Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 19 - Trường tiểu học Vĩnh Phước 7

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 19 - Trường tiểu học Vĩnh Phước 7

TẬP ĐỌC Tiết 37

BỐN ANH TÀI

I.MĐYC:

. Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

- Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng: nắm tay, đóng cọc, lấy tai tác nước, móng tay đục máng.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

-GDHS quý trọng những người hay làm việc nghĩa

II. Đồ dùng:- Tranh minh họa bài tập đọc.- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

 

doc 169 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 19 - Trường tiểu học Vĩnh Phước 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ ngày tháng năm 2009
TẬP ĐỌC Tiết 37 
BỐN ANH TÀI
I.MĐYC:
. Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
- Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng: nắm tay, đóng cọc, lấy tai tác nước, móng tay đục máng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. 
-GDHS quý trọng những người hay làm việc nghĩa
II. Đồ dùng:- Tranh minh họa bài tập đọc.- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC:(5’) Kiểm tra học kì 1
2. Bài mới:(30’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 a. Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ .
- Tranh vẽ gì ?
 + Để mở đầu cho chủ điểm " Hoa của Đất " Hôm nay các em cùng học bài " Bốn người tài" câu chuyện này sẽ cho các em biết về bốn thiếu niên có sức khoẻ , tài ba hơn người đã biết hợp nhau lại để làm việc nghĩa .
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
-Gọi HS đọc phần chú giải.
 -Gọi HS đọc cả bài.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+Toàn bài đọc viết giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
+Nhấn giọng những từ ngữ: đến một cánh đồng , vạm vỡ , dùng tay làm vồ đóng cọc , ngạc nhiên , thấy một cậu bé dùng tai tát nước 
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 1.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
+Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh với những ai ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
-Ghi bảng ý chính đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi.
+ Gọi HS đọc đoạn còn lại
Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
-Ý chính của đoạn còn lại là gì?
-Ghi ý chính đoạn còn lại.
 -Câu chruyện nói lên điều gì?
-Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
 HS cả lớp theo dõi để tim ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
Ngày xưa , / ở bản kia , / có có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi 
 Vì vậy / người ta đặt tên cho chú là Cẩu Khây
 Cẩu Khây lên mười tuổi , sức đã bằng trai mười tám , mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ . ( diệt trừ yêu tinh)
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm 
- Tranh vẽ các bạn nhỏ tượng trưng cho hoa của đất đang nhảy múa , ca hát ."
-5 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Ngày xưa  đến thông võ nghệ.
+ Đoạn 2:Hồi ấy  đến yêu tinh.
+Đoạn 3: Đến một cánh đồng  đến diệt trừ yêu tinh
+Đoạn 4: Đến một vùng khác  đến hai bạn lên đường .
+Đoạn 5: được đi ít lâu  đến em út đi theo.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc toàn bài.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi , 10 tuổi sức đã bằng trai 18 .
+ 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn quyết trừ diệt cái ác .
+Đoạn 1 nói về sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây .
-2 HS nhắc lại.
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Yêu tinh xuất hiện bắt người và súc vật khiến cho làng bản tan hoang , có nhiều nơi không còn một ai sống sót .
+ Cẩu Khây cùng ba người bạn Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , và Móng Tay Đục Máng lên đường đi diệt trừ yêu tinh 
+ Nội dung đoạn 2 nói về yêu tinh tàn phá quê hương Cẩu Khây và Cẩu Khây cùng ba người bạn nhỏ tuổi lên đường đi diệt trừ yêu tinh .
-2 HS nhắc lại.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng nắm tay làm vồ để đóng cọc xuống đất , Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai của mình để tát nước, Móng Tay Đục Máng có thể dùng móng tay của mình đục gỗ thành lòng máng để dẫn nước vào ruộng .
+Đoạn còn lại nói lên sự tài năng của ba người bạn Cẩu Khây .
-1 HS nhắc lại.
+ Nội dung câu truyện ca ngợi sự tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa cứu dân lành của 4 cậu bé 
+ 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
-5 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn).
-1 HS đọc thành tiềng.
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
-3 HS thi đọc toàn bài.
3. Củng cố – dặn dò:(5’)
-Câu truyện giúp em hiểu điều gì?Truyện ca ngỏi ai?
_Liên hệ :Giáo dục HS biết tôn trọng những người hay làm việc nghĩa
-Nhận xét tiết học. 
 -Dặn HS về nhà học bài.CB:Chuyện cổ tích về loài người
Thứ ngày tháng năm 2009
CHÍNH TẢ : Tiết 19 . 
Nghe - viết Bài : KIM TỰ THÁP AI CẬP (GD-BVMT)
I. MĐYC :
 - Nghe, viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn : Kim tự tháp Ai Cập.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt những từ có âm, vần dễ lẫn : S/ x , iêc / iêt
 - GD học sinh viết đúng tiếng Việt , viết đẹp
II. ĐỒ DÙNG - Phiếu viết nội dung bài tập 2- Băng giấy viết n/d BT3b HS : Vở, SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A.Bài cũ : (5’)(Ôn tập thi HK1)
B. Bài mới : (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài : Giới thiệu đoạn văn : Kim tự tháp Ai Cập
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết :
a. Giáo viên đọc bài viết
Nội dung : Ca ngợi Kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập.
b. Hướng dẫn từ khó : 
-kiến trúc, nhằng nhịt, giếng sâu, buồng 
c. GD BVMT- Kim tự tháp Ai Cập là một cảnh đẹp của thế giới, một tài sản vô giá của loài người. Nước ta cũng có những danh thắng như Vịnh Hạ Long,Cố đô Huế, động Phong Nha-KẻBàng, Vịnh Hạ Long là những di sản của thế giới, các em làm gì để bảo vệ các di sản đó?
d. Viết bài
e. Chấm, chữa bài
Chấm 7 – 10 vơ-> nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập :
 - Bài tập 2
* Kết quả : sinh, biết, sáng, tuyệt ; xứng 
 - Bài tập 3 b :
 Viết đúng Viết sai 
 - thời tiết thân thiếc
 - công việc nhiệc tình
 - chiết cành mải miếc 
- Lắng nghe – TLCH :
Đoạn văn nói lên điều gì ?
-Đọc thầm-> phát hiện các từ khó 
- Đây là các tài sản vô giá của loài người, chúng em phải bảo vệ, giữ gìn các di sản đó (khi đi tham quan không xả rác bừa bãi, không ngắt hoa, bẻ cành, không viết bậy, vẽ bậy ..)
- Viết bài vào vở
- KT chéo
-Làm việc theo cặp
+ Trao đổi-> làm Vở BT
Vở BT
-Làm Vở BT
C Củng cố, dặn dò :(5’)
- Nhận xét chung về một số lỗi HS còn mắc phải nhiều
Chuẩn bị : Nghe –viết : Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp 
 Thứ ngày tháng năm 2009
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 37
Bài : CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ : AI LÀM GÌ ?
I. MĐYC:
- Học sinh hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể : Ai làm gì ?
- Biết xác định bộ phận CN trong câu, biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn.
- GDHS sử dụng thành thạo tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG:- Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét và đoạn văn ở BT1 ( LT)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Bài cũ :(5’) Kiểm tra cuối kì 1
Bài mới (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài : Chủ ngữ trong câu kể : Ai làm gì ?
Phần nhận xét : 
Câu kể : 
Ai làm gì
Ý nghĩa của CN
Loại từ ngữ tạo
 thành CN
-Một đàn.
- Hùng .
-Thắng
-Em .
-Đàn ngỗng..
Chỉ con vật
Chỉ người
Chỉ người
Chỉ người
Chỉ con vật
Cụm danh từ
danh từ
danh từ
danh từ
cụm danh từ
Phần ghi nhớ : SGK/7
Luyện tập :
Bài 1 :
+ Trong rừng, chim chóc hót véo von
+ Thanh niên lên rẫy.
+Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước
+ Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
+ Các cụ già chụm.ché rượu cần.
Bài 2 : Đặt câu
Ví dụ : 
a.Các chú công nhân đang khai thác than trong hầm sâu.
b. Chim sơn ca bay vút lên bầu trời.
Bài 3 : 
Ví dụ : Buổi sáng , bà con nông dân ra đồng gặt lúa. Trên những con đường làng quen thuộc, các bạn học sinh trong làng cắp sách đến trường 
- Làm việc theo cặp
- Đọc thầm->trao đổi->TLCH
* Tìm câu kể : Ai làm gì ?
- Xác định chủ ngữ trong các câu vừa tìm được?
- Nêu ý nghĩa của chủ ngữ ?
- CN do loại từ ngữ nào tạo thành?
 - HS đọc phần ghi nhớ
Làm việc nhóm đôi (tiến hành tương tự bài tập ở phần nhận xét)
-Làm việc cá nhân, lớp
Làm bài vào VBT-> kiểm tra chéo
Làm việc cá nhân 
Đọc yêu cầu, quan sát tranh.
Đặt câu
- Trình bày
C. Củng cố, dặn dò :(5’)
- Nêu đặc điểm của CN trong câu kể : Ai làm gì ?
Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Tài năng
***************************
 Thứ ngày tháng năm 2009
 KỂ CHUYỆN Tiết 19 
 BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN 
I. MĐYC:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn bạc ác
- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của GV, tranh minh họa, HS biết thuyết minh nội dung của mỗi tranh bằng 1-2 câu; kể lại được câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác).
 Rèn kỹ năng nghe:
 + Nghe cô kể chuyện, nhớ cốt truyện.
 + Nghe bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
- GDHS bất kì trong hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng bình tĩnh ,mưu trí để tìm ra cách giải quyết. Chúng ta phải luôn biết ơn những người đã giúp đỡ mình va luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác
II. Đồ dùng:- Tranh minh họa truyện.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC:(5’) Kiểm tra học kì 1
2ø. Bài mới:(30’) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*.Giới thiệu bài 
* Hướng dẫn kể chuyện
- Kể lần 1, kết hợp với giải nghĩa từ khó.
+ Ngày tận thế: ngày cuối của sự sống trên trái đất (ngày chết)
+ Hung thần: Vị thần độc ác, hung bạo.
+ Vĩnh viễn: không bao giờ gặp được, thấy được (mãi mãi)
- Kể lần 2, kết hợp tranh
Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu của bài tập:
a/ Tìm lời thuyết minh cho tranh:
- Tranh 1: Bác đánh cá kéo được mẻ lưới trong đó chỉ có duy nhất cái bình.
- Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền.
- Tranh 3: Từ trong bình một làn khói đen kịt tuôn ra và hiện hình một con quỷ.
- Tranh 4: Con quỷ muốn giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyềncủa nó.
- Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui lại vào bình và vứt bình xuống biển sâu.
b/ Kể từng đoạn và toà ... khùng khục, khúc khích, rinh rích, sằng sặc, 
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm mẫu trước lớp.
-Cả lớp làm bài.
-Một số HS đọc câu mình đặt với từ đã chọn.
-Lớp nhận xét.
Thứ ngày tháng năm 2009
TIẾT 3
I.Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ – HTL.
2. Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Phiếu thăm.
 -Tranh vẽ cây xương rồng trong SGK hoặc ảnh về cây xương rồng.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Một số em đã kiểm tra ở tiết ôn tập trước chưa đạt yêu cầu, các em sẽ được kiểm tra trong tiết học này. Đồng thời một số em chưa được kiểm tra hôm nay tiếp tục được kiểm tra. Sau đó, mỗi em sẽ viết một đoạn văn miêu tả về cây xương rồng dựa vào đoạn văn tả cây xương rồng và dựa vào quan sát của riêng mỗi em.
 b). Kiểm tra TĐ - HTL:
 a/. Số HS kiểm tra:
 -1/6 số HS trong lớp.
 b/. Tổ chức kiểm tra:
 -Như ở tiết 1.
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT và quan sát tranh cây xương rồng.
 -GV giao việc: Các em đọc kĩ đoạn văn Xương rồng trong SGK. Trên cơ sở đó, mỗi em viết một đoạn văn tả cây xương rồng cụ thể mà em đã quan sát được.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét , khen những HS tả hay, tự nhiên  và chấm điểm một vài bài viết tốt.
 2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu những HS viết đoạn văn tả cây xương rồng chưa đạt, về nhà viết lại vào vở cho hoàn chỉnh.
 -Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra chưa đạt về nhà luyện đọc để kiểm tra ở tiết sau.
-HS đọc yêu cầu và quan sát tranh.
-HS làm bài vào vở.
-Một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
-Lớp nhận xét.
Thứ ngày tháng năm 2009
TIẾT 4
I.Mục tiêu:
1. Ôn luyện về các kiểu câu (câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến).
2. Ôn luyện về trạng ngữ.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh họa bài học trong SGK.
 -Một số tờ phiếu để HS làm bài tập.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Tuổi HS có những trò tinh nghịch. Thời gian trôi qua, ta vẫn ân hận vì những trò tinh nghịch của mình. Đó là trường hợp của một cậu bé trong truyện Có một lần hôm nay chúng ta đọc  Đọc bài xong chúng ta cùng tìm các loại câu, tìm trạng ngữ có trong bài đọc đó.
 b). Bài tập 1 + 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT 1 + 2.
 -Cho lớp đọc lại truyện Có một lần.
 -GV: Câu chuyện nói về sự hối hận của một HS vì đã nói dối, không xứng đáng với sự quan tâm của cô giáo và các bạn.
 -Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 ( Câu hỏi: -Răng em đau phải không ?
 ( Câu cảm: -Ôi răng đau quá !
 -Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi !
 ( Câu khiến: -Em về nhà đi !
 -Nhìn kìa !
 ( Câu kể: Các câu còn lại trong bài là câu kể.
 c). Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
 -GV giao việc: Các em tìm trong bài những trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ nơi chốn.
 -Cho HS làm bài.
 +Em hãy nêu những trạng ngữ chỉ thời gian đã tìm được.
 +Trong bài những trạng ngữ nào chỉ nơi chốn ?
 -GV chốt lại lời giải đúng.
 2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà xem lại lời giải bài tập 2+3.
-HS nối tiếp nhau đọc.
-HS đọc lại một lần (đọc thầm).
-HS tìm câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu khiến có trong bài đọc.
-Các nhóm lên trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
+Trong bài có 2 trạng ngữ chỉ thời gian:
( Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi 
( Chuyện xảy ra đã lâu.
+Một trạng ngữ chỉ nơi chốn:
( Ngồi trong lớp, tôi 
Thứ ngày tháng năm 2009
TIẾT 5
I.Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
2. Nghe thầy đọc viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nói với em.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Phiếu thăm.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Công ơn của cha mẹ bằng trời, bằng biển. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ công ơn cha mẹ. Đó cũng chính là lời nhắn gửi trong bài chính tả Nói với em hôm nay các em viết 
 b). Kiểm tra TĐ - HTL:
 a/. Số HS kiểm tra: 1/6 số HS trong lớp.
 b/. Tổ chức kiểm tra: như ở tiết 1.
 c). Nghe – viết:
 a/. Hướng dẫn chính tả: 
 -GV đọc một lượt bài chính tả.
 -Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
 -GV nói về nội dung bài chính tả: Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, sống giữa tình yêu thương của cha mẹ.
 -Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya 
 b/. GV đọc cho HS viết.
 -GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
 -GV đọc lại cả bài một lượt.
 c/. Chấm, chữa bài.
 -GV chấm bài.
 -Nhận xét chung.
2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài Nói với em.
 -Dặn HS về nhà quan sát hoạt động của chim bồ câu và sưu tầm về chim bồ câu.
-HS đọc thầm.
-HS luyện viết từ dễ viết sai.
-HS viết chính tả.
-HS tự soát lại lỗi chính tả.
-HS đổi bài, soát lỗi cho nhau.
Thứ ngày tháng năm 2009
TIẾT 6
I.Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
2. Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động của co vật (chim bồ câu).
II.Đồ dùng dạy học:
 -Phiếu thăm.
 -Tranh minh họa hoạt động của chim bồ câu trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Tất cả những em chưa có điểm kiểm tra TĐ và HTL và những em đã kiểm tra ở tiết trước nhưng chưa đạt yêu cầu hôm nay các em sẽ được kiểm tra hết. Sau đó, các em sẽ ôn luyện viết đoạn văn miêu tả của con vật.
 b). Kiểm tra TĐ – HTL:
 -Số HS kiểm tra: Tất cả HS còn lại.
 -Tổ chức kiểm tra: Thực hiện như ở tiết 1.
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT.
 -Cho HS quan sát tranh.
 -GV giao việc: Các em dựa vào những chi tiết mà đoạn văn vừa đọc cung cấp, dựa vào quan sát riêng của mình, mỗi em viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu. Các em chú ý tả những đặc điểm.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày bài làm.
 -GV nhận xét và khen những HS viết hay.
2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở.
 -Dặn HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7, 8 và chuẩn bị giấy để làm bài kiểm tra viết cuối năm.
-1 HS đọc yêu cầu.
-2 HS nối tiếp đọc đoạn văn + quan sát tranh.
-HS viết đoạn văn.
-Một số HS lần lượt đọc đoạn văn.
-Lớp nhận xét.
Thứ ngày tháng năm 2009
TIẾT 7
BÀI LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
1. Đọc – hiểu bài Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon, chọn câu trả lời đúng.
2. Nhận biết loại câu, chủ ngữ trong câu.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Trong tiết luyện tập hôm nay, các em sẽ đọc thầm bài Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon và sau đó sẽ dựa vào nội dung bài đọc để chọn ý trả lời đúng trong các ý bài tập đã cho.
 b). Đọc thầm:
 -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
 -GV giao việc: Các em đọc thầm lại bài văn, chú ý câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch và câu Quân trên tàu trông thấy tôi phát khiếp để sang bài tập 2, các em có thể tìm ra câu trả lời đúng một cách dễ dàng.
 -Cho HS làm bài.
 * Câu 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu của câu 1 và đọc 3 ý a + b + c.
 -GV giao việc: Bài tập cho 3 ý a, b, c. Nhiệm vụ của các em là chọn ý đúng trong 3 ý đã cho.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 Ý b: nhân vật chính trong đoạn trích là Gu-li-vơ.
 * Câu 2:
 -Cách tiến hành như ở câu 1.
 -Lời giải đúng:
 Ý c:Có hai nước tí hon trong đoạn trích là Li-li-pút và Bli-phút.
 * Câu 3:
 -Cách tiến hành như ở câu 1.
 -Lời giải đúng:
 Ý b: Nước định đem quân sang xâm lược nước láng giềng là: Bli-phút.
 * Câu 4:
 -Cách tiến hành như ở câu 1.
 -Lời giải đúng:
 Ý b: Khi trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp” vì Gu-li-vơ quá to lớn.
 * Câu 5:
 - Cách tiến hành như ở câu 1.
 -Lời giải đúng:
 Ý a: Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình.
 * Câu 6:
 - Cách tiến hành như ở câu 1.
 -Lời giải đúng:
 Ý c: Nghĩa của chữ hòa trong hòa ước giống nghĩa của chữ hòa trong hoà bình.
 * Câu 7:
 - Cách tiến hành như ở câu 1.
 -Lời giải đúng:
 Ý a: Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là câu kể.
 * Câu 8:
 - Cách tiến hành như ở câu 1.
 -Lời giải đúng:
 Ý a: Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi phát khiếp chủ ngữ là Quân trên tàu.
2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà xem lại các lời giải đúng.
-1 HS đọc yêu cầu.
-2 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
-HS đọc thầm bài văn.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS tìm ý đúng trong 3 ý.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-HS chép.
-HS chép.
-HS chép.
-HS chép.
-HS chép.
Thứ ngày tháng năm 2009
TIẾT 8
I.Mục tiêu:
1. HS nghe – viết đúng chính tả bài Trăng lên.
2. Biết viết đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ viết bài chính tả trăng lên.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Ánh trăng luôn gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Có khi trăng tròn vành vạnh, có khi lại có hình lưỡi liềm. Khi tròn đầy hoặc khi khuyết, trăng đều có vẻ đẹp riêng. Hôm nay các em sẽ được biết thêm về vẻ đẹp của trăng qua bài chính tả Trăng lên của tác giả Thạch Lam.
 b). Nghe - viết:
 a/. Hướng dẫn chính tả
 -GV đọc lại một lượt bài chính tả.
 -Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
 -GV giới thiệu nội dung bài: bài Trăng lên miêu tả vẻ đẹp của trăng ở một vùng quê 
 -Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai: trăng, sợi, vắt, mảnh, dứt hẳn.
 b/. GV đọc cho HS viết.
 -GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ.
 -GV đọc lại cả bài cho HS soát lỗi.
 c/. GV chấm bài.
 -GV chấm.
 -Nhận xét chung
 c). Làm văn:
 -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
 -GV giaop việc: Các em nhớ lại những đều đã quan sát được về con vật mình yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình về con vật đó.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay.
 2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn.
-HS lắng nghe.
-HS đọc thầm bài Trăng lên.
-HS viết từ khó.
-HS viết chính tả.
-HS soát lỗi chính tả.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS viết đoạn văn.
-Một số HS đọc đoạn văn.
-Lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Phú TV4 K2.doc