Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 8 - Trường tiểu học Cốc Ri

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 8 - Trường tiểu học Cốc Ri

Tiết 2: Tập đọc

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. MỤC TIÊU

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

 - Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Sách giáo khoa, bảng phụ, tranh minh học bài học trong sách giáo khoa

 

doc 39 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 8 - Trường tiểu học Cốc Ri", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 : Từ ngày 07/10 đến ngày 11/10/2013
Thứ hai ngày 07 tháng 10 năm 2013
Tiết 1 : Chào cờ 
Tiết 2: Tập đọc
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU
 	- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
	- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
	- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 	
- Sách giáo khoa, bảng phụ, tranh minh học bài học trong sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ: Ở Vương quốc Tương Lai
- Giáo viên kiểm tra hai nhóm học sinh phân vai đọc và trả lời câu hỏi
- Giáo nhận xét – ghi điểm
2) Dạy bài mới: 
 2.1/ Giới thiệu bài: Nếu chúng mình có phép lạ
 2.2/ Luyện đọc: 	
- Gọi một hs khá đọc bài
- HD cách đọc mỗi khổ
- Yêu cầu hs đọc nt các khổ thơ
- Tìm từ khó đọc?
- Câu khó: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kết hợp rèn cách ngắt nhịp các câu thơ: Chớp mắt/Tha hồ/.Hoá trái bom/
- Yêu cầu hs đọc nt lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu học sinh từng đoạn trong bài theo nhóm đôi 
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ : giọng hồn nhiên, tươi vui. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự hồn nhiên, tươi vui
 2.3/ Tìm hiểu bài:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi (Cả lớp, nhóm, cá nhân) 
 + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
 + Việc lặp lại nhiều lần nói lên điều gì?
 + Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ?
 + Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
 + Em thích ước mơ nào trong bài ? Vì sao ?
- Sau mỗi câu trả lời giáo viên nhận xét, chốt lại, nêu nội dung của bài.
2.4/ Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng 1, 2 khổ thơ
- Tổ chức cho học sinh các nhóm thi đọc thuộc lòng trước lớp
- Nhận xét, góp ý, bình chọn	 
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 - Nêu ý nghĩa của bài thơ ?
- Dặn học sinh về học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Đôi giày ba ta màu xanh
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Hai nhóm học sinh đọc phân vai và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp theo dõi
- 1 hs đọc toàn bài
- HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ của bài.
+ Phép lạ, chén ngọt lành, lặn, trái ngon, bi tròn, 
- HS đọc nt tiếp các khổ thơ và đọc phần chú giải ở cuối bài
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Cả lớp chú ý theo dõi, phát hiện giọng đọc.
- Học sinh đọc thầm và trả lời:
 + Câu : Nếu chúng mình có phép lạ.
 + Nói lên ước muốn của bạn nhỏ rất tha thiết
 Khổ 1: Cây mau lớn để cho quả.
 Khổ 2: Trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
 Khổ 3: Trái đất không còn mùa đông.
 Khổ 4: Trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
 + Những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: cuộc sống no đủ, được làm việc, không còn thiên tai, thế giời hoà bình.
 + Học sinh đọc thầm tự suy nghĩ và phát biểu 
- Học sinh theo dõi 
- Học thuộc 1, 2 khổ thơ 
- Học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp
- Ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 
- Cả lớp theo dõi
Tiết 3: Toán
TIẾT 36: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:- Sách giáo khoa, bảng phụ ghi nội dung BT3 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ: 
Tính chất kết hợp của phép cộng
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức: 
 20 + 35 + 45 75 + 25 + 50
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
2) Dạy bài mới: 	
 2.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập
 2.2/ Thực hành làm bài tập: 
Bài tập 1: (làm câu b tại lớp)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
- Lưu ý HS khi cộng nhiều số hạng: ta phải viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng phải thẳng cột, viết dấu + ở số hạng thứ hai, sau đó viết dấu gạch ngang
Bài tập 2: (câu a và b làm 2 phép tính đầu)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài
- GV: Các em dựa vào tính chất nào để thực hiện bài này? 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
Bài tập 3: (làm tại lớp câu b)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
Bài tập 4: (làm tại lớp câu a)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt và cách giải
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, sửa bài vào vở
Bài tập 5: (dành cho học sinh giỏi)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu gì?
 3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng. 
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta làm như thế nào?
- Chuẩn bị bài: 
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giáo viên nhận xét tiết học
-2 học sinh lên bảng sửa bài, cả lớp làm vào vở
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc: Đặt tính rồi tính tổng 
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
 26 387 54 293
 + 14 075 + 61 934
 9 210 7 652
 49 672 123 879
- Học sinh đọc: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
- HS: Dựa vào tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4)+ 78 
 = 100 + 78 = 178
67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79)
 = 67 + 100 = 167
408 + 85 + 92 = (408 + 92) + 85 
 = 500 + 85 = 585.
- Học sinh đọc: Tìm x
- Học sinh nêu cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
x – 306 = 504 x + 254 = 680
 x = 504 + 306 x = 680 – 254
 x = 810 x = 426
- Học sinh đọc yêu cầu của bài 
- HS ghi tóm tắt và nêu cách giải
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Trình bày bài giải trước lớp
- Nhận xét, sửa bài vào vở
 Bài giải
 a/ Số dân xã đó tăng thêm trong hai năm là:
 79 + 71 = 150 (người)
 b/ Sau hai năm số dân xã đó có tất cả là:
 5256 + 150 = 5406 (người)
 Đáp số: a/ 150 người
 b/ 5406 người
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết chiều dài là a; chiều rộng là b ; P là chu vi hình chữ nhật.
 P= ( a+b) x2
- Bài toán yêu cầu dựa vào công thức để tính chu vi hình chữ nhật.
 a) a= 16cm, b= 12cm thì P = (16+12)x2
 P = 56 (cm)
b) ) a= 45m, b= 15m thì P = (45+15)x2
 P = 120 (m)
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
Tiết 4: Mĩ thuật ( GV Chuyên dạy )
Tiết 5: Đạo đức
BÀI 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 2)
I. MỤCTIÊU:- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
 - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hàng ngày.
KNS: - Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.
 - Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
	- Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng tiết kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với hành vi sử dụng lãng phí năng lượng. 
II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa. Các tấm bìa màu xanh, đỏ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ:
Tiết kiệm tiền của(tiết 1)
- Vì sao chúng ta phải biết tiết kiệm tiền của?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
2) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài : Tiết kiệm tiền của (tiết 2)	Hoạt động1: HS làm việc cá nhân (BT4)
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 4
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng que 
đúng, sai để chọn và giải thích
Giáo viên kết luận: Ý đúng: a, b, h, k.
 Ý sai: c, d, đ, e, i.
- Giáo viên yêu cầu HS tự liên hệ bản thân
- GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của & nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày.
Hoạt động 2: 
Thảo luận nhóm và đóng vai (bài tập 5)
- Giáo viên chia 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận, tập đóng vai trong nhóm
- Mời đại diện cho các nhóm trình bày 
- Nhận xét, bổ sung
- Thảo luận lớp: 
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
- Giáo viên kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống
- Giáo viên mời một vàihọc sinh đọc to trong phần Ghi nhớ trong SGK
3) Củng cố - dặn dò:
- Em đã biết tiết kiệm tiền của chưa?
- Em dự định sẽ tiết kiệm sách vở, đồ dùng học tập trong năm học này như thế nào?
- Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày.
- Chuẩn bị bài: Tiết kiệm thời giờ (T 1) 
- Học sinh nêu trước lớp
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc nội dung bài tập 4
- Học sinh nêu đúng, sai và giải thích. 
- Học sinh tự liên hệ bản thân
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh hình thành nhóm, nhận yêu cầu chuẩn bị đóng vai 
- Các nhóm thảo luận, tập đóng vai trong nhóm
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
Cả lớp theo dõi nhận xét.
N1: Tuấn khuyên Bằng không nên xé vở lấy giấy gấp đồ chơi để giữ gìn sách vở.
N2 :Em khuyên bạn Tâm không nên đòi mẹ mua thêm đồ chơi, để tiết kiệm tiền cho mẹ.
N3: Cường khuyên Hà nên dùng hết giấy ở vở cũ để tiết kiệm tiền của. Vì tiết kiệm là việc làm ích nước lợi nhà.
- HS nêu thêm cách ứng xử khác
- Học sinh cả lớp trao đổi 
- Học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp theo dõi 
Thứ ba ngày 08 tháng 10 năm 2013
Tiết 1 : Toán 
TIẾT 37 : TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU:- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hài số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HOC: - Sách giáo khoa, tấm bìa, thẻ chữ, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức: 
 69 + 35 + 41 82 + 25 + 55
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
2) Dạy bài mới: 	
 2.1/ Giới thiệu bài: 
Tìm hai số k ... và chốt lại
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh nêu kết quả trước lớp
+Hình tam giác có ba góc nhọn: ABC.
+Hình tam giác có 1 góc vuông:DEG.
+ Hình tam giác có 1 góc tù: MNP
- Nhận xét, bổ sung và chốt lại
- HS nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông. Góc tù lớn hơn góc vuông. Góc bẹt bằng hai góc vuông.
- Cả lớp theo dõi
 Tiết 2: Tập làm văn
 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN 
I. MỤC TIÊU:- Nắmđược trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai. (bài tập đọc tuần 7) – BT1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của giáo viên (BT2, BT3).
KNS: -Xác định giá trị
 - Tư duy sáng tạo; phân tích, phán đoán
 -Thể hiện sự tự tin
II. CHUẨN BỊ:- Phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể. 1 tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện Ở vương quốc tương lai theo cách kể 1 (kể theo trình tự thời gian); lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể 2 (kể theo trình tự không gian) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập phát triển câu chuyện 
- Yêu cầu vài học sinh kể lại câu chuyện Vào nghề đã kể ở lớp hôm trước và trả lời câu hỏi: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian? 
- Giáo viên nhận xét và chấm điểm 
C) Dạy bài mới: 
 1/ Giới thiệu bài: 
Luyện tập phát triển câu chuyện 
- Trong tiết học trước, các em đã luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Tiết học này giúp các em luyện tập phát triển câu chuyện từ một trích đoạn kịch (Ở vương quốc Tương Lai) theo hai cách khác nhau: phát triển theo trình tự thời gian & phát triển theo trình tự không gian. 
 2/ Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Giáo viên mời 1 HS giỏi làm mẫu, chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất (2 dòng đầu trong màn kịch Trong công xưởng xanh) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể 
Cách 2
Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Nhìn thấy một em bé mang một chiếc máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi:
- Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé nói:
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất. 
- Mời học sinh kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho học sinh
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài:
 + Trong BT1, các em đã kể câu chuyện theo đúng trình tự thời gian: hai bạn Tin-tin & Mi-tin cùng nhau đi thăm công xưởng xanh, sau đó tới thăm khu vườn kì diệu. Việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau. 
 + BT2 yêu cầu các em kể câu chuyện theo một cách khác: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi-tin tới khu vườn kì diệu (hoặc ngược lại)
- Yêu cầu từng cặp học sinh tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian 
Trong công xưởng xanh
 Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin tìm đến công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cái máy có đôi cánh xanh, Tin-tin hỏi em đang làm gì. Em nói: khi nào ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Em bé nói máy chế sắp xong rồi, có muốn xem không. Tin-tin háo hức muốn xem. Vừa lúc ấy, một em bé đem khoe với Tin-tin ba mươi lọ thuốc trường sinh. Em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra mang đến một thứ ánh sáng lạ thường. Em thứ tư kéo tay Tin-tin muốn khoe một chiếc máy biết bay trên không như một con chim. Còn em bé thứ năm khoe chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng. 
- Mời học sinh kể trước lớp
- Nhận xét bổ sung, bình chọn bạn kể hay
Bài tập 3:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2 (kể theo trình tự thời gian / kể theo trình tự không gian)
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải dung
3/ Củng cố - dặn dò:
Nêu sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh
- Về nhà viết lại vào vở đoạn văn hoàn chỉnh 
- Chuẩn bị bài: 
Luyện tập phát triển câu chuyện 
1 HS kể lại câu chuyện ở lớphôm trước. 
HS trả lời câu hỏi 
HS nhận xét
- Cả lớip theo dõi
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- 1 học sinh giỏi làm mẫu
Cách 1
Tin-tin & Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất. 
- Từng cặp học sinh đọc trích đoạn “Ở Vương quốc Tương Lai”, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
- Học sinh nhận xét, góp ý
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Từng cặp HS suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian 
 Ví dụ:
Trong khu vườn kì diệu 
Mi-tin đến thăm khu vườn kì diệu 
- Học sinh kể trước lớp
- Nhận xét, góp ý
- Học sinh đọc yêu cầu bài
- HS nhìn bảng, phát biểu ý kiến. 
 + Về trình tự sắp xếp các sự việc: Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại
 + Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi 
- Nhận xét, bổ sung và chốt lại
 + Kể câu chuyện theo đúng trình tự thời gian: Việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau. 
 + Kể lại câu chuyện theo trình tự không gian:có thể kể đoạn 1 hay đoạn 2 trước cũng được. 
- Cả lớp theo dõi
Tiết 3 : Thể dục ( GV Chuyên dạy )
Tiết 4: Khoa học
BÀI 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH 
I. MỤC TIÊU:- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh chỉ ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháu muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
KNS: - Kĩ năng nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường
- Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 34, 35 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
- Bạn cảm thấy như thế nào khi bị bệnh?
- Khi bị bệnh, các em cần phải làm gì?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm 
2) Dạy bài mới:	
 Giới thiệu bài: Khi bị bệnh các em cảm thấy khó chịu,không muốn ăn. Vậy khi bị bệnh cần ăn uống thế nào cho phù hợp? Bài học hôm nay, các em tìm hiểu điều đó.
Hoạtđộng 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường
Mục tiêu: HS nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường
Cách tiến hành
Bước 1: GV phát phiếu ghi các câu hỏi cho các nhóm thảo luận (hoặc ghi các câu hỏi lên bảng)
 + Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường
 + Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
 + Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào?
Bước 2: Làm việc theo nhóm	
- Yêu cầu các nhóm thảo luận. Giáo viên theo dõi, uốn nắn.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Mời đại diện trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
 Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối
Mục tiêu: HS có thể:
- Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy
- HS biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối
Cách tiến hành:
Bước 1:
Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 trang 35 SGK
GV gọi 2 HS: một em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh và một em đọc câu trả lời của bác sĩ
GV hỏi: Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
- GV chỉ định một vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ 
Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối
Đối với nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn, GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn ghi trên gói và làm theo hướng dẫn
Đối với nhóm chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối thì quan sát chỉ dẫn ở hình 7 trang 35 SGK và làm theo hướng dẫn (không yêu cầu nấu cháo)
Bước 3:
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn cử một bạn lên làm trước lớp
Cũng tương tự như vậy đối với các nhóm chuẩn bị nấu cháo muối
Kết thúc hoạt động, GV nhận xét chung về hoạt động thực hành của HS
Hoạt động 3: Đóng vai
Mục tiêu: 
HS vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
GV nêu ví dụ gợi ý: ngày chủ nhật, bố mẹ Lan đi về quê. Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi. Lan nhận thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ 1 ít muối, nhờ thế đã cứu sống được em bé
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 
Bước 3: Trình diễn
- Yêu cầu các nhóm hội ý loời thoại chuẩn bị đóng vài
- Mời các nhóm lên đóng vai.
- Nhận xét, bình chọn nhóm đóng vai hay nhất 
3) Củng cố - dặn dò:
- Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
- Chuẩn bị bài: 
Phòng tránh tai nạn đuối nước
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh trả lời trước lớp 
- Cả lớp theo dõi
- Hình thành nhóm nhận yêu cầu. 
 + Người bị bệnh phải được ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể.
 + Nếu người bệnh quá yếu, không ăn được thức ăn đặc sẽ cho ăn cháo thịt băm nhỏ, xúp, sữa, nước quả ép,
 + Nếu người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít thì cho ăn nhiều bữa trong ngày
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận những câu hỏi do giáo viên yêu cầu.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm trúng câu nào sẽ trả lời câu đó.
- Các học sinh khác bổ sung
- Học sinh quan sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 trang 35 SGK
- 2 học sinh đọc + cả lớp theo dõi SGK
- Học sinh trả lời
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS đọc hướng dẫn và thực hiện.
- Quan sát và làm theo chỉ dẫn
Đại diện nhóm lên thực hiện trước lớp
Lớp theo dõi và nhận xét
- Các nhóm thảo luận và đưa ra tình huống.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra
Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến
HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
- Nhận xét, bình chọn
- Học sinh trả lời và sau đó đọc mục Bạn cần biết
- Cả lớp theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 9 CKT KN KNS BVMT.doc