp? 6. Hãy đọc thơ, kể chuyện, hát một bài hát liên quan đến nội dung các bài đã học. - HS: Xem lại các bài đã học. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ÔĐTC: 2. Thực hành - Cho hs nhắc lại tên những bài đã học. - Phát phiếu thảo luận. - Mời 1 em đọc to nội dung phiếu. - Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm 6. - Mời đại diện 1 số nhóm trả lời câu hỏi. - NX và biểu dương nhóm có phần thảo luận hiệu quả. 3. Củng cố- dặn dò: - NX về quá trình học tập môn Đạo đức của lớp; biểu dương và nhắc nhở 1 số cá nhân tiêu biểu. - Các bài đã học: Em là HS lớp 5; Có trách nhiệm về việc làm của mình; Có chí thì nên; Nhớ ơn tổ tiên; Tình bạn. - Lớp nhận phiếu và đọc nội dung. - Thảo luận nhóm 6. - Trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ xung. TUẦN 11 Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2012. Tiết 21 LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐẠI TỪ XƯNG HÔ I. Mục tiêu: - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được đại từ xưng hộ trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2). - HS khá, giỏi nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1). II. Đồ dùng dạy - học: - BT1 viết sẵn trên bảng lớp. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa kì B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: H: Đại từ là gì? Đặt câu có đại từ? - GV: Bài học hôm nay giúp các em hiểu về đại từ xưng hô, cách sử dụng đại từ xưng hô trong viết và nói. 2. Tìm hiểu ví dụ: *Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài: H: Đoạn văn có những nhân vật nào? H: Các nhân vật làm gì? H: Những từ nào được in đậm trong câu văn trên? H: Những từ đó dùng để làm gì? H: Những từ nào chỉ người nghe? H: Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới? - KL: Những từ chị, chúng tôi, ta, các người, chúng, trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được người nói dùng để chỉ mình hay người khác khi giao tiếp. H: Thế nào là đại từ xưng hô? *Bài 2: - Yêu cầu HS đọc lại lời của Hơ Bia và cơm. H: Theo em , cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào? - Đại từ là từ dùng để xưng hô thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy. VD: Mai ơi! chúng mình về đi. - HS đọc. + Có Hơ Bia, cơm và thóc gạo. + cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau . Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng. + Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng. + Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm. + Những từ chỉ người nghe: chị, các người + Từ chúng. - HS trả lời. - 1 em đọc to, lớp đọc thầm. + Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác. *Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận theo cặp. - Gọi HS tả lời. - Nhận xét các cách xưng hô đúng. - KL:. 3. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 4. Luyện tập: *Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài trong nhóm 2. - Gọi HS trả lời, GV gạch chân từ: ta, chú, em, tôi, anh. - Nhận xét KL. *Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. H: Đoạn văn có những nhân vật nào? H: Nội dung đoạn văn là gì? - 1 HS lên bảng làm. - GV nhận xét bài trên bảng. - Gọi HS đọc bài đúng. - 1 HS đọc lại bài văn đã điền đầy đủ. C. Củng cố dặn dò: - Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ. - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà học bài. - HS đọc. - HS thảo luận. - HS nối tiếp nhau trả lời. + Với thầy cô: xưng là em, con. + Với bố mẹ: Xưng là con. + Với anh em: Xưng là em, anh, chị. + với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình. - HS đọc ghi nhớ. - HS đọc. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS trả lời.- HS đọc. + Bồ câu, tu hú, các bạn của bồ chao, bồ các. + Đoạn văn kể lại chuyện bồ chao hốt hoảng kể với các bạn chuyện nó và tu hú gặp các trụ chống trời. Bồ các giải thích đó chỉ là trụ điện cao thế mới được xây dựng . các loài chim cười bồ chao đã quá sợ sệt - 1 HS làm trên bảng phụ cả lớp làm vào vở BT. - Đọc lại nội dung ... tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên: a) Ví dụ 1: * Hình thành phép nhân. - GV vừa nêu bài toán vừa vẽ hình tam giác lên bảng : Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi canh dài 1,2m. Tính chu vi của hình tam giác đó. - Cho hs nhắc lại cái đã biết và cái phải tìm trong bài toán. - GV yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác ABC. - GV : 3 cạnh của hình tam giác BC có gì đặc biệt ? - Vậy để tính tổng của 3 cạnh, ngoài cách thực hiện phép cộng 1,2m + 1,2 + 1,2 m ta còn cách nào khác không ? - GV nêu : Hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau và bằng 1,2m. Để tính chu vi hình tam giác này chúng ta thực hịên phép nhân 1,2m 3. Đây là phép nhân một số thập phân với số tự nhiên. * Tìm kết qủa. - GV yêu cầu HS cả lớp trao đổi , suy nghĩ để tìm kết qủa 1,2m 3. - GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình. - GV nghe HS trình bày và viết cách làm lên bảng như phần bài học trong SGK. - GV hỏi : Vậy 1,2m 3 bằng bao nhiêu mét ? * Giới thiệu cách tính. - GV nêu : - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ. - HS : Chu vi của hình tam giác ABC bẳng tổng độ dài 3 cạnh : 1,2m + 1,2m + 1,2m - 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng 1,2m - Ta còn cách thực hiện phép nhân. 1,2m 3 - HS thảo luận. 12 x 3 36 - 1 hs nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. 1,2m = 12dm 36dm = 3,6m - Vậy 1,2 3 = 3,6 (m) - HS : 1,2m 3 = 3,6m - GV : Em hãy so sánh 1,2m 3 ở cả hai cách tính. - GV yêu cầu HS thực hiện lại phép tính 1,2 3 theo cách đặt tính. - GV yêu cầu HS so sánh 2 phép nhân. Nêu điểm giống và khác nhau ở 2 phép nhân này. - GV : Trong phép tính 1,2 3 chúng ta đã tách phần thập phân ở tích như thế nào? - GV : Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của thừa số và của tích? - GV : Dựa vào cách thực hiện 1,2 3 em hãy nêu cách thực hiện nhân một số thập phân với một số tự nhiên. b) Ví dụ 2 - GV nêu yêu cầu ví dụ : Đặt tính và tính 0,46 12. - GV gọi HS nhận xét bạn làm bài trênbảng. - GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình. - GV nhận xét cách tính của HS. 2.2.Ghi nhớ: - GV hỏi : Qua 2 ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên ? - GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc lòng tại lớp. 2.2.Luyện tập – thực hành: *Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. *Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Mời 3 em lên bảng làm bài tập. - GV nhận xét và cho điểm HS. *Bài 3: - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Cho hs nhắc lại cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên. -NX tiết học. - HS : Cách đặt tính cũng cho kết quả 1,2 3 = 3,6 (m) - HS cả lớp cùng thực hiện. - HS so sánh, sau đó 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét : + Giống nhau về đặt tính, thực hịên tính. + Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy còn một phép tính không có. - HS nêu : Thừa số có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân thì tích có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân. - 1 HS nêu như trong SGK, HS cả lớp nghe và bổ xung ý kiến. - 1 HS lên bảng thực hịên phép nhân, HS cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp. 0,46 x 12 92 46 5,52 - HS nhận xét bạn tính đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Một số HS nêu trước, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS nhận xét ý kiến, cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến. - 2 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. HS nêu tương tự như cách nêu ở vd 2. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tích. - HS làm bài vào vở bài tập. Thừa số 3,18 8,07 2,389 Thừa số 3 5 10 Tích 9,54 40,35 23,890 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Trong 4h ôtô đi đc quãng đường là: 42,6 x 4 = 170,4 (km) Đáp số : 170,4 km TUẦN 11 Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012 Tiết 22 KHOA HỌC TRE, MÂY, SONG I. Mục tiêu: - Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song. - Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng. II. Đồ dùng dạy - học: - Ảnh về cây mây, song, tre SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Giới thiệu bài mới: - Cho hs nêu tên chủ đề 2. - Giới thiệu về chủ đề và bài mới. 1. HĐ 1: Đặc điểm và công dụng của mây, tre, song trong thực tiễn: - Cho hs nêu những hiểu biết của mình về mấy loại cây này. - NX và khen hs có hiểu biết về thiên nhiên. - YC học sinh thảo luận theo bàn để làm BT1. - Lưu ý hs cách ghi: Ghi vắn tắt những đặc điểm và công dụng của mây,tre, song. - Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - NX và KL câu trả lời đúng. H: Theo em , mây, tre và song có đặc điểm gì chung? H: Hãy kể thêm 1 số tác dụng của mây, tre, song mà em biết? - KL: Mây, tre, song là những loại cây rất quen thuộc với làng quê VN. Ở nước ta có khoảng 44 loài tre; 33 loài mây, song khác nhau. 2. HĐ 2: Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song: - Yêu cầu hs quan sát hình trong SGK trang 47 để nêu tên một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song. - Yêu cầu hs nêu tên những đồ dùng khác mà em biết. - KL: Tre, mây, song là những vật liệu thông dụng, phổ biến ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của VN đang có mặt khắp nơi trên thế giới. mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3. HĐ 3: Cách bảo quản các đồ dùng làm từ tre, mây, song: - Cho hs nêu tên 1 số đồ dùng ở gđ được làm từ tre, mây, song. H: Ở nhà em đã sử dụng như thế nào để các đồ dùng này được bền và đẹp? - Khen ngợi những em biết cách bảo quản - KL: Những đồ dùng được làm từ tre, mây, song là hàng thủ công mỹ nghệ dễ mốc ẩm nên thường được sơn dầu, đặc biệt không nên để chúng ngoài mưa, nắng. 4. HĐ kết thúc: - Cho hs nêu đặc điểm của tre, mây, song - Cách bảo quản các đồ dùng làm từ tre, mây, song. - NX và đánh giá. - Nêu tên chủ đề 2: Vật chất và năng lượng. - 1 số em nêu. - HS làm BT1. - 1 nhóm trình bày bài trên bảng, lớp theo dõi và nhận xét. - HS nêu: H4: đòn gánh, ống đựng nước được làm từ tre. H5: Bộ bàn ghế sa lông được làm từ mây (hoặc song). H6: Các loại rổ được làm từ tre. H7: Ghế, tủ đựng đồ nhỏ được làm từ mây, song. - chõng tre, sọt, cần câu - Nêu: rổ, giá, giỏ làm bằng mây - Không để các đồ dùng này ngoài mưa, nắng, với bàn ghế, giỏ hoasơn dầu tránh mối mọt và để đồ dùng đẹp hơn. - Trả lời câu hỏi. TUẦN 11 Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012 KĨ THUẬT RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG I. Mục tiêu: - Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống. - Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. - Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC và giới thiệu bài mới: - Mời hs nhắc lại mục đích của việc bày, dọn sau bữa ăn và cách thu dọn. - NX và ghi điểm. B. Bài mới: 1. HĐ 1: MĐ của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. - Mời hs nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gđ - Cho hs nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống - NX và KL nội dung HĐ 1 2. HĐ 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. - Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm 6: H: Bạn đã rửa dụng cụ nấu ăn ở gđ như thế nào? H: Bạn đã rửa dụng cụ ăn uống ở gđ như thế nào? - Mời 1 em đọc 2 câu hỏi trên bảng. - QS và giúp đỡ nhóm nào còn lúng túng - NX phần thảo luận của các nhóm và lưu ý HS: Cần rửa dụng cụ ăn, uống riêng tránh dụng cụ uống bị mùi mỡ, mùi thức ăn H: Để rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình đảm bảo an toàn cần lưu ý điều gì? 3. HĐ 3: Đánh giá kêt quả học tập của HS. - YC HS làm bài tập thực hành. - YC hs thảo luận theo nhóm đôi để hoàn thành các BT trong VBT. - NX, đánh giá. 4. NX tiết học và dặn dò: - NX thái độ học tập của HS. - Dặn dò HS về nhà rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống giúp cha mẹ. - Nhắc lại nội dung bài cũ. + Dụng cụ nấu ăn: nồi, song, chảo.. + Dụng cụ ăn uống: bát, đĩa, đũa, cốc, ly - Việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống làm cho các dụng cụ sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn mầm bệnh và giữ cho dụng cụ không bị hoen rỉ - Đọc 2 câu hỏi trên bảng. - Thảo luận nhóm 6. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - Trước khi rửa, dồn hết thức ăn còn lại trên bát, đĩa vào 1 chỗ sau đó tráng 1 lượt bằng nước sạch rồi mới hòa nước rửa bát rồi tiến hành rửa - Cần rửa nhẹ nhàng, tránh để dụng cụ bị vỡ, mẻ - Thảo luận nhóm đôi hoàn thành BT và nêu kết quả. Tiết 5: Hoạt động tập thể. SINH HOẠT LỚP I. Nhận xét chung 1. Đạo đức: Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan như còn đùa nghị nhiều. 2. Học tập Hầu hết các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Ngòai ra còn một số bạn chưa chịu khó học bài ở nhà, vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập 3. Thể dục. - Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa.Thực hiện tập thể dục giữa giờ chưa đều,động tác chưa đẹp 4. Vệ sinh. Các emVS tương đối sạch sẽ, gọn gàng . 5. SH Đội : Lớp tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, hiệu quả. II. Phương hướng tuần tới Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần. Phát động phong trào học tập mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Thành lập đội tuyển, bồi dưỡng tham gia dự thi HS giỏi cấp huyện. Tập 2 tiết mục văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Rèn chữ, giữ vở, đồ dùng học tập. Vệ sinh trường lớp thường xuyên sạch sẽ. Đi lại đảm bảo an toàn giao thông.
Tài liệu đính kèm: