Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện được phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, Bài 3 .
II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ
Toán LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: - Thực hiện được phép tính về phân số. - Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành. - Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó. Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, Bài 3 . II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Muốn tính diện tích HBH ta làm như thế nào? 3. Bài mới A/ Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC bài học B/ Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Gọi hs nhắc lại qui tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số - YC hs thực hiện . Bài 2: Gọi hs nhắc lại qui tắc tính diện tích hình bình hành. tìm phân số của một số - YC hs tự làm bài Bài 3: Gọi hs đọc đề toán - Bài toán thuộc dạng gì? - Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó? - YC hs giải bài toán trong nhóm đôi - Gọi hs nêu kết quả 4/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs nhắc lại qui tắc tính diện tích hình bình hành. tìm phân số của một số - Nhận xét tiết học -HS nêu -Lắng nghe - Vài hs nhắc lại - HS thực hiện vào vở a) - Lấy đáy nhân chiều cao - HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở Chiều cao của hình bình hành: 18 x Diện tích của hình bình hành: 18 x 10 = 180 (cm2) Đáp số: 180 cm2 - HS đọc to trước lớp - Dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. + Vẽ sơ đồ + Tìm tổng số phần bằng nhau + Tìm các số Bài giải Búp bê: Ô tô: Tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 = 5 (phần) Số ô tô có: 63 : 7 x 5 = 45 (ô tô) Đáp số: 45 ô tô Tập đọc HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đoàn dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. ( Trả lời đươc các câu hỏi1, 2, 3, 4 trong SGK). * KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng. PP: -Đặt câu hỏi -Thảo luận nhóm đôi – chia sẻ -Trình bày ý kiến cá nhân II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Trăng ơi ... từ đâu đến? - Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài - Nhận xét, cho điểm 3/ Dạy-học bài mới: a) Giới thiệu bài: b) HD đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc: -1 HS khá đọc bài -Bài chia mấy đoạn - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài - Lần 1: Luyện đọc từ khó. - Lần 2: Giải nghĩa từ. - Bài đọc với giọng như thế nào? - YC hs luyện đọc trong nhóm đôi - Gọi 1 hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm Tìm hiểu bài -Đọc khổ thơ 1: Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? -Đọc thầm khổ thơ 2: Vì sao Ma - gien – lăng lại đặt tên cho vùng đất mới tìm được là Thái Bình Dương? - Đọc khổ thơ 3,4: Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? *Ý 1: Đoàn thám hiểm của Ma – gien lăng đã dũng cảm vượt bao khó khăn. -Đọc khổ 5: Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào? Chọn ý đúng: - Đọc đoạn còn lại của bài: Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì? * Ý 2: Đoàn thám hiểm hoàn thành sứ mệnh - Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm? - Hãy nêu nội dung bài? HD đọc diễn cảm - Gọi hs đọc lại 6 đoạn của bài - YC hs lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài - HD đọc diễn cảm đoạn 2,3 - YC hs luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm - Nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt. 4/ Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục sự kiên nhẫn và lòng ham tìm tòi hiểu biết - Nhận xét tiết học . - Dặn hs chuẩn bị bài :Dòng sông mặc áo. - HS đọc thuộc lòng và nêu nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. - Lắng nghe -HS đọc -6 đoạn - HS đọc nối tiếp 6 đoạn Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan. - Ma-tan, sứ mạng - Rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. - Luyện đọc nhóm đôi - HS đọc cả bài - Lắng nghe - Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. - Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng nên đặt tên là Thái Bình Dương. - Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân. - HS chọn ý c - Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. + Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra. + Những nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ, bí ẩn. + Những nhà thám hiểm có nhiều công hiến lớn lao cho loài người... Ca ngợi Ma-gien-lăng và .. - HS đọc to trước lớp - Lắng nghe, trả lời: mênh mông, Thái Bình Dương, bát ngát, - HS luyện đọc theo cặp - Vài hs thi đọc diển 4 cảm Tiết 4: Chính tả ( Nhớ – viết) ĐƯỜNG ĐI SA PA I/ Mục tiêu: - Nhớ – viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn trích. - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) a / b, hoặc (3) a / b. II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: YC hs tự viết 5 tiếng có nghĩa bắt đầu bằng ch/tr - Nhận xét - ghi điểm. 3/ Dạy-học bài mới: a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC bài học b) HD nhớ-viết - Gọi hs đọc thuộc đoạn văn - Trong đoạn viết có những chữ nào được viết hoa? - YC hs đọc thầm lại đoạn văn, tìm các từ khó viết. - HS viết: khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn, diệu kì - Gọi vài hs đọc thuộc lòng lại bài - YC hs tự viết bài - Chấm chữa bài, yc hs đổi vở nhau kiểm tra - Nhận xét c) HD làm bài tập Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Gợi ý: Các em thêm dấu thanh cho vần để tạo ra nhiều tiếng có nghĩa - YC hs làm bài trong nhóm 4 - Tổ chức cho hs làm bài nhóm 4. - Cùng hs nhận xét tuyên dương Bài 3: Gọi hs đọc yc - YC hs tự làm bài - Gọi hs đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh - Cùng hs nhận xét kết luận lời giải đúng. 4/ Củng cố, dặn dò: - YC hs tự viết 5 tiếng có nghĩa bắt đầu bằng ch/tr - Nhận xét tiết học - HS thực hiện . - Lắng nghe - HS đọc thuộc lòng trước lớp - Tên riêng và chữ đầu câu - Lần lượt phát biểu - Lần lượt phân tích và viết. - Vài hs đọc thuộc lòng - Tự viết bài - Đổi vở nhau kiểm tra - HS đọc y/c - Lắng nghe, ghi nhớ - Làm bài trong nhóm 4 - HS làm bài. - HS đọc y/c - Làm bài vào VBT - HS đọc lại đoạn văn b) viện - giữ - vàng - dương - giới - HS lắng nghe và thực hiện Toán TỈ LỆ BẢN ĐỒ I/ Mục tiêu: -Bước đầu biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. -Bài tập cần làm bài 1 và bài 2. II/ Đồ dùng dạy-học: Bản đồ Thế giới, bản đồ VN III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: -Viết tỉ số của a và b, biết: a =2 b = 5 3. Bài mới 1. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ - Cho hs xem bản đồ thế giới và bản đồ VN có ghi tỉ lệ - Gọi hs đọc các tỉ lệ bản đồ - Giới thiệu: Các tỉ lệ 1 : 10 000 000; 1 : 500000 ghi trên các bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ. + Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước VN được vẽ thu nhỏ mười triệu lần, chẳng hạn: Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100 km + Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số ; tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m,...) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10 000 000 đơn vị đo độ dài đó (10 000 000 cm, 10 000 000 dm, 10 000 000m,.) 2) Thực hành: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Hỏi lần lượt từng câu Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi. - Gọi HS trình by kết quả. 4. Nhận xét – dặn dò: - ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. - Nhận xét tiết học. -HS viết. -Nhận xét. - Quan sát - Tìm và đọc trước lớp - Lắng nghe - HS đọc y/c - Lần lượt trả lời 1) Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ di thật là 1000mm, 1 cm ứng với 1000cm; 1dm ứng với 1000 dm - HS đọc y/c - HS thảo luận nhóm đôi và trình by kết quả. Tỉ lệ bản đồ 1: 1000 1: 300 1:10000 1:500 Độ dài thu nhỏ 1cm 1dm 1mm 1m Độ dài thật 1000cm 300dm 10000mm 500m - HS lắng nghe và thực hiện Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM I. Mục tiêu : Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3). II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị. - Gọi hs nhắc lại ghi nhớ. - Nhận xét 3/ Dạy-học bài mới: a) Giới thiệu bài: b) HD làm bài tập Bài 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung - Yc hs làm bài trong nhóm 4. - Gọi hs trình bày. a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va li, cần câu, lều trại, giày, mũ, áo bơi, thiết bị nghe nhạc, điện thoại, thức ăn, nước uống... c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch: Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, tua du lịch, tuyến du lịch... Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung - Gọi HS làm bài. - Cùng hs nhận xét, tuyên dương . a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, dao, hộp quẹt,... Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu - Hướng dẫn: Các em tự chọn nội dung mình viết hoặc vẽ về du lịch, hoặc về thám hiểm hoặc kể lại một chuyến du lịch mà em đã từng tham gia trong đó có sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm mà các em tìm được ở BT1,2 - Gọi hs trình bày - Cùng hs nhận xét, sửa chữa cách dùng từ, đặt câu 4/ Củng cố, dặn dò: - nêu một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm ? - Nhận xét tiết học - HS thực hiện theo yc - Lắng nghe - HS đọc to trước lớp - Làm bài trong nhóm 4 - Trình bày b) Phương tiện giao thông...: Tàu thuỷ, bến tàu, ô tô, xe buýt, máy bay, sân ga, sân bay, bến xe, vé xe,... d) Địa điểm tham quan, du lịch: phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng,... - HS đọc to tr ... sức khỏe con người đ) thẻ đỏ (xanh). Vì làm ruộng bậc thang tiết kiệm được nước, tận dụng tối đa nguồn nước. e) thẻ xanh (vì xác xúc vật bị phân huỷ sẽ gây hôi thối, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người.) g) thẻ đỏ (vì vừa giữ được vẻ mỹ quan thành phố, vừa giữ cho môi trường sạch đẹp). h) sai vì sẽ ô nhiễm nguồn nước - Lắng nghe - vài hs đọc ghi nhớ - Lắng nghe, thực hiện Khoa học Tiết 59: NHU CẦU CHẤT KHOÁNG Ở THỰC VẬT I.Mục tiêu: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau. GD: -Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên -Liên hệ bộ phận II.ĐDDH: - Tranh sgk trang 118, 119. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Giáo viên Học sinh 1.Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi lại hs một số câu hỏi sgk ở bài trước. 3.Dạy bài mới: *Giới thiệu bài: Nhu cầu không khí của thực vật. * HĐ1:Làm việc theo cặp. - Yêu cầu hs quan sát cây cà chua tr 118, tìm hiểu xem các cây ở hình b,c,d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao? - Cây cà chua nào phát triển tốt nhất, tại sao? - Cây nào phát triển kém nhất, tại sao? - Em rút ra được kết luận gì? - Kết luận: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng cây sẽ phát triển kém, cho năng suất thấp, Ni-tơ là chất khoáng quan trọng cần cho cây. 2.HĐ 2: Làm việc cả lớp. - Nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ: +Các loại cây khác nhau nhu cầu chất khoáng như thế nào? +Làm thế nào để cây cho năng suất cao? - Lắng nghe hs trình bày, nhận xét và kết luận. - Nhận xét, đánh giá. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn hs chuẩn bị bài: Nhu cầu không khí của thực vật. - 2 hs lên trả lời câu hỏi của gv. Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Quan sát tranh sgk trang 118. - Trao đổi theo từng cặp: + Hình b, cây thiếu ni-tơ, kém phát triển, không ra hoa, trái. + Hình c, thiếu ka-li cây phát triển kém, trái ít. + Hình d, thiếu phốt-pho, cây phát triển kém, trái ít. + Hình a cây phát triển tốt nhất, hình b cây kém phát triển nhất. + Cây được cung cấp đủ chất khoáng sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao, cây thiếu ni-tơ phát triển kém, năng suất thấp. - Cả lớp lắng nghe nhận xét và kết luận của gv. - Lắng nghe gv nhận xét. - Suy nghĩ và nêu ý kiến hiểu biết của mình. - Các loài cây khác nhau nhu cầu chất khoáng cũng khác nhau + Cần bón chất khoáng đầy đủ và đúng lúc cây mới phát triển tốt cho năng suất cao. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét. - Lắng nghe nhận xét của gv. Lịch sử Tiết 30: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG I /Mục tiêu: Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước: + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: “Chiếu khuyến nông ”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm, Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển III.Hoạt động dạy và học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Quang Trung đại phá quân Thanh Em hãy nêu tài trí của vua Quang Trung trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh? Em hãy kể tên các trận đánh lớn trong cuộc đại phá quân Thanh? Em hãy nêu ý nghĩa của ngày giỗ trận Đống Đa mồng 5 tháng giêng? - GV nhận xét 3/ Bài mới: a.Giới thiệu bài Hoạt động1: Thảo luận nhóm - Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh : ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm : Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó? GV kết luận: Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông ( dân lưu tán phải trở về quê cày cấy ); đúc tiền mới; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hoá; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán *Hoạt động2: Hoạt động cả lớp Trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố Chiếu lập học. + Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? + Em hiểu câu: “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu “ như thế nào? GV kết luận: *Hoạt động3: Hoạt động cả lớp - GV trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung. 3/Củng cố - Dặn dò: - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK - Chuẩn bị bài: Nhà Nguyễn thành lập HS trả lời HS nhận xét HS thảo luận nhóm và báo cáo kết quả làm việc. HS trả lời. + Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc. + Đất nước muốn phát triển được, cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành. + Hs trả lời. - Quang Trung đang xây dựng lại đất nước và đất nước dần đi vào ổn định thì ông mất. Nhân dân ta đời đời nhớ ơn ông và lập miếu thờ ông ở nhiều nơi. - 2 HS trình bày Địa lí Tiết 30: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I – MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng: + Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung. + Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông. + Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch. + Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ). II – CHUẨN BỊ: III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của GV Ổn định Bài cũ : - - Tìm vị trí TP Huế trên bản đồ hành chính VN. - Vì sao Huế được gọi là TP du lịch. GV nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới : Giới thiệu, ghi tựa *Hoạt động1: Hoạt động nhóm đôi. Mục tiêu: biết được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng. GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK, nêu được: + Tên, vị trí của tỉnh địa phương em trên bản đồ? + Vị trí của Đà Nẵng, xác định hướng đi, tên địa phương đến Đà Nẵng theo bản đồ hành chính Việt Nam + Đà Nẵng có những cảng gì? + Nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa? GV yêu cầu HS liên hệ để giải thích vì sao Đà Nẵng lại là thành phố cảng biển? * Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm . Mục tiêu: biết Đà Nẵng là thành phố cảng lớn. - GV yêu cầu HS kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng? * Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân. Mục tiêu: biết Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch. - HS quan sát hình 1 và cho biết những điểm nào của Đà - Nẵng thu hút khách du lịch ? nằm ở đâu? - Nêu một số điểm du lịch khác? - Lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch? 4 / Củng cố - dặn dò : - GV yêu cầu vài HS kể về lí do Đà Nẵng trở thành cảng biển? - Chuẩn bị bài: Biển đông & các đảo. 2 hs trả lời Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, trên cửa sông Hàn & bên vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà. Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau. Cảng biển – tàu lớn chở nhiều hàng. Vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn; có cảng biển Tiên Sa với tàu cập bến rất lớn; hàng chuyển chở bằng tàu biển có nhiều loại. * HS KG: Nêu được tên một số đường giao thông đi qua các tỉnh khác. Ô tô, máy móc, hàng may mặc, hải sản . HS quan sát và trả lời. Bãi tắm Mĩ Khê, Non Nước, .ở ven biển. Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm. Nằm trên bờ biển có nhiều cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. - HS nêu lại Khoa học Tiết 60: NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT I.Mục tiêu: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. GD: -Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên II.ĐDDH: Tranh sgk trang 120, 121. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Giáo viên Học sinh 1. Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: - Hỏi lại hs một số câu hỏi sgk ở bài trước. - Nhận xét 3.Dạy bài mới: *Giới thiệu bài: Nhu cầu không khí của thực vật. *HĐ1:Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật. - Yêu cầu hs quan sát tranh sgk tr 120, tìm hiểu xem không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật? - Quá trình quang hợp xảy ra như thế nào? quá trình hô hấp xảy ra như thế nào? - Cho hs thảo luận nhóm đôi và trình bày àKết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp, cây được cung cấp đủ nước, chất khoáng nhưng thiếu không khí cây không sống được. *.HĐ 2: Tìm hiểu quá trình hô hấp của cây - Nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ: +Thực vật cần gì để sống? + Làm thế nào để cung cấp đầy đủ nhu cầu về không khí cho thực vật? - Lắng nghe hs trình bày, nhận xét àKết luận: Nhờ chất diệp lục có trong lá cây, thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, khí các-bô-níc và nước để tạo chất bột đường nuôi cây. - Nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn hs chuẩn bị bài: Động vật cần gì để sống? - 2 hs lên trả lời câu hỏi của gv. Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Quan sát tranh sgk trang 120. - Trao đổi theo từng cặp: + Không khí cần cho cây thực hiện quá trình quang hợp và quá trình hô hấp. + Quá trình quang hợp diễn ra ban ngày, cây xanh lấy khí các-bô-níc, thải ra khí ô-xi. + Quá trình hô hấp diễn ra ban đêm, cây lấy khí ô-xi, thải ra khí các-bô-níc. - Cả lớp lắng nghe nhận xét và kết luận của gv. - Suy nghĩ và nêu ý kiến hiểu biết của mình. - Nước, chất khoáng, ánh sáng, không khí - Phải xới cho đất tơi xốp thường xuyên, bón thêm phân xanh hoặc phân chuồng cho cây. - Cả lớp lắngnghe, nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh bài học. - Lắng nghe nhận xét của gv. TUẦN 30: LẮP XE NÔI TIẾT 2 * Hoạt động của GV A. Giới thiệu bài: B. Bài mới: HĐ3: HS thực hành lắp xe nôi a/ HS chọn các chi tiết để lắp xe nôi - GV đến từng nhóm để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ chi tiết lắp xe nôi. b/ Lắp từng bộ phận c/ Lắp ráp xe nôi - GV nhắc HS phải lắp theo quy trình trong Sgk và chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch - GV theo dõi, quan sát HS để kịp thời uốn nắn, bổ sung các HS còn lúng túng. HĐ4: Đánh giá kết quả học tập - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành: + Lắp xe nôi đúng mẫu và theo đúng quy trình. + Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch + Xe nôi chuyển động được. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS và nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. * Nhận xét, dặn dò: - Bài sau: Lắp ô tô tải. * Hoạt động của học sinh - HS nhắc lại ghi nhớ. - HS chọn chi tiết và xếp từng loại vào nắp hộp. - HS thực hành, kiểm tra sự chuyển động của xe. - HS trưng bày sản phẩm - HS dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
Tài liệu đính kèm: