Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 (chi tiết)

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 (chi tiết)

Đạo đức (Tiết 9)

TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

 - Biết được ích lợi của tiết kiệm thời giờ.

 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, thời gian sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí.

* GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá.

 - Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.

 - Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hàng ngày.

 - Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian.

* GDTTĐĐHCM: - Giáo dục cho học sinh biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ

 

doc 44 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
ThứÙ
Ngày
Mơn học
Tiết PPCT
Tên bài dạy
Ghi chú
Hai
09/10/2011
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Lịch sử
SHĐT
9
41
17
9
Tiết kiệm thời giờ (Tiết 1)
Hai đường thẳng song song
Thưa chuyện với mẹ
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Ba
10/10/2011
Toán
Chính tả
L.từ và câu
Khoa học
42
9
17
17
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
Thợ rèn ( nghe viết )
Mở rộng vốn từ : Ước mơ
Phòng tránh tai nạn đuối nước
Tư
11/10/2011
Toán
Kể chuyện
Địa lý
Mĩ thuật
Tập đọc
43
9
9
9
18
Vẽ hai đường thẳng song song
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
HĐ SX của người dân ở Tây nguyên ( TT )
GVC
Điều ước của vua Mi-đát
Năm
12/10/2011
Tốn
Tập làm văn
Luyện Từ & câu
Khoa học
Kĩ thuật
44
17
18
9
9
Thực hành vẽ hình chữ nhật
Luyện tập phát triển câu chuyện
Động từ
Ơn tập con người và sức khỏe
Khâu đột thưa ( tiết 2 )
 Sáu
13/10/2011
Toán
Tập làm văn
Âm nhạc
Sinh hoạt lớp
45
18
9
9
Thực hành vẽ hình vuông
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Oân tập trên ngựa ta phi nhanh
Tập đọc nhạc: TĐN số 2
Đạo đức (Tiết 9) 
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
 - Biết được ích lợi của tiết kiệm thời giờ.
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, thời gian sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí. 
* GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá.
 - Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.
 - Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hàng ngày.
 - Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian.
* GDTTĐĐHCM: - Giáo dục cho học sinh biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm tiền của”.
 +Hãy giúp bạn giải quyết phù hợp trong tình huống sau: Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp cũ nhân dịp sinh nhật
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút”trong SGK/14-15
 -GV kể chuyện kết hợp với tranh minh họa.
 -GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15.
 +Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
 +Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
 +Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
 -GV kết luận: Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16)
 -GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
 ịNhóm 1 : Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn.
 ịNhóm 2 : Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra?
 ịNhóm 3 : Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm?
 -GV kết luận:
 +HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi.
 +Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
 +Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
*Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ(bài tập 3-SGK)
 -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3.Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành) :
 -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 -GV kết luận:
 +Ý kiến a là đúng.
 +Các ý kiến b, c, d là sai
 -GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ.
-2 HS thực hiện.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe và xem tranh. 
-HS thảo luận theo cặp.
-Đại diện lớp trả lời.
-Cả lớp trao đổi, thảo luận và giải thích.
-HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước và giải thích.
-2 HS đọc.
3.Củng cố - Dặn dò: HS về nhà thực hiện : 
 -Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
 -Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (Bài tập 4- SGK/16) 
 +Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh 1 số việc cụ thể mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ.
 Nhận xét tiết học.
Tập đọc (Tiết 17)
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
	- Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.(trả lời được các CH trong SGK)
* GDKNS: - Lắng nghe tích cực.
 - Giao tiếp.
 - Thương lượng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ trong SGK 
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi trong SGK. 
 2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động hs
a. Giới thiệu bài: Thưa chuyện với mẹ.
b.Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến một nghề để kiếm sống.
+Đoạn 2: phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng.
c. Tìm hiểu bài:
 Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ?
-Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
-Nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con? 
- Nêu ND bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn trong bài: : “Cương thấy nghèn nghẹn .. đốt cây bông.”
	- GV đọc mẫu	
HS đọc 2 lượt: kết hợp luyện đọc từ, câu và giải nghĩa từ.
Học sinh đọc.
Một HS đọc bài.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
- Cương thương mẹ vất vả, muốn tìm một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
- Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương là dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho Cương đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đ
-Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng.Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dễ dàng, âu yếm. Cách xưng hô đó thể hiện tình cảm mẹ con trong gia đình rất thân ái.
Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm.
Cử chị của mẹ: Xoa đầu Cương khi thấy Cương rất thương mẹ.
Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản đối, em nắm tay mẹ, nói thiết tha
-3 học sinh đọc theo cách phân vai.
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
 3. Củng cố - dặn dò: 
 Ý nghĩa của bài? (Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng. )
 Nhận xét tiết học.
Toán (Tiết 41)
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục Tiêu: Giúp HS:
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
 - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke.
 - Bài 1, bài 2, bài 3 (a)
II. Đồ dùng dạy-học: 
 - Thước thẳng, ê-ke (dùng cho GV & HS).
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc :
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ?
 -Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt ?)
 -GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu:kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
 -GV: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ?
 -Các góc này có chung đỉnh nào ?
 -GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
 -GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế .
 -GV hướng dẫn HS vẽ (vừa nêu cách vẽ vừa thao tác): Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, làm như sau:
 +Vẽ đường thẳng AB.
 +Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
 -GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1: vẽ lên bảng hình a, b trong SGK.
 -GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra.
 -GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
 -Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau ?
 Bài 2 GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, y/c ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau.
 -GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.
 Bài 3a -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-Hình ABCD là hình chữ nhật.
-Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.
-HS theo dõi thao tác của GV.
-Là góc vuông.
-Chung đỉnh C.
-HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, 
-HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-1 HS đọc y/c.
-HS để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV.
-Hai đ ... đi qua điểm E & song song với đường thẳng AB cho trước; HS2 vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC & song song với cạnh BC.
Dạy-học bài mới:
*Giới thiệu bài.
*Hdẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh:
- GV: Gọi HS lên vẽ hình chữ nhật MNPQ.
 + Các góc ở đỉnh có là góc vuông không?
+ Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau 
- GV: Dựa vào đặc điểm chung của hình chữ nhật, ta sẽ th/hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.
- Nêu vdụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm & chiều rộng 2cm.
- GV: Y/c HS vẽ từng bước như SGK. 
*Hdẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước:
- GV : Hình vuông có các cạnh ntn với nhau?
- + Các góc ở đỉnh hình vuông là góc gì?
- GV nêu: Ta sẽ dựa vào các đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
- GV nêu vdụ: Vẽ hình vg có cạnh dài 3cm.
- GVhdẫn HS th/h từng bc vẽ như SGK. 
*Hdẫn thực hành:
Bài 1a (trang 54): - GV: Y/c HS đọc đề toán.
- GV: Y/c HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều rộng 3cm, chiều dài 5cm, rồiù đặt tên cho hình chữ nhật.
- GV: Nxét.
Bài 2a (trang 54): 
- GV: Y/c HS tự vẽ hình
Bài 1a (trang 55): - GV: Y/c HS đọc đề toán, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4cm.
- GV: Y/c HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
Bài 2a (trang 55): - GV: Y/c HS qsát hình chữ nhật rồi vẽ vào VBT, hdẫn HS đếm số ô vuông trong hình mẫu, sau đó dựa vào các ô vuông của vở ô li để vẽ hình.
- 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
+ Đều là góc vg.
+ MN//QP; MQ//PN.
 HS :Theo dõi th/tác của GV, vẽ vào nháp
- Hình vg có các cạnh bằng nhau.
- Là các góc vuông.
- HS: Vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hdẫn của GV.
- 1HS nêu y/c.
- HS: Vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ.
- 1HS nêu y/c.
- HS: Vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ.
- 1HS nêu y/c.
- HS: Vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ.
- 1HS nêu trc lớp.
- HS: Vẽ vào VBT, sau đó đổi chéo vở ktra nhau.
Chính tả (Nghe viết) (Tiết 9)
THỢ RÈN
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ bài 2a. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một vài tờ giấy khổ to.Trình bày sẵn tựa.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới: Thợ rèn. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Học sinh đọc bài .
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
Bài thợ rèn cho các em biết những gì về nghề thợ rèn. 
(sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn)
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: yên ổn, chế giễu, đắt rẻ, khiêng vác. 
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 Hoạt động 3: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả 
HS đọc yêu cầu bài tập 2b. 
Giáo viên giao việc : HS làm vào vở sau đó sửa bài. 
Cả lớp làm bài tập 
HS trình bày kết quả bài tập 
2b. uôn hay uông
Uống nước, nhớ nguồn, rau muống, lặn xuống, uốn câu, chuông kêu. 
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm 
HS trả lời.
HS viết bảng con 
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài 
HS trình bày kết quả bài làm. 
HS ghi lời giải đúng vào vở. 
 3. Củng cố, dặn dò:
 Nhắc nhở HS viết lại các từ sai .
 Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết ôn tập. 
Tập làm văn(Tiết 18)
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục đích, yêu cầu:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý (nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai tr đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt m đích thuyết phục. 
* GDKNS: - Thể hiện sự tự tin.
 - Lắng nghe tích cực.
 - Thương lượng.
 - Đặt mục tiêu, kiên định.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc các đoạn văn đã được các em chuyển thể từ 2 cảnh của vở kịch Yết Kiêu.
 2.Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động 2: Xác định mục đích trao đổi. 
- GV h.dẫn HS hiểu tr. tâm của đề bài theo những gợi ý sau:
+ Nội dung trao đổi làgì ?
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
Hoạt động 3: HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh ( chị) có thể đặt ra. 
 Hoạt động 4: Thực hành trao đổi trong nhóm.
HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp. 
Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. 
GV đến từng nhóm giúp đỡ. 
Hoạt động 5: Trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn nhận xét theo các tiêu chí.
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời kể, cử chỉ của 2 bạn có phù hợp với vai đóng không?
HS chọn ra cặp HS trao đổi hay nhất.
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài.
- Cả lớp đọc thầm, gạch chân những từ quan trọng.
Em có nguyên vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.Về nguyện vọng của em muốn học thêm một môn năng khiếu.
Nhóm đổi hoạt động.
- Mỗi nhóm cử một cặp HS đóng vai trình bày trước lớp.
 3.Củng cố – dặn dò:
 - Cần nắm vững mục đích trao đổi.
 - Nội dung trao đổi gọn gàng, dự kiến trước những điều thắc mắc của người nghe để trả lời. - Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên phù hợp đối tượng trao đổi.
 Nhận xét tiết học.
Khoa học (Tiết 18)
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa. - Dinh dưỡng hợp lí .- Phòng tránh đuối nước.
II. Đồ dùng dạy- hoc
Các tranh ảnh, về các loại thức ăn.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1.Bài cũ:
 -Ta nên làm gì để phóng tránh tai nạn đuối nước?
 2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:bài “Ôn tập : Con người và sức khoẻ”
Hoạt động 1:Trò chơi “Ai nhanh?Ai đúng? 
-Chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp bàn ghế trong lớp lại. Cử 3 hs làm ban giám khảo ghi lại các câu trả lời của các đội. 
-GV đọc lần lượt từng câu hỏi. Đội nào có câu trả lời trước sẽ được nói trước.
-Gv cộng điểm hay trừ điểm tuỳ vào câu trả lời và nhận xét của ban giám khảo (được giao cho đáp án).
-Kết thúc trò chơi GV tổng kết, tuyên bố đội thắng cuộc.
Hoạt động 2:Tự đánh giá 
-Yêu cầu hs vẽ bảng như SGK và điền vào bảng những thức ăn thức uống trong tuần của hs.
-Trao đổi với bạn bên cạnh.
-Yêu cầu hs tự đánh giá đã ăn phối hợp và thường xuyên thya đổi món chưa, đã đủ các chất chưa, .
Hoạt động 3:Trò chơi”Ai chọn thức ăn hợp lí?” 
-Dựa vào những tư liệu và hình ảnh mang theo trình bày một bữa ăn ngon và bổ. Nếu hs mang nhiều có thể thực hiện nhiều bữa trong ngày.
-Cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn dinh dưỡng.
-Hãy nói với cha mẹ những gì học được qua hoạt động này.
 Hoạt động 4:Thực hành:Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí 
-Yêu cầu hs ghi lại 10 lời khuyên dinh dưỡng và trang trí tờ giấy ghi.
-Nhận xét.
-Trả lời thật nhanh các câu hỏi để có điểm.
-Vẽ bảng và điền vào bảng.
-Tự đánh giá.
-Dùng hình ảnh mang theo để bày một bữa ăn.
-Nhóm khác nhận xét có ngon không, có đủ chất không?
3.Củng cố – dặn dò:
 -Cho hs đọc lại 10 lời khuyên dinh dưỡng.
 Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
SINH HOẠT LỚP
 I. Yêu cầu cần đạt
- HS tự nhận xét tuần 5.
- Rèn kĩ năng tự quản.
- Tổ chức sinh hoạt đội.
- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
II. Các hoạt động chủ yếu:
1. Kiểm lại công tác tuần qua:
 1. Tổ trưởng các tổ báo cáo:
* Tổ 1 :
- Vệ sinh :  - Chuyên cần
- Đạo đức : - Vi phạm khác :
- Học tập : - Đồng phục :
* Tổ 2 :
- Vệ sinh : - Chuyên cần
- Đạo đức : - Vi phạm khác :
- Học tập : - Đồng phục :
* Tổ 3 :
- Vệ sinh : - Chuyên cần
- Đạo đức : - Vi phạm khác :
- Học tập : - Đồng phục :
* Tổ 4 :
- Vệ sinh : - Chuyên cần
- Đạo đức : - Vi phạm khác :
- Học tập : - Đồng phục :
 2. Cả lớp phát biểu ý kiến bổ sung.
 3. Giáo viên nhận xét tổng kết.
2. Công việc tuần tới :
 - Tham gia đóng góp BHYT (210000), BHTN (50000).
- Sinh hoạt ăn uống hợp vệ sinh.
- Không đùa nghịch trên sân trường, không lại gần công trình.
- Trực nhật lớp sạch sẽ,không vứt rác bừa bãi.
- Chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Thực hiện tốt nội quy trường tốt và 5 điều Bác Hồ dạy.
 - Đồng phục và tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 9 day du.doc