Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 28 năm 2014

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 28 năm 2014

Tập đọc ( Tiết 55)

 DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bọc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh chân dung Cô-péc-ních & Ga-li-lê.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 32 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 28 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai
Tập đọc ( Tiết 55)
 DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bọc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh chân dung Cô-péc-ních & Ga-li-lê. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HSKK
Khởi động: 
Bài cũ: Ga-vrốt ngoài chiến lũy 
GV yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc bài theo cách phân vai & trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Trong chủ điểm Những người quả cảm, 
các em đã biết nhiều tấm gương dũng cảm trong chiến đấu, gương dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai, gương dũng cảm trong đấu tranh với bọn côn đồ hung hãn.
Bài đọc hôm nay sẽ cho các em thấy một biểu hiện khác của lòng dũng cảm – dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học, bảo vệ lẽ phải. Đó là tấm gương của 2 nhà khoa học vĩ đại: Cô-péc-ních và Ga-li-lê. 
GV giới thiệu chân dung 2 nhà khoa 
học. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt):
+ Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
+ Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng kể rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của 2 nhà khoa học: trung tâm, đứng yên, bác bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo, cổ vũ, cấm, tội phạm, buộc phải thề, vẫn quay 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? 
+ Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
+ Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních & Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? 
GV nhận xét & chốt ý 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Chưa đầy một thế kỉ sau  trái đất vẫn quay) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố - Dặn dò: 
Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài? 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Con sẻ 
HS đọc bài theo cách phân vai 
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS nói tên bài đọc, truyện kể
HS xem chân dung 2 nhà khoa học. 
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
- HS đọc thầm và trả lời:
+ Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng & các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
+ Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních 
+ Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời. 
+ Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. 
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. 
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu 
Cùng đọc bài.
Toán ( Tiết 136)
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật và hình thoi
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
- BT cần làm : 1, 2, 3.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HSKK
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập 
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài tập 1:
- Mời HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét – chốt lại
Bài tập 2:
- Mời HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét – chốt lại
Bài tập 3: 
- Mời HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài nhóm
- GV nhận xét – chốt lại
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Giới thiệu tỉ số 
HS sửa bài
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu
HS quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong SGK, lần lượt đối chiếu các câu với đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định được câu nào là phát biểu đúng, câu nào là phát biểu sai, rồi chọn chữ tương ứng. 
HS làm tương tự như bài 1.
HS trình bày
HS đọc yêu cầu
HS làm bài
HS sửa bài 
HS đọc yêu cầu
HS lần lượt tính diện tích từng hình
So sánh số đo diện tích của các hình (với đơn vị đo là cm) & chọn số đo lớn nhất
Kết luận: hình vuông có diện tích lớn nhất. 
Cùng làm bài.
 Đạo đức ( Tiết 28)
BÀI: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-	Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông( những quy định có liên quan tới HS).
-	Phân biệt được hành vi tôn trong Luật Giao thông và vi pham Luật Giao thông.
-	Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
* KNS : + Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật
 + Kĩ năng phê phán những hành vi vi Luật Giao thông.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Mẫu điều tra
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 KK
Khởi động: 
Bài cũ: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
Em đã làm gì để thể hiện việc tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở trường, ở lớp hoặc ở ngoài xã hội?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 40)
Mời HS đọc thông tin
GV chia HS thành các nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin & thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn
GV kết luận:
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người & của (người có thể bị chết, bị thương, bị tàn tật; xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ)
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi) nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật Giao thông)
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng & chấp hành Luật Giao thông.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 1)
Mời HS đọc yêu cầu
GV chia HS thành nhóm đôi & giao nhiệm vụ cho các nhóm
GV kết luận: Những việc làm trong tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2)
Mời HS đọc yêu cầu
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống
GV kết luận:
+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khoẻ & tính mạng con người.
+ Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
Củng cố - Dặn dò: 
GV mời vài HS đọc ghi nhớ.
Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa & tác dụng của các biển báo.
Chuẩn bị bài tập 4.
HS nêu
HS nhận xét
HS đọc thông tin
Các nhóm thảo luận
Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm khác bổ sung & chất vấn
HS đọc yêu cầu
Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: Nội dung bức tranh nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật Giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông?
Một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc
Các nhóm khác chất vấn & bổ sung
HS đọc yêu cầu
HS dự đoán kết quả của từng tình huống
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm khác bổ sung & chất vấn
HS đọc ghi nhớ.
Đọc bài.
****************************************************************
Thứ ba
Luyện từ và câu ( Tiết 55)
BÀI: CÂU KHIẾN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nắm được cấu tạo & tác dụng của câu khiến.
Nhận biết được câu khiến trong đoãn trích (BT1); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bãn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3)
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (phần Nhận xét).
4 băng giấy – mỗi băng giấy viết một đoạn văn ở BT1 (phần Luyện tập).
Một số tờ giấy để HS làm BT 3 (phần Luyện tập).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HSKK
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hằng ngày, chúng ta thường xuyên 
phải nhờ vả ai đó, khuyên nhủ ai đó hoặc rủ những người thân quen cùng làm một việc gì đó. Để thực hiện được những việc như vậy, phải dùng đến câu khiến. Bài học hôm nay giúp các em tìm h ... ới từng tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp. 
GV phát riêng 3 tờ giấy khổ rộng cho 3 HS làm bài.
GV nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng, nhiều câu, phù hợp với nghi thức xã giao. 
Bài tập 3, 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm tư.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà viết vào vở 5 câu khiến. 
Nhắc HS mỗi em tìm một tập tin trên báo Nhi đồng, mang đến lớp để tập tóm tắt tin tức. 
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm. 
1 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC trước.
1 HS đọc 3 câu khiến đã tìm được trong SGK.
1 HS đọc 5 câu khiến mà GV yêu cầu về nhà làm bài
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm bài.
3 HS lên bảng chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau. Sau đó từng em đọc lại câu khiến với giọng điệu phù hợp. 
Cả lớp nhận xét.
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào vở
4 HS làm bài trên băng giấy.
HS tiếp nối nhau đọc kết quả – chuyển câu kể thành câu khiến. 
Cả lớp nhận xét.
4 HS làm bài trên băng giấy dán kết quả lên bảng.
Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng.
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào vở
3 HS làm bài trên giấy.
HS tiếp nối nhau đọc kết quả – chuyển câu kể thành câu khiến. 
Cả lớp nhận xét.
3 HS làm bài trên băng giấy dán kết quả lên bảng.
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc theo nhóm tư.
Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng. 
Cùng làm bài.
*****************************************************************
Thứ sáu
Toán ( Tiết 140)
BÀI: LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Giải được bài toán về “Tìm hai số khi biết tổng & tỉ số của hai số đó” 
BT cần làm : 1, 3
II.CHUẨN BỊ:
Vở 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HSKK
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
 Giới thiệu bài
Hoạt động: Thực hành
Bài tập 1:
Mời HS đọc yêu cầu
Phân tích đề toán: Đoạn thứ nhất là mấy phần? Đoạn tứ hai là mấy phần?
Yêu cầu HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng
Hướng dẫn HS giải:
+ Có tất cả bao nhiêu phần bằng nhau?
+ Tìm giá trị của 1 phần?
+ Tìm đoạn thứ nhất?
+ Tìm đoạn thứ hai?
Bài tập 3:
- Mời HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS lập đề toán theo sơ đồ (trả lời miệng, không cần viết thành bài toán)
Yêu cầu HS chỉ ra tổng của hai số & tỉ số của hai số đó.
Giải toán.
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
- Chốt nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
HS sửa bài
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu
Đoạn thứ nhất là 3 phần, Đoạn tứ hai là 1 phần.
HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng
3 + 1 = 4
28 : 4 = 7
7 x 3 = 21
7 x 1 = 7
HS đọc yêu cầu
HS vẽ sơ đồ
Tổng hai số là 72; tỉ số hai số là 
HS làm bài
HS sửa
Cùng làm bài.
Tập làm văn (Tiết 56)
BÀI: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, rõ ràng, dùng từ, đặt câu, viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II.CHUẨN BỊ:
Một số tờ giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý  cần chữa chung trước lớp.
Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (chính tả, dùng từ, câu ) trong bài làm của mình theo từng loại & sửa lỗi (phiếu phát cho từng HS).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HSKK
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Nhận xét chung về kết quả làm bài 
GV viết lên bảng đề bài của tiết TLV (kiểm tra viết) tuần 20.
Nêu nhận xét:
Ưu điểm:
+ Xác định đúng đề bài
+ Biết miêu tả.
+ Bố cục rõ ràng 3 phần bài làm tốt.
Những thiếu sót hạn chế:
+ Mở bài ngắn
+ Tả sơ sài hoặc thiên về liệt kê 
+ Cảm xúc chưa hay
+ Diễn đạt chưa tốt, câu văn còn lủng củng
Thông báo điểm số cụ thể.
GV trả bài cho từng HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài
Hướng dẫn HS sửa lỗi
GV phát phiếu cho từng HS làm việc. Nhiệm vụ:
Đọc lời nhận xét của GV.
Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài.
Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại & sửa lỗi.
Yêu cầu HS đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. 
Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
GV dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp sưu tầm được) 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài tốt đạt điểm cao & những HS biết chữa bài trong giờ học. 
Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn cho đạt để được điểm tốt hơn.
Chuẩn bị bài: Ôn tập 
HS đọc lại các đề bài kiểm tra 
HS theo dõi 
HS đọc thầm lại bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của cô giáo, tự sửa lỗi. 
HS viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại & sửa lỗi.
HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi. 
Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
HS trao đổi về bài chữa trên bảng. 
HS chép lại bài chữa vào vở. 
HS nghe, trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình. 
Mỗi HS chọn 1 đoạn trong bài làm của mình, viết lại theo cách hay hơn.
To¸n (bổ sung)
PhÐp céng ph©n sè
A.Mơc tiªu: Giĩp HS cđng cè :
- PhÐp céng hai ph©n sè cïng mÉu sè , kh¸c mÉu sè.
II.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HSKK
1. ỉn ®Þnh:
2.KiĨm tra: Nªu tÝnh chÊt c¬ b¶n cđa ph©n sè
3.Bµi míi:
a. GTB
b. Luyện tập
Bài 1: Tính ?
- Gọi hs đọc yêu cầu, cho hs làm bài
- Nhận xét
Bài 2: Tính ?
- Gọi hs đọc yêu cầu, cho hs làm bài
- Nhận xét
4. Củng cố - dặn dị :
- Nhận xét tiết học.
- Chốt nội dung bài.
- Về xem lại bài
- 3, 4 em nªu:
- 1hs đọc yêu cầu
C¶ líp lµm vë - 2 em ch÷a bµi
a.+ = =
b. + = =
- 1 HS đọc yêu cầu
a/ + .
- Ta có : 
 = 
 + = 
b/ + 
- Ta có : .
 + = 
Cùng làm bài
Sinh hoạt lớp
 1. Sơ kết hoạt động tuần 28 
 - Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của tổ.
	- Ban thi đua báo cáo tình hình thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ, vệ sinh, giờ giấc,..
	- Lớp trưởng báo cáo chung tình hình thực hiện nhiệm vụ học sinh của lớp, thái độ học tập các tiết học.
 2. GV nhận xét – đánh giá chung.
	- Tuyên dương các mặt HS thực hiện tốt, tuyên dương tổ cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
	- Nhắc nhở các em khắc phục tồn tại
 + Yêu cầu các em nêu ý kiến biện pháp khắc phục tồn tại.
	- GV nhận xét- nêu biện pháp khắc phục tồn tại.
 - Cho HS bình chọn bạn được tuyên dương dưới cờ
 3. Phổ biến nhiệm vụ tuần 29:
	- Thực hiện đầy đủ năm nhiệm vụ HS.
	- Để xe đúng qui định.
	- Giúp đỡ bạn học tập.
GDNGLL
CHÚC MỪNG NGÀY HỢI CỦA CƠ GIÁO VÀ CÁC BẠN GÁI
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, giúp HS:
- Biết được ý nghĩa ngày Quớc tế Phụ nữ
- Giáo dục học sinh biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đới với cơ giáo và tơn trọng, quý mến các bạn gái trong lớp, trong trường.
II. QUY MƠ HOẠT ĐỢNG
Tở chức theo lớp
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Lời chúc mừng
- Các bài thơ, bài hát về ngày Quớc tế Phụ nữ
IV. CÁC HOẠT ĐỢNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HSKK
Hoạt đợng1: Chuẩn bị
-GV phổ biến nợi dung tiết học
- Trang trí lớp học
- Gửi giấy mời hoặc nói lời mời tham dự buởi lễ tới cơ giáo và các bạn gái
Hoạt đợng2: Chúc mừng cơ giáo và bạn gái
GV yêu cầu:
- HS nam đón bạn gái
- HS nam tuyen bớ lí do
- Từng HS nam lên nói lời chúc mừng
Hoạt đợng3: Nhận xét, đánh giá
GV hỏi: 
- Em nghĩ gì về các bạn gái?
- Qua tiết học này em rút ra điều gì? 
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị tiết sau
HS lắng nghe 
+ Trang trí lớp học: Khăn trải bàn,...
+ Gửi giấy mời
+ Mỡi HS nam đón mợt bạn gái
+ HS nam nêu lí do
+ Lần lượt từng HS nam lên đọc lời chúc mừng hoặc hát mợt bài có nợi dung chào mừng ngày 8/3
Từng HS lên phát biểu ý kiến của mình
Cả lớp hát tập thể mợt bài
Chuẩn bị bài sau
 DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày tháng năm 2014
 Tổ trưởng
 Lưu Tuấn Hùng
 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày tháng năm 2014
P Hiệu trưởng 
Mai Văn Chín 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc