TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Luyện đọc :
- Đọc đúng : An-đrây–ca, hoảng hốt, nấc lên, mãi sau,.
- Đọc diễn cảm : - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu và giải nghĩa các từ ngữ : nhập cuộc, dằn vặt,
+ Học sinh cảm thụ nội dung : Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Giáo dục HS biết sống có ý thức trách nhiệm với người thân.
* GDKNS: Các KNS cơ bản được giáo dục:
+ Giao tiếp: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
+Thể hiện sự thông cảm
+Xác định giá trị
TUẦN 6 Ngày soạn : 29/ 09/ 2013 Ngày dạy : Thứ hai ngày 30 tháng 2013 TẬP ĐỌC NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Luyện đọc : - Đọc đúng : An-đrây–ca, hoảng hốt, nấc lên, mãi sau,... - Đọc diễn cảm : - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu và giải nghĩa các từ ngữ : nhập cuộc, dằn vặt, + Học sinh cảm thụ nội dung : Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. - Giáo dục HS biết sống có ý thức trách nhiệm với người thân. * GDKNS: Các KNS cơ bản được giáo dục: + Giao tiếp: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp. +Thể hiện sự thông cảm +Xác định giá trị II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh họa (sgk). -Bảng phụ viết sẵn đoạn, câu cần luyện đọc III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1 Ổn định :Hát 2.Bài cũ:Gọi 3 em đọc thuộc bài Gà trống và Cáo và trả lời các câu hỏi: H:Theo em Gà trống thông minh ở điểm nào? H:Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? + Nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới:GV giới thiệu bài- ghi bảng. HĐ1:Luyện đọc( 12 phút) Mục tiêu : Phát âm đúng các từ khó. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ đọc đúng các câu hỏi, câu cảm. Đọc đúng tốc độ. - 1 HS khá đọc cả bài - Đọc nối tiếp đoạn đến hết bài (3 lượt)ï + Đoạn1:An-đrây-ca mang về nhà. + Đoạn2:Tiếpít năm nữa - Lượt 1 :GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS. - Lượt 2 :cho HS hiểu nghĩa một số từ ngữ ở phần chú giải GV kết hợp giải nghĩa thêm một số từ. - Lượt 3 HS đọc nối tiếp, GV và HS theo dõi, nhận xét, sửa sai. - Luyện đọc theo cặp. - GV theo dõi sửa sai. - GV đọc diễn cảm toàn bài. HĐ2: Đọc – Hiểu (12 phút) Mục tiêu : Hiểu được nghĩa của các từ trọng tâm trong bài, nêu được ý của từng đoạn và nội dung chính của toàn bài. - Gọi 1 em đọc đoạn 1 + Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? (An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng). + Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu thế nào? (An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay). + An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? H : Nêu ý đoạn 1 ? Ý 1 : An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn. - Gọi 1 em đọc đoạn 2. H. Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? (An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời). H. Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào? (cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe). H. An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? *H: Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? GDKNS: Nhận biết vẻ đẹp của những tấm lòng trung thực trong cuộc sống; biết cách thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn, H : Nêu ý đoạn 2 ? Ý 2 : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. -Yêu cầu từng bàn thảo luận rút ý nghĩa của bài. - Yêu cầu học sinh trình bày đại ý. - Giáo viên chốt ý ghi bảng. Đại ý: Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. HĐ3: Đọc diễn cảm(10 phút). Mục tiêu : Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Gọi 2 em nối tiếp đọc 2 đoạn của bài. Cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay. - Hướng dẫn HS đọc đoạn văn đã viết sẵn ở bảng phụ - GV đọc mẫu :”Bước vào phòng ra khỏi nhà”. - Tổ chức cho Hs thi đọc diễn cảm đoạn văn. - Hướng dẫn HS đọc phân vai. - Nhận xét cho điểm học sinh. 4.Củng cố - Dăn dò: - Gọi 1 em đọc lại toàn bài và nêu nội dung. GDHS: Tính trung thực, biết nhận lỗi sửa lỗi khi làm sai. - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu Hs về nhà tiếp tục luyện đọc truyện theo lối phân vai -Dặn Hs về nhà học bài chuẩn bị bài sau. - Nguyễn Thư, Luận. -1 HS đọc . -HS lần lượt đọc nối tiếp mỗi HS đọc 1 đoạn. - Sửa lỗi phát âm sai. - Đọc kết hợp giải nghĩa từ khó - Đọc nối tiếp. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe. -1HS đọc, cả lớp đọc thầm. -Học sinh nêu. -Vài em nhắc lại. -1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. Cá nhân trả lời, mời bạn nhận xét bổ sung. -Học sinh nêu. -Hs nhắc lại. -Từng bàn thảo luận. - HS trả lời -2-3 em nêu đại ý. - 2 em đọc cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc - Luyện đọc và tìm giọng đọc hay - HS phân vai và đọc đúng giọng của từng nhân vật, mỗi lượt 4 em đọc. Lớp theo dõi –nhận xét - 1hs đọc toàn bài và nêu đại ý. - Lắng nghe và ghi nhận. CHÍNH TẢ: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ. I.MỤC TIÊU: -HS nghe đọc và viết được câu chuyện vui “Người viết truyện thật thà”. Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm x /s hoặc thanh hỏi, thanh ngã. - Viết đạt tốc độ yêu cầu, rõ khoảng cách các chữ; trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. - Mỗi em có ý thức viết nhanh, đẹp và trình bày sạch sẽ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Giấy khổ lớn ,bút dạ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động dạy. Hoạt động học. 1.Oån định :Hát 2. Bài cũ:HS viết các từ : lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng. 3.Bài mới: -GV giới thiệu bài –Ghi đề bài. HĐ1 :Hưóng dẫn chính tả.(6 phút) Mục tiêu : Hs biết viết các từ khó; các từ dễ lẫn lộn. a.Tìm hiểu nội dung bài: -Gọi 1 HS đọc đoạn viết 1 lượt. H: Nhà văn Ban-dắc có tài gì? b.Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu học sinh tìm trong bài các tiếng khó và Gv nêu thêm một số tiếng, từ khó mà lớp hay sai. - Yêu cầu 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp. - Gọi HS nhận xét, phân tích và sửa sai. - Yêu cầu 1 em đọc lại những từ viết đúng trên bảng. HĐ2 :Viết chính tả và sửa lỗi.(18 phút) Mục tiêu : Học sinh nghe - viết đúng chính tả đoạn văn. Biết trình bày sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. Biết tự sửa lỗi. - Đọc bài lần 2. - Đọc từng câu cho học sinh viết. - Đọc soát lần 1. - Đọc lần 2 trên bảng phụ cho học sinh sửa bài. - Nghe học sinh báo lỗi. - Chấm bài. - Nhận xét, yêu cầu học sinh sửa lỗi. HĐ3: Luyện tập.(8 phút) Mục tiêu : Hs luyện viết đúng các tiếng có âm đầu, dễ lẫn (s/ x)và dấu hỏi/ dấu ngã.Viết đúng các từ láy có chứa âm x /s. -Yêu cầu học sinh đọc bài luyện tập, nêu yêu cầu, làm bài vào vở. - Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai theo đáp án gợi ý sau : Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. -GV theo dõi Bài 2: +Từ láy có tiếng chứa âm s :san sát, sẵn sàng , sần sùi, săn sóc , +Từ láy có tiếng chứa âm x :xám xịt, xối xả, xào xạc, xao xuyến, -GV sửa bài, kết hợp giải nghĩa một số từ. 4.Củng cố: - Nhấn mạnh những chỗ HS cả lớp hay mắc sai lỗi. - Cho HS xem những bài viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ, nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà sửa bài, chuẩn bị bài tiếp theo. -Chuẩn bị: “Gà trống và cáo” - Huy, Thiện -1HS đọc –lớp theo dõi. - 1 học sinh trả lời. - Hs nêu một số từ. - Thực hiện viết vào nháp, đổi vở phát hiện bạn viết sai. - Thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai. -1 em thực hiện đọc lại. - Mở sách theo dõi. - Viết bài vào vở. - Soát bằng bút mực. - Theo dõi sửa lỗi. - Thống kê, báo lỗi. - Tổ 2 nộp bài. - Thực hiện sửa lỗi -2 – 3 em đọc bài, nêu yêu cầu, thực hiện làm bài vào vở. - Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét. Sửa bài nếu sai. - Học sinh làm bài theo nhóm 4, viết vào khổ giấy lớn. - Theo dõi, lắng nghe. - Quan sát, lắng nghe. - Theo dõi và ghi. KHOA HỌC MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Kể tên các cách bảo quản thức ăn( làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp). Biết và thực hiện những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản, cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản. - Nêu ví dụ về một số loại thức ăn và thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. - Giáo dục học sinh sử dụng thức ăn và bảo quản đúng cách. Mỗi em có ý thức khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói. II. CHUẨN BỊ : - GV : Tranh hình trang 24,25 SGK. Các phiếu bài tập - HS : Tên một số loại thức ăn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : Chuyển tiết. 2. Bài cũ : “ Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ”. H: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? H: Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm? H: Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau quả chín? - Nhận xét cho điểm HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề. HĐ1 :Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn.(10 phút) Mục tiêu :Hs kể tên các cách bảo quản thức ăn. * Cách tiến hành: - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ SGK trang 24, 25 và thảo luận theo các câu hỏi: H. Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ? - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Gv chốt theo đáp án s ... xây dựng tiểu phẩm(14 phút) Mục tiêu : Qua tiểu phẩm hs biết mỗi gia đình đều có những vấn đề, những khó khăn riêng các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết tháo gỡ -> biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ. -Gv mời 1-2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị” Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”. Yêu cầu các nhóm phân vai( các nhân vật : Hoa, bố Hoa, Mẹ Hoa). - Yêu cầu các nhóm thực hiện trình bày tiểu phẩm. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm cho từng nhóm. v Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 2 em với nội dung sau : H. Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa? H. Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? - Yêu cầu các nhóm trình bày, GV nhận xét, chốt :Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các em cũng cần phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ. HĐ2: Tổ chức trò chơi “Phóng viên” ( 13 phút) Mục tiêu : Hs biết được khi bày tỏ ý kiến ý kiến đó cần phải phù hợp và trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. ** Tổ chức cho HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi gợi ý trong bài tập 3 SGK về các vấn đề: + Tình hình vệ sinh trường em, lớp em. + Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường, lớp + Những công việc mà em muốn làm ở trường. + Những nơi mà em muốn đi thăm. + Những dự định của em trong mùa hè này. - GV cho HS làm việc cả lớp. Gọi một số cặp HS lên lớp thực hành phỏng vấn và trả lời cho cả lớp theo dõi. - GV nhận xét về các nhóm phóng viên vừa thực hiện, chốt : Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày những ý kiến về vấn đề có liên quan đến trẻ em. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, và có lợi cho sự phát triển của trẻ em. 4)Củng cố - dặn dò: -Nêu ghi nhớ của bài. - Về nhà học bài và thực hành tốt theo bài học -Chuẩn bị bài sau: “Tiết kiệm tiền của” Hát Tuấn Anh Đạt -Nhóm trưởng thực hiện phân vai cho các thành viên trong nhóm. - Các nhóm trình bày tiểu phẩm. Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung. - Thực hiện thảo luận theo nhóm 2. -Các nhóm trình bày, nhóm bạn nhận xét, bổ sung. -Học sinh xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp. 2 – 3 em lên thực hành. Các nhóm khác theo dõi. - Lắng nghe. -2-3 học sinh nêu. - Lắng nghe. - Ghi nhận- chuyển tiết. TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ I. Mục đích yêu cầu: - Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ. - Biết tham gia cùng các bạn trong lớp, chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình. - Nhận thức được cái hay của bài, vận dụng sửa bài, rút kinh nghiệm làm bài sau tốt hơn. II. Chuẩn bị: Một số bài văn hay; phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: Nề nếp. 2.Bài cũ: “ Bài viết”. -Yêu cầu học sinh nêu: 1. Dàn bài của thể loại văn viết thư. 2. Nêu đề bài, xác định yêu cầu của đề. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng HĐ1: Nhân xét chung kết quả bài làm. - Yêu cầu học sinh nêu lại yêu cầu của đề. - Phân tích ưu khuyết điểm trong bài làm của học sinh : +Ưu điểm: Đa số các em xác định đúng đề bài, kiểu bài viết thư, bố cục rõ ràng, diễn đạt ý tương đối gọn, rõ. Bài viết tương đối sạch sẽ. +Tồn tại: Một số bài, nội dung còn sơ sài, chưa sát với đề bài mà các em chọn, diễn đạt còn lủng củng. Một số bài chữ còn cẩu thả, trình bày bẩn. - GV công bố điểm: giỏi, khá, trung bình, yếu. HĐ 2 : Hướng dẫn HS sửa bài: GV trả bài cho HS . Ghi những lỗi sai lên bảng. Yêu cầu HS suy nghĩ và sửa những lỗi sai ra nháp. 1. Lỗi chính tả: - dẵn cháu, suống thăm, bành sinh nhật, chò, học trung, nghưnh, hai bà Chưng, xuốt đời. 2.Dùng từ : - Cái sinh nhật. - Bà thân mến 3.Viết câu: - Mình biết Long và còn biết Long đoạt giải rô bô con diễn ra ở nhà thi đấu . - Suốt đời là tớ là bạn của cậu mà không những người bạn mới. - Tớ biết là hôm nay là sinh nhật cậu. - Mình học cũng được đầu năm đến giờ mình được 10 con điểm mười. HĐ3: Thực hành sửa bài - Yêu cầu thực hiện sửa. - Theo dõi và giúp đỡ thêm cho HS. 4.Củng cố : - Đọc cho học sinh nghe bài văn hay, đánh giá mặt thành công của bài - Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: - Dặn về nhà tiếp tục sửa bài, chuẩn bị bài sau. Hát Thu Tâm Thanh Trang - Lắng nghe và nhắc lại. 1 –2 em nêu yêu cầu đề - Chú ý theo dõi. - Lắng nghe - Thực hiện sửa bài trên nháp. - dẫn cháu, xuống thăm, bánh sinh nhật, trò, học chung, nhưng, hai bà Trưng, suốt đời. - Lần sinh nhật - Bà kính mến. - Mình còn biết Long đạt giải rô bốt diễn ra ở nhà thi đấu. - Suốt đời tớ sẽ luôn là bạn thân của cậu. - Tớ biết hôm nay là sinh nhật của cậu. - Mình từ đầu năm đến giờ mình mới chỉ được mười điểm 10 thôi. - Thực hiện sửa bài vào vở. - Lắng nghe, nhận xét. - Lắng nghe - Thực hiện chuyển tiết. KĨ THUẬT KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG(t1) I. MỤC TIÊU : - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. -Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được va ømột số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. - HS : Vật liệu và dụng cụ cần thiết : + Hai mảnh vải hoa giống nhau , mỗi mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. + Chỉ khâu, kim khâu , kéo, thước , phấn vạch. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: Nề nếp 2. Kiểm tra: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài ,gọi HS nhắc lại đầu bài. HĐ1: Quan sát và nhận xét mẫu.(5-7 phút) Mục tiêu :Hs quan sát và nắm được cách viền hai mép vải bằng mũi khâu thường. -GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét. ( Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau . Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải.) - Yêu cầu HS nêu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải và nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải. *GV kết luận: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo, ống quầncó thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối, HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.(20 phút) Mục tiêu : HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 em quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK để trả lời các câu hỏi sau : 1. Hãy nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường? 2. Nêu cách vạch dấu đường khâu ghép hai mép vải? 3. Nêu cách khâu lược hai mép vải bằng mũi khâu thường ? 5. Hãy nêu cách khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu? - Yêu cầu các nhóm trình bày. GV nhận xét , chốt ý: Câu1: Khâu ghép hai mép vải được thực hiện ba bước: + Vạch dấu đường khâu trên mặt trái của một mảnh vải. + Khâu lược ghép hai mảnh vải. + Khâu thường theo đường dấu. Câu 2: Vạch dấu đường khâu trên mặt trái của một mảnh vải. Câu 3: Đặt mảnh vải thứ nhất lên trên mảnh vải thứ hai sao cho hai mặt phải úp vào nhau, đường vạch dấu ở trên va øhai mép vải chuẩn bị khâu bằng nhau. Khâu lược để cố định hai mép vải. Khâu ghép hai mép vải được thực hiện ở mặt trái của hai mảnh vải. Câu 5:- Khâu lại mũi bằng mũi khâu thường. - Cuối cùng luồn kim qua vòng chỉ và rút chặt nút chỉ. - GV hướng dẫn HS một số điểm cần lưu y ùsau: + Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải. + Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược. + Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ,cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu cho thật phẳng rồi khâu các mũi kim tiếp theo. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa hướng dẫn trên. Yêu cầu cả lớp thực hành trên giấy. - GV nhận xét, chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn. 4. Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để tiết sau thực hành. - HS để phần chuẩn bị lên bàn cho GV kiểm tra. + 2 HS nhắc lại đầu bài. - HS quan sát, nhận xét, bạn bổ sung. -HS nêu cá nhân, bạn khác bổ sung. -Lắng nghe. - Quan sát hình và thảo luận nhóm 4 em - Cử thư ký ghi kết quả - 3-4 nhóm trình bày. - Lắng nghe, nhắc lại. - Lắng nghe - 2 HS lên bảng thực hiện, bạn khác nhận xét. Lớp thực hiện. - HS theo dõi. - 1 HS đọc phần ghi nhớ. - Lớp lắng nghe và ghi nhận. +
Tài liệu đính kèm: