I. Mục tiêu:
- HS biết hát theo giai điệu và lời ca.
- HS biết hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- Giáo dục HS về tình bạn thân thiết, cùng nhau vui múa ca.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, nhạc cụ quen dùng, hát chuẩn xác bài hát, tranh ảnh minh họa.
- HS: Tập bài hát 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1-2 HS lên trước lớp biểu diễn hát kết hợp vận động phụ họa bài Xòe hoa.
Bắt nhịp cả lớp hát lại bài hát kết hợp khởi động giọng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Cho HS xem tranh minh họa các bạn nhỏ đang nắm tay vui múa hát.
?HS: Nội dung, hình ảnh có trong tranh? GV dẫn dắt vào bài.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 6 (Bắt đầu từ ngày 30/9 đến ngày 4/10 năm 2013) Thứ, ngày Khối Tiết Đề bài giảng Thứ ba, (1/10) 2 2(B), 3(A) Học hát: Bài Múa vui 3 1(C), 2(B), 3(A) Ôn tập bài hát: Đếm sao Trò chơi âm nhạc Thứ tư, (2/10) 5 2(B), 3(C), 4(A) Học hát: Bài Con chim hay hót Thứ năm, (3/10) 1 1(A), 2(B) Học hát: Bài Tìm bạn thân 4 2(A), 3(B) Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc Thứ ba, ngày 1 tháng 10 năm 2013 Khối 2 (tiết 2, 3) §6: Học hát: Bài Múa vui Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước I. Mục tiêu: - HS biết hát theo giai điệu và lời ca. - HS biết hát kết hợp vỗ tay theo phách. - Giáo dục HS về tình bạn thân thiết, cùng nhau vui múa ca. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, nhạc cụ quen dùng, hát chuẩn xác bài hát, tranh ảnh minh họa. - HS: Tập bài hát 2. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1-2 HS lên trước lớp biểu diễn hát kết hợp vận động phụ họa bài Xòe hoa. Bắt nhịp cả lớp hát lại bài hát kết hợp khởi động giọng. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Cho HS xem tranh minh họa các bạn nhỏ đang nắm tay vui múa hát. ?HS: Nội dung, hình ảnh có trong tranh? GV dẫn dắt vào bài. b. Nội dung: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Dạy hát Múa vui. * Giới thiệu bài hát, tác giử, nội dung bài: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989) quê ở Cần Thơ (Nam Bộ) là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng: Lãnh tụ ca, Giải phong miền Nam, Lên đàngcác bài hát thiếu nhi: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan * Hát mẫu. Bài hát nhịp nhàng – hơi nhanh. * Đọc lời ca (lời 1) Bài hát chia làm 4 câu, hai câu đầu có âm hình tiết tấu giống nhau, hai câu sau có âm hình tiết tấu giống nhau. * Tập từng câu: +Câu 1: “Cùng nhaucùng vui”. +Câu 2: “Cùng nhaumúa đều”. +Câu 3: “Nắm taymúa ca”. +Câu 4: “Nắm taymúa đều”. * Nối toàn bài. HĐ 2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách: Cùng nhau múa xung quanh vòng X x x x Cùng nhau múa cùng vui. X x xx Cùng nhau múa xung quanh vòng X x x x Vui cùng nhau múa đều. X x xx - Giới thiệu tên bài hát, sơ lược tác giả Lưu Hữu Phước. - Mở giai điệu và hát mẫu. ?HS: Cảm nhận về bài hát? Quen thuộc? Nhịp điệu (Nhanh – chậm; Vui – buồn). - Tuyên dương, kết luận về tính chất bài hát. - Chép lời ca, chia câu hát trên bảng. - Đọc mẫu toàn bài theo tiết tấu. Bắt nhịp cả lớp đọc toàn bài. +Câu 1: GV đàn giai điệu 1 lần, hát mẫu 2 lần. Bắt nhịp lớp, cá nhân hát. GV tuyên dương – sửa sai. +Câu 2: (Tương tự câu 1) +Nối 1-2: Đàn giai điệu, bắt nhịp lớp, nhóm nối. GV tuyên dương – sửa sai. +Câu 3, 4: (Tương tự câu 1) +Nối 3-4: (Tương tự nối 1-2). - Bắt nhịp lớp, nhóm, cá nhân nối toàn bài. Lưu ý HS thể hiện sự nhịp nhàng, vui. - Tuyên dương – sửa sai. - Thực hiện hát kết hợp vỗ tay theo phách câu 1 và 2. - ?HS: Tiếng vỗ tay rơi vào những từ nào? - Tuyên dương, kết luận, hướng dẫn cách vỗ tay theo phách. - Bắt nhịp lớp, cá nhân thực hiện. Chia lớp thành 2 dãy A B, luân phiên thực hiện 1 dãy hát, 1 dãy vỗ tay theo phách. - Tuyên dương - sửa sai - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Trả lời. -Lắng nghe. - Quan sát. - Lắng nghe. Cả lớp đọc đồng thanh. - Lắng nghe. Lớp, 1-2 HS hát. - Lớp, 1-2 nhóm hát. - Cả lớp, 1-2 nhóm, 2-3 HS hát. - Lắng nghe. - Trả lời. - Lắng nghe. - Lớp, 2-3 HS thực hiện. Thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Vỗ tay. IV. Củng cố: -?HS: Nội dung tiết học? GV liên hệ GD. - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS ngoan. V. Dặn dò: HS ôn tập bài hát, Tìm những bài hát nói về nội dung tình bạn. Khối 3 (tiết 1, 2, 3) §6: Ôn tập bài hát: Đếm sao Trò chơi âm nhạc I. Mục tiêu: - HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca bài hát. - HS biết hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, kết hợp vận động phụ họa đơn giản. - Giáo dục HS tình cảm yêu thiên nhiên; hứng thú, mạnh dạn tham gia trò chơi. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, nhạc cụ quen dùng, hát chuẩn xác bài hát, trò chơi. - HS: Tập bài hát 3. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Đàn giai điệu 1 câu trong bài. ?HS: Là câu hát nào? Hãy hát câu hát? Tác giả bài hát? Bắt nhịp lớp hát bài hát kết hợp khởi động giọng. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp. b. Nội dung: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Ôn tập bài hát Đếm sao * Ôn hát. * Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản: + “Một ôngánh vàng”: Hai tay đưa cao quá đầu, múa mềm mại, chân đá nhẹ theo nhịp lời ca. Người xoay theo tay và chân. Đến “Sáng chiếu muôn ánh vang” mở rộng vòng tay, đưa lên cao rồi hạ xuống. + “Bốn ôngtrời cao”: Một tay chống hông, tay còn lại đưa lên cao múa mềm mại, rồi đổi tay. Chân nhún theo nhịp. HĐ 2: Trò chơi âm nhạc. * Hát bài Đếm sao bằng âm a, u, i. +Câu 1, 4: Hát bằng âm a. +Câu 2: Hát bằng âm u. +Câu 3: Hát bằng âm i. * Nói thật nhanh theo tiết tấu. Đếm từ 1 đến 10 ngôi sao. Nếu HS nào nói được nhanh, không đứt hơi, vấp lời thì thắng. - Mở giai điệu, bắt nhịp lớp, nhóm, cá nhân hát. Lưu ý HS hát rõ lời, tươi vui, nhịp nhàng. - Bắt nhịp lớp, cá nhân hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. - GV tuyên dương – sửa sai. - GV thực hiện mẫu hát kết hợp vận động phụ họa. - Hướng dẫn HS tập từng động tác từ đầu bài đến cuối bài. - Bắt nhịp lớp thực hiện. - Gọi nhóm, cá nhân lên bảng tập biểu diễn. - GV tuyên dương. - Hướng dẫn HS thực hiện hát toàn bài theo các âm khi nhìn vào âm GV ghi trên bảng. - Tổ chức cho HS chơi. (Cách thực hiện tương tự trò chơi 1). - Lớp, 2-3 nhóm, 3-4 HS hát. - Lớp, 2-3 HS thực hiện. - Quan sát. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - 1-2 nhóm, 2-3 HS lên tập biểu diễn. - Vỗ tay. - Thực hiện theo hướng ẫn của GV. - Nhóm, cá nhân chơi. IV. Củng cố: - ?HS: Nội dung tiết học? GV củng cố, liên hệ GD. - Nhận xét tiết học. V. Dặn dò: - HS ôn tập bài hát kết hợp các hoạt động. Thứ tư, ngày 2 tháng 10 năm 2013 Khối 5 (tiết 2, 3, 4) §6: Học hát: Bài Con chim hay hót Nhạc: Phan Huỳnh Điểu Lời: Theo đồng dao I. Mục tiêu: - HS biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát. - HS biết hát kết hợp vỗ tay theo phách. - Giáo dục HS biết yêu quý, bảo vệ động vật có ích. II. Chuẩn bị: - GV: Nhạc cụ quen dùng, bảng phụ lời ca, hát chuẩn xác bài hát, tranh minh họa. - HS: SGK âm nhạc 5. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS đọc nhạc, ghép lời kết hợp vỗ tay theo phách bài TĐN số 2. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ?HS: Hãy kể tên những bài hát nói về các con vật mà em đã học, đã nghe? GV cho HS xem tranh minh họa chú chim đang ca hót và dẫn dắt vào bài. b. Nội dung: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Dạy hát: Con chim hay hót * Giới thiệu bài hát: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh 1924 tại Đà Nẵng – là một trong số các nhạc sĩ Việt Nam phổ thơ rất thành công những bài hát cho người lớn: Bóng cây Kơ-nia, Thuyền và biển, Sợi nhớ sợi thương Ông còn viết nhiều bài hát cho trẻ em như: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác, Những em bé ngoanBài hát Con chim hay hót giọng Pha trưởng, nhịp 2/4, được phổ nhạc từ bài đồng dao. * Hát mẫu. Bài hát với nét nhạc giản dị, dễ thương thật vui, sinh động, gần gũi với tình cảm các bạn nhỏ. * Đọc lời ca. * Khởi động giọng: Ò, Ó, OÀ, Á, A * Tập từng câu: + Câu 1: Con chimcành đa. + Câu 2: Nó racành tre. + Câu 3: Nó hótla ta. + Câu 4: Nó hótvô nhà. + Câu 5: Âý nó ranó chơi. + Câu 6: Ơi chim ơichim ơi. + Câu 7: Chim ơichim ơi. * Nối toàn bài. HĐ 2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách: Con chim hay hót. Nó đứng nó hót X x x x x Cành đa. Nó ra cành trúc. Nó rúc nó X x x x x x rúc cành tre. X x xxx - Giới thiệu tên bài hát, tác giả, nhịp, giọng của bài. - Mở giai điệu và hát mẫu. -?HS: Cảm nhận? Quen? Vui – buồn? Nhanh – chậm? - Tuyên dương, kết luận. - Treo bảng phụ lời ca. - Đọc mẫu câu 1 theo tiết tấu lời ca. Bắt nhịp cả lớp đọc toàn bài. - Hướng dẫn HS khởi động giọng theo nguyên âm. +Câu 1: GV đàn giai điệu 2 lần, hát mẫu 1 lần. Lưu ý luyến “cành”. Bắt nhịp lớp, cá nhân hát. GV tuyên dương – sửa sai. +Câu 2: (Tương tự câu 1). Lưu ý: luyến “cành”, ngân “tre” 2 phách rưỡi. +Nối 1-2: Đàn giai điệu, bắt nhịp lớp, nhóm nối. GV tuyên dương – sửa sai. +Câu 3, 4, 5, 6, 7: (Tương tự câu 1). Lưu ý: luyến “nó”, ngân “ơi” (Cuối bài) 3 phách. +Nối 3-4, 5-6-7: (Tương tự nối 1-2). - Bắt nhịp lớp, nhóm, cá nhân nối toàn bài theo nhạc đệm. Lưu ý HS thể hiện sự vui tươi, sinh động. - Tuyên dương – sửa sai. - Thực hiện hát kết hợp vỗ tay theo phách câu 1-2. ?HS: Tiếng vỗ tay rơi vào những từ nào? Mạnh? Nhẹ? - Tuyên dương, kết luận, hướng dẫn cách vỗ tay theo phách (phách 1: mạnh; phách 2: nhẹ; nhịp lấy đà rơi ở 1 phách nhẹ). - Bắt nhịp lớp, cá nhân thực hiện. - Tuyên dương – sửa sai. - Chia lớp thành 2 dãy A B, luân phiên thực hiện 1 dãy hát, 1 dãy vỗ tay theo phách. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Trả lời. -Lắng nghe. - Quan sát. - Lắng nghe. Lớp đọc đồng thanh. - Thực hiện. - Lắng nghe. Lớp, 1-2 HS hát. - Lớp, 1-2 nhóm hát nối. - Cả lớp, 1-2 nhóm, 2-3 HS hát. - Vỗ tay. - Lắng nghe. - Trả lời. - Lắng nghe. - Lớp, 1-2 HS thực hiện. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. IV. Củng cố, nhận xét: - ? HS: Nội dung tiết học? GV củng cố lại và liên hệ GD. Trò chơi kết thúc bài: Kể tên những loài thực vật (cây) có trong bài hát Con chim hay hót? - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS ngoan, hay phát biểu. V. Dặn dò: HS ôn tập bài hát kết hợp các hoạt động. Thứ năm, ngày 3 tháng 10 năm 2013 Khối 1 (tiết 1, 2) §6: Học hát: Bài Tìm bạn thân Nhạc và lời: Việt Anh I. Mục tiêu: - HS biết hát theo giai điệu và lời 1 bài hát. - HS biết hát kết hợp vỗ tay theo phách. - Ca ngợi tình bạn thân thiết, nhắc nhở HS đối xử tốt với bạn bè. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, nhạc cụ quen dùng, hát chuẩn xác bài hát. - HS: Tập bài hát 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS hát lại 2 bài hát Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca kết hợp vận động đơn giản. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Lần đầu đến trường, ai cũng muốn kết bạn với nhiều bạn mới. Ở trường, bạn nào cũng ngoan ngoãn, xinh tươi, dễ mến, dễ thân. Bài hát Tìm bạn thân sẽ nói về điều này. b. Nội dung: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Dạy hát * Giới thiệu bài hát: Tìm bạn thân, tác giả Việt Anh sáng tác vào khoảng năm 1960 được nhiều trẻ em đã hát và ghi nhớ. * Hát mẫu. Bài hát có hai lời với tiết tấu rộn ràng, giai điệu và lời ca đẹp nói về tình bạn thân ái của tuổi nhi đồng thơ ngây. * Đọc lời ca. * Khởi động giọng: Hát bài Mời bạn vui múa ca theo âm A. * Tập từng câu (Lời 1) + Câu 1: “Nàoai tươi”. + Câu 2: “Nàobạn thân”. + Câu 3: “Tìmcầm tay”. + Câu 4: “Múa vui nào”. * Nối toàn bài. HĐ 2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách - Giới thiệu sơ lược về tên bài hát, tác giả. - Mở giai điệu và hát mẫu. - ?HS: Bài hát: Vui – buồn? Nhanh – chậm? - Tuyên dương, kết luận. - Chép lời ca, đọc mẫu toàn bài theo tiết tấu. Bắt nhịp lớp đọc. - Bắt nhịp HS khởi động giọng theo nguyên âm. - Chia câu hát: + Câu 1: Đàn giai điệu 1 lần, hát mẫu 2 lần; bắt nhịp lớp, cá nhân hát. - Tuyên dương – sửa sai. + Câu 2: Tập tương tự câu 1. + Nối 1-2: Đàn giai điệu, bắt nhịp lớp, nhóm, cá nhân nối. Tuyên dương – sửa sai. + Câu 3, 4: Tập tương tự câu 1. Lưu ý: Luyến “múa”, “vui”. + Nối 3-4: Tương tự nối 1-2. - Mở giai điệu, bắt nhịp lớp, nhóm, cá nhân nối. Lưu ý HS hát rõ lời, thể hiện tình cảm bài hát. - Thực hiện mẫu toàn bài. Bắt nhịp lớp, cá nhân HS thực hiện. Tuyên dương – sửa sai. - Chia lớp thành 2 dãy A, B luân phiên thực hiện một dãy hát, một dãy vỗ tay theo phách. GV tuyên dương - sửa sai. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Trả lời. - Lắng nghe. - Lắng nghe. Đọc theo tiết tấu. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Lắng nghe. Lớp, 1-2 HS hát. - Lớp, 1-2 nhóm, 2-3 HS nối. - Lớp, 1-2 nhóm, 2-3 HS nối. - Lắng nghe. - Lớp, 2-3 HS thực hiện. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. IV. Củng cố: - GV nhắc lại nội dung bài và liên hệ GD. - Nhận xét tiết học. V. Dặn dò: HS ôn tập bài hát. Khối 4 (tiết 2, 3) §6: Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc I. Mục tiêu: - HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 2 bài hát đã học. - HS nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc (Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà). - HS yêu âm nhạc và những nhạc cụ dân tộc. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh nhạc cụ có trong bài. - HS: SGK âm nhạc 4. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS hát 2 bài hát Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe kết hợp với một trong các hoạt động đã học. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp. b. Nội dung: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS ND 1: TĐN số 1: Son La Son * Giới thiệu bài TĐN: Giọng Đô trưởng, nhịp 2/4. * Luyện tập cao độ. * Luyện tiết tấu: * Tập nói tên nốt nhạc. * Tập từng câu: +Câu 1: 4 ô nhịp đầu. +Câu 2: 4 ô nhịp sau. * Nối toàn bài. * Ghép lời ca. * Củng cố. ND 2: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc: - Đàn nhị (Miền Nam gọi là đàn cò): là nhạc cụ dây kéo. Đàn có hai dây mắc song song. Cấu tạo gồm: bầu cộng hưởng, cần đàn, trục đàn, ngựa đàn, dây đàn, khuyết đàn, cung vĩ. Người nghệ sĩ kéo cung vĩ lên dây đàn để tạo âm thanh. Âm thanh: trong, mềm mại, réo rắt như giọng hát cao. Sử dụng trong Dàn Nhã Nhạc, Phường Bát Âm, Ban Nhạc Tài Tử, Ban Nhạc Chèo - Đàn tam: thuộc đàn gảy, có 3 dây. Có đàn cỡ nhỏ, vừa, lớn. Âm thanh tươi sáng, vang Người nghệ sĩ dùng miếng gảy bật vào dây, hất nhanh lên – xuống đều đặn (Vê). Đàn được dùng hầu hết các dàn nhạc dân tộc xưa và nay. - Đàn tứ: Thuộc đàn gảy, có 4 dây. Âm thanh sáng sủa, trong trẻo, hơi đanh. dùng rộng rãi trong các dàn nhạc dân tộc kinh - Đàn tì bà: Có 4 dây và các phím. Âm thanh trong trẻo, tươi sáng, trữ tình. Dùng độc tấu hoặc trong dàn nhạc - Giới thiệu nội dung 1; treo bảng phụ bài TĐN lên bảng, giới thiệu tên, giọng, nhịp. - Đàn giai điệu toàn bài. - ? HS: Cao độ gồm những nốt nhạc gì? Sắp xếp từ thấp lên cao? Tuyên dương, ghi thành thang âm. - Đàn thang âm 2-3 lần, bắt nhịp lớp, cá nhân đọc lên -xuống. GV tuyên dương - sửa sai. -? HS: Những hình nốt có trong bài? Ghi âm hình tiết tấu chủ đạo. - Thực hiện mẫu tiết tấu theo phách. Bắt nhịp lớp thực hiện. - Tuyên dương - sửa sai. - Bắt nhịp lớp đọc tên nốt nhạc toàn bài TĐN theo chỉ tay. - Chia câu trên bảng phụ. +Câu 1: Đàn giai điệu 3 lần. Lưu ý HS: lần 1 nghe, lần 2 nhẩm theo, lần 3 đọc; Son trắng ngân 2 phách. Bắt nhịp lớp, cá nhân đọc. GV tuyên dương – sửa sai. +Câu 2: (Tập tương tự câu 1). Lưu ý: Mi trắng, Đô trắng ngân 2 phách. - Bắt nhịp lớp, cá nhân nối. - Bắt nhịp lớp đọc và ghép lời. - GV tuyên dương - sửa sai. - Chia lớp thành 2 dãy A B, luân phiên thực hiện 1 dãy đọc nhạc và ghép lời, 1 dãy vỗ tay theo phách. - Giới thiệu nội dung 2. - Cho HS xem tranh, giới thiệu tên, hình dáng, cấu tạo sơ lược, cách trình diễn, vai trò nhạc cụ, nghe âm sắc của từng nhạc cụ. - Củng cố: Chia lớp thành 4 dãy A, B, C, D. + Dãy A: Tìm hiểu, trình bày vài nét sơ lược về Đàn nhị. + Dãy B: Đàn tam. + Dãy C: Đàn tứ. + Dãy D: Đàn tì bà. - Gọi từng nhóm đứng lên trình bày. - GV tuyên dương – sửa sai. - Lắng nghe; quan sát. -Lắng nghe. - Trả lời, quan sát. - Nghe. Lớp, 1-2 HS đọc thang âm. Nghe - sửa sai. - Trả lời, quan sát. - Nghe. Thực hiện. - Cả lớp đọc. - Quan sát. - Thực hiện theo hướng dẫn. - Lắng nghe. - Lớp, 1-2 HS đọc - Lớp, 2-3 HS nối. - Đọc và ghép lời. - Thực hiên theo hướng dẫn của GV. - Vỗ tay. - Quan sát tranh, lắng nghe. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. - 4 nhóm trình bày. - Vỗ tay. IV. Củng cố: - GV nhắc lại nội dung bài. GV liên hệ GD. - Nhận xét tiết học. V. Dặn dò: Tìm hiểu thêm về các nhạc cụ dân tộc khác qua Tivi, báo đài
Tài liệu đính kèm: