Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 20

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 20

TẬP ĐỌC (Tiết 39)

 BỐN ANH TI (TT)

I. MỤC TIU

- Biết đọc với giọng kể; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu be.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

II. GDKNS

- Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. Hợp tác. Đảm nhận trách nhiệm.

III. PP- KT dạy học:

- Trình by ý kiến, thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp, đóng vai xử lí tình huống.

IV. CHUẨN BỊ

- Gio vin : SGK, Tranh SGK. Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc.

- Học sinh : SGK

 

doc 51 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần lễ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 39)
 BỐN ANH TÀI (TT)
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc với giọng kể; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu be.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
II. GDKNS 
- Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. Hợp tác. Đảm nhận trách nhiệm.
III. PP- KT dạy học:
- Trình bày ý kiến, thảo luận nhĩm, hỏi đáp trước lớp, đĩng vai xử lí tình huống.
IV. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên : SGK, Tranh SGK. Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc.
- Học sinh : SGK
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp : Cho lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ :
Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời các câu hỏi:
1) Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
2) Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì?
3) Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
Giới thiệu bài: 
Cho xem tranh minh họa trong SGK
Tranh vẽ những ai ?
Bốn anh em cẩu khây đang làm gì ?
 Tranh miêu tả cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh. Vậy để xem họ chiến đấu quyết liệt như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc.
-Gọi HS đọc bài.
-Chia đoạn.
- Gọi hs đọc nối tiếp .
 -Luyện phát âm.
+ Giải nghĩa từ: núc nác, núng thế.
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi.
- Gọi 1 hs đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu bài
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào? 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? 
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh?
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
- Ý nghĩa câu chuyện là gì?
Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
HD đọc diễn cảm 
- Đưa đoạn cần đọc.
 GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Nhận xét, tuên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nêu lại ý nghĩa câu chuyện
- về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài Trống đồng đơng sơn.
 - Nhận xét tiết dạy
- 3 hs lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời
1) Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
2) Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ, thầy giáo dạy trẻ học hành.
3) Mọi vật sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất. 
- Quan sát 
- Vẽ 4 anh em Cẩu Khây, yêu tinh.
- Đang chiến đấu quyết liệt với yêu tinh.
- 1 hs đọc toàn bài.
- 2 hs đọc.
- Rèn phát âm các từ: sống sót, núc nác, khoét máng.
- Một số hs đọc chú giải.
-2 HS đọc trong nhóm.
- 1 hs đọc.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm đoạn 1
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ.
- Đọc thầm đoạn 2
+ Có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng làng mạc.
+ Yêu tinh trở về nhà, đập cửa ầm ầm. Bốn anh em đã chờ sẵn. Cẩu Khây hé cửa, yêu tinh thò đầu vào, lè cái lưỡi dào như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đócg Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. yêu tinh đau quá hét lên dữ dội, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến thung lũng, nó dừng lại phun nước ngập cánh đồng. Nắm Tay Đóng cọc be bờ ngăn nước, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm,Móng Tay Đục Máng khơi dòng nước. Mặt đất lập tức cạn khô. Yêu tinh núng thế phải quy hàng. 
- Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường: đánh có bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó phải quy hàng. 
- Luyện đọc nhóm cặp.
- Một số HS thi đọc. 
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
CHÍNH TẢ (Tiết 20)
 CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU 
- Nghe – viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BTCT phương ngữ (2) b, 
- HS khá giỏi làm tất cả các BT
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : SGK. Bảng phụ.
- Học sinh : SGK, VBT, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp : Cho lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ :
Đọc cho hs viết vào bảng con: sáng sủa, sắp xếp, tinh xảo.
 - Nhận xét. Ghi điểm
- Nhận xét chung
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của giờ học.
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc bài. Gọi 1hs đọc
- Y/c hs nêu các từ khó viết trong bài 
- HD hs phân tích và viết lần lượt vào B các từ: Đân-lớp, nước Anh, nẹp sắt, rất xóc, suýt ngã
- Gọi hs đọc lại các từ khó.
- Đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc toàn bài lần 2
- Chấm chữa bài, y/c hs đổi vở nhau kiểm tra.
- Nhận xét chung.
HOẠT ĐỘNG 2: HS làm bài tập chính tả 
Bài 2b) 
- Gọi HS đọc y/c.
 -Y/c HS tự làm.
-Cùng hs nhận xét(chính tả, phát âm). 
- Nhận xét. Ghi điểm
- Nhận xét chung
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà sao lỗi, viết lại bài(nếu sai nhiều )
- Bài sau: Nhớ-viết: Chuyện cổ tích về loài người .
- HS viết vào BC.
- Lắng nghe.
-1 HS khá, giỏi đọc.
- HS lần lượt nêu.
- HS lần lượt phân tích và viết vào B 
- Viết vào vở.
- Soát lại bài .
- Đổi vở nhau kiểm tra .
- 1hs đọc
 -HS tự làm, 1 HS làm bảng phụ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 39)
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIÊU 
- Nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2).
- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? (BT3).
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : SGK. Bảng phu. 
- Học sinh : SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp : Cho lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ :
Gọi HS đặt câu với từ tài nguyên; tài sản; tài trợ.
 Nhận xét, cho điểm. 
- Nhận xét chung
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Các tiết học trước đã giúp các em nắm được bộ phận CN và VN trong kiểu câu kể Ai làm gì? Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập để nắm chắc hơn cấu tạo kiểu câu này.
Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung bài tập
- Các em hãy đọc thầm lại đoạn văn và tìm các câu kể Ai làm gì? 
 Bài 2: -Gọi hs lên xác định CN, VN 
Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c 
- Đề bài y/c các em làm gì? 
- Y/c hs tự làm bài (phát phiếu cho 3 hs) 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương những bạn có đoạn văn viết đúng y/c, viết chân thực, sinh động. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Câu thường gồm mấy bộ phận?
- Về nhà viết tiếp đoạn văn kể về việc trật nhật của tổ em (nếu chưa hoàn thành)
- Bài sau: MRVT: Sức khoẻ
 2 hs lên bảng thực hiện. 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi trong SGK 
- Tự làm bài và nêu: câu 3, 4, 5, 7 
- HS lần lượt lên bảng xác định.
+ Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa.
+ Một số chiến sĩ //thả câu.
+ Một số khác // quây quần trên boong sau cá hát, thổi sáo.
+ Cá heo // gọi nhau quây đến thành tàu như để chia vui. 
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em. Đoạn văn phải có một số câu kể Ai làm gì? 
- Tự làm bài.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết và nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì? 
- Những hs làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. 
- Nhận xét 
* Sáng ấy, chúng em đến trường sớm hơn mọi ngày. Theo phân công của tổ trưởng , chúng em làm việc ngay. Hai bạn Ngàn, Tuyền quét thật sạch nền lớp. Bạn Tồn và Thanh kê dọn lại bàn ghế. Bạn Ngân lau bàn cô giáo, lau cả bảng lớp. Bạn tổ tổ trưởng thì quét trước cửa lớp. Còn em thì sắp xếp những cái ghế ngồi chào cờ chưa để đúng chỗ. Chỉ một loáng, chúng em đã làm xong. 
-HS trả lời.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU 
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọnï và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : SGK. Bảng phụ.
- Học sinh : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp : Cho lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ :
Gọi hs kể câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG : HD kể chuyện
- HD hs hiểu yêu cầu của đề bài 
- Gọi hs đọc đề bài, gợi ý 1,2
- Các em hãy nêu câu chuyện mình đã chuẩn bị và nêu rõ chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của nhân vật là gì, em đã nghe hoặc được đọc câu chuyện ở đâu.
- HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghịa câu chuyện
- Treo bảng phụ viết dàn ý bài KC. 
- Các em nhớ kể phải có đầu, có cuối, nếu câu chuyện quá dài,cho phép các em kể 1,2 đoạn, chọn đoạn có sự kiện, ý nghĩa, nếu có bạn muốn nghe tiếp, em sẽ kể cho các bạn nghe vào giờ chơi hoặc cho bạn muợn truyện để đọc. 
- Y/c hs kể trong nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Treo bảng phụ các tiêu chuẩn đánh giá.
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp. 
- Y/c hs trao đổi với nhau về câu chuyện. 
- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
- Chuẩn bị nội dung ti ... N trên bản đồ.
- Nêu và tìm một số kênh lớn ở ĐBNB. 
- Kênh Vĩnh Tế thuộc tỉnh nào?
- Đoạn sông chảy qua TPLX là nhánh sông nào? 
- Mạng lưới sông ngòi kênh rạch ở ĐBNB như thế nào? 
- Các em hãy hoạt động nhóm 2 để trả lời các câu hỏi: (phát câu hỏi)
Tích hợp: + Vì sao ở ĐBNB người dân không đắp đê như ở ĐBBB?
+ Mùa lũ mang lại những thuận lợi gì cho người dân Miền Tây Nam bộ?
- Vào mũa lũ người dân biết làm các nghề phụ như giăng lưới, bắt cá, trồng các loại rau sống dưới nước,... An Giang ta chủ trương sống chung với lũ. Tuy nhiên, mùa khô ở ĐBNB rất thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân ĐBNB đã làm gì? 
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK.
4. Củng cố, dặn dò: 
 -ĐBNB có diện tích lớn thứ mấy cuả nước ta?
 _ĐBNB do sông nào bồi đắp?
- Về nhà tìm hiểu thêm ĐBNB 
- Bài sau: Người dân ở ĐBNB 
-HS trả lời.
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Quan sát .
- Ở phía nam nước ta
- Do sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
- 1 hs lên bảng thực hiện .
+ Nguồn gốc: do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
+ Diện tích: đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta.
+ Địa hình: khá bằng phẳng
+ Đất: Đất phù sa, đất chua, đất mặn
- 1 hs lên xác định và đọc to trước lớp 
- 1 hs đọc: Đồng Tháp Mười 
- Đồng Tháp Mười nước ngập mênh mông có nhiều xuồng qua lại, nhiều cỏ, cây tràm phát triển. 
- HS trả lời phần nội dung 
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ ĐBNB và nêu đặc điểm của ĐBNB. 
- 1 hs lên bảng thực hiện. 
- Thảo luận nhóm đôi và trả lời: Sông Mê Công là một trong những con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ TQ chảy qua nhiều nước và đổ ra biển đông. Phần sông chảy qua VN có chiều dài trên 200 km chia thành 2 nhánh, đổ ra biển đông bằng 9 nhánh nên có tên gọi là Cửu Long (chín con rồng) 
- HS chỉ 2 nhánh sông Tiền, sông Hậu đổ ra biển đông bằng chín cửa trên lược đồ. 
- HS nêu, chỉ 4 con kênh Vĩnh tế, Phụng Hiệp, Rạch Sỏi, Tháp Mười 
- Tỉnh An Giang
- Sông Hậu. 
- Chằng chịt. 
- Hoạt động nhóm đôi và đại diện nhóm trả lời 
+ Không có lũ đột ngột như ĐBBB, vào mùa lũ nước sông Mê Công lên xuống điều hòa.
+... tháo chua rửa mặn cho đất làm cho đất được màu mỡ do được phủ thêm phù sa,..
- Đông Nam Bộ xây hồ lớn như Dầu Tiếng, hồ Trị An, Tây Nam Bộ đào nhiều kênh rạch nối với các sông tạo nên mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
- Vài hs đọc. 
-HS trả lời.
 ĐẠO ĐỨC 
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao độngvà biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
II. GDKNS:
- Kĩ năng tơn trọng giá trị sức lao động. Thể hiện sự tơn trọng, lễ phép với lao động.
III. PPKT dạy học:
- Thảo luận. Dự án.
IV. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên : SGK.
- Học sinh : SGK.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp : Cho lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ :
- Vì sao ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?
 -Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay, các em sẽ thảo luận đóng vai một vài tình huống thể hiện sự kính trọng biết ơn người lao động đồng thời các em sẽ thi nhau đọc những bài thơ, kể những chuyện về người lao động. 
*Hoạt động1: Đóng vai (BT 4, SGK/30)
-Gọi HS đọc y/c và nội dung BT 4. 
- Các em thảo luận nhóm để phân công đóng vai các tình huống ở BT 4.
- Gọi các nhóm lên thể hiện. 
+ Nhóm 1,2:tình huống 1
+ Nhóm 3,4: tình huống 2
+ Nhóm 5,6 tình huống 3 
- Hỏi những hs đóng vai.
+ Em cảm thấy thế nào khi rót nước mời bác đưa thư uống?
+ Em cảm thấy thế nào khi nghe bạn Hân nói là nhại theo tiếng của người bán hàng là không đúng?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? 
- Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống trên đã phù hợp chưa? Vì sao? 
Kết luận: Cách cư xử của bạn Lan, bạn Hân, bạn Tư là đúng vì đã thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động. 
* Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (BT5,6 SGK)
- Gọi hs đọc những câu ca dao ca, tục ngữ ngợi những người lao động. 
- Y/c hs thảo luận nhóm 4 để kể, viết, vẽ về người lao động. 
- Gọi các nhóm trình bày 
- Cùng hs nhận xét , tuyên dương nhóm kể, viết, vẽ về người lao động hay (đúng, đẹp) .
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ SGK. 
- Giáo dục HS.
- Bài sau: Lịch sự với mọi người 
2 hs lần lượt lên bảng trả lời
- Vì cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những người lao động làm ra. Vì vậy ta phải kính trọng và biết ơn người lao động 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp. 
- Chia nhóm thảo luận, phân công. 
- Các nhóm lên thể hiện. 
+ Tư sẽ mời bác đưa thư vào nhà, bắt quạt quạt cho bác và rót nước mời bác đưa thư uống. 
+ Hân sẽ đến chỗ các bạn và nói: Các bạn làm như vậy là không đúng, không kính trọng người lao động.
+ Lan sẽ nói với các bạn là không nên làm ồn để cho ba Lan làm việc, nên nói khẽ đủ nghe thôi 
+Em cảm thấy rất vui khi làm được một việc thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với bác đưa thư
+ Em cảm thấy thật là xấu hổ, khi nghe bạn Hân nói thì mới biết mình đã sai.
- Em cảm thấy rất vui khi mình đã làm được một việc tốt. 
- Đã phù hợp vì đã thể hiện được sự kính trọng, biết ơn người lao động. 
- Lắng nghe. 
- HS lần lượt đọc. 
+ "Cày đồng đang .....ruộng cày
 Ai ơi bưng bát....muôn phần" 
+ " Vì lợi ích mười năm trồng cây.
 Vì lợi ích trăm năm trồng người" 
- Các nhóm trình bày. 
- 1 hs đọc to trước lớp. 
KĨ THUẬT
VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU , HOA
I. MỤC TIÊU 
- HS biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. 
 - HS biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản. 
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Mẫu hạt giống, một số loại phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cà, đầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
Học sinh : Một số vật liệu và dụng cụ như GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. Ổn định lớp : Cho lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ :
Những loại rau và hoa nào em biết? Rau và hoa có lợi ích như thế nào?
3. Bài mới
Giới thiệu bài:
Bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa”
*Hoạt động 1: Hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa.
-Yêu cầu hs đọc mục I trong SGK.
-Khi trồng hoa ta cần có những vật liệu dụng cụ gì?
-Nhận xét bổ sung:
+Ta cần có hạt giống, hoặc cây giống.
+Phân bón.
+Đất trồng
*Hoạt động 2: Hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
-Yêu cầu hs đọc mục 2 trong SGK.
-Yêu cầu hs mô tả cấu tạo và cách sử dụng các dụng cụ trồng trọt.
-Chú ý không đứng hoặc ngồi trước người đang cuốc, không đùa nghịch với các dụng cụ và vệ sinh bảo quản sau khi dùng.
4.Củng cố -Dặn dò:
- Đọc ghi nhớ.
- Về nhà xem và chuẩn bị bài tiếp theo.
HÁT 
HS trả lời . HS nhận xét
-Đọc SGK.
-Nêu tên các dụng cụ mà hs biết.
Hs đọc mục 2.
-Mô tả cấu tạo cách sử dụng các dụng cụ.
+Cuốc; có hai bộ phận là lưỡi cuốc và cán cuốc; một tay cầm cuối cán một tay cầm gần giữa.
+Một số dụng cụ khác như: cày, bừa, máy bơm, xẻng, ..
HÁT (Tiết: 20)
BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT CHÚC MỪNG
TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 5
I. MỤC TIÊU 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. II.CHUẨN BỊ
- Giáo viên : SGV, SGK.
- Học sinh: SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Giới thiệu bài : 
Giới thiệu nội dung tiết học: Ôn tập bài hát Chúc mừng và TĐN số 5.
4. Phát triển bài : 
HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn tập bài hát Chúc mừng.
 Mục tiêu : HS hát đúng giai điệu, lời ca bài hát.
Phương pháp : thực hành.
GV chỉ huy cho HS ôn tập bài hát một vài lượt.
GV cho HS tập thể hiện một vài động tác phụ họa.
HS hát kết hợp động tác phụ hoạ. 
Hoạt động 2: Cho HS nghe nhạc bài hát Chúc mừng. 
GV cho HS nhận xét bài như sau: 
Cao độ từ nốt thấp đến nốt cao (Đô-Rê-Mi-Son-La.)
Trong bài có những hình nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng. 
GV cho HS thực hành gõ thanh phách nhiều lần. 
GV giải thích về cách gõ và ghi 2 móc đơn. 
GV cho Hs gõ theo tiết tấu. 
HS tập đọc thang âm đi liền bậc, cách bậc. 
HS kết hợp gõ theo phách. 
5. Củng cố, dặn dị :
GV hướng dẫn HS tập chép bài TĐN số 5. 
HS hát.
HS thực hành gõ phách. 
HS đọc thang âm. 
IV. NHẬN XÉT TIẾT HỌC
SINH HOẠT
TUẦN 20
I. Mục tiêu:
- Rút kinh ngiệm cơng tác tuần qua, nắm kế hoạch cơng tác tuần tới.
- Biết phê và tự phê. Thấy được ưu khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động.
- Hịa đồng trong sinh hoạt tập thể.
II. Chuẩn bị:
- Kế hoạch tuần 21
- Báo cáo tuần 20
III. Hoạt động trên lớp:
1. Khởi động: (1’) Hát
2. Báo cáo cơng tác tuần qua: (10’)
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng kết chung.
- GVCN cĩ ý kiến.
3. Triển khai cơng tác tuần tới: (20’)
- Tích cực thi đua giữa các tổ
- Phát động phong trào giúp nhau học tốt.
- Giúp đỡ các bạn khĩ khăn.
- Phát động phong trào vở sạch chữ đẹp.
- Giữ gìn trường, lớp sạch sẽ
- Bối dưỡng HS yếu.
4. Sinh hoạt tập thể: (5’)
- Tập bài hát 
- Chơi trị chơi : An tồn giao thơng
5. Tổng kết: (1’)
- Hát kết thúc
- Chuẩn bị tuần 21
- Nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 20.doc