Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn

I. Yêu cầu

- HS biết được lợi ích của việc Giữ vệ sinh trường lớp.

-Thực hành giữ vệ sinh trường lớp.

-Giáo dục hs ý thức giữ vệ sinh trường lớp.

II. Chuẩn bị:

- Dụng cụ vệ sinh trường lớp.

II,Các hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 1/5/2010
Ngày giảng: Thứ 2, Sáng4/5/2010
 Đạo đức: 
 GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG LỚP 
I. Yêu cầu
- HS biết được lợi ích của việc Giữ vệ sinh trường lớp.
-Thực hành giữ vệ sinh trường lớp.
-Giáo dục hs ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
II. Chuẩn bị: 
- Dụng cụ vệ sinh trường lớp.
II,Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1,Ổn định lớp
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Tìm hiểu bài: 
- Tại sao phải giữ vệ sinh trường lớp?
- Để giữ vệ sinh trường lớp chúng ta phải làm gì?
b,phân công công việc:
-Phân công nhiệm vụ:
 + Tổ 1:Làm vệ sinh ở hai đường đi
 + Tổ 2: Làm vệ sinh ở nhà xe
 + Tổ 3: làm vệ sinh ở trong lớp học
 Yêu cầu làm:
 + nghiêm túc , 
 +phải có khẩu trang khi làm vệ sinh, 
 +giữ an toàn khi làm vệ sinh
c,Thực hành
-Cả lớp thực hành, giáo viên quán xuyến chung, nhắc nhở hs làm tốt hơn
-Giúp đỡ các nhóm làm chậm
d,Nhận xét, tổng kết:
-Tổ chức cho cả lớp đi tham quan các khu vực lớp mình vừa làm vệ sinh
-Gọi hs nêu nhận xét trường lớp mình sau khi làm vệ sinh
-Để trường lớp luôn sạch sẽ, chúng ta cần làm gì?
GV: Không những làm vệ sinh ở trường lớp mà phải luôn giữ vệ sinh ở mọi nơi, mọi lúc.
3,Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
_Về nhà làm vệ sinh ở gia đình, khu dân cư.
- Giữ vệ sinh trường lớp để môi trường học tập sạch sẽ, hợp vệ sinh tránh bệnh tật...
- Để giữ vệ sinh trường lớp chúng ta phải thường xuyên quét dọn, lau chùi, có ý thức giữ vệ sinh chung.
-Lắng nghe phân công nhiệm vụ
-Thực hành vệ sinh trường lớp
-Quan sát khu vực vệ sinh
-Nhận xét
-lắng nghe
Toán: 
 ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ 
I.Yêu cầu : 
	-Thực hiện được bốn phép tính với phân số.
	-Vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải toán.
- Rèn kĩ năng tính nhân, chia phân số.
* Ghi chú: Bt cần làm BT1; Bt2; Bt4a.
II. Chuẩn bị:
- Phiêu học tập ghi BT1
III . Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách làm BT5 về nhà .
- Nhận xét ghi điểm học sinh . 
 2.Bài mới a) Giới thiệu bài:
b) Thực hành :
*Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực vào phiếu .
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện .
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn .
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số , số bị chia , số chia chưa biết .
-HS làm vào nháp sau đó chữa bài.
- GV gọi HS lên bảng tính .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 3 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
-HS làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng tính .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 4 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV hỏi HS dự kiện và yêu cầu đề .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi HS lên bảng tính kết quả .
Nhận xét ghi điểm học sinh .
3) Củng cố - dặn do:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS lên bảng tính .
+ Lắng nghe .
 -1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
-HS ở lớp làm vào vở. 2 HS làm trên bảng
a) x ; : 
 b) ; 
- 2 HS đọc nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân và chia .
- HS thực hiện vào nháp.
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng thực hiện .
a) x ; b) : = 
c) 
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Tiếp nối nhau phát biểu .
a) Chu vi tờ giấy HV là : x 4 = ( m )
Diện tích tờ giấy HV là : x = ( m2)
b ) Số ô vuông có cạnh m An cắt được là 
 : = 5 (ô )
c)Chiều rộng tờ giấy HCN là :
 : = ( m)
 Đáp số : a) m ; b) m2 ; c) m 
 =======Ø&×=======
Tập đọc: 
 VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (TIẾP)
I Yêu cầu: 
-Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).
- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 -HS đọc đúng các tiếng, từ khó: háo hức, phi thường, cắn dở, căng phồng, ngự uyển, vỡ bụng, rạng rỡ
- Học sinh biết tạo ra tiếng cười để cuộc sống vui tươi.
II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ ghi nội dung các đoạn 3.
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:-Gọi 2HS lên bảng đọc TLbài: Ngắm trăng. Không đề và TLCH về nội dung bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2.Bài mới: a Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
 * Luyện đọc:
-2 HS đọc toàn bài.
-Gọi3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
(3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS, hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó đọc, giải nghĩa một số từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
 - 2 HS đọc lại cả bài .
-GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm đoạn1, suy nghĩ TLCH :
Cậu bé đã phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ?
-1HS đọc đoạn 2, lớp suy nghĩ TLCH.
+Vì sao những chuyện đó lại buồn cười ?
-HS đọc thầm đoạn 3 và trao đổi theo cặp TLCH:Tiếng cười đã làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ?
*Luyện đọc diễn cảm:
Y/c 3HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc đúng.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-HS thi đọc.
- -Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-HS nêu nội dung bài..
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài: Con chim chiền chiền.
-2HS lên bảng đọc và trả lời nội dung bài .
-Lớp lắng nghe . 
- 2HS đọc.
-3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đ. 1: Từ đầu đếnNói đi, ta trọng thưởng.
+Đ.2:Tiếp theo đến giải rút ạ!
+Đ.3:Còn lại.
- Luyện đọc theo cặp .
- 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
- Lắng nghe .
-HS đọc thầm đoạn 1,suy nghĩ trả lời: 
- Ở xung quanh cậu : Ở nhà vua - quên lau miệng , bên mép vẫn dính một hạt cơm ; Ở quan coi vườn ngự uyển - trong túi áo đang căng phồng một quả táo đang cắn dở ; Ở chính mình - bị quan thị vệ đuổi , cuống quá nên đứt cả dải rút ... 
-Tiếp nối phát biểu.
-HS đọc thầm và TLCH: Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang.
-3 HS tiep nối đọc từng đoạn của bài.
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 HS thi đọc.
-HS: Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta .
- HS cả lớp .
 =======Ø&×=======
 Ngày soạn: 2/5/2010
Ngày giảng: Thứ 3,Chiều 4/5/2010
Toán: 	
 ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
I.Yêu cầu: 
	-Thực hiện được nhân, chia phân số.
	-Tìm được thành phần chưa biết rong phép nhân, phép chia phân số. 
	- Rèn kỹ năng nhân chia phân số.
* Ghi chú: Bài tập cần làm BT2, BT2, BT4a.
II. Chuẩn bị:
	- Phiếu học tập bài tập 1
II. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách làm BT5 về nhà .
- Nhận xét ghi điểm học sinh . 
 2.Bài mới a) Giới thiệu bài:
b) Thực hành :
*Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực vào phiếu.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện .
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn .
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
-HS nêu cách tính sau đó làm vào bảng con.
- GV gọi HS lên bảng tính .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 3 : Y/c HS đọc bài toán.
- GV hỏi HS dự kiện và yêu cầu đề .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi HS lên bảng tính kết quả .
+ Nhận xét ghi điểm HS .
* Bài 4 : -HS nêu y/c BT.
 - Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi HS lên bảng tính kết quả .
+ Nhận xét ghi điểm HS .
3. Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS lên bảng tính .
+ Nhận xét bài bạn .
 + Lắng nghe .
 - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm vào vở. 2 HS làm trên bảng:
a) Cách 1 : ( 
- Cách 2 :
 - Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
-HS làm vào bảng con. 
 a) 
 b) 
 - Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Tiếp nối nhau phát biểu .anHS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng tính .
 Giải : 
a) Số mét vải đã may quần áo là : 
 20 : 5 x 4 = 16 ( m )
+ Số mét vải còn lại là : 20 - 16 = 4 ( m )
 + Số túi may được là: 4 : = 6 (túi )
 Đáp số : 6 cái túi
-HS lên bảng làm bài và giải thích cách làm
* Giải : 
- Xét phép tính : 
+ Ta có : = 4 x 5 = 20 
+ Vậy câu đúng là câu D . 20 
+ Nhận xét bài bạn .
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
 =======Ø&×=======
Chính tả (nhớ – viết): 	
 NGẮM TRĂNG. KHÔNG ĐỀ
I. Yêu cầu.
- Nhớ viết bài chính tả; biết trình bày hai bài thơ ngắn theo hai thể thơ khác nhau: thơ bảy chữ, thơ lục bát.
- Làm đúng bài tậpchính tả phương ngữ Bài 2a,b hoặc 3a,b.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- GD học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng lớp viết sẵn nội dung BT 2.
 -Bảng phụ viết 2 bài thơ Ngắm trăng ; Không đề để HS đối chiếu khi soát lỗi .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: -Gọi 1 HS lên bảng đọc cho2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp:vì sao, xứ sở, sườn mù, xin lỗi
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 -Gọi 2HS đọc TL 2 bài thơ Ngắm trăng. Không đề.
-Hỏi: : Hai bài thơ này nói lên điều gì ?
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
+Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm lại để ghi nhớ đoạn thơ cần viết. 
-HS tự viết bài vào vở.
-GV chấm một số bài của HS. GV nhận xét chung bài viết cảu HS.
+ Treo bảng phụ đoạn thơ và đọc lại để HS soát lỗi tự bắt lỗi .
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
*Bài tập2b: - GV dán tờ phiếu đã viết sẵn y/c BTlên bảng. Y/c lớp đọc thầm đề bài, sau đó thực hiện làm bài vào vở .
- Yêu cầu HS nào làm xong thì dán phiếu của mình lên bảng .
-GV chốt lời giải đúng.
*Bài tập 3b: -HS nêu y/c BT.
+ GV nhắc HS : 
- Chú ý điền từ vào bảng chỉ là những từ láy ( là những từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau )
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS: VN viết lại các từ vừa tìm được.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Lắng nghe.
-2HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi. 
-Nói lên lòng lạc quan , thư thái trước những khó khăn gian khổ của Bác Hồ.
-Các từ: hững hờ, tung bay, xách bương,.
-HS viết vào bảng con.
-Cả lớp thức hiện.
+ Nhớ và viết bài vào vở .
-HS nghe.
+ Từng cặp soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề tập .
-HS theo dõi.-HS làm bài vào vở.
-HS chữa bài.
d
ch
Nh
th
iêu
Cánhdiều
Diều hâu
Chiều cao
Chiếu 
Bao nhiêu
Thiêu huỷ
 ... lời .
-Cả lớp.
A/ Mục tiêu :
 Thứ năm ngày 06 tháng 4 năm 2006
ĐỊA LÍ 
 KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
 Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I.Mục tiêu :
 Học xong bài này, HS biết:
 -Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; Nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
 -Nêu thứ tự tên các công việc trong quá trình khai thác mà sử dụng hải sản của nước ta.
 -Chỉ trên bản đồ VN vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
 -Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
 -Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 -Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp VN.
 -Tranh, ảnh về khai thác dầu khí; Khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2.KTBC : 
 -Hãy mô tả vùng biển nước ta .
 -Nêu vai trò của biển, đảo và các quần đảo đối với nước ta .
 GV nhận xét, ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 1/.Khai thác khoáng sản :
 *Hoạt động theo từng cặp: 
 -Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh trả lới các câu hỏi sau:
 +Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì?
 +Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển VN? Ở đâu? Dùng để làm gì?
 +Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
 -GV cho HS trình bày GV nhận xét: 2/.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản :
 *Hoạt động nhóm: 
 -GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK thảo luận theo gợi ý:
 +Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
 +Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
 +Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
-GV mô tả về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản 
4.Củng cố- Dặn dò: 
 -GV cho HS đọc bài trong khung.
 -Theo em, nguồn hải sản có vô tận không ?
 -Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên đó ?
 -Nhận xét tiết học.
 -Về xem lại bài và chuẩn bị tiết sau “Tìm hiểu địa phương”.
-HS chuẩn bị .
-HS trả lời .
-HS trả lời .
-Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu
- Biển nước ta có nhiều cá tôm...
- Hiện nay đang tăng cường đánh bắt xa bờ...
-HS lên chỉ bản đồ .
-
-2 HS đọc.
-HS trả lời.
-HS cả lớp.
Khoa học: 	QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: 
-Giúp HS có thể kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên 
Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
II.Đồ dùng dạy học. -Hình trang 130 ,131 SGk 
-Giấy A0 ,bút vẽ đủ dùng cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: Gọi 2HS trình bày sự trao đổi chất ở động vật.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
*Hoạt động1: Mối quan hệ giữa thực vật và các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.
Bước 1 : -GV y/c HS quan sát hình tr.130 SGK 
Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình 
- Tiếp theo ,GV y/c HS nói về : Ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ 
-GV chốt lại ý đúng.
Bước 2 : 
GV y/c HS trả lời các câu hỏi :
 -“Thức ăn” của cây ngô là gì ?
-Từ những “thức ăn” đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây ?
Kết luận: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như khí CO2 để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.
*Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
Bước 1 : Làm việc cả lớp 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia 
+ Thức ăn của châu chấu là gì ?
+ Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì ? 
+ Thức ăn của ếch là gì ?
+Châu chấu và each có quan hệ gì ?
Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
-GV chia nhóm ,phát giấy và bút vẽ cho các nhóm .
HS làm việc theo nhóm ,các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ 
Bước 3 :Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp .
3.Củng cố –dặn dò : -2-3 HS đọc mục bạn cần biết.
Chuẩn bị bài: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên. 
-2HS trình bày. 
-HS quan sát 
-HS trả lời: 
+Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-nic và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các-bô-nic được cây ngô hấp thụ qua lá 
+ Mũi tên xuất phát từ nước ,các chất khoáng và chỉ vào r6ẽ của cây ngô cho biết nước ,các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ .
-Lắng nghe 
HS trả lời 
HS trả lời 
HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4HS.
Nhóm thực hiện 
- HS đọc.
LỊCH SỬ : 
 32 TỔNG KẾT 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết hệ thống được quá trình phát triển của LS nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX .
 -Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật LS tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
 -Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .
II.Chuẩn bị :
 -PHT của HS .
 -Băng thời gian biểu thị các thời kì LS trong SGK được phóng to .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 GV cho HS hát .
2.KTBC :
 -Cho HS đọc bài : “Kinh thành Huế”.
 -Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
 -Em biết thêm gì về thiên nhiên và con người ở Huế ?
 GV nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tổng kết về các nội dung lịch sử đã học trong chương trình lớp 4.
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cá nhân:
 -GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian (được bịt kín phần nội dung).
 -GV đặt câu hỏi ,Ví dụ :
 +Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?
 +Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đến khi nào ?
 +Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta ?
 +Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì ?
 -GV nhận xét ,kết luận .
 *Hoạt động nhóm;
 - GV phát PHT có ghi danh sách các nhân vật LS :
 + Hùng Vương 
 +An Dương Vương 
 +Hai Bà Trưng 
 +Ngô Quyền 
 +Đinh Bộ Lĩnh 
 +Lê Hoàn 
 +Lý Thái Tổ 
 +Lý Thường Kiệt 
 +Trần Hưng Đạo 
 +Lê Thánh Tông 
 +Nguyễn Trãi 
 +Nguyễn Huệ 
 -GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật LS trên (khuyến khích các em tìm thêm các nhân vật LS khác và kể về công lao của họ trong các giai đoạn LS đã học ở lớp 4 ) .
 -GV cho đại diện HS lên trình bày phần tóm tắt của nhóm mình . GV nhận xét ,kết luận .
 * Hoạt động cả lớp:
 -GV đưa ra một số địa danh ,di tích LS ,văn hóa có đề cập trong SGK như :
 +Lăng Hùng Vương 
 +Thành Cổ Loa 
 +Sông Bạch Đằng 
 +Động Hoa Lư
 +Thành Thăng Long 
 +Tượng Phật A-di- đà .
 -GV yêu cầu một số HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện LS gắn liền với các địa danh ,di tích LS ,văn hóa đó (động viên HS bổ sung các di tích, địa danh trong SGK mà GV chưa đề cập đến ) .
 GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố :
 -Gọi một số em trình bày tiến trình lịch sử vào sơ đồ.
 -GV khái quát một số nét chính của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang đến nhà Nguyễn.
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị ôn tập kiểm tra HK II.
 -Nhận xét tiết học.
-Cả lớp hát .
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét .
-HS dựa vào kiến thức đã học ,làm theo yêu cầu của GV .
-HS lên điền.
-HS nhận xét ,bổ sung .
-HS các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt vào trong PHT .
-HS đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc .
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
-HS cả lớp lên điền .
-HS khác nhận xét ,bổ sung.
-HS trình bày.
-HS cả lớp.
I.Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS có khả năng:
 -Hiểu: Cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
 -HS có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
 -HS biết tham gia giao thông an toàn.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Một số biển báo giao thông.
 -Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết: 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
 -GV chia HS làm 3 nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm. Nếu 3 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng.
 -GV hoặc 1 HS điều khiển cuộc chơi.
 -GV cùng HS đánh giá kết quả.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/42)
 -GV chia HS làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhận một tình huống
 Em sẽ làm gì khi:
a/. Bạn em nói: “Luật giao thông chỉ cần ở thành phố, thị xã”.
b/. Bạn ngồi cạnh em trong ôtô thò đầu ra ngoài xe.
c/. Bạn rủ em ném đất đá lên tàu hỏa.
d/. Bạn em đi xe đạp va vào một người đi đường.
đ/. Các bạn em xúm lại xem một vụ tai nạn giao thông.
e/. Một nhóm bạn em khoác tay nhau đi bộ giữa lòng đường.
 -GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận:
a/. Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: Luật giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
b/. Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm.
c/. Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng.
d/. Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.
đ/. Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở giao thông.
e/. Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường, vì rất nguy hiểm.
 -GV kết luận:Mọi người cần có ý thức tôn trọng luật giao thông ở mọi lúc , mọi nơi.
*Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài tập 4- SGK/42)
 -GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả điều tra.
 -GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS.
ï Kết luận chung :
 Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Chấp hành tốt Luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 -Tổ chức diễn đàn: “Học sinh với Luật giao thông” (nếu có điều kiện).
 -Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-HS tham gia trò chơi.
-HS thảo luận, tìm cách giải quyết.
-Từng nhóm báo cáo kết quả (có thể bằng đóng vai) 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
-HS lắng nghe.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 TUAN 33.doc