Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 11 năm 2011

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 11 năm 2011

LUYỆN TOÁN

Ôn luyện nhân với số có một chữ số

I. Mục tiêu:

- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá 6 chữ số).

- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.

II. Đồ dùng d - h: Bảng phụ

 

doc 11 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 11 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Sáng thứ hai ngày 31 tháng10 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Chữa bài KTĐK giữa học kỳ 1
(Đề của trường)
-------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ hai ngày 31 tháng10 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện nhân với số có một chữ số
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá 6 chữ số).
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. Đồ dùng d - h: Bảng phụ
III. Các hoạt động d – h :
A) Lý thuyết:
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số ?
- Ví dụ: 324 657 x 6 = ?
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
234132 x 2 423562 x 4 562428 x 6 81549 x 7
.................. .................. ................. ................
.................. .................. ................. ................
.................. .................. ................. ................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Lần lượt HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
- Chốt lại .
Bài 2: Tính:
a) 63427 x 3 – 24553 b) 428543 – 1257 x 5 
 = ............................... = ...............................
 = ............................... = ...............................
b) 8563 x 6 + 6351 c) (75824 – 358) x 5 
 = ............................... = ...............................
 = ............................... = ...............................
- Gọi HS nêu YC bài.
H: Trong các biểu thức có những dấu phép tính nào ?
+ Hãy nêu các cách thực hiện phép tính trong từng biểu thức.
- Lần lượt HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Giá mỗi cuốn sách là 15300 đồng. Giá mỗi tập vở là 20500 đ. Hùng mua về 4 cuốn sách và 3 tập vở thì hết bao nhiêu tiền ?
- Gọi HS đọc bài toán.
- H: Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì ?
+ Muốn biết Hùng mua sách và vở thì hết bao nhiêu tiền ta phải tìm những gì ?
- Gọi HS lên làm bảng phụ; CL tự làm vở.
- Gọi HS nêu lời giải và kết quả .
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện các bài tập có dạng nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số(tích có không quá 6 chữ số).
- 1HS nêu.
- 1HS lên bảng vừa nêu lại vừa làm ví dụ.CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- Nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS đọc yêu cầu và lần lượt nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- Nêu kết quả:
a) 165728
b) 422258
c) 57729
d) 603728
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS đọc bài toán và lần lượt trả lời
- 1HS lên làm:
Số tiền Hùng mua 4 cuốn sách là:
15 300 x 4 = 61 200 (đồng)
Số tiền Hùng mua 3 tập vở là:
20 500 x 3 = 61 500 (đồng)
Số tiền Hùng mua cả sách và vở là:
61 200 + 61 500 = 122 700 (đồng)
- Lần lượt nêu .
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
-----------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện về tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu: 
- Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân 
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. Đồ dùng d - h: Bảng phụ
III. Các hoạt động d – h :
A) Lý thuyết:
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Ví dụ: 324 657 x 6 = 6 x ........
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
- 1HS nêu.
- 1HS lên bảng vừa nêu lại vừa làm ví dụ.CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
(2000 + 96) x 9
(25000 + 705) x 8
(3 + 3) x 5237
(6 + 2) x 25705
9 x 2096
5237 x 6
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Tìm X:
a) 34 x X = 54905 x 34 b) X x 985 = 985 x 1953
 ................................ ..................................
 ................................ ..................................
b) 8 x (1256 – X) = 698 x 8 d) (592 + X) x 4 = 4 x 5384
 ....................................... .......................................
 ....................................... .......................................
- Gọi HS nêu YC bài.
H: Trong các biểu thức có những thừa số nào giống nhau ?
+ Hãy nêu các cách thực hiện phép tính trong từng biểu thức.
- Lần lượt HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Một mét vải hoa giá 18 000 đồng. Một mét vải tím giá 23 000 đồng. Tâm mua 3 m vải tím và 4 m vải hoa. Hỏi Tâm mua vải hết bao nhiêu tiền ?
- Gọi HS đọc bài toán.
- H: Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì ?
+ Muốn biết Tâm mua vải hết bao nhiêu tiền ta phải tìm những gì ?
- Gọi HS lên làm bảng phụ; CL tự làm vở.
- Gọi HS nêu lời giải và kết quả .
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện các bài tập có dạng tính chất giao hoán của phép nhân .
- 1 HS làm bảng lớp.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS đọc yêu cầu và lần lượt nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- Nêu kết quả:
a) 54905
b) 1953
c) 558
d) 4792
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS đọc bài toán và lần lượt trả lời
- 1HS lên làm:
Số tiền Tâm mua 3 mét vải hoa là:
22 000 x 3 = 66 000 (đồng)
Số tiền Tâm mua 4 mét vải tím là:
18 000 x 4 = 72 000 (đồng)
Số tiền Tâm mua vải là:
66 000 + 72 000 = 138 000 (đồng)
- Lần lượt nêu .
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
--------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện về từ láy và từ ghép
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về từ láy và từ ghép.
- Vận dụng vào tìm từ với các dạng liên quan.
II. Đồ dùng d - h: Bảng phụ
III. Các hoạt động d – h :
A) Lý thuyết:
- H: Thế nào là từ láy, từ ghép ? Cho ví dụ.
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Phân loại những từ sau để viết vào từng cột cho phù hợp:
Săn bắn, muông thú, mưa gió, đu đủ, chôm chôm, tươi tắn, tươi tỉnh, tốt đẹp, đền đáp, tròn xoe, xinh xẻo, phẳng lặng, nhanh nhạy, đẹp đẽ.
- 1HS nêu.
- CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
Từ láy
Từ ghép
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Điền những từ láy trong ngoặc đơn vào từng chỗ trống cho phù hợp (đủng đỉnh, tròn trĩnh, lơ mơ, xào xạc, lao xao, phân vân, thoang thoảng, lạnh lẽo, lanh lảnh, xanh xanh, lim dim)
a) Từ láy âm đầu: ..................................................................................
...............................................................................................................
b) Từ láy vần: .......................................................................................
...............................................................................................................
c) Từ láy cả âm đầu và vần: ..................................................................
...............................................................................................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Viết vào chỗ trống 2 từ láy có thể dùng để tả màu mắt người.
............................................................................................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Chia từ ghép trong ngoặc đơn thành hai loại:
a) Từ ghép có nghĩa phân loại: ...........................................................
b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ............................................................
(rừng núi, làng xóm, tranh cãi, học gạo, học tập, ăn vụng ,núi lửa, quần áo, áo khoác, mỏng tang)
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 5: Viết 3 từ ghép là tên gọi của các loại bút: .................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện củng cố về từ láy và từ ghép.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
+Từ láy: đu đủ, chôm chôm, tươi tắn, xinh xẻo, đẹp đẽ.
+ Từ ghép(các từ còn lại)
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
a) đủng đỉnh, tròn trĩnh, xào xạc, lạnh lẽo.
b) lơ mơ, lao xao, phân vân, lim dim.
c) thoang thoảng, lanh lảnh, xanh xanh
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
+ long lanh, lay láy, biêng biếc.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
a) học gạo, ăn vụng, áo khoác, mỏng tang, núi lửa.
b) rừng núi, làng xóm, tranh cãi, học tập, quần áo.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
+ bút chì, bút bi, bút lông, ...
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
----------------------------------------------------------------
Sáng thứ ba ngày 1 tháng11 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện về nhân với 10, 100, 1000, ...
Chia cho 10, 100, 1000, ...
I. Mục tiêu: 
- Củng cố nhân với 10, 100, 1000, ...Chia cho 10, 100, 1000, ...
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. Đồ dùng d - h: Bảng phụ
III. Các hoạt động d – h :
A) Lý thuyết:
- Nêu cách nhân với 10, 100, 1000, ...Chia cho 10, 100, 1000, ...
- Ví dụ: 324 x 10 = ? 34000 : 100 = ?
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm:
852 x 10 = 9785 x 100 = 51000 x 1000 =
3200 : 10 = 54000 : 100 = 6040000 : 1000 =
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
35 tấn = ... tạ 76 tạ = ... kg 15 kg = ... g
410 cm = ... mm 310 m  ... làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Có 7 phòng học ,mỗi phòng học có 16 bộ bàn ghế ,mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học.Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học?
- Gọi HS đọc bài toán
H :Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
Y/C HS tự làm bài,giáo viên quan sát giúp đỡ HSY.
- Gọi HS lên bảng làm .
- GV chốt lại bài làm đúng.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện nhân nhẩm với 10, 100, 1000 ... và chia cho 10, 100, 1000, ...
- 1HS nêu.
- 1HS lên bảng vừa nêu lại vừa làm ví dụ.CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 3 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- HS đọc đề toán
- HS nêu .
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
--------------------------------------------------------------
Sáng thứ năm ngày 3 tháng11 năm 2011
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện về từ gần nghĩa và cùng nghĩa
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về từ gần nghĩa, cùng nghĩa và tìm thành ngữ, tục ngữ thuộc các chủ điểm đã học.
- Vận dụng vào tìm từ với các dạng liên quan.
II. Đồ dùng d - h: Bảng phụ
III. Các hoạt động d – h :
A) Lý thuyết:
B) Thực hành:
Bài 1: Những từ nào không gần nghĩa các từ cùng dòng:
a) nhân ái b) vị tha c) nhân loại d) nhân đức
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ trống 4 từ ghép có chứa tiếng thương.
M: thương xót, .....................................................................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Viết vào chỗ trống 4 từ cùng nghĩa với từ thật thà.
...............................................................................................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Viết vào chỗ trống:
a) 2 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về lòng thương người:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
b) 2 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về đức tính trung thực và tự trọng:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
c) 2 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về ước mơ của con người:
............................................................................................................
............................................................................................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 5: Đặt câu có từ đoàn kết và viết câu đó vào chỗ trống.
.............................................................................................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện củng cố về từ gần nghĩa, cùng nghĩa.
- 1HS nêu.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS nêu kết quả: 
1C
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
+ thương yêu, thương cảm, thương tiếc, thương tình.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
+ ngay thẳng, trung thực, thành thật, chân thật.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
a) Lá lành đùm lá rách/ Tay đứt ruột xót
b) Trước sau như một/ Thật thà là ...
c) Ước sao được vậy/ Được voi đòi tiên
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
+ Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
-------------------------------------------------------------
Chiều thứ năm ngày 3 tháng11 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện về tính chất kết hợp của phép nhân 
và nhân các số tận cùng bằng chữ số 0
(Tiết 1 và 2)
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về tính chất kết hợp của phép nhân và nhân các số tận cùng bằng chữ số 0
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. Đồ dùng d - h: Bảng phụ
III. Các hoạt động d – h :
A) Lý thuyết:
- Nêu tính chất kết hợp của phép nhân và cách thực hiện nhân các số tận cùng bằng chữ số 0.
- Ví dụ: 324 x 5 x 2 = ? 34 x 2 x 7 x 5 = ?
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 35 x 2 x 5 9 x 8 x 125
= ...................................... = .......................................
= ...................................... = .......................................
= ...................................... = .......................................
 7 x 4 x 25 67 x 2 x50
= ...................................... = .......................................
= ...................................... = .......................................
= ...................................... = .......................................
 2 x 9 x 5 x 7 6 x 14 x 5 x 25 x 3 x 4
= ...................................... = .......................................
= ...................................... = .......................................
= ...................................... = .......................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
321 x 30 570 x 500 2400 x 400 780 x 700
................ .................. .................... .................
................ .................. .................... .................
................ .................. .................... .................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Tính (theo mẫu ):
52 x 16 = 52 x 8 x 2 2654 x 12 = .......................
 = 416 x 2 = ......................
 = 832 = ...............
158 x 25 = ...................... 7051 x 42 = ......................
 = ....................... = ......................
 = .............. = ...............
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Một thùng đựng 100 bút chì màu, mỗi hộp có 6 bút chì. Hỏi 9 thùng có bao nhiêu bút chì màu ?
- Gọi HS đọc bài toán
H :Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
Y/C HS tự làm bài,giáo viên quan sát giúp đỡ HSY.
- Gọi HS lên bảng làm .
- GV chốt lại bài làm đúng.
Bài 5: Mỗi giờ có 60 phút; mỗi phút có 60 giây. Hỏi 3 giờ 15 phút có bao nhiêu giây ?
- Gọi HS đọc bài toán
H :Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
Y/C HS tự làm bài,giáo viên quan sát giúp đỡ HSY.
- Gọi HS lên bảng làm .
- GV chốt lại bài làm đúng.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện tính chất kết hợp của phép nhân và nhân các số tận cùng bằng chữ số 0.
- 1HS nêu.
- 1HS lên bảng vừa nêu lại vừa làm ví dụ.CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 6 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- HS đọc đề toán
- HS nêu .
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm
- HS đọc đề toán
- HS nêu .
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
-------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện tổng hợp
(Tiết 3-4)
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
- Vận dụng vào tìm từ với các dạng liên quan.
II. Đồ dùng d - h: Bảng phụ
III. Các hoạt động d – h :
A) Lý thuyết:
B) Thực hành:
Bài 1: Gạch dưới những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho các động từ in đậm trong đoạn văn sau:
Thế là cái rét đã tới tháng ba rồi. Cánh đồng xám ngắt, màu xám trên trời và màu sáng dưới đất đã liền kề nhau. đám trẻ con ra đồng đang co rúm lại vì gió bấc. Làm được một lúc, mọi người đều đi tìm chỗ tránh rét. May quá, gần trưa, trờ sáng hơn. Hình như sắp có những tia nắng yếu ớt đem theo hơi ấm.
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Hãy điền các từ thường bổ sung ý nghĩa cho động từ vào từng cột cho phù hợp.
đã, đang, sẽ, sắp, xong, ra, muốn, định, đừng, hãy, phải, tốt, kém.
 A B
Các từ thường đứng trước ĐT
Các từ thường đứng sau ĐT
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Gạch dưới những từ bổ sung ý nghĩa cho động từ trong mỗi câu sau:
Em bé đã ăn xong.
Chú ấy vừa đi ra sân.
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Điền từ đã hoặc đang, sẽ vào từng chỗ trống trong đoạn văn sau: 
 Con chó(1) ... sủa ầm ĩ bỗng im bặt. Hình như có ai dọa làm cho nó sợ. Bây giờ nó(2) ... nằm gọn ở góc nhà nhìn bà tôi mới ở quê ra với ánh mắt biết lỗi. Bà tôi trước đây thương nó lắm. Chắc thế nào bà cũng(3) ... cho nó quà gì đây.
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại một việc tốt mà em đã làm trong đợt nghỉ định kì vừa qua.
( Gạch chân dưới những từ bổ sung ý nghĩa cho động từ trong việc làm tốt đó) 
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện củng cố về từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
- 1HS nêu.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS nêu KQ: đã (tới); đang(co rúm); sắp(có).
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
+ Các từ thường đứng trước ĐT: đã, đang, sắp,muốn, định, đừng, hãy, phải.
+ Các từ thường đứng sau ĐT: xong, ra, tốt, kém.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
a) đã
b) ra
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả: 
(1) đang
(2) đã
(3) sẽ
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt đọc bài làm của mình.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
-------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA buoi 2 tuan 11 lop 4.doc