Tập đọc
Tiết 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng , biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng , tình huống biến chuyển của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật .
- Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .
- GDHS tinh thần tương trợ , biết giúp đỡ kẻ yếu .
- II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa nội dung bài trong SGK .
- Giấy khổ to viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
TẬP ĐỌC Tiết 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt) I. MỤC TIÊU : - Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng , biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng , tình huống biến chuyển của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật . - Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh . - GDHS tinh thần tương trợ , biết giúp đỡ kẻ yếu . - II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa nội dung bài trong SGK . - Giấy khổ to viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ P.PHÁP 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Mẹ ốm . - 1 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Mẹ ốm ” và trả lời câu hỏi - 1 em đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý nghĩa truyện . 3. Bài mới : (27’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt) . a) Giới thiệu bài : b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng bài văn - Bài này có thể chia làm mấy đoạn ? -GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ mới và rèn đọc từ khó. - Đọc diễn cảm cả bài . - Cá nhân trình bày - Nhận xét Hoạt động lớp . + Đoạn 1 : Bốn dòng đầu ( Trận địa mai phục của bọn nhện ) . + Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo ( Dế Mèn ra oai với bọn nhện ) . + Đoạn 3 : Phần còn lại ( Kết cục câu chuyện ) . - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . - Kiểm tra -Hoạt động nối tiếp. - Đ thoại -Trực quan Hoạt động nhóm đôi Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ bài văn . TIẾN HÀNH - Điều khiển lớp đối thoại , nêu nhận xét , thảo luận và tổng kết . - Yêu cầu đọc thành tiếng và đọc thầm để trả lời các câu hỏi : + Đoạn 1 : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? +Tổ chức cho HS thảo luận. + Đoạn 2 : Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? + Đoạn 3 : Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? + Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ? - Giúp HS đi tới kết luận : Các danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi nhưng mỗi danh hiệu vẫn có nét nghĩa riêng . Thích hợp nhất là danh hiệu “hiệp sĩ ” . Hoạt động nhóm . - Các nhóm tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi . - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp : + Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường , bố trí nhện gộc canh gác , tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ . + Đầu tiên , Dế Mèn chủ động hỏi , lời lẽ rất oai , giọng thách thức của một kẻ mạnh . Thấy nhện xuất hiện , vẻ đanh đá , nặc nô ; Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh . + Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện nhận thấy chúng hành động hèn hạ , không quân tử , rất đáng xấu hổ , đồng thời đe dọa chúng . + Chúng sợ hãi , cùng dạ ran , cuống cuồng chạy dọc , ngang , phá hết các dây tơ chăng lối . - Đọc câu hỏi 4 , trao đổi , thảo luận , chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn . -HS lắng nghe và nhắc lại -Hoạt động nhóm. -Đàm thoại -Vấn đáp. - Nhóm đôi . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn . TIẾN HÀNH . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Từ trong hốc đá vòng vây đi không ? + Đọc mẫu đoạn văn thể hiện sự khác biệt ở những câu miêu tả với những câu thuật lại lời nói của Dế Mèn . + Sửa chữa , uốn nắn . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công trong cuộc sống . - Nêu các hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn . Hành động đó nói lên tính cách gì của Dế Mèn 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Khuyến khích HS tìm đọc tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” . - 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp . - HS trả lời -Thực hành. -Luyện tập. - Vấn đáp Rút kinh nghiệm: CHÍNH TẢ Tiết 2 : MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. MỤC TIÊU : - Nghe – viết chính xác , trình bày đúng đoạn văn “ Mười năm cõng bạn đi học ” . - Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm đầu , vần dễ lẫn : s / x , ăng / ăn . - Có ý thức giữ vở sạch và viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2 ; để phần giấy trắng ở dưới để HS làm tiếp BT 3 . - Vở BT Tiếng Việt 4 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ P.PHÁP 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu . Mời 1 em đọc cho 2 bạn viết vào bảng lớp , cả lớp viết vào nháp những tiếng có âm đầu là l / n hoặc vần ang / an trong BT 2 tiết trước .- Nhận xét tiết 3. Bài mới : (27’) Mười năm cõng bạn đi học . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết . MT : Giúp HS nghe để viết đúng các từ ngữ , đoạn văn . TIẾN HÀNH : - Đọc toàn bài 1 lượt . - Đọc cho HS viết . - Đọc lại toàn bài 1 lượt . - Chấm , chữa 7 – 10 bài . - Nhận xét chung . - HS thực hiện – Nhận xét - Theo dõi . - Đọc thầm lại đoạn văn cần viết , chú ý tên riêng cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai - Viết bài vào vở . - Soát lại bài . - Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau . - Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai - Thực hành -Hoạt động cả lớp. -Trực quan. -Thực hành. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . TIẾN HÀNH - Bài 2 : - Dán 3 , 4 tờ phiếu khổ to , mời 3 – 4 em lên bảng thi làm bài đúng , nhanh . - Bài 3 : ( lựa chọn 3a hoặc 3b ) - Chốt lại lời giải đúng : 4. Củng cố : (3’) - Tuyên dương em viết đúng , đẹp , trình bày sạch sẽ - Yêu cầu HS ø tìm 10 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s / x hoặc tiếng có chứa vầ ăn / ăng 5. Dặn dò : (1’) - Đọc lại truyện vui “ Tìm chỗ ngồi ” , học thuộc lòng 2 câu đố . - Nêu yêu cầu bài tập . - Cả lớp đọc thầm lại truyện vui “ Tìm chỗ ngồi ” , suy nghĩ , làm bài vào vở BT - Từng em đọc lại truyện sau khi đã điền từ hoàn chỉnh , sau đó nói về tính khôi hài của truyện vui . - Cả lớp nêu nhận xét từng bạn về chính tả , phát âm , khả năng hiểu đúng tính khôi hài và châm biếm của truyện vui , chốt lại lời giải , kết luận bạn thắng cuộc - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng . - 2 em đọc câu đố . - Cả lớp thi giải nhanh , viết đúng chính tả lời giải câu đố . a) Dòng 1 : chữ “sáo” . Dòng 2 : chữ “sao” . b) Dòng 1 : chữ “trăng” . Dòng 2 : chữ “trắng” . - HS thi đua tìm -Hoạt động cả lớp -Thực hành -Hoạt động thi đua. -Hoạt động thi đua cả lớp. - Thi đua Rút kinh nghiệm: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 3 : MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT I. MỤC TIÊU : - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm “ Thương người như thể thương thân ” . Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán – Việt . Nắm được cách dùng các từ ngữ đó . - Biết sử dụng vốn từ trên vào trong quá trình giao tiếp , học tập -GDHS có lòng nhân hậu , biết đoàn kết với bạn bè . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bút dạ và 4 – 5 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các cột a , b , c , d ở BT 1 , viết sẵn các từ mẫu để HS điền tiếp những từ cần thiết vào cột ; kẻ bảng phân loại để HS làm BT 2 . - Một số tờ giấy khổ to để các nhóm làm BT 3 . - Vở BT Tiếng Việt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ P.PHÁP 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Luyện tập về cấu tạo của tiếng . - 2 em viết bảng lớp , cả lớp viết vào vở những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần : có 1 âm ; có 2 âm . 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm BT . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . TIẾN HÀNH . - Bài 1 : + Phát bút dạ , phiếu khổ to cho các nhóm . - Bài 2 : + Phát phiếu khổ to cho 4 – 5 cặp HS . - HS thực hiện – Nhận xét - 1 em đọc yêu cầu BT . - Từng cặp trao đổi , làm bài vào vở . - Đại diện các nhóm làm bài trên phiếu trình bày kết quả . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - 1 em đọc lại bảng kết quả có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất . - Sửa bài theo lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT . - Trao đổi , thảo luận theo cặp . - Làm bài vào vở . - Những cặp làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài trước lớp . - Nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Kiểm tra Thực hành -Hoạt động nhóm đôi. -Thực hành. -Hoạt động nhóm đôi. -Thực hành Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT (tt) MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . TIẾN HÀNH . - Bài 3 : + Giúp HS hiểu yêu cầu của bài . + Phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm làm bài . - Bài 4 : 4. Củng cố : (3’) - Tìm các câu tục ngữ , ca dao nói về lòng nhân hậu – đoàn kết - Giáo dục HS có lòng nhân hậu , biết đoàn kết với bạn bè . - 1 em đọc yêu cầu BT . - Mỗi em trong nhóm nối tiếp nhau viết câu mình đặt lên phiếu - Đại diện các nhóm dán kết quả làm bài ở bảng lớp . - Nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc . - Mỗi em viết 2 câu đã đặt vào v ... nh ( thành phố ) giáp với tỉnh ( thành phố ) của mình . -Trực quan -Hoạt động cá nhân. -Quan sát Rút kinh nghiệm .. ĐỊA LÍ Tiết 1 : DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN I. MỤC TIÊU : - HS biết : Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức . - Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam . Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn . Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng . - Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước VN . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . - Tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ P.PHÁP 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Không có . 3. Bài mới : (27’) Dãy núi Hoàng Liên Sơn . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm các đặc điểm địa hình của dãy núi Hoàng Liên Sơn . TIẾN HÀNH - Chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu , tìm vị trí của dãy núi này ở hình 1 SGK . + Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta ; trong những dãy núi đó , dãy núi nào dài nhất ? + Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ? + Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km?Rộng bao nhiêu km + Đỉnh , sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ? - Sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày . - Dựa vào lược đồ hình 1 SGK và nội dung mục 1 SGK trả lời các câu hỏi - Trình bày kết quả làm việc trước lớp . - Chỉ vị trí và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường . -Trực quan -Quan sát -Đàm thoại -Vấn đáp. -Động não -Thực hành Hoạt động 2 : MT : Giúp HS nắm các đặc điểm của đỉnh Phan-xi-păng . TIẾN HÀNH -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. + Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó . + Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là “ nóc nhà ” của Tổ quốc ? + Quan sát hình 2 và mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng . ( Đỉnh nhọn , xung quanh có mây mù che phủ ) - Giúp HS hoàn thiện phần trình bày . . - Thảo luận nhóm theo các gợi ý của GV - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp . - Các nhóm khác sửa chữa , bổ sung . -Hoạt động thảo luận nhóm -Trực quan. Hoạt động 3 : MT : Giúp HS nắm các đặc điểm khí hậu , thực vật ở Hoàng Liên Sơn . TIẾN HÀNH - Yêu cầu HS đọc thầm mục 2 SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ? - Nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS . - Gọi 1 em lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường - Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời và nói : Sa Pa có khí hậu mát mẻ , phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch , nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc . - Cho HS xem một số tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và giới thiệu thêm về nó : Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên . Đây là dãy núi cao nhất VN và Đông Dương . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước . 5. Dặn dò : (1’) - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . - Vài em trả lời trước lớp . - Trả lời các câu hỏi mục 2 SGK . -HS lên bảng ,cả lớp quan sát. - Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn . -HS quan sát và lắng nghe. -Vấn đáp. -Vấn đáp. -Thực hành quan sát. -Giảng giải. -Trực quan. -Giảng giải. Rút kinh nghiệm: ĐẠO ĐỨC Tiết 2 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tt) I. MỤC TIÊU : - Nhận thức được : Cần phải trung thực trong học tập . Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng . - Biết trung thực trong học tập . - Biết đồng tình , ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập . II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - SGK . - Các mẩu chuyện , tấm gương về sự trung thực trong học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ P.PHÁP 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Trung thực trong học tập . -Tại sao cần phải trung thực trong học tập ? Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến chuyện gì ? 3. Bài mới : (27’) Trung thực trong học tập (tt) . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm . MT : Giúp HS xử lí đúng các tình huống nêu ra qua bài học . TIẾN HÀNH - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận . - Kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống : a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại . b) Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng . c) Nói bạn thông cảm , vì làm như vậy là không trung thực trong học tập . - HS trả lời – Nhận xét - Các nhóm thảo luận . - Đại diện các nhóm trình bày . - Cả lớp trao đổi , chất vấn , nhận xét , bổ sung . -HS lắng nghe vài HS nhắc lại. - Vấn đáp -Hoạt động nhóm -Thảo luận -Giảng giải Hoạt động 2 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được . MT : Giúp HS trình bày được các tư liệu của mình . TIẾN HÀNH - Kết luận : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập . Chúng ta cần học tập các bạn đó . . - Vài em trình bày , giới thiệu . - Thảo luận lớp : Em nghĩ gì về những mẩu chuyện , tấm gương đó-HS lắng nghe và nhắc lại -thực hành -Thảo luận -Giảng giải Hoạt động 3 : Trình bày tiểu phẩm . MT : Giúp HS trình bày được các tiểu phẩm theo nội dung bài học . TIẾN HÀNH. + Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem ? + Nếu em ở vào tình huống đó , em có hành động như vậy không ? Vì sao ? Nhận xét chung . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS trung thực trong học tập . 5. Dặn dò : (1’) - Thực hiện các nội dung ở mục thực hành SGK . . - Vài nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị . - Cả lớp thảo luận : -Hoạt động nhóm -Sắm vai. -Thảo luận -Đàm thoại Rút kinh nghiệm: MĨ THUẬT Tiết 2 : Vẽ theo mẫu VẼ HOA , LÁ I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được hình dáng , đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa , lá . - Biết cách vẽ và vẽ được bông hoa , chiếc lá theo mẫu . Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích . - Yêu thích vẻ đẹp của hoa , lá trong thiên nhiên ; có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây cối . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK , SGV . - Tranh , ảnh một số loại hoa , lá có hình dáng , màu sắc đẹp . - Một số bông hoa , cành lá đẹp để làm mẫu vẽ . - Hình gợi ý cách vẽ hoa , lá trong bộ ĐDDH . - Bài vẽ của HS các lớp trước . 2. Học sinh : - SGK . - Một số hoa , lá thật hoặc ảnh . - Vở Tập vẽ . - Bút chì , tẩy , màu vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ P.PHÁP. 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vẽ trang trí : Màu sắc và cách pha màu . - Vài em nêu lại cách pha màu đã học bài trước . 3. Bài mới : (27’) Vẽ theo mẫu : Vẽ hoa lá . a) Giới thiệu bài : b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét . MT : Giúp HS nắm các đặc điểm của hoa , lá . TIẾN HÀNH. - Cho xem tranh , ảnh hoặc hoa , lá thật và hỏi : + Tên bông hoa , chiếc lá . + Hình dáng , đặc điểm của mỗi loại hoa , lá . + Màu sắc của mỗi loại hoa , lá . + Sự khác nhau về hình dáng , màu sắc giữa một số bông hoa , chiếc lá + Kể tên , hình dáng , màu sắc của một số loại hoa , lá khác mà em biết . - Bổ sung , giải thích rõ hơn về hình dáng , đặc điểm , màu sắc , sự phong phú , đa dạng và vẻ đẹp của các loại hoa , lá . - HS nêu – Nhận xét Hoạt động lớp . - HS quan sát và trả lời – Nhận xét -Trực quan -Quan sát -Vấn đáp. -Giảng giải. Hoạt động 2 : Cách vẽ hoa , lá . MT : Giúp HS nắm cách vẽ hoa , lá TIẾN HÀNH. - Cho xem bài vẽ hoa , lá của HS các lớp trước . - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ ở bộ ĐDDH và hình 2 , 3 SGK : + Vẽ khung hình chung của hoa , lá + Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa , lá . + Chỉnh sửa hình cho gần với mẫu . + Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa , lá . + Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích . - Quan sát kĩ hoa , lá trước khi vẽ . -HS quan sát và lắng nghe. -Trực quan -Giảng giải Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS vẽ được hoa , lá . TIẾN HÀNH - Lưu ý HS : + Quan sát kĩ mẫu hoa , lá trước khi vẽ . + Sắp xếp hình hoa , lá cho cân đối với tờ giấy . + Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn . Có thể vẽ màu theo ý thích . - Quan sát và gợi ý , hướng dẫn bổ sung thêm . - Nhìn mẫu chung hoặc mẫu riêng để vẽ vào vở . -HS thực hành vẽ vào vở. -Trực quan -Quan sát -Thực hành cả lớp. Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và các bạn . TIẾN HÀNH. - Chọn một số bài có ưu điểm , nhược điểm rõ nét và gợi ý để HS nhận xét . - Gợi ý HS xếp loại các bài vẽ ; khen những bài vẽ đẹp . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của cây , biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng . 5. Dặn dò : (1’) - Quan sát các con vật và tranh , ảnh về các con vật . Hoạt động lớp . - Nhận xét về : + Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy . + Hình dáng , đặc điểm , màu sắc của hình vẽ so với mẫu . -Quan sát -Nhận xét Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: